Trong nền sản xuất hiện đại ngày nay, chất lượng không khí môi trường xung quanh có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và sức khỏe con người. Đa số các chất thải độc hại cho sức khỏe của con người ngày càng đa dạng và không ngừng gia tăng về nồng độ.
Ngày nay, môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người và sinh vật. Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt tại các khu công nghiệp không chỉ còn là vấn đề riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong thời gian qua đã có những tác động lớn đến môi trường, đã làm cho môi trường sống của con người bị thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Chính vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững bài toán giám sát chất lượng không khí vào môi trường khí quyển có một vai trò quan trọng.
Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp (KCN) tập trung đang là xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, nhằm tạo ra bước chuyển biến tích cực cho nền kinh tế của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, việc đầu tư phát triển các KCN để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đang là mục tiêu chiến lược của quốc gia từ nay đến năm 2010 và 2020. Các KCN ở Việt Nam được hình thành và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm qua khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển chung của đất nước. Cùng với những đóng góp tích cực về tăng trưởng kinh tế, các KCN ngày càng làm tăng áp lực các vấn đề ô nhiễm đến môi trường. Mặc dù có sự nỗ lực của các cấp quản lý nhưng hiện tại vẫn chưa đáp ứng được các nhu cầu phát triển và bảo vệ môi trường.
Với tốc độ phát triển công nghiệp tăng nhanh chóng thì TP.HCM sẽ phải gánh chịu một nguồn phát thải khổng lồ nếu không có các chính sách quản lý bảo vệ môi trường thích hợp. Hiện nay có rất nhiều tồn đọng trong công tác quản lý chất lượng không khí tại TP.HCM như: Nhận thức chưa đầy đủ của cộng đồng; Việc kiểm soát nguồn thải gây ô nhiễm không khí chưa được chú trọng; Chưa có chương trình hành động thống nhất chống lại tình trạng ô nhiễm không khí; Sự nhận thức chưa đầy đủ của cộng đồng đối với việc bảo vệ môi trường không khí. Đây cũng là điểm tồn tại lớn nhất của công tác quản lý chất lượng không khí tại TP.HCM. Điều này không chỉ thể hiện rõ ở thái độ của các cấp lãnh đạo mà ngay cả thái độ của các doanh nghiệp trong việc đầu tư cho xử lý khí thải cũng như sự hiểu biết chưa đầy đủ của một số bộ phận dân chúng về tác hại của ô nhiễm không khí.
Song song với việc nhận thức chưa đầy đủ của cộng đồng, việc kiểm soát nguồn thải gây ô nhiễm không khí cũng chưa được chú trọng đúng mức. Cụ thể, các nguồn phát thải ô nhiễm không khí do các ngành công nghiệp gây ra chưa được kiểm soát chặt. Từ đó, dẫn đến tình trạng số lượng nguồn thải tăng lên nhanh chóng mà khó có thể kiểm soát được.
Xuất phát từ vấn đề trên, tôi lựa chọn đề tài “Bước đầu ứng dụng mô hình TISAp đánh giá tình hình phát thải khí SO2 tại một số Khu Công Nghiệp trên địa bàn TP.HCM” để đánh giá và qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.
66 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bước đầu ứng dụng mô hình TISAp đánh giá tình hình phát thải khí SO2 tại một số Khu Công Nghiệp trên địa bàn TP.HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Trong 8 tháng làm luận văn ở Viện Môi trường và tài nguyên, tôi đã được giúp đỡ tận tình của thầy và các anh chị.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới thầy hướng dẫn, PGS.TSKH. Bùi Tá Long, trưởng phòng Tin học Môi trường, Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh, người đã đặt ra bài toán, luôn khuyến khích, quan tâm giúp đỡ, truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến các thầy cô khoa Môi trường và công nghệ sinh học –Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt bốn năm học qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS. Nguyễn Thị Thái Hòa, KS. Nguyễn Duy Hiếu cùng các anh chị trong phòng Tin học Môi trường, Viện Môi trường và Tài Nguyên, Đại học Quốc gia Tp. HCM đã tận tình giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng quản lý môi trường – HEPZA đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập thông tin để hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người thân yêu nhất, đã luôn yêu thương, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể các bạn Lớp 07DMT – những người bạn đã luôn giúp đỡ và chia sẻ trong suốt bốn năm học vừa qua.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 7 năm 2011
Sinh viên thực hiện
ĐINH THỊ DIỄM HƯƠNG
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
----------- oOo ----------
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên : ĐINH THỊ DIỄM HƯƠNG Phái : Nữ
Ngày, tháng, năm sinh : 23 - 11 - 1988 Nơi sinh: Hưng Yên
Chuyên ngành : Quản lý môi trường
Khóa : 2007
TÊN ĐỀ TÀI :“ Bước đầu ứng dụng mô hình TISAp đánh giá tình hình phát thải khí SO2 tại một số Khu Công Nghiệp trên địa bàn TP.HCM ”.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Điều tra, khảo sát, lập danh sách các doanh nghiệp sử dụng lò hơi.
