Luận văn Các biện pháp quản lý đội ngũgiáo viên của hiệu trưởng trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia ởtỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu

Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam toàn quốc lần thứIX đã đềra mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế10 năm từ2001 - 2010 là : “Đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao chất lượng rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơbản trởthành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Nhân tốquyết định thắng lợi sựnghiệp CNH,HĐH mà Đảng đềra chính là nguồn lực con người, bởi lẽ, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sựphát triển. Vì vậy, muốn tiến hành CNH,HĐH thành công tất yếu phải thúc đẩy phát triển sựnghiệp giáo dục thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Đối với công tác GD&ĐT thì ĐNGV đóng vai trò cực kỳquan trọng, điều này đã được Luật Giáo Dục khẳng định : “Nhà giáo giữvai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục”(27). Đội ngũgiáo viên là nhân tốquyết định của giáo dục. Chính vì vậy việc phát triển và nâng cao chất lượng ĐNGV là nhiệm vụ cấp thiết của toàn ngành giáo dục. Thực tếhiện nay, chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của đất nước là do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân cơbản : Đội ngũgiáo viên vừa thiếu, vừa yếu, CSVC chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụcho công tác GD&ĐT, chưa quan tâm đúng mức đến vấn đềgiáo dục toàn diện, chưa đầu tưthỏa đáng đúng với tinh thần “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” “Đầu tưcho giáo dục là đầu tưphát triển”. Việc xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia nhằm có những chuyển biến thực sựvềchất lượng giáo dục đào tạo là một trong những yêu cầu cấp thiết và đang đặt ra nhiều vấn đềvềcông tác quản lý đối với ngành Giáo dục & Đào tạo cũng nhưcác cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương. Ngày 05/07/2001. Bộtrưởng BộGD&ĐT đã ra Quyết định số27/2001 - QĐ- BGD&ĐT vềviệc “Ban hành Quy chếcông nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 đến 2010”, song đến nay việc tổchức thực hiện vẫn còn nhiều lúng túng, còn nhiều vấn đềcần được 3 quan tâm, tìm ra các giải pháp cho phù hợp đểcó thểvừa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của ngành, vừa đáp ứng được yêu cầu thực tếcủa địa phương. Một trong những vấn đề đó chính là ĐNGV, mặc dù đã đạt được tiêu chí theo quy định của BộGD&ĐT, nhưng ĐNGV vẫn còn nhiều bất cập tỷlệphần trăm giáo viên giỏi phải được duy trì bền vững, sốgiáo viên còn lại phải luôn được bồi dưỡng nâng cao trình độchuyên môn nghiệp vụ, phải có kếhoạch đào tạo trên chuẩn nhưthạc sĩ, tiến sĩcho cán bộquản lý và đội ngũgiáo viên giỏi. Tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu có 27 trường THPT, đến nay đã có 10 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu đến năm 2010 - 100% các trường THPT trong tỉnh đều đạt chuẩn quốc gia. Xuất phát từnhững yêu cầu và thực tiễn của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Với cương vịlà một người làm công tác quản lý của trường THPT chuẩn quốc gia đầu tiên của tỉnh được công nhận ngày 25/08/2005 theo Quyết định số364/QĐ-UB của UBND tỉnh BR-VT, tôi đã chọn đềtài. “Các biện pháp quản lý đội ngũgiáo viên của hiệu trưởng trường THPT đạt chuẩn quốc gia ởtỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu”

pdf129 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1637 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các biện pháp quản lý đội ngũgiáo viên của hiệu trưởng trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia ởtỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH Lã Thị Oanh CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA Ở TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HỒ VĂN LIÊN Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2007 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam toàn quốc lần thứ IX đã đề ra mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế 10 năm từ 2001 - 2010 là : “Đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao chất lượng rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp CNH,HĐH mà Đảng đề ra chính là nguồn lực con người, bởi lẽ, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Vì vậy, muốn tiến hành CNH,HĐH thành công tất yếu phải thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Đối với công tác GD&ĐT thì ĐNGV đóng vai trò cực kỳ quan trọng, điều này đã được Luật Giáo Dục khẳng định : “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục” (27). Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định của giáo dục. Chính vì vậy việc phát triển và nâng cao chất lượng ĐNGV là nhiệm vụ cấp thiết của toàn ngành giáo dục. Thực tế hiện nay, chất lượng giáo dục còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của đất nước là do nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân cơ bản : Đội ngũ giáo viên vừa thiếu, vừa yếu, CSVC chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho công tác GD&ĐT, chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề giáo dục toàn diện, chưa đầu tư thỏa đáng đúng với tinh thần “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”. Việc xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia nhằm có những chuyển biến thực sự về chất lượng giáo dục đào tạo là một trong những yêu cầu cấp thiết và đang đặt ra nhiều vấn đề về công tác quản lý đối với ngành Giáo dục & Đào tạo cũng như các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương. Ngày 05/07/2001. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ra Quyết định số 27/2001 - QĐ- BGD&ĐT về việc “Ban hành Quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001 đến 2010”, song đến nay việc tổ chức thực hiện vẫn còn nhiều lúng túng, còn nhiều vấn đề cần được 3 quan tâm, tìm ra các giải pháp cho phù hợp để có thể vừa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của ngành, vừa đáp ứng được yêu cầu thực tế của địa phương. Một trong những vấn đề đó chính là ĐNGV, mặc dù đã đạt được tiêu chí theo quy định của Bộ GD&ĐT, nhưng ĐNGV vẫn còn nhiều bất cập…tỷ lệ phần trăm giáo viên giỏi phải được duy trì bền vững, số giáo viên còn lại phải luôn được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phải có kế hoạch đào tạo trên chuẩn như thạc sĩ, tiến sĩ cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên giỏi. Tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu có 27 trường THPT, đến nay đã có 10 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu đến năm 2010 - 100% các trường THPT trong tỉnh đều đạt chuẩn quốc gia. Xuất phát từ những yêu cầu và thực tiễn của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Với cương vị là một người làm công tác quản lý của trường THPT chuẩn quốc gia đầu tiên của tỉnh được công nhận ngày 25/08/2005 theo Quyết định số 364/QĐ-UB của UBND tỉnh BR-VT, tôi đã chọn đề tài. “Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường THPT đạt chuẩn quốc gia ở tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu” 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng đề xuất các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV của hiệu trưởng các trường THPT đạt chuẩn quốc gia ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác QL ĐNGV ở các trường THPT đạt chuẩn quốc gia của tỉnh BR-VT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý ĐNGV của hiệu trưởng trường THPT chuẩn quốc gia ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 4. Giả thuyết nghiên cứu ĐNGV ở các trường THPT chuẩn quốc gia tỉnh BR-VT còn có những hạn chế: trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Việc thực hiện các chức năng quản lý giáo dục như: hoạch định, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra của hiệu trưởng chưa được quan tâm đúng mức. Nếu khảo sát toàn diện thực trạng quản lý ĐNGV thì có thể đề xuất được các biện pháp quản lý của 4 hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV ở các trường THPT đạt chuẩn quốc gia ở tỉnh BR-VT 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài + Hệ thống hóa cơ sở lý luận của vấn đề quản lý đội ngũ giáo viên của trường THPT chuẩn quốc gia. + Khảo sát thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường THPT chuẩn quốc gia ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. + Đề xuất những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường THPT đạt chuẩn quốc gia ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 6. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu ở các trường THPT đạt chuẩn quốc gia của tỉnh BR-VT giai đoạn từ 2004 – 2006 (10 trường). Vì thời gian hạn chế nên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý ĐNGV với hoạt động dạy học, không nghiên cứu hoạt động giáo dục ( theo nghĩa hẹp). 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận • Phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại tài liệu, thông tin. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn • Điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên. • Tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục của hiệu trưởng • Lấy ý kiến chuyên gia 7.3. Các phương pháp bổ trợ • Quan sát, trao đổi, phỏng vấn 7.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê 5 8. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm 3 phần : Mở đầu - Nội dung - Kết luận và kiến nghị Mở đầu : Một số vấn đề chung Nội dung : Gồm 3 chương Chương 1 : Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Chương 2 : Thực trạng ĐNGV và việc quản lý ĐNGV của hiệu trưởng các trường THPT chuẩn quốc gia ở tỉnh BRVT. Chương 3 : Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường THPT đạt chuẩn quốc gia ở tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu. Kết luận và kiến nghị Danh mục tài liệu tham khảo. Phụ lục 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Ở Việt Nam ngay từ thời xưa, ông cha ta đã rất coi trọng vai trò người thầy giáo “không thầy đố mày làm nên”, không có thầy sẽ không có giáo dục. Điều đó nhắc nhở mọi người phải quan tâm mọi mặt đến giáo dục, đến đội ngũ giáo viên. Vấn đề phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng: “Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân, do đó các ngành, các cấp, Đảng, chính quyền và chính quyền địa phương phải thực sự quan tâm đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới”. “Cán bộ và giáo viên phải tiến bộ cho kịp thời đại mới làm được nhiệm vụ, chớ tự túc, tự mãn cho là giỏi rồi thì dừng lại”. [29]. Nghị quyết TW khóa VIII đã nêu : “Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và chuẩn hóa ĐNGV cũng như cán bộ QLGD”. Trong chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 của Chính phủ cũng nêu rõ : “Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục” [9]. Những năm gần đây Đảng, Nhà nước còn có nhiều các Chỉ thị, Nghị quyết, các chế độ chính sách để quan tâm tới đội ngũ giáo viên. Điều mong muốn là đất nước ta trở thành một xã hội học tập, trong đó đội ngũ thầy cô giáo có năng lực, trình độ ngang tầm với sự phát triển của thời đại. Xuất phát từ những tư tưởng có định hướng đó, nhiều công trình nghiên cứu về ĐNGV đã được triển khai và gần đây cũng đã có một số đề tài khoa học nghiên cứu về việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng ĐNGV của các trường và các cơ sở giáo dục như các luận văn Thạc sĩ quản lý giáo dục của các tác giả sau : - Lê Thị Hoan : “Các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường PTTH tỉnh Thanh Hóa” - Năm 1999. 7 - Nguyễn Xuân Hường : “Một số giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trường trung học Phòng Không” - Năm 2000. - Lê Thị Lan Phương : “Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho ĐNGV ở trường Tiểu học tỉnh Phú Thọ” - Năm 2001. - Đỗ Ngọc Mỹ - TP.Hồ Chí Minh : “Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên” - Năm 2002. - Đoàn Thị Bẩy : “Quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THPT thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau. Thực trạng và giải pháp”- Năm 2003. - Nguyễn Thị Hồng Hoa : “Thực trạng quản lý đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng trường Tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh và một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lý đó” - Năm 2005. Các đề tài nói trên đã nghiên cứu rất nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản lý cũng như phát triển ĐNGV nói chung. Tuy nhiên chưa có những nghiên cứu sâu về thực trạng công tác quản lý ĐNGV của hiệu trưởng các trường THPT chuẩn quốc gia từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng ĐNGV đáp ứng yêu cầu của trường THPT chuẩn quốc gia hiện nay. Vì vậy đề tài luận văn thạc sĩ “Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường THPT đạt chuẩn quốc gia ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, sẽ có những nét riêng phù hợp với địa phương nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường THPT đạt chuẩn quốc gia của tỉnh. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, hoạt động quản lý đã xuất hiện từ rất sớm. Từ khi con người biết tập hợp nhau lại, tập trung sức để tự vệ hoặc lao động kiếm sống thì bên cạnh lao động chung của mọi người đã xuất hiện những hoạt động có tổ chức, phối hợp, điều khiển đối với họ. Những hoạt động đó xuất hiện, tồn tại và phát triển như một tất yếu khách quan, là cơ sở đảm bảo cho các hoạt động chung của con người đạt được kết quả mong muốn. Đó chính là những dấu ấn đầu tiên của hoạt động quản lí. Khi nghiên cứu về cơ sở khoa học quản lý, C.Mác đã khẳng định : “Tất cả mọi lao động trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít 8 nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất, khác với sự vận động của những khách quan độc lập của nó” [11]. Như vậy, đã xuất hiện một dạng lao động mang tính đặc thù là tổ chức, điều khiển các hoạt động của con người theo những yêu cầu nhất định - được gọi là hoạt động quản lí. Từ đó, có thể hiểu lao động xã hội và quản lý không tách rời nhau, quản lý là hoạt động điều khiển lao động chung. Xã hội phát triển qua các phương thức sản xuất, thì trình độ tổ chức, điều hành tất yếu cũng được nâng lên, phát triển theo với những đòi hỏi ngày càng cao hơn. Khi lao động xã hội đạt tới một trình độ và quy mô phát triển nhất định thì sự phân công lao động tất yếu sẽ dẫn đến việc tách quản lý thành một hoạt động đặc biệt, sẽ hình thành bộ phận lao động trực tiếp và bộ phận chuyên hoạt động quản lý, tạo thành các mối quan hệ trong quản lí. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, quản lý đã trở thành một khoa học và ngày càng phát triển toàn diện. Khái niệm quản lý đã được nhiều tác giả đề cập với những cách tiếp cận khác nhau. “Quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức với những bản chất khác nhau (như kỹ thuật, sinh vật, xã hội), thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động” [14]. Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo nghiên cứu từ góc độ xã hội thì quản lý “là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế…bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [14]. Đối với hoạt động của một đơn vị, một tổ chức, tác giả Nguyễn Ngọc Quang xác định, quản lý “là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [30]. Từ các khái niệm trên, có thể hiểu : • Quản lý là các hoạt động thực hiện nhằm đảo bảo hoàn thành công việc qua những nỗ lực của mọi người trong tổ chức. • Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả hoạt động của những người cộng sự khác nhau cùng chung một tổ chức. 9 • Quản lý là những tác động có mục đích lên những tập thể người, thành tố cơ bản của hệ thống xã hội. • Quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội. • Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường. • Quản lý không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuật. • Quản lý là thuộc tính bất biến nội tại của mọi quá trình lao động xã hội. • Quản lý là một hệ thống mở và bản chất của nó là phối hợp các nỗ lực của con người thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý. 1.2.2. Quản lý giáo dục Cùng với sự đi lên của tổ chức xã hội, khoa học quản lý ngày càng phát triển mạnh mẽ và có ý nghĩa quyết định trong mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Từ các lĩnh vực kinh tế, quản lý hành chính Nhà nước, tới các lĩnh vực văn hóa - xã hội… đều khai thác hiệu quả các thành tựu của khoa học quản lý. Ứng với mỗi lĩnh vực, công tác quản lý đều đã phát triển thành một khoa học quản lý với những đặc thù riêng. Khoa học quản lý giáo dục đã hình thành và phát triển khá sớm, trở thành yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Về mặt lịch sử, khoa học quản lý giáo dục ra đời và phát triển sau khoa học quản lý kinh tế, vì vậy nó sử dụng được những thành tựu tiến bộ của khoa học quản lý. Trên thế giới tồn tại hai xu hướng phát triển về khoa học quản lý giáo dục. Xu hướng thứ nhất là thực hiện quá trình quản lý giáo dục trên cơ sở của quản lý kinh tế, coi quản lý cơ sở giáo dục như một loại “Xí nghiệp đặc biệt” [24]. Xu hướng thứ hai, quá trình quản lý giáo dục bắt nguồn từ lý luận quản lý xã hội, xã hội được chia thành ba lĩnh vực là “chính trị - xã hội”, “văn hóa - tư tưởng” và “kinh tế”, quản lý xã hội là quản lý ba lĩnh vực đó và như vậy, quản lý giáo dục nằm trong lĩnh vực quản lý văn hóa - tư tưởng [13]. Quản lý giáo dục, theo nghĩa rộng là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong xã hội, quá trình đó bao gồm các hoạt động có tính giáo dục của bộ máy Nhà nước, của các tổ chức xã hội, của hệ thống giáo dục quốc dân, của gia đình… Quản lý giáo dục, theo nghĩa hẹp bao gồm : quản lý hệ thống giáo dục là quản lý các hoạt động 10 giáo dục đào tạo diễn ra trong các đơn vị hành chính (xã, huyện, tỉnh, toàn quốc) và quản lý nhà trường. “Một quy luật của tiến bộ xã hội là thế hệ đi sau phải lĩnh hội cả những kinh nghiệm xã hội mà các thế hệ đi trước đã tích lũy và truyền lại, đồng thời phải làm phong phú thêm những kinh nghiệm đó” [11]. Thực hiện quy luật này là chức năng của giáo dục nói chung và quản lý giáo dục nói riêng. QLGD có hai chức năng là : “ổn định duy trì quá trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội” và “đổi mới, phát triển quá trình đào tạo đón đầu tiến bộ kinh tế xã hội”. Như vậy, “QIGD là hoạt động điều hành các nhà trường để giáo dục, vừa là sức mạnh, vừa là mục tiêu của nền kinh tế” [11]. Với các chức năng trên quản lý giáo dục có vị trí cao nhất trong việc tạo điều kiện XHH cá nhân, hình thành và phát triển nhân cách, nhằm giúp con người đảm nhận và gánh vác được những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. 1.2.3. Quản lý nhà trường Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp GD&ĐT. Trường học là một bộ phận của hệ thống xã hội mà ở đó tiến hành quá trình giáo dục đào tạo, gọi chung là “cơ sở giáo dục”. “Nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội, là nơi thực hiện chức năng kiến tạo các kinh nghiệm xã hội cho một nhóm dân cư được huy động vào sự kiến tạo này một cách tối ưu theo quan niệm xã hội, thực hiện chức năng tạo nguồn cho các yêu cầu của xã hội, đào tạo các công dân cho tương lai”. [24] Trường học với tư cách là một tổ chức giáo dục cơ sở, vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính xã hội, trực tiếp đào tạo thế hệ trẻ, nó là tế bào chủ chốt của bất kỳ hệ thống giáo dục nào từ trung ương đến địa phương. Như vậy “Quản lý nhà trường là gì ? Theo GS.VS Phạm Minh Hạc “ Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh” [19]. Ông cho rằng : “Việc quản lý nhà trường phổ thông là quản lý hoạt động dạy học, tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục” và “Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục là tổ chức hoạt động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa mới quản lý được 11 giáo dục, tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước” [19]. Có thể thấy, công tác quản lý trường học bao gồm sự quản lý các tác động qua lại giữa trường học và xã hội, đồng thời quản lý chính nhà trường. Người ta có thể phân tích quá trình giáo dục của nhà trường như một hệ thống gồm sáu thành tố : Mục đích giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, thầy giáo, học sinh, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ giáo dục. Như vậy, các thành tố này được chia làm ba loại : Thành tố con người, thành tố tinh thần và thành tố vật chất. Quản lý nhà trường là quản lý hệ thống xã hội - sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có khoa học và có hướng của chủ thể quản lý trên tất cả các mặt của đời sống nhà trường để đảm bảo sự vận hành tối ưu xã hội - kinh tế và tổ chức sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh. Người quản lý trường học là hiệu trưởng của các nhà trường. Vì vậy, quản lý trường học thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạm của thầy, hoạt động học tập tự giáo dục của trò, diễn ra chủ yếu trong quá trình dạy học. Quản lý trường học là quản lý tập thể giáo viên và học sinh để chính họ lại quản lý (đối với giáo viên) và tự quản lý (đối với học sinh) quá trình dạy - học, nhằm tạo ra sản phẩm là nhân cách con người mới. Đồng thời, quản lý trường học còn bao gồm quản lý các công việc khác có tính chất điều kiện như : Đội ngũ, tổ chức hoạt động của các đoàn thể trong trường, quản lý cơ sở vật chất, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ giáo viên, học sinh .v.v… 1.2.4. Giáo viên Luật Giáo dục (2007) đã định rõ : “Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác”. “Nhà giáo dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, gọi là giáo viên”. [27] Những tiêu chuẩn đối với nhà giáo là : - Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt. - Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ . 12 - Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp . - Lý lịch bản thân rõ ràng. [27] Theo tiến sĩ Philip Jackson : “Giáo viên là người ra quyết định có hiểu biết, hiểu được học sinh và có khả năng cấu trúc lại nội dung giảng dạy để học sinh có thể
Tài liệu liên quan