Tháng 11/2006, Việt Nam đã trởthành thành viên chính thức của tổchức thương
mại thếgiới (WTO). Tham gia vào nền kinh tếtoàn cầu, Việt Nam đang phải đối
mặt với thách thức to lớn. Đó là sức ép cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực
và trên thếgiới. Việt Nam đang gia nhập vào sân chơi chung, nơi mà sựcạnh tranh
công bằng là luật chơi. Vì vậy, làm thếnào đểnâng cao khảnăng cạnh tranh là
nhiệm vụmang tính cấp bách và sống còn của doanh nghiệp. Một trong những nhân
tố đểnâng cao tính cạnh tranh và quyết định sựthành công của các doanh nghiệp
chính là thông tin kếtoán được cung cấp phải trung thực, hợp lý, minh bạch để
người sửdụng thông tin kếtoán có thể đưa ra những quyết định đúng đắn.
Chính vì vậy, ngày 31/12/2001 Việt Nam đã ban hành bốn chuẩn mực kếtoán
đầu tiên, bắt đầu cho một chuỗi các chuẩn mực kếtoán khác. Khi soạn thảo các
chuẩn mực này, quan điểm chung của Việt Nam là xây dựng trên cơsởcó chọn lọc
những tinh hoa vềkếtoán của các nước và lấy chuẩn mực kếtoán quốc tếlàm nền
tảng. Quy trình soạn thảo các chuẩn mực dựa trên mức độ ưu tiên vềtính trọng yếu
và tính thanh khoản của các khoản mục trên báo cáo tài chính. Đó là lý do mà chuẩn
mực kếtoán doanh thu và thu nhập khác được ban hành trong đợt đầu tiên. So với
các quy định trước khi ban hành chuẩn mực, các quy định trong chuẩn mực này đã
có những bước tiến đáng kể. Thếnhưng, các chuẩn mực kếtoán Việt Nam đã không
được sửa đổi, bổsung từkhi được ban hành đến nay dù nền kinh tế, môi trường đầu
tư đã có những thay đổi rõ rệt. Đặc biệt là chuẩn mực kếtoán vềdoanh thu, chuẩn
mực kếtoán vềhợp đồng xây dựng và chuẩn mực bất động sản đầu tư. Điều này đã
làm cho một sốnội dung trong chuẩn mực và trên thông tưhướng dẫn bộc lộnhững
bất cập trong việc vận dụng vào thực tế. Đây là vấn đềrất cần thiết đểhoàn thiện
công tác kếtoán và giúp cho các doanh nghiệp trong tất cảcác lĩnh vực khác nhau
đều có thểáp dụng. Chính vì vậy, việc đềra những định hướng và giải pháp hoàn
thiện kếtoán doanh thu trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản là vấn
đềcấp bách hiện nay.
78 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1719 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp để góp phần hoàn thiện kế toán doanh thu trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản đầu tư ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tháng 11/2006, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương
mại thế giới (WTO). Tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang phải đối
mặt với thách thức to lớn. Đó là sức ép cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực
và trên thế giới. Việt Nam đang gia nhập vào sân chơi chung, nơi mà sự cạnh tranh
công bằng là luật chơi. Vì vậy, làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh là
nhiệm vụ mang tính cấp bách và sống còn của doanh nghiệp. Một trong những nhân
tố để nâng cao tính cạnh tranh và quyết định sự thành công của các doanh nghiệp
chính là thông tin kế toán được cung cấp phải trung thực, hợp lý, minh bạch để
người sử dụng thông tin kế toán có thể đưa ra những quyết định đúng đắn.
Chính vì vậy, ngày 31/12/2001 Việt Nam đã ban hành bốn chuẩn mực kế toán
đầu tiên, bắt đầu cho một chuỗi các chuẩn mực kế toán khác. Khi soạn thảo các
chuẩn mực này, quan điểm chung của Việt Nam là xây dựng trên cơ sở có chọn lọc
những tinh hoa về kế toán của các nước và lấy chuẩn mực kế toán quốc tế làm nền
tảng. Quy trình soạn thảo các chuẩn mực dựa trên mức độ ưu tiên về tính trọng yếu
và tính thanh khoản của các khoản mục trên báo cáo tài chính. Đó là lý do mà chuẩn
mực kế toán doanh thu và thu nhập khác được ban hành trong đợt đầu tiên. So với
các quy định trước khi ban hành chuẩn mực, các quy định trong chuẩn mực này đã
có những bước tiến đáng kể. Thế nhưng, các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã không
được sửa đổi, bổ sung từ khi được ban hành đến nay dù nền kinh tế, môi trường đầu
tư đã có những thay đổi rõ rệt. Đặc biệt là chuẩn mực kế toán về doanh thu, chuẩn
mực kế toán về hợp đồng xây dựng và chuẩn mực bất động sản đầu tư. Điều này đã
làm cho một số nội dung trong chuẩn mực và trên thông tư hướng dẫn bộc lộ những
bất cập trong việc vận dụng vào thực tế. Đây là vấn đề rất cần thiết để hoàn thiện
công tác kế toán và giúp cho các doanh nghiệp trong tất cả các lĩnh vực khác nhau
đều có thể áp dụng. Chính vì vậy, việc đề ra những định hướng và giải pháp hoàn
thiện kế toán doanh thu trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản là vấn
đề cấp bách hiện nay.
