Luận văn Bước đầu xác định ký chủ và thiên địch rầy phấn trắng trên cây trồng tại một số huyện trong địa bàn tỉnh An Giang

Trước tình hình nhiều địa phương trong nước nói chung và tỉnh An Giang nói riêng đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng ngày càng nhanh, cây màu đã được trồng xen hoặc thay thế cây lúa truyền thống, từ đó mà tình hình diễn biến sâu bệnh ngày càng phức tạp. Theo đó, rầy phấn trắng xuất hiện ngày càng nhiều với mậtsố ngày càng tăng. Trong những năm gần đây, rầy phấn trắng xuất hiện rất nhiều ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng, sống ký sinh trên các bộ phận của cây, nhiều nhất là ở mặt dưới lá. Chúng chích hút nhựa lá, làm giảm khả năng quang hợp của cây và làm biến dạng lá. Đồng thời, nó còn tạo môi trường cho nấm đen có hại (nấm bồ hóng) phát triển, nếu thiệt hại nặng sẽ dẫn đến chết cây. Ngoài ra, các loại virus gây bệnh cũng được lan truyền từ rầy phấn trắng. Từ đó đã làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng. Bên cạnh đó, rầy phấn trắng có sức sinh sản rất nhanh, theo một nghiên cứu thì trong điều kiện phòng thí nghiệm, cứ 20 cặp, trong vòng 37 ngày đã cho ra 1549 thế hệ con cháu (Waterhouse và Norris, 1989). Với tốc độ tăng trưởng như vậy, nếu không được chế ngự thì trong một tương laikhông xa, rấtcó khảnăng xảy rahiện tượng “dịch rầy phấn trắng”. Song song với biện pháp phòng trừ sinh học thì ta cũng cần xác định ký chủ của rầy phấn trắng để làm sao có thể cách ly ký chủ và bảo vệ tốt cho cây trồng. Đồng thời tiết kiệm được chi phí phòng trừ dịch hại, điều này đúng với xu hướng pháttriển củanông nghiệp hiện nay.

pdf82 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1649 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bước đầu xác định ký chủ và thiên địch rầy phấn trắng trên cây trồng tại một số huyện trong địa bàn tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HUỲNH QUANG HUY MSSV: DPN010720 BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH KÝ CHỦ VÀ THIÊN ĐỊCH RẦY PHẤN TRẮNG TRÊN CÂY TRỒNG TẠI MỘT SỐ HUYỆN TRONG ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ks. Trần Văn Khải TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Tháng 6 năm 2005 BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH KÝ CHỦ VÀ THIÊN ĐỊCH RẦY PHẤN TRẮNG TRÊN CÂY TRỒNG TẠI MỘT SỐ HUYỆN TRONG ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG Do sinh viên: HUỲNH QUANG HUY thực hiện và đề nạp Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xét duyệt Long Xuyên, ngày 01 tháng 6 năm 2005 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ks. Trần Văn Khải TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm với tên đề tài: BƯỚC ĐẦU XÁC ĐỊNH KÝ CHỦ VÀ THIÊN ĐỊCH RẦY PHẤN TRẮNG TRÊN CÂY TRỒNG TẠI MỘT SỐ HUYỆN TRONG ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG Do sinh viên: HUỲNH QUANG HUY Thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng ngày: …………………....……… Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức:…………………….…… Ý kiến của Hội đồng:…………………………………………..……… ………………………………………………………………....……… ………………………………………………………………………… ...