Tính tải lượng SO2 cho các khu công nghiệp bằng phần mềm TISAP
HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN :
PGS.TSKH: Bùi Tá Long
NGÀY GIAO NHIỆM VỤ LUẬN VĂN : 1/4/2011
NGÀY HOÀN THÀNH : 12/7/2011
Ngày Tháng năm
PHÒNG ĐÀO TẠO PHÒNG CHUYÊN MÔN CHỦ NHIỆM NGÀNH
MỤC LỤC
CÁC CHỮ VIẾT TẮT – THUẬT NGỮ
CTNH
Chất thải nguy hại
CTKNH
Chất thải không nguy hại
HTXLNTTT
Hệ thống xử lý nước thải tập trung.
CSDL
Cơ sở dữ liệu
HEPZA
Ban quản lý các khu chế xuất - công nghiệp TP.Hồ Chí Minh
KCN
Khu công nghiệp
KCN-KCX
Khu công nghiệp - khu chế xuất
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
TISAP
Tool for Improving Strength Environmental Management for Industrial Zone for Air Pollution
DANH MỤC BẢNG
Bảng 11: Phân loại từng nhóm ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm 11
Bảng 12: Thành phần trung bình các chất trong chất thải rắn của một số KCN phía Nam. 14
Bảng 21: Đặc điểm tính toán nhiên liệu thường sử dụng trong lò đốt 24
Bảng 22:Giá trị hệ số f và KCO phụ thuộc vào dạng lò và loại nhiên liệu 24
Bảng 23:Giá trị các hệ số q3, q4 25
Bảng 24: Giá trị at- phần tro của nhiên liệu (rắn) trong khi thải 25
Bảng 31: Bảng thống kê số lượng doanh nghiệp 46
Bảng 32: Bảng tổng kết dữ liệu đã thu thập được tại HEPZA 47
Bảng 33: Bảng phân loại nhiên liệu sử dụng 48
Bảng 34: Bảng kết quả tính toán của mô hình 52
Bảng 35: Phần trăm phát thải khí SO2 53
DANH MỤC HÌNH
Hình 21. Trang khởi động phần mềm TISAP 26
Hình 22: Giao diện thông tin KCN 28
Hình 23: Giao diện thông tin doanh nghiệp 28
Hình 24: Giao diện báo cáo KCN 29
Hình 25: Giao diện thông tin chung của DN 30
Hình 26: Giao diện thông tin khí thải 30
Hình 27: Giao diện thông tin nhiên liệu của DN 31
Hình 28: Giao diện thông tin về trạm khí tượng 31
Hình 29: Giao diện thông tin điểm nhạy cảm 31
Hình 210: Giao diện thông tin điểm lấy mẫu CLKK 32
Hình 211: Cửa sổ nhập thông tin tính tải lượng 32
Hình 212: Kết quả tính nhanh tải lượng phát thải 33
Hình 213: Cửa sổ nhập thông tin báo cáo 33
Hình 214: Kết quả báo cáo tải lượng phát thải theo nhiên liệu sử dụng 34
Hình 215: Cửa sổ nhập thời gian tính phát thải của KCN 34
Hình 216: Kết quả báo cáo tải lượng phát thải của các KCN 35
Hình 217: Cách thêm hàng mới. 36
Hình 218: Cách xóa hàng. 36
Hình 219: Hình minh họa sau khi xóa hàng. 36
Hình 220: Công nghệ tích hợp ENVIM 38
Hình 221: Mô hình lý luận của ENVIM. 40
Hình 222. Sơ đồ hoạt động Khối Môi trường trong công nghệ ENVIM 42
Hình 223. Sơ đồ tích hợp mô hình toán môi trường trong ENVIM. 43
Hình 224. Các bước thực hiện luận văn 45
Hình 31: Cửa sổ đăng nhập 49
Hình 32: Giao diện của phần mềm TISAP 2011 50
Hình 33: Giao diện để nhập thông tin KCN 51
Hình 34: Giao diện để nhập thông tin con của KCN. 52
Hình 35: Giao diện nhập thông tin nhiên liệu của DN 52
MỞ ĐẦU
Tính cần thiết của đề tài
Trong nền sản xuất hiện đại ngày nay, chất lượng không khí môi trường xung quanh có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và sức khỏe con người. Đa số các chất thải độc hại cho sức khỏe của con người ngày càng đa dạng và không ngừng gia tăng về nồng độ.