2
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích chính của đề tài là:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản, các quan điểm khác nhau về doanh thu,
thời điểm ghi nhận và phương pháp xác định doanh thu và thu nhập khác
theo chuẩn mực kế toán quốc tế và chuẩn mực kế toán Việt Nam.
- Tìm hiểu thực trạng về kế toán doanh thu trong lĩnh vực xây dựng và kinh
doanh bất động sản tại TP.Hồ Chí Minh trên cơ sở phân tích những ưu điểm
và những tồn tại liên quan đến những quan điểm trong chuẩn mực kế toán,
thông tư hướng dẫn và tồn tại trong việc vận dụng chuẩn mực và thông tư
vào thực tế công tác kế toán.
- Đề xuất các định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu trong
lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản đầu tư.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài này nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện công tác kế
toán về doanh thu trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản đầu tư trong
đó tập trung vào nghiên cứu thời điểm và phương pháp ghi nhận doanh thu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong kế toán doanh thu của các doanh
nghiệp sản xuất, thương mại và dịch vụ, không đề cập đến các đơn vị hành chính sự
nghiệp.
Về thông tư hướng dẫn, đề tài chỉ chú trọng khai thác thông tư 161/2007/ TT-
BTC ngày 31/12/2007 không đề cập đến thông tư 244/2009 TT-BTC ngày
31/12/2009 hướng dẫn cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, tổng hợp,
phân tích, so sánh, đối chiếu và logic… để giúp luận văn đạt được mục tiêu đề ra.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc hệ thống hoá các lý luận liên
quan đến doanh thu và thu nhập khác của quốc tế và của Việt nam; đề xuất các giải
pháp để hoàn thiện phương pháp hạch toán kế toán doanh thu áp dụng cho các công
3
ty xây dựng và các công ty kinh doanh bất động sản đầu tư từ đó đề xuất các kiến
nghị cụ thể nhằm hoàn thiện chuẩn mực doanh thu trong lĩnh vực xây dựng và kinh
doanh bất động sản đầu tư .
6. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn gồm 74 trang, 3 phụ lục và có kết cấu như sau:
Mở đầu
Chương I: Nêu một số đặc điểm của hoạt động xây dựng và kinh doanh bất động
sản đầu tư chi phối đến việc ghi nhận doanh thu; Các căn cứ pháp lý cho việc ghi
nhận doanh thu của hoạt động xây dựng và kinh doanh bất động sản đầu tư theo
chuẩn mực kế toán Việt nam và theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Đánh giá điểm
khác biệt của chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế.
Chương II: Thực trạng kế toán doanh thu trong các doanh nghiệp xây dựng và
kinh doanh bất động sản đầu tư ở Việt Nam. Trong chương này, tác giả giới thiệu
tổng quát về hoạt động xây dựng và kinh doanh bất động sản ở Việt Nam. Đánh giá
tình hình kế toán doanh thu của hoạt động xây dựng và kinh doanh bất động sản đầu
tư của một số doanh nghiệp tại Tp. Hồ Chí Minh.
Chương III: Các giải pháp để góp phần hoàn thiện kế toán doanh thu trong lĩnh
vực xây dựng và kinh doanh BĐS đầu tư ở Việt Nam. Qua kết quả phân tích ở
chương 1 và 2 tác giả sẽ đưa ra các định hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán
doanh thu. Đề tài đặc biệt chú trọng đến giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu đối
với chuẩn mực và thông tư hướng dẫn.
Kết luận
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
4
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU TRONG
LĨNH VỰC XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH
BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ
1.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ KINH
DOANH BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ CHI PHỐI ĐẾN VIỆC GHI NHẬN
DOANH THU
1.1.1 Đặc điểm của hoạt động xây dựng
Xây dựng là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp
nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Một bộ phận lớn của
thu nhập quốc dân, của quỹ tích lũy cũng như các khoản đầu tư của nước ngoài
được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
So với các ngành sản xuất khác, ngành xây dựng có những đặc điểm về kinh tế,
kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rất rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản
phẩm của ngành. Điều này chi phối đến việc ghi nhận doanh thu trong các doanh
nghiệp xây lắp.