……………………………………………………………………… ……………....………………………………………………………… Long xuyên, ngày…..tháng 6 năm 2005 DUYỆT Chủ Tịch Hội đồng BAN CHỦ NHIỆM KHOA NN-TNTN LỜI CẢM TẠ  Để có được thành quả học tập như ngày hôm nay, ngoài sự vận động của bản thân, em luôn nhận được những tình cảm chân thành từ gia đình, thầy cô và bè bạn quanh em. Tất cả những tình cảm đó em xin khắc ghi mãi mãi… Con kính dâng Cha Mẹ và gia đình tất cả những tình cảm và lòng biết ơn sâu sắc nhất. Không bao giờ quên công ơn to lớn của Thầy Trần Văn Khải đã dẫn dắt em từng bước đi, hết lòng động viên em trong suốt khóa luận của mình. Mãi không quên công ơn cô chủ nhiệm Nguyễn Thị Thu Hồng và cô Nguyễn Thị Hạnh Chi cùng quý Thầy Cô khoa Nông Nghiệp – Tài Nguyên Thiên Nhiên đã tận tình dạy dỗ, dìu dắt và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em học tập và hoàn thành khóa luận. Luôn ghi nhớ những tình cảm, những kiến thức quý báu từ những Thầy Cô đã từng giảng dạy em trong suốt quá trình học tập. Thầm cảm ơn tất cả bạn bè và các thành viên của lớp DH2PN2, thân gởi đến các bạn lời chúc sức khỏe và sự thành công. HUỲNH QUANG HUY Huỳnh Quang Huy – 2005. “Bước đầu xác định ký chủ và thiên địch rầy phấn trắng trên cây trồng tại một số huyện trong địa bàn tỉnh An Giang”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát Triển Nông Thôn – Khoa Nông Nghiệp và Tài Nguyên Thiên Thiên – Trường Đại Học An Giang. Cán bộ hướng dẫn: Ks. Trần Văn Khải TÓM LƯỢC Cùng với hướng nghiên cứu và đánh giá sự hiện diện của nhiều loài sâu hại trên cây trồng, đề tài “Bước đầu xác định ký chủ và thiên địch rầy phấn trắng trên cây trồng tại một số huyện trong địa bàn tỉnh An Giang ” được thực hiện nhằm ghi nhận lại phổ ký chủ rầy phấn trắng, hoàn thiện hơn danh sách ký chủ của loài này được một số tác giả nghiên cứu trước đây, đồng thời cũng ghi nhận tình hình thiên địch, những tác động của địa phương và nông dân đến loài gây hại này. Đề tài nghiên cứu tại 4 Huyện trong Tỉnh An Giang bao gồm: Tân Châu, Chợ Mới, Tri Tôn và Thoại Sơn. Mỗi huyện chọn ra 4 xã, mỗi xã được quan sát 3 đợt. Ngoài ra còn ghi nhận tình hình ở một số nơi khác để có đánh giá khách quan hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tân Châu là nơi có tình hình thiệt hại nặng nề nhất, đặc biệt là ở xã Phú Vĩnh và xã Lê Chánh bị thiệt hại trên đậu nành và bầu bí gây ra bởi loại Bemisia tabaci Gennadiu. Các địa phương khác có mức độ hiện diện tương đối cao, nhưng chưa có công bố về thiệt hại. Trong 16 kỹ thuật viên của 16 xã đã khoanh vùng nghiên cứu thì có 31,25% trong số họ biết nhiều về rầy phấn trắng, 31,25% biết ít, còn lại 37,5% là không biết. Qua ghi nhận trong điều kiện ngoài đồng thì thấy có 3 loại là thiên địch của rầy phấn trắng: các loại nhện giăng tơ, rệp sáp và kiến vàng. Tổng số ký chủ quan sát được là 78 ký chủ, phân bố trên 6 nhóm cây trồng khác nhau. Quan sát những nơi ngoài vùng nghiên cứu còn phát hiện được khoảng 29 ký chủ mới, đồng thời cũng ghi nhận được sự hiện diện của 2 loại B. tabaci và Aleurodicus dispersus Russell trên cùng một ký chủ, điều này không tìm thấy đối với