Ngày nay, môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người và sinh vật. Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt tại các khu công nghiệp không chỉ còn là vấn đề riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong thời gian qua đã có những tác động lớn đến môi trường, đã làm cho môi trường sống của con người bị thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Chính vì vậy vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững bài toán giám sát chất lượng không khí vào môi trường khí quyển có một vai trò quan trọng.
Xây dựng và phát triển các khu công nghiệp (KCN) tập trung đang là xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, nhằm tạo ra bước chuyển biến tích cực cho nền kinh tế của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, việc đầu tư phát triển các KCN để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đang là mục tiêu chiến lược của quốc gia từ nay đến năm 2010 và 2020. Các KCN ở Việt Nam được hình thành và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm qua khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong quá trình phát triển chung của đất nước. Cùng với những đóng góp tích cực về tăng trưởng kinh tế, các KCN ngày càng làm tăng áp lực các vấn đề ô nhiễm đến môi trường. Mặc dù có sự nỗ lực của các cấp quản lý nhưng hiện tại vẫn chưa đáp ứng được các nhu cầu phát triển và bảo vệ môi trường.
Với tốc độ phát triển công nghiệp tăng nhanh chóng thì TP.HCM sẽ phải gánh chịu một nguồn phát thải khổng lồ nếu không có các chính sách quản lý bảo vệ môi trường thích hợp. Hiện nay có rất nhiều tồn đọng trong công tác quản lý chất lượng không khí tại TP.HCM như: Nhận thức chưa đầy đủ của cộng đồng; Việc kiểm soát nguồn thải gây ô nhiễm không khí chưa được chú trọng; Chưa có chương trình hành động thống nhất chống lại tình trạng ô nhiễm không khí; Sự nhận thức chưa đầy đủ của cộng đồng đối với việc bảo vệ môi trường không khí. Đây cũng là điểm tồn tại lớn nhất của công tác quản lý chất lượng không khí tại TP.HCM. Điều này không chỉ thể hiện rõ ở thái độ của các cấp lãnh đạo mà ngay cả thái độ của các doanh nghiệp trong việc đầu tư cho xử lý khí thải cũng như sự hiểu biết chưa đầy đủ của một số bộ phận dân chúng về tác hại của ô nhiễm không khí.
Song song với việc nhận thức chưa đầy đủ của cộng đồng, việc kiểm soát nguồn thải gây ô nhiễm không khí cũng chưa được chú trọng đúng mức. Cụ thể, các nguồn phát thải ô nhiễm không khí do các ngành công nghiệp gây ra chưa được kiểm soát chặt. Từ đó, dẫn đến tình trạng số lượng nguồn thải tăng lên nhanh chóng mà khó có thể kiểm soát được.
Xuất phát từ vấn đề trên, tôi lựa chọn đề tài “Bước đầu ứng dụng mô hình TISAp đánh giá tình hình phát thải khí SO2 tại một số Khu Công Nghiệp trên địa bàn TP.HCM” để đánh giá và qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.
Tình hình nghiên cứu
Ngày nay thế giới đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc xây dựng mô hình liên quan tới ô nhiễm không khí. Viện sĩ Moiseev N.N., nhà khoa học hàng đầu của Liên Xô cũ về nghiên cứu môi trường, khi đề cập tới các công trình xây dựng mô hình đã đưa bức tranh khái quát về hai phương pháp tiếp cận:
Hướng nghiên cứu thứ nhất xây dựng các mô hình ở mức chi tiết cao đòi hỏi các phương tiện tính toán mạnh và cơ sở dữ liệu đầy đủ. Các mô hình này phục vụ cho các mục tiêu nghiên cứu và việc đưa ra phổ biến rộng rãi cho việc sử dụng rộng rãi ít được khuyến cáo.