Do đó, hoạt động xây lắp có những đặc điểm sau:
- Sản phẩm xây lắp không có sản phẩm nào giống sản phẩm nào, mỗi sản phẩm có
yêu cầu về mặt thiết kế mỹ thuật, kết cấu hình thức, địa điểm xây dựng khác nhau.
Chính vì vậy, mỗi sản phẩm xây lắp đều có yêu cầu về tổ chức quản lý, tổ chức thi
công và biện pháp thi công phù hợp với đặc điểm của từng công trình cụ thể.
- Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, khối lượng công trình lớn, thời gian thi công
tương đối dài. Trong thời gian thi công xây dựng chưa tạo ra sản phẩm cho xã hội
nhưng sử dụng nhiều vật tư, nhân lực của xã hội. Đặc điểm này đòi hỏi việc quản lý
theo dõi quá trình sản xuất thi công phải chặt chẽ, đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm,
đảm bảo chất lượng thi công công trình.
- Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp tương đối dài
5
- Các công trình xây dựng cơ bản thường có thời gian sử dụng dài nên mọi sai lầm
trong quá trình thi công thường khó sửa chữa phải phá đi làm lại. Sai lầm trong xây
dựng cơ bản vừa gây lãng phí, vừa để lại hậu quả có khi rất nghiêm trọng, lâu dài và
khó khắc phục. Do đặc điểm này mà trong quá trình thi công cần phải thường xuyên
giám sát chất lượng công trình.
- Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (xe máy,
thiết bị thi công, người lao động…) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc
điểm này làm cho công tác quản lý, hoạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh
hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết dễ mất mát, hư hỏng, …
- Sản xuất xây dựng cơ bản thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp của
điều kiện, môi trường, thiên nhiên, thời tiết và do đó việc thi công xây lắp ở một
mức độ nào đó mang tính chất thời vụ. Do đó, với đặc điểm này trong quá trình thi
công cần tổ chức quản lý lao động, vật tư chặt chẽ, đảm bảo thi công nhanh, đúng
tiến độ khi điều kiện môi trường thời tiết thuận lợi.
- Hoạt động xây lắp là một tổ hợp các hoạt động từ khâu thiết kế, kỹ thuật, công
nghệ. Đặc điểm này yêu cầu các bộ phận phải phối hợp chặt chẽ nhau để đảm bảo
việc xác định phần công việc hoàn thành, ghi nhận doanh thu, chi phí theo đúng tiến
độ thực tế.
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư
Đầu tư bất động sản là việc nhà đầu tư bỏ vốn để tạo dựng tài sản là bất động
sản, dùng để mua bán, khai thác và cho thuê, tiến hành dịch vụ bất động sản. Hoạt
động đầu bất động sản nhằm mục đích sinh lời và đáp ứng các lợi ích của xã hội.
Phương tiện đầu tư kinh doanh bất động sản là vốn bằng tiền, các loại tài sản, bí
quyết kinh doanh, công nghệ, dịch vụ. Thời gian đầu tư bất động sản tính từ khi bắt
đầu dự án đến khi kết thúc hoạt động dự án.
Do đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư có các đặc điểm sau:
- Đòi hỏi vốn đầu tư lớn: do đặc điểm của bất động sản là có giá trị lớn, vì
vậy nhà đầu tư cần phải phân bổ, chu chuyển, bảo toàn vốn để thu được lợi nhuận
cao nhất.
6
- Thời gian từ khi bắt đầu dự án đến kết thúc của một dự án đầu tư và đạt
thành quả phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm. Trong thời gian đầu tư đó
có nhiều biến động, vì vậy nhà đầu tư phải có những dự đoán các biến động có thể
xảy ra. Ví dụ: về thị trường, sự phát triển kinh tế - xã hội, kỹ thuật – công nghệ, sức
mua, thời tiết, khí hậu…
- Thời gian thực hiện đầu tư dài, vì vậy nhà đầu tư phải phân bổ vốn và huy
động vốn hợp lý, có hiệu quả.
- Những thành quả đầu tư Bất động sản tạo dựng tài sản có giá trị sử dụng lâu
dài, đời sống kinh tế của dự án thường dài… Vì vậy trong đầu tư cần phải chú ý
chất lượng của các công trình: từ khâu lựa chọn nguyên vật liệu, cân đối khoản mục
thi công công trình…
- Các thành quả hoạt động đầu tư là công trình xây dựng gắn liền với đất có
vị trí cố định, gắn liền với điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội, môi trường nhất định.
Vì vậy các hoạt động đầu tư Bất động sản phải nắm vững đặc điểm tự nhiên, kinh
tế, môi trường ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư cũng như các tác dụng sau này với
hoạt động đầu tư.
- Bất kỳ một hoạt động đầu tư được đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế - xã
hội cao cần làm tốt công tác quản lý vì nguồn lực phục vụ cho công tác đầu tư là rất
lớn. Nhà đầu tư cần quan tâm đúng