nghiên cứu nội tuyến. MỤC LỤC Nội Dung Trang CẢM TẠ i TÓM LƯỢC ii MỤC LỤC iii DANH SÁCH BẢNG iv DANH SÁCH HÌNH v Chương 1 GIỚI THIỆU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2 2.1 Đặc điểm chung của rầy phấn trắng (Homoptera: Aleyrodidae) 2 2.1.1 Giới thiệu 2 2.1.2 Phân bố 3 2.1.3 Định danh 3 2.1.4 Khả năng gây hại 4 2.1.5 Khả năng truyền bệnh 4 2.1.6 Ký chủ 4 2.1.7 Tình hình nghiên cứu trong nước 5 2.1.8 Kiểm soát bằng hoá học 5 2.2 Đặc điểm của một số loài rầy phấn trắng phổ biến 6 2.2.1 Rầy phấn trắng Aleurodicus dispersus Russell 6 2.2.1.1 Phân bố 6 2.2.1.2 Ký chủ 6 2.2.1.3 Đặc điểm sinh thái 6 2.2.1.4 Đặc điểm sinh học 6 2.2.1.5 Thiên địch 6 2.2.1.6 Khả năng gây hại 7 2.2.1.7 Phòng trừ hoá học 8 2.2.2 Rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadius 8 2.2.2.1 Phân bố 8 2.2.2.2 Ký chủ 9 2.2.2.3 Đặc điểm hình thái 9 2.2.2.4 Đặc điểm sinh học 9 2.2.2.5 Thiên địch 9 2.2.2.6 Khả năng gây hại 10 2.2.2.7 Phòng trừ hoá học 11 2.2.3 Rầy phấn trắng Dialeurodes spp. 11 2.2.3.1 Phân bố 11 2.2.3.2 Ký chủ 11 2.2.3.3 Đặc điểm hình thái 11 2.2.3.4 Đặc điểm sinh học 11 2.2.3.5 Thiên địch 12 2.2.3.6 Khả năng gây hại 12 2.2.3.7 Phòng trừ hoá học 12 Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 3.1 Phương tiện 13 3.2 Phương pháp nghiên cứu 13 3.2.1 Phương pháp tiến hành 13 3.2.2 Chỉ tiêu theo dõi 14 3.3 Xử lý số liệu 14 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 15 4.1 Tình hình xuất hiện rầy phấn trắng trong địa bàn nghiên cứu 15 4.2 Tình hình khí hậu thời tiết 16 4.2 Đánh giá những thông tin về rầy phấn trắng của cán bộ và nông dân 16 4.2.1 Đối với cán bộ huyện 16 4.2.2 Đối với cán bộ xã 16 4.2.3 Đối với nông dân 17 4.3 Tình hình cụ thể của từng huyện nghiên cứu 18 4.3.1 Huyện Tân Châu 18 4.3.1.1 Đặc điểm chung 19 4.3.1.2 Khả năng nhận diện, cách đối phó của kỹ thuật viên và nông dân 19 4.3.1.3 Tình hình thiệt hại bởi rầy phấn trắng 20 4.3.1.4 Tình hình khảo sát ký chủ 21 4.3.2 Huyện Chợ Mới 26 4.3.2.1 Đặc điểm chung 26 4.3.2.2 Khả năng nhận diện, cách đối phó của kỹ thuật viên và nông dân 28 4.3.2.3 Tình hình thiệt hại bởi rầy phấn trắng 28 4.3.2.4 Tình hình khảo sát ký chủ 31 4.3.3 Huyện Tri Tôn 34 4.3.3.1 Đặc điểm chung 34 4.3.3.2 Khả năng nhận diện, cách đối phó của kỹ thuật viên và nông dân 36 4.3.3.3 Tình hình thiệt hại bởi rầy phấn trắng 36 4.3.3.4 Tình hình khảo sát ký chủ 36 4.3.4 Huyện Thoại Sơn 38 4.3.4.1 Đặc điểm chung 38 4.3.4.2 Khả năng nhận diện và cách đối phó của kỹ thuật viên và nông dân 38 4.3.4.3 Tình hình thiệt hại bởi rầy phấn trắng 38 4.3.4.4 Tình hình khảo sát ký chủ 39 4.3.5 Ghi nhận ký chủ từ những nơi ngoài địa bàn nghiên cứu 42 4.3.5.1 Xác định phổ ký chủ 42 4.3.5.2 Mức độ hiện diện 44 4.3.5.3 Sự khác biệt so với các địa bàn đã nghiên cứu 45 4.4 Danh sách phổ ký chủ của rầy phấn trắng 46 4.4.1 Trên nhóm cây ăn trái 46 4.4.2 Trên nhóm cây công nghiệp 47 4.4.3 Trên nhóm cây hoang dại 48 4.4.4 Trên nhóm cây kiểng 49 4.4.5 Trên nhóm cây che bóng 50 4.4.6 Trên nhóm cây rau màu 51 4.5 Tình hình thiên địch 52 4.5.1 Các loài nhện 52 4.5.2 Rầy mềm 52 4.5.3 Kiến vàng 52 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 58 5.1 Kết Luận 58 5.2 Đề Nghị 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 PHỤ CHƯƠNG pc-1 DANH SÁCH HÌNH Hình số Tên Hình Trang 1 Sơ đồ 4 huyện nghiên cứu trong tỉnh An Giang 15 2 Đánh giá về tình hình nắm bắt các thông tin về rầy phấn trắng của cán bộ xã 17 3 Bản độ hành chính huyện Tân Châu 18 4 So sánh sự biến động mật số B. tabaci qua 3 đợt khảo sát trên cây đậu nành tại huyện Tân Châu từ tháng 11/2004 đến tháng 3/2005 21 5 So sánh mật số rầy phấn trắng giữa phỏng vấn và quan sát tại huyện Tân Châu 25 6 Bản đồ hành chính huyện Chợ Mới 27 7 Đánh giá sự hiện diện trên mỗi tầng của ký chủ đậu nành 30 8 So sánh mật số B. tabaci trên đậu nành qua 3 đợt tại Chợ Mới 30 9 So sánh mật số rầy phấn trắng giữa phỏng vấn và quan sát tại huyện Chợ Mới 34 10 Bản đồ hành chính huyện Tri Tôn 35 11 Bản đồ hành chính huyện Thoại Sơn 38 12 Aleurodiscus dispersus Russell đeo bám trên lá khoai mì tại huyện Thoại Sơn 40 13 So sánh mật số giữa 3 tầng của 9 ký chủ rầy phấn trắng có mật số cao nhất đối với địa bàn ngoại tuyến 44 14 Mật số rầy phấn trắng của 9 ký chủ có mật số cao đối với địa bàn ngoại tuyến 45 15 Ổ trứng và thành trùng Aleurodicus dispersus Russell trên lá ổi 53 16 Thành trùng B. tabaci trên lá đậu nành 53 17 Ổ trứng Aleurodicus dispersus trên lá đu đủ 54 18 Ổ trứng Aleurodicus dispersus trên trái xoài 54 19 Ổ trứng và thành trùng Aleurodicus dispersus Russell trên lá vú sữa 55 20 Ổ trứng và thành trùng Aleurodicus dispersus Russell trên cây sôi nhái 55 21 Ổ trứng và thành trùng Aleurodicus dispersus Russell trên lá khoai mì 56 22 Ổ trứng và thành trùng Aleurodicus dispersus Russell trên lá chuối 56 23 Ổ trứng và thành trùng Aleurodicus dispersus Russell trên lá chùm ruột 57 24 Ổ trứng và thành trùng Aleurodicus dispersus Russell trên lá đậu nành 57 DANH SÁCH BẢNG Bảng số Tên Bảng Trang 1 Tình hình thời tiết ở An Giang từ tháng 7/2004 đến tháng 3/2005 16 2 Ghi nhận của kỹ thuật viên địa phương về ký chủ rầy phấn trắng tại huyện Tân Châu 22 3 Ghi nhận ký chủ rầy phấn trắng thông qua quan sát tại Huyện Tân Châu 23 4 Mật số trung bình trên các ký chủ giữa phỏng vấn và quan sát 24 5 Mức độ hiện diện và mật số B. tabaci trên đậu nành 29 6 Ghi nhận của kỹ thuật viên địa phương về ký chủ rầy phấn trắng tại huyện Chợ Mới 31 7 Ghi nhận ký chủ rầy phấn trắng thông qua quan sát tại huyện Chợ Mới 32 8 Mật số rầy phấn trắng giữa quan sát và phỏng vấn 33 9 Ghi nhận ký chủ rầy phấn trắng thông qua quan sát tại huyện Tri Tôn 37 10 Ghi nhận ký chủ rầy phấn trắng thông qua quan sát tại huyện Thoại Sơn 41 11 Danh sách ký chủ mới của rầy phấn trắng khảo sát ở ngoại tuyến loại con lớn (Aleurodiscus dispersus Russell) 43 12 Danh sách ký chủ rầy phấn trắng trên nhóm cây ăn trái 46 13 Danh sách ký chủ rầy phấn trắng trên nhóm cây công nghiệp 47 14 Danh sách ký chủ rầy phấn trắng trên nhóm cây hoang dại 48 15 Danh sách ký chủ rầy phấn trắng trên nhóm cây kiểng 49 16 Danh sách ký chủ rầy phấn trắng trên nhóm cây che bóng 50 17 Danh sách ký chủ rầy phấn trắng trên nhóm cây rau màu 51 18a Thông tin về tình hình rầy phấn trắng huyện Chợ Mới pc-1 18b Thông tin về tình hình rầy phấn trắng huyện Chợ Mới pc-2 18c Thông tin về tình hình rầy phấn trắng huyện Chợ Mới pc-3 19a Thông tin về tình hình rầy phấn trắng huyện Tân Châu pc-4 19b Thông tin về tình hình rầy phấn trắng huyện Tân Châu pc-5 19c Thông tin về tình hình rầy phấn trắng huyện Tân Châu pc-6 20a Thông tin về tình hình rầy phấn trắng huyện Thoại Sơn pc-7 20b Thông tin về tình hình rầy phấn trắng huyện Thoại Sơn pc-8 21a Thông tin về tình hình rầy phấn trắng huyện Tri Tôn pc-9 21b Thông tin về tình hình rầy phấn trắng huyện Tri Tôn pc-10 22 Số liệu khí tượng thủy văn trong năm 2003 pc-11 23 Số liệu khí tượng thủy văn trong năm 2004 pc-11 24 Danh sách 16 kỹ thuật viên của 4 huyện nghiên cứu pc-12 25 Phiếu thu thập thông tin pc-13 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Trước tình hình nhiều địa phương trong nước nói chung và tỉnh An Giang nói riêng đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng ngày càng nhanh, cây màu đã được trồng xen hoặc thay thế cây lúa truyền thống, từ đó mà tình hình diễn biến sâu bệnh ngày càng phức tạp. Theo đó, rầy phấn trắng xuất hiện ngày càng nhiều với mật số ngày càng tăng. Trong những năm gần đây, rầy phấn trắng xuất hiện rất nhiều ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng, sống ký sinh trên các bộ phận của cây, nhiều nhất là ở mặt dưới lá. Chúng chích hút nhựa lá, làm giảm khả năng quang hợp của cây và làm biến dạng lá. Đồng thời, nó còn tạo môi trường cho nấm đen có hại (nấm bồ hóng) phát triển, nếu thiệt hại nặng sẽ dẫn đến chết cây. Ngoài ra, các loại virus gây bệnh cũng được lan truyền từ rầy phấn trắng. Từ đó đã làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng. Bên cạnh đó, rầy phấn trắng có sức sinh sản rất nhanh, theo một nghiên cứu thì trong điều kiện phòng thí nghiệm, cứ 20 cặp, trong vòng 37 ngày đã cho ra 1549 thế hệ con cháu (Waterhouse và Norris, 1989). Với tốc độ tăng trưởng như vậy, nếu không được chế ngự thì trong một tương lai không xa, rất có khả năng xảy ra hiện tượng “dịch rầy phấn trắng”. Song song với biện pháp phòng trừ sinh học thì ta cũng cần xác định ký chủ của rầy phấn trắng để làm sao có thể cách ly ký chủ và bảo vệ tốt cho cây trồng. Đồng thời tiết kiệm được chi phí phòng trừ dịch hại, điều này đúng với xu hướng phát triển của nông nghiệp hiện nay. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài “Bước đầu xác định ký chủ và thiên địch rầy phấn trắng trên cây trồng tại một số huyện trong địa bàn tỉnh An Giang ” được thực hiện nhằm:  Ghi nhận phổ ký chủ rầy phấn trắng  Hoàn thiện hơn danh sách ký chủ của loài này được nhiều tác giả nghiên cứu trước đây  Ghi nhận tình hình thiên địch, những tác động của địa phương và nông dân đến loài gây hại này. Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm chung của rầy phấn trắng (Homoptera: Aleyrodidae) 2.1.1 Giới thiệu Rầy phấn trắng thuộc bộ cánh đều (Homoptera), họ Aleyrodidae, có cơ thể nhỏ và dài khoảng 1 – 3 mm, gân cánh trước là gân đơn hoặc phân một nhánh (Gill, 1990). Thành trùng trông giống con bướm nhỏ, cả đực và cái đều có cánh, cánh được phủ một lớp bụi sáp trắng mịn. Cả thành trùng và ấu trùng đều cư trú ở mặt dưới lá và chích hút nhựa lá. (do Huỳnh Thanh Lộc trích dẫn, 2003) Berlinger (1986) cho rằng sự biến thái của rầy phấn trắng có điểm khác với bộ Homoptera, giai đoạn mới nở (tuổi 1) thì hoạt động, nhưng tuổi 2, 3, 4 hay “nhộng” không hoạt động giống như vảy của rệp dính, cánh phát triển trong suốt giai đoạn biến thái sẽ lộ ra khi chúng vũ hóa thành con trưởng thành. Berlinger (1986) còn cho biết thêm rầy phấn trắng gây hại dưới 3 hình thức: trực tiếp, gián tiếp và vai trò vector truyền bệnh. Gây hại trực tiếp: cả thành trùng và ấu trùng sử dụng kim chích để hút chích nhựa lá, làm cho lá rụng. Tuy nhiên, việc gây hại trực tiếp, ngay cả mật số cao, vẫn không làm chết cây (Berlinger, 1986). Gây hại gián tiếp: do sự bài tiết chất mật ngọt và lớp sáp trắng tạo môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng phát triển, làm đen bề mặt lá, giảm khả năng quang hợp và làm giảm giá trị thương phẩm của sản phẩm ăn lá và trái (Berlinger, 1986). Truyền bệnh virus: rầy chích hút ở cây bệnh, sau đó bay sang chích hút ở cây khỏe thì sẽ truyền virus gây bệnh qua cây này, cây sẽ có các triệu chứng thể hiện như: chùn đọt, ngừng sinh trưởng, cây yếu, thất thu năng suất trầm trọng (Martin và Ronald, 1992). Cohen và Berlinger (1986) còn cho biết với một quần thể nhỏ rầy phấn trắng cũng đủ gây thiệt hại đáng kể. (do Nguyễn Thị Mỹ Phụng trích dẫn, 2004) 2.1.2 Phân bố Rầy phấn trắng có nguồn gốc từ Trung Mỹ và vịnh Caribe. Ở một số vùng của Châu Mỹ, loài này được báo cáo xuất hiện ở các quốc gia, khu vực như: Bahamas, Barbados, Brazil, Canary Islands, Costa Rica, Cuba, Dominica, Ecuador, Haiti, Martinique, Peru, Philippines, Panama và Nam Florida, trên các đảo ở Thái Bình Dương rầy phấn trắng tìm thấy ở các khu vực như: American Samoa, đảo Cook, Fiji, Hawaii, Kiribati, Majuro, đảo Mariana, Nauru, Palau, Pohnpei, Tokelau, Tonga và Tây Samoa (Waterhouse and Norris, 1989). Tình hình rầy phấn trắng được báo cáo đầu tiên xuất hiện ở đảo Hawaii vào năm 1978 trên đảo Oahu và được báo cáo trên các đảo chính khác vào năm 1981. Loại này xuất hiện nhiều ở các vùng duyên hải và ở độ cao dưới 3048 mét1. Đối với loài dịch hại này có xuất hiện ở rất nhiều nước như: Brazil, Canary Islands, Costa Rica, Cuba, Dominica, Ecuador, Haiti, Martinique, Peru, Philippines, Panama và miền nam Florida (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000). 2.1.3 Định danh Việc phân loại rầy phấn trắng rất phức tạp và không thể dựa vào các đặc tính hình thái của thành trùng để định danh chúng, vì nhiều loại có hình dạng thành trùng tương tự nhau. Do đó, việc xác định giống và loài thường dựa vào hình dạng và cấu tạo của ấu trùng tuổi 4, hay còn được gọi là nhộng (Gill, 1992; Mound và Halsey, 1978). Tuy nhiên, theo Lopez-Avila (1986) thì hình dạng và kích thước nhộng của các loài rầy phấn trắng luôn thay đổi tùy thuộc vào thành phần cutine cây ký chủ mà chúng sống trên đó (được Nguyễn Thị Mỹ Phụng trích dẫn, 2004) 2.1.4 Khả năng gây hại Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút nhựa cây làm chết mô thực vật do kim chích và tiết nước bọt. Mật số rầy phấn trắng cao làm cho cây bị suy yếu như rụng lá và giảm sự sinh trưởng (Mound, 1965). (do Nguyễn Thị Mỹ Phụng trích dẫn, 2004) Hơn nữa, chúng bài tiết ra nhiều chất mật làm bẩn bề mặt lá, trái, kết hợp với sự phát triển của nấm bồ hóng làm ảnh hưởng đến quang hợp của cây và có ảnh hưởng đến nhiệt độ bề mặt lá làm gia tăng sự hấp thụ nhiệt do lớp màu đen của nấm bồ hóng, làm chết mô lá và rụng lá. Điều này làm ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm, nhất là các cây cảnh trang trí (Traboulsi, 1994). Trong thập niên qua, các bệnh virus 1 1 theo Jayma L. Martin Kessing, Ronald F.L. Mau, available from: accessed 28/3/2005 được truyền bởi rầy phấn trắng đã gia tăng về mức độ phổ biến và sự phân bố, chúng làm thất thu năng suất từ 20 – 100% tuỳ thuộc vào cây trồng, mùa vụ và mức độ phổ biến của rầy phấn trắng. Các bệnh có liên quan đến rầy phấn trắng như khảm vàng trên rau diếp, cà chua, bạc lá bí đao, xoăn lá bông vải, xoăn lá thuốc lá, khảm khoai mì (Martin và Ronald, 1992). (do Nguyễn Thị Mỹ Phụng trích dẫn, 2004) 2.1.5 Khả năng truyền bệnh Theo Cohen và Berlinger (1986) và Waterhouse và Norris (1989) thì ngoài sự gây hại trực tiếp trên các bộ phận của cây, loài này còn là tác nhân truyền trên 40 loại bệnh virus cho cây trồng. Tuy nhiên, theo Costa (1976), Byrne và ctv. (1990) thì cho rằng rầy phấn trắng có thể truyền hơn 70 bệnh virus trên cây trồng và cỏ dại. Ba loài rầy phấn trắng Bemisia tabaci, Trialeurodes vaporariorum và T. abutiloneus đều có thể truyền bệnh virus, trong đó B. tabaci là quan trọng nhất (Brunt, 1986). Khả năng truyền bệnh virus của B. tabaci đã được ghi nhận được từ thập niên 1930 ở Châu Phi và giữa thập niên 1940 ở Châu Mỹ, nhưng sự lây lan, phân bố của B. tabaci gia tăng có ý nghĩa trong thập niên 1990 (Brown, 1994). (do Nguyễn Thị Mỹ Phụng trích dẫn, 2004) 2.1.6 Ký chủ Loài này có thể sống ký sinh trên 27 họ và trên 100 loại cây khác nhau (Waterhouse và Norris, 1989). Theo Thomas R. Fasulo và ctv.2 thì cho rằng rầy phấn trắng hiện nay được biết chúng tấn công lên khoảng 500 loài cây trồng đại diện cho 74 họ. Chúng đeo bám trên hầu hết các bộ phận của họ bầu bí (bí, dưa hấu, dưa leo, dưa gang), họ cà chua, họ bông, họ đậu. Trên cây cảnh rầy phấn trắng thường xuất hiện trên bông cúc, hoa xô đỏ, cây trạng nguyên và nhiều cây cảnh khác. Riêng đối với cây trạng nguyên là ký chủ ưa thích nhất của rầy phấn trắng, vì thế chất lượng màu sắc của cây bị giảm mạnh đồng thời cũng thiệt hại nặng cho lá. Còn theo nghiên cứu gần đây của Huỳnh Thanh Lộc (2003) thì rầy phấn trắng loại Aleurodicus dispersus Russell có phổ ký chủ rất rộng và mật độ khá cao, khả năng gây hại lớn cho nhóm cây ăn trái (đặc biệt là ổi), nhóm cây công nghiệp (đặc biệt là bông vải, khoai mì), nhóm hoa kiểng – cây cảnh – cây che bóng (đặc biệt là bàng, 2 theo Thomas R. Fasulo và ctv. available from accessed 28/3/2005) địa lan, sứ cùi, trạng nguyên), nhóm rau màu (đặc biệt là cà chua, đậu nành, ớt), cũng theo tác giả này thì loài Bemisia tabaci Gennadi