Hướng nghiên cứu thứ hai đặt mục tiêu khiêm tốn hơn và hướng tới sử dụng rộng rãi cho các bài toán thông qua các quyết định hành chính. Gần 70 năm qua kể từ khi xuất hiện các công trình nghiên cứu của Bonsanquet – Pearson (1936) và Sutton (1947), đến nay số lượng công trình, bài báo liên quan tới xây dựng mô hình ô nhiễm không khí lên tới hàng nghìn, thật khó mà thống kê nổi tất cả các mô hình này trong một công trình ngiên cứu nào. Trong nhiều công trình đã liên kết các mô hình lan truyền ô nhiễm, các mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm lên thực vật và thế giới động vật, mô hình nghiên cứu ảnh hưởng các hoạt động kinh tế của con người phụ thuộc vào các quá trình xã hội và các quyết đinh kinh tế được thông qua. Hiện giờ mô hình phức hợp như vậy được xây dựng cho từng vùng riêng biệt và hướng tới phục vụ cho các cơ quan quản lý môi trường tại các khu vực đó.
Từ các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực mô hình hóa cho phép định hướng trong việc lựa chọn mô hình. Điều đầu tiên trước khi tiến hành xây dựng mô hình cần phải phân loại các khoảng thời gian đối với quá trình đang xét. Việc làm này là cần thiết nhằm xác định ưu tiên trong lựa chọn mô hình và như vậy xác định được cấu trúc phần mềm phục vụ cho tính toán thực tế.
Hiện nay trong bài toán mô hình hóa ô nhiễm không khí tồn tại một số phương pháp phân loại phân tán chất ô nhiễm khác nhau.
Tổ chức khí tượng thế giới (WMO) và Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) đã có cách phân loại theo ba hướng chính sau đây:
Mô hình thống kê kinh nghiệm dựa trên cơ sở lý thuyết toán học Gauss. Các nhà toán học có công phát triển mô hình này là Taylor(1915), Sutton (1925 – 1953), Turler (1961 – 1964), Pasquill (1962 – 1971), Seifeld (1975) và gần đây được các nhà khoa học môi trường của các nước như Anh, Mỹ, Pháp, Hunggari, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc,…ứng dụng và hoàn thiện mô hình toán theo điều kiện của mỗi nước.
Mô hình thống kê thủy động, hoắc lý thuyết nửa thứ nguyên (còn gọi là mô hình K). Mô hình này được Berliand (Nga) hoàn thiện và áp dụng ở Liên Xô. Ở Việt Nam, KS Nguyễn Cung là một trong những người đầu tiên áp dụng mô hình này cho một số công trình, dự án.
Mô hình số trị, tức là giải phương trình vi phân bằng phương pháp số.
Ngày nay do vấn đề môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu cho nên chính phủ đã quan tâm đặc biệt cho các công trình nghiên cứu môi trường trong đó có bài toán xây dựng mô hình phục vụ cho việc thông qua quyết định hành chính. Hiên nay Việt Nam đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu xây dựng các mô hình phục vụ cho bài toán thông qua quyết định tại các KCN lớn của đất nước.
Trong những năm gần đây nhóm nghiên cứu của TSKH. Bùi Tá Long, Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia TP.HCM đã thực hiện một số nghiên cứu ứng dụng công thức toán học vào xây dựng mô hình tính toán phát thải. Phần tính toán phát thải cho các KCN được tác giả luận văn này thực hiện trong mục dưới đây dưới sự hướng dẫn của thầy hướng dẫn.
Mục tiêu, nội dung, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu
Tính toán tải lượng phát thải SO2 của các khu công nghiệp tại Tp.Hồ Chí Minh
Nội dung
Điều tra, khảo sát, lập danh sách các doanh nghiệp sử dụng lò hơi.
Tính tải lượng SO2 cho các khu công nghiệp
Đối tượng
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phát tán khí SO2 của 12 KCN ở TP.HCM.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu ứng dụng với từng nội dung của đề tài được trình bày tóm tắt như sau:
Phương pháp thu thập tài liệu: Đọc báo cáo môi trường định kì 6 tháng đầu năm 2010, lấy toàn bộ thông tin về doanh nghiệp, ngành nghề, nước thải, khí thải, chất thải…
Phương pháp tổng hợp tài liệu: Tổng hợp các tài liệu, số liệu đã có từ những đề tài nghiên cứu đã thực hiện, sách báo, tạp chí, tài liệu công bố mã nguồn trên internet… Qua đó phân tích, đánh giá và xử lý thông tin để lấy những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
Phương pháp thông kê: thống kê những doanh nghiệp có sử dụng nồi hơi.
Phương pháp xử lý số liệu: Nhập, xử lý các số liệu thu thập, các số liệu phân tích bằng EXCEL, WORD. Nhập các kết quả thống kê, xử lý vào dữ liệu đầu vào phần mềm TISAP
Phương pháp mô hình hóa: Ứng dụng phần mềm TISAP quản lý thông tin phát thải và xuất kết quả tính toán phát thải khí SO2 cho các KCN trong phạm vi Tp. HCM.
Phương pháp so sánh: Thu thập những thông tin liên quan và những qui định, tiêu chuẩn hiện có của Nhà nước về chất lượng môi trường để so sánh và phát hiện những vấn đề không phù hợp.
Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Trong thời gian thực hiện khóa luận tại phòng Tin học Môi trường, Viện Môi trường và Tài nguyên, tác giả đặt ra các vấn đề cần quan tâm nhằm thu thập các ý kiến của chuyên gia am hiểu về lĩnh vực đang xem xét để giải quyết những vấn đề có tính chuyên môn sâu, như các vấn đề về mô hình, phần mềm …
TỔNG QUAN ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Tổng quan về môi trường tại các KCN, KCX.
Tại TP. HCM nói riêng và cả nước nói chung, phát triển các KCN - KCX là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước; nhận chuyển giao công nghệ mới, đẩy mạnh sản xuất tăng nguồn hàng xuất khẩu; tạo việc làm và thu nhập cho người lao động; việc phát triển KCN theo quy hoạch đã tránh được sự phát triển tự phát, phân tán, tiết kiệm được đất và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư phát triển hạ tầng.
Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của các KCN - KCX cũng tạo ra rất nhiều áp lực về môi trường như nước thải, rác thải, khí thải…
Tính đến nay, trên địa bàn TP.HCM đã hình thành hệ thống 16 KCN -KCX với diện tích đất đã thực hiện 3.614,23ha, trong đó có 13 KCN -KCX đã đi vào hoạt động; 2 KCN đang triển khai hạ tầng (KCN Phong Phú và KCN Đông Nam) và 1 KCN đang trong giai đoạn thực hiện quy hoạch (KCN Phú Hữu). Ngoài ra, TP.HCM còn có 6 KCN dự kiến thành lập, bao gồm: Bàu Đưng, Phước Hiệp, Xuân Thới Thượng, Vĩnh Lộc 3, Lê Minh Xuân 2, Lê Minh Xuân 3 với tổng diện tích 1.455 ha; 4 KCN dự kiến mở rộng, bao gồm: Hiệp Phước giai đoạn 3, Vĩnh Lộc, Tây Bắc Củ Chi và Lê Minh Xuân với tổng diện tích 849 ha. Như vậy, đến năm 2020, TP.HCM sẽ có tổng cộng 22 KCN - KCX tập trung với tổng diện tích 5.918ha.
Tính đến ngày 31/12/2008, 100% các KCN -KCX đang hoạt động trên địa bàn đã xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung và hoàn thiện cơ bản mạng lưới thu gom nước thải và từng bước đôn đốc doanh nghiệp đấu nối thoát nước. Sở TN&MT và HEPZA đã yêu cầu các chủ đầu tư KCN -KCX thành lập bộ phận chuyên trách bảo vệ môi trường, trong đó có một lãnh đạo công ty phát triển hạ tầng phụ trách. Bộ phận bảo vệ môi trường là lực lượng tại chỗ, có thể giám sát 24/24 giờ tình hình môi trường phát sinh trên địa bàn. Hiện nay, số lượng cán bộ này của các khu đã đến trên 120 người có chuyên môn về môi trường.
Định kỳ, HEPZA tổ chức họp giao ban công tác quản lý môi trường với các công ty phát triển hạ tầng KCN - KCX luân phiên tại từng khu, có tham quan thực tế hệ thống xử lý nước thải tập trung để trao đổi kinh nghiệm và kịp thời hỗ trợ trong công tác quản lý môi trường. Sau cuộc họp đều có thông báo kết luận và các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại các KCN - KCX. Đồng thời, mời lãnh đạo các doanh nghiệp vi phạm về môi trường lên làm việc để lắng nghe khó khăn của doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường, chỉ cho họ thấy việc vi phạm và yêu cầu các doanh nghiệp khắc phục.
Hiện trạng ô nhiễm của các KCN.
Trong giai đoạn phát triển hiện nay, sự phát triển của KCN đã tạo sức ép không nhỏ đối với môi trường. Với đặc thù là nơi tập trung các cơ sở công nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, nếu công tác bảo vệ môi trường không được đầu tư đúng mức thì chính các KCN trở thành nguồn thải ra môi trường một lượng lớn các chất thải gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của cộng đồng xung quanh và tác động xấu lên hệ sinh thái nông nghiệp và thủy sinh.
Quá trình phát triển các KCN cũng bộc lộ một số khiếm khuyết trong việc xử lý chất thải và đảm bảo chất lượng môi trường. Khoảng 70% trong số hơn một triệu m3 nước thải/ngày từ các KCN được xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nước mặt. 57% số KCN đang hoạt động chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Chất lượng nước mặt tại những vùng chịu tác động của nguồn thải từ các KCN đã suy thoái. Không khí ở các KCN đang bị ô nhiễm, một số nơi xuất hiện ô nhiễm khí CO, SO2, NO2. Lượng chất thải rắn tại khác KCN ngày càng tăng, trong đó chất thải rắn nguy hại chiếm khoảng 20%, tỷ lệ chất thải rắn có thể tái chế hoặc tái sử dụng khá cao.
Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật có liên quan về quản lý môi trường KCN; có sự phân cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường KCN; một số địa phương triển khai quy hoạch KCN tương đối đồng bộ. Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường KCN còn nhiều hạn chế, yếu kém. Để nâng cao chất lượng môi trường KCN, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các văn bản chính sách, pháp luật, nhất là vấn đề phân cấp quản lý môi trường các KCN và công tác tổ chức thanh tra môi trường. Thực hiện đồng bộ việc quy hoạch KCN gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường KCN theo hướng tổ chức quản lý tập trung. Tăng cường thực thi pháp luật bảo vệ môi trường KCN, chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường, tổ chức công bố thông tin về môi trường KCN theo quy định. Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung và khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại. Các doanh nghiệp trong KCN thực hiện nghiêm túc chế độ tự quan trắc, báo cáo môi trường và các quy định liên quan đến bảo vệ môi trường.
Theo tin từ Thanh tra Sở TN-MT TPHCM, hiện nay có hàng loạt khu công nghiệp (KCN) xả thải gây ô nhiễm môi trường. Nhưng chuyện xử lý cũng chỉ dừng ở mức phạt tiền. Còn những hình thức phạt bổ sung có tính chất răn đe hơn như buộc tạm ngưng hoạt động, rút giấy phép đầu tư hoặc truy tố hình sự rất khó áp dụng.
KCN Cát Lái 2 do Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 2 làm chủ đầu tư là một điển hình. Đơn vị này đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung (HTXLNTTT) với công suất 600m³/ngày đêm, nhưng kết quả kiểm tra vừa qua cho thấy nước thải sau xử lý chưa đạt yêu cầu. KCN Hiệp Phước do Công ty cổ phần KCN Hiệp Phước làm chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng cũng đưa vào vận hành HTXLNTTT 3.000 m³/ngày đêm nhưng nước thải sau xử lý vẫn vượt quy chuẩn 1,8– hơn 3 lần.
Tương tự, KCN Tân Tạo (do Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo làm chủ đầu tư), KCN Tân Thới Hiệp (do Công ty TNHH Xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng), KCN Tây Bắc Củ Chi (do Công ty CP Đầu tư phát triển Công nghiệp - Thương mại Củ Chi làm chủ đầu tư) và KCN Bình Chiểu (do Tổng Công ty Bến Thành làm chủ đầu tư) cũng liên tục bị phát hiện nước thải sau xử lý đều vượt quy chuẩn cho phép 1 - 7 lần. Điều đáng nói, các đơn vị nêu trên có lưu lượng nước xả thải rất lớn, trên 1.000 m³/ngày đêm nên nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước rất cao.
Đại diện thanh tra sở cho biết, tổng mức phạt tiền các KCN trên là 330 triệu đồng. Trong đó, KCN Hiệ