Luận văn Bước đầu nghiên cứu sự nghiệp văn chương của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc

Với hai kịch bản nổi tiếng một th ời (giai đoạn đầu th ế kỷ XX) là Ông Tây An Nam và Chàng Ngốc, trong mấy chục năm qua, Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc đã được các nhà nghiên cứu văn học ở Việt Nam khẳng định là một trong những tác giả đầu tiên tham gia xây dựng nền móng của nền kịch nói Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, ngoài s ự khẳng định trên, cho đến nay, sự nghiệp của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ, cho dù sau khi hy sinh ở miền Nam vào năm 1958, ông đã để lại một di sản văn chương khá phong phú. Trên thực tế, ngoài việc giới thiệu khái quát tên tuổi của Nam Xương trong một số công trình nghiên cứu về văn học và sân khấu Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX, tên tuổi ông ít được nhắc tới, và các nhà nghiên cứu cũng thường xem xét ông trong tư cách tác giả kịch bản. Nhưng cuộc đời và sự nghiệp của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc không chỉ có vậy. Với l òng yêu nước s âu sắc, ngay từ đầu, ông đã dấn thân vào phong trào yêu nước, rồi gia nhập đội ngũ của những người cộng sản, ông đã hai lần nhận án tử hình của Nhật và Pháp, và cuối cùng ông đã hy sinh ở miền Nam năm 1958 với cương vị là chiến sĩ tình báo của cách mạng. Trên bước đường hoạt động ấy, Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc vẫn tiếp tục sáng tác trên nhiều thể loại, từ kịch bản tới tiểu thuyết, truyện ngắn, một vài thể loại khác và bộ phận chủ yếu của di sản này vẫn chưa được công bố. Vì thế, giới nghiên cứu vẫn chưa có điều kiện tiếp xúc và khảo sát to àn bộ những sáng tác của ông, và đó l à lý do giải thích vì sao s ự nghi ệp văn chương của ông l ại chỉ được nghi ên cứu một cách hạn hẹp. Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc bắt đầu sáng tác từ đầu những năm ba mươ i của thế kỷ trước. Trong giai đoạn này, công cu ộc hi ện đại hoá văn học Vi ệt Nam, như một yêu cầu khách quan của lịch sử, được hình th ành từ giai đoạn giao thời , đã phát triển m ột cách to àn di ện. Sự ra đời của Thơ mới, của tiểu thuy ết và truyện ngắn, của nghệ thuật tạo hình, sân khấu kịch nói đã tạo nên một diện mạo mới của n ền văn học - nghệ thuật nước nhà, tạo đà cho các bước phát triển sau này. Chính vì thế, việc nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, đầy đủ hơn về bối cảnh lịch sử - xã hội - văn hóa, về các tác giả đã đi tiên phong trong giai đoạn đầu của công cuộc hiện đại văn học Việt Nam là hết sức quan trọng và cần thiết. Nam X ương – Nguyễn Cát Ngạc l à một trong những tác gi ả như vậy. Nghi ên cứu sự nghi ệp văn chương của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc, chúng tô i mong muốn được khám phá và khẳng định vị trí của ông đối với vi ệc góp phần th úc đẩy quá trình hi ện đại hoá nền văn học Vi ệt Nam đầu thế kỷ XX.

pdf114 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bước đầu nghiên cứu sự nghiệp văn chương của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM -------------------------------- NGUYỄN THUÝ QUỲNH BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỰ NGHIỆP VĂN CHƢƠNG CỦA NAM XƢƠNG - NGUYỄN CÁT NGẠC (Ở HAI THỂ LOẠI: KỊCH BẢN VĂN HỌC VÀ TRUYỆN NGẮN) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS – TS Trần Thị Việt Trung THÁI NGUYÊN – 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 MỤC LỤC Phần mở đầu:…………………………………………………………………..2 Chƣơng I: Vài nét về đời sống xã hội - văn hóa Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX và tác giả Nam Xƣơng - Nguyễn Cát Ngạc…………………9 1.1. Đời sống xã hội – văn hoá Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX ảnh hưởng đến việc hình thành ngòi bút Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc………………...9 1.2. Cuộc đời và sự nghiệp văn học của tác giả Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc………………………………………………………… 17 Chƣơng II. Một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật kịch bản của Nam Xƣơng - Nguyễn Cát Ngạc……………………………………...26 2.1.Tóm tắt các kịch bản của Nam Xương…………………………………....26 2.2. Một số đặc điểm nổi bật về nội dung tư tưởng của kịch Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc………………………………………..31 2.3. Một số đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của kịch Nam Xương- Nguyễn Cát Ngạc……………………………………49 Chƣơng III. Một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật truyện ngắn của Nam Xƣơng - Nguyễn Cát Ngạc………………………...67 3.1. Vài nét về tình hình sáng tác truyện ngắn của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc………………………………………..67 3.2. Một số đặc điểm nổi bật về nội dung truyện ngắn của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc…………………………………………69 3.3. Một số đặc điểm nổi bật về nghệ thuật truyện ngắn của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc……………………………………………..93 Kết luận ………………………………………………………….. ……….107 Tài liệu tham khảo………………………………………………………. ..110 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với hai kịch bản nổi tiếng một thời (giai đoạn đầu thế kỷ XX) là Ông Tây An Nam và Chàng Ngốc, trong mấy chục năm qua, Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc đã được các nhà nghiên cứu văn học ở Việt Nam khẳng định là một trong những tác giả đầu tiên tham gia xây dựng nền móng của nền kịch nói Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, ngoài sự khẳng định trên, cho đến nay, sự nghiệp của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ, cho dù sau khi hy sinh ở miền Nam vào năm 1958, ông đã để lại một di sản văn chương khá phong phú. Trên thực tế, ngoài việc giới thiệu khái quát tên tuổi của Nam Xương trong một số công trình nghiên cứu về văn học và sân khấu Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX, tên tuổi ông ít được nhắc tới, và các nhà nghiên cứu cũng thường xem xét ông trong tư cách tác giả kịch bản. Nhưng cuộc đời và sự nghiệp của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc không chỉ có vậy. Với lòng yêu nước sâu sắc, ngay từ đầu, ông đã dấn thân vào phong trào yêu nước, rồi gia nhập đội ngũ của những người cộng sản, ông đã hai lần nhận án tử hình của Nhật và Pháp, và cuối cùng ông đã hy sinh ở miền Nam năm 1958 với cương vị là chiến sĩ tình báo của cách mạng. Trên bước đường hoạt động ấy, Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc vẫn tiếp tục sáng tác trên nhiều thể loại, từ kịch bản tới tiểu thuyết, truyện ngắn, một vài thể loại khác và bộ phận chủ yếu của di sản này vẫn chưa được công bố. Vì thế, giới nghiên cứu vẫn chưa có điều kiện tiếp xúc và khảo sát toàn bộ những sáng tác của ông, và đó là lý do giải thích vì sao sự nghiệp văn chương của ông lại chỉ được nghiên cứu một cách hạn hẹp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc bắt đầu sáng tác từ đầu những năm ba mươi của thế kỷ trước. Trong giai đoạn này, công cuộc hiện đại hoá văn học Việt Nam, như một yêu cầu khách quan của lịch sử, được hình thành từ giai đoạn giao thời, đã phát triển một cách toàn diện. Sự ra đời của Thơ mới, của tiểu thuyết và truyện ngắn, của nghệ thuật tạo hình, sân khấu kịch nói…đã tạo nên một diện mạo mới của nền văn học - nghệ thuật nước nhà, tạo đà cho các bước phát triển sau này. Chính vì thế, việc nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, đầy đủ hơn về bối cảnh lịch sử - xã hội - văn hóa, về các tác giả đã đi tiên phong trong giai đoạn đầu của công cuộc hiện đại văn học Việt Nam là hết sức quan trọng và cần thiết. Nam Xương – Nguyễn Cát Ngạc là một trong những tác giả như vậy. Nghiên cứu sự nghiệp văn chương của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc, chúng tôi mong muốn được khám phá và khẳng định vị trí của ông đối với việc góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hoá nền văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Do sẵn lòng kính trọng và yêu mến những sáng tác của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc, đặc biệt là có may mắn được tiếp xúc với di cảo ông mà gia đình ông còn lưu giữ, chúng tôi chọn đề tài Bước đầu nghiên cứu sự nghiệp văn chương của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc (ở hai thể loại: kịch bản và truyện ngắn) để bước đầu khảo sát về ông, với ý muốn phục dựng một gương mặt văn học còn ít người biết tới. Sự phục dựng ấy có mục đích giới thiệu và đưa ra một số nhận định bước đầu về đặc điểm sáng tác của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc, qua đó khẳng định những đóng góp của ông ở hai thể loại: kịch bản và truyện ngắn. Ngoài hai thể loại này, ông còn sáng tác ở các thể loại văn xuôi khác, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của một luận văn cao học và do khả năng còn có giới hạn, nên chúng tôi chỉ đi sâu vào 2 thể loại trên để nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Là người tham gia hoạt động văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại từ khá sớm và để lại dấu ấn qua hai kịch bản Ông Tây An Nam và Chàng Ngốc (trong đó, "ông Tây An Nam" đã trở thành một kiểu thành ngữ của người Việt Nam khi đề cập tới những người Việt vọng ngoại, bắt chước phương Tây một cách lố lăng), nhưng do nhiều biến cố của cuộc đời ông mà sự nghiệp của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc chưa được giới nghiên cứu chú ý. Hơn nữa, do sáng tác của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc chủ yếu công bố trong vùng tạm chiếm khi ông hoạt động công khai trong nội thành Hà Nội và sau đó vào miền Nam hoạt động với danh nghĩa trí thức, nên việc sưu tầm tác phẩm của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc là rất khó khăn. Theo khảo sát bước đầu của chúng tôi, cho tới nay đã có những công trình nghiên cứu sau đề cập đến tác giả Nam Xương : 1. Bước đầu tìm hiểu Lịch sử kịch nói Việt Nam trước cách mạng tháng Tám (Phan Kế Hoành - Huỳnh Lý, NXB Văn hoá, H.1978) 2. Từ điển Văn học, mục từ Nam Xương (bản in năm 1984) 3. Từ điển Văn học (bộ mới), mục từ Nam Xương (bản in năm 2005) 4. Văn học Việt Nam thế kỷ XX, GS Phan Cự Đệ chủ biên, NXB Giáo dục, H.2004 (phần về kịch bản do PGS TS Phan Trọng Thưởng thực hiện). 5. Tổng tập văn học Việt Nam, tập 23, GS Đinh Gia Khánh chủ biên, NXB Khoa học xã hội, H.1997. 6. Kịch nói Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, GS Hà Minh Đức chủ biên, NXB Sân khấu, H.1997. 7. Bài báo Về tác giả vở kịch nói Ông Tây An Nam (Nguyễn Hòa, Tạp chí Nghiên cứu văn học - Viện Văn học, số 7 năm 2001) Trong các nguồn tư liệu này, thì ở 2 bộ từ điển chỉ giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Nam Xương một cách khá sơ lược. Trong Từ điển Văn học, mục từ Nam Xương, Trần Hữu Tá giới thiệu: "Nam Xương tham gia cách mạng từ tháng Tám năm 1945, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 1948, làm công tác bí mật ở các thành phố Nam Định và Hà Nội. 1954, ông được phái vào Sài Gòn công tác và hy sinh 1958. Thời gian hoạt động trong vùng Hà Nội tạm bị chiếm (1948 - 1954), ông viết một tập truyện ngắn có giá trị phê phán tích cực (Bụi phồn hoa), hai cuốn tiểu thuyết lịch sử đậm đà tinh thần dân tộc (Bách Việt, Hùng Vương) và một vở kịch (Tây Thi). Dưới danh nghĩa một nhà xuất bản tưởng tượng "Quê hương", ông đã in được hai cuốn Bụi phồn hoa và Bách Việt nhằm động viên bạn đọc thành phố hướng về chính nghĩa" [5, tr.11]. Chúng tôi xin giới thiệu một số đánh giá của các nhà nghiên cứu trong các công trình trên: Trong bài mở đầu cuốn Kịch nói Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX , có nhan đề “Kịch nói Việt Nam, thời kỳ đầu hình thành và phát triển”, GS Hà Minh Đức viết: “Nam Xương không trực tiếp đả kích vào bọn thực dân xâm lược, mà phê phán đả kích vào cái hình bóng của nó qua những quái thai như Cử Lân, một trí thức du học ở Pháp về và hoàn toàn mất gốc” “Chất hài trong kịch Ông Tây An Nam của Nam Xương bộc lộ trong chiều sâu của xung đột và tác giả biết dẫn dắt để nhân vật tự phơi bày những nghịch lý, những trò lố lăng. Có thể xem đây là vở hài kịch thành công trong không khí chung của thời kỳ này” [22, tr.12] Trong công trình “ Bước đầu tìm hiểu lịch sử kịch nói Việt Nam” của Phan Kế Hoành và Huỳnh Lý, có viết: “Ở cuối thời kỳ này (thời kỳ 1927 - 1930, theo cách phân kỳ của 2 tác giả trên - NTQ), Nam Xương cũng để lại hai vở kịch đáng chú ý là vở Chàng Ngốc và vở Ông Tây An Nam. Qua vở Ông Tây An Nam, Nam Xương đả kích một bọn trí thức vong bản. Cũng qua hai vở ấy, người ta thấy Nam Xương là người am hiểu về nghệ thuật kịch cổ điển và có sở trường về lối hài kịch”.[13, tr42] Cũng trong cuốn sách trên, Phan Kế Hoành và Huỳnh Lý nhấn mạnh vị trí của kịch Nam Xương trong sân khấu kịch nói đương thời: “... trong sự phát triển có thể nói là xô bồ của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 mấy năm 1929, 1930, 1931, người ta ít tìm thấy những vở có tiếng vang trong kịch trường, trừ mấy vở của Nguyễn Hữu Kim, Vi Huyền Đắc, Tương Huyền và nhất là của Nam Xương” [13, tr. 44]. Bài báo của nhà phê bình văn học Nguyễn Hoà viết: “Bằng hai vở kịch nói Ông Tây An Nam (1930) và Chàng Ngốc (1931), Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc đã cùng với Vi Huyền Đắc, Vũ Đình Long, Nguyễn Hữu Kim…trở thành những nghệ sĩ đầu tiên đặt nền móng cho sự ra đời của nghệ thuật kịch nói Việt Nam. Dù chỉ là đôi dòng, nhưng tên tuổi của Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc thường được nhắc tới trong các công trình nghiên cứu lịch sử văn học, nghiên cứu lịch sử sân khấu Việt Nam trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XX.”, “Có thể nói không quá lời rằng Nguyễn Cát Ngạc, là một trong số ít các tác giả đầu tiên có những sáng tác văn học về một gia đoạn lịch sử cách chúng ta rất xa là thời đại Hùng Vương - một thời đại mà sử liệu hiện chỉ còn chủ yếu trong truyền thuyết…Cho đến nay, truyện ngắn của Nguyễn Cát Ngạc chưa được khảo sát kỹ lưỡng. Có thể nhận xét, đây là những truyện ngắn được viết khá công phu, được tổ chức theo lối kịch bản, có thắt nút cởi nút, đặc biệt tác giả thường khai thác một cách tinh tế những tình huống có khả năng khắc họa hình ảnh lố bịch của những kẻ bán nước hại dân. ”[14] Có thể thấy rằng: hầu hết các công trình nghiên cứu trên đây chỉ mới dừng ở những đánh giá ngắn gọn và khái quát về Nam Xương - Nguyễn Cát Ngạc, chủ yếu ở vai trò một tác giả kịch bản giai đoạn đầu thế kỷ XX trong một tổng thể chung của cả nền văn học hoặc riêng lĩnh vực kịch nói; và mới chỉ có một bài báo của nhà phê bình văn học Nguyễn Hoà viết về cuộc đời và sự nghiệp của Nam Xương. Toàn bộ sự nghiệp văn học của Nam Xương nói chung và phần văn xuôi nói riêng chưa được khảo sát, nghiên cứu. Bài báo của nhà phê bình văn học Nguyễn Hoà - tuy đã đề cập tới phần văn xuôi của ông, nhưng cũng mới chỉ dừng ở việc đưa ra Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 những nhận định ban đầu. Chưa có công trình nào nghiên cứu sự nghiệp văn chương của Nam Xương một cách hệ thống và hoàn chỉnh. Do đó, việc nghiên cứu về Nam Xương là rất cần thiết. 3. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong các sáng tác của Nam Xương ở hai thể loại: kịch bản và truyện ngắn. - Khẳng định các đóng góp của Nam Xương đối với sự hình thành và phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại trong giai đoạn đầu thế kỷ XX ở hai thể loại trên. 4. Đối tƣợng nghiên cứu - Toàn bộ các tác phẩm của Nam Xương, tập trung nghiên cứu các tác phẩm kịch bản và truyện ngắn. - Các tài liệu liên quan: các tác phẩm kịch bản, truyện ngắn cùng thời với ông; các công trình nghiên cứu có đề cập đến sáng tác của Nam Xương. - Các tài liệu lý thuyết, lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Chỉ ra được những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của Nam Xương trong thể loại kịch bản văn học. - Chỉ ra được những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của Nam Xương trong thể loại truyện ngắn. - Khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp quan trọng của Nam Xương trong giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hoá nền văn học nước nhà ở hai thể loại trên. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để thực hiện luận văn, chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích và tổng hợp - Phương pháp nghiên cứu liên ngành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Phương pháp nghiên cứu hệ thống 7. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương. Chương I: Vài nét về đời sống xã hội - văn hóa Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX và tác giả Nam Xƣơng. Chương II. Một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật kịch bản của Nam Xƣơng. Chƣơng III. Một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật truyện ngắn của Nam Xƣơng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 Chƣơng I ĐỜI SỐNG XÃ HỘI – VĂN HOÁ VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX VÀ TÁC GIẢ NAM XƢƠNG - NGUYỄN CÁT NGẠC 1.1. Đời sống xã hội – văn hoá Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX ảnh hƣởng đến việc hình thành ngòi bút Nam Xƣơng - Nguyễn Cát Ngạc 1.1.1. Sự xâm nhập của văn hoá phương Tây và những biến động trong đời sống xã hội - văn hoá Việt Nam Cuối thế kỷ XIX, về cơ bản người Pháp đã hoàn tất quá trình xâm lược Việt Nam. Chính sách chia để trị và sự hình thành về mặt hình thức của ba xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ đã cho phép người Pháp xúc tiến công cuộc khai thác thuộc địa ở “xứ Đông Dương thuộc Pháp” một cách triệt để, nhằm tận thu của cải vật chất từ thuộc địa, và nhằm một mặt bù vào những thiệt hại nặng nề từ các cuộc chiến tranh mà nước Pháp tham gia, một mặt tăng cường thêm nguồn lực tạo ra sức mạnh của nước Pháp trong quan hệ quốc tế. Kết quả của chính sách kinh tế đó là nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp hàng nghìn năm đã bị phá vỡ, kinh tế tư bản hình thành và phát triển; nước ta trở thành một thuộc địa bị khai thác đến tận cùng các của cải vật chất, đồng thời trở thành thị trường tiêu thụ và cung cấp nguyên liệu cho tư bản công nghiệp và thương nghiệp Pháp. Đi cùng với tình trạng này là việc giai cấp nông dân Việt Nam bị bần cùng hoá, tầng lớp tiểu tư sản, thợ thủ công không có điều kiện để phát triển, trở thành nguồn nhân công đông đảo và rẻ mạt cho các hãng buôn, chủ đồn điền, chủ thầu của Pháp. Về mặt chính trị, chế độ thực dân nửa phong kiến chưa từng có trong lịch sử Việt Nam từng bước hình thành trên khắp lãnh thổ. Nó tiếp tục kìm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 hãm sự phát triển của đất nước dưới một hình thức khác, tuy nhiên chính sự có mặt của nó lại phá vỡ và gây nên những biến động lớn trong xã hội Việt Nam vốn hàng nghìn năm “bế quan toả cảng” dưới chế độ phong kiến kiểu phương Đông. Để bóc lột sức lao động và vơ vét tài nguyên ở nước thuộc địa, người Pháp mở mang giao thông, thị trường buôn bán, phát triển nền kinh tế hàng hoá thống nhất trong cả nước. Kèm theo sự phát triển ấy là việc mở rộng các đô thị cũ, hình thành các khu công nghiệp mới “kiểu phương Tây”, rồi các tỉnh lỵ, phủ, huyện lỵ được xây dựng như những trung tâm kinh tế - văn hóa địa phương để phục vụ hoạt động, sinh hoạt của tầng lớp “Tây thuộc địa”, là trung tâm hành chính để cai trị, đồng thời là nơi sơ chế, buôn bán và tiêu thụ, sản phẩm có được trong quá trình bóc lột tài nguyên và tận dụng nguồn nhân công rẻ mạt. Quá trình đô thị hoá dẫn đến sự phá vỡ kết cấu xã hội. Hệ thống các giai tầng đã có tuổi đời hàng nghìn năm, được tổ chức theo mô hình “tứ dân” (sĩ - nông - công - thương ) dần dần bị phá vỡ do trong xã hội xuất hiện những dấu hiệu sơ khai của quan hệ sản xuất kiểu mới mà nền kinh tế tư bản từ nước Pháp mang lại. Những ngành nghề chưa từng có trong lịch sử dân tộc như thông ngôn, ký lục, ký giả,... cho đến thợ cơ khí, thợ in ấn, phu mỏ,… lần lượt xuất hiện, và tình trạng này cũng góp phần làm thay đổi cơ cấu nghề nghiệp trong xã hội. Đông đảo nông dân bị bần cùng hoá do mất ruộng đất phải tha hương ra các đô thị kiếm sống, hình thành một tầng lớp tiểu tư sản nghèo ngày càng tăng mãi lên trong các đô thị; một số khác không nhiều trở thành lực lượng phu mỏ, phu đồn điền, từng bước hình thành nên những bộ phận đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam. Và do đó, cuộc xâm lăng của người Pháp đã đẩy tới sự thoát thai ra khỏi cách thức tổ chức xã hội kiểu cũ, từng bước làm nên một xã hội Việt Nam kiểu mới với sự xuất hiện của một số tầng lớp xã hội mới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 Về sinh hoạt xã hội, đã diễn ra một tình trạng phân cực rõ rệt đến mức đối lập giữa nông thôn và đô thị, giữa kẻ giàu và người nghèo. Một nền kinh tế phụ thuộc với một số hàng hoá đến từ phương Tây, cùng với đó là một lối sống kiểu khác với những giá trị văn hóa - văn minh khác lạ đã dẫn đến sự thay đổi tâm trạng và lối sống trong xã hội Việt Nam đương thời. Từ việc tẩy chay những gì thuộc về ngoại bang, dần dà người ta buộc phải thích ứng với nó. Ở cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực, sự xâm nhập của cái mới đến từ phương Tây đã làm thay đổi căn bản bộ mặt xã hội Việt Nam, phá vỡ sự bình yên ngàn đời dưới luỹ tre xanh, đặt con người đứng trước sự tự ý thức trong một xã hội phức tạp và rộng lớn, phải vật lộn trong những tính toán mưu sinh trong các quan hệ ít nhiều mang dấu ấn của kinh tế thị trường tư bản, lạnh lùng và “tiền trao cháo múc”. Về mặt xã hội - văn hoá, công cuộc khai thác thuộc địa tự nó đòi hỏi phải có một hệ thống hạ tầng cơ sở, một không gian văn hóa chính quốc thu nhỏ, không chỉ nhằm phục vụ sinh hoạt mà còn có ý nghĩa quảng bá với cường độ cao, tiến tới đồng hóa văn hóa bản địa thông qua việc tuyên truyền cho những giá trị văn hóa - văn minh phương Tây mà văn hóa - văn minh Pháp là đại diện. Hệ quả của quá trình “khai hoá văn minh” mà người Pháp thực hiện tại xứ An Nam là sự phân hóa trong hoạt động tinh thần của xã hội. Biểu hiện cụ thể nhất là qua tình trạng cùng tồn tại của lớp nhà Nho, trí thức khoa bảng do nhà nước phong kiến Việt Nam đào tạo và những trí thức “Tây học” được đào tạo ở các nhà trường thuộc địa hoặc được đào tạo tại nước Pháp. Tình hình này đã đưa tới một hệ quả là sự du nhập những tri thức mới vào sinh hoạt tinh thần của người Việt trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đây cũng là thời kỳ mà lần đầu tiên các người con yêu nước của dân tộc được tiếp xúc với những tư tưởng tiến bộ của nhân loại lúc bấy giờ. Họ học hỏi, họ suy nghĩ và ý chí chấn hưng dân tộc, tư tưởng dân chủ và cách mạng được cái chí sĩ yêu nước bàn thảo và truyền bá công khai, trở thành mục tiêu của một số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 phong trào yêu nước tiến bộ như Đông du, Đông kinh nghĩa thục,... cho thấy sự “lột xác” trong nhận thức của thế hệ người Việt Nam đầu tiên tiếp xúc với khoa học - văn minh phương Tây và cũng cho thấy tính chất quyết định trong tiến trình lịch sử dân tộc ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Cũng trong thời kỳ này, chủ nghĩa Mác - Lê nin, tinh hoa rực rỡ nhất của nhân loại đã được tiếp thu, kết hợp với phong trào yêu nước và phong trào cách mạng của giai cấp công nhân còn non trẻ đã trở thành cơ sở lý luận và thực tiễn cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Đông Dương, ngày nay là Đảng Cộng sản Việt Nam -
Tài liệu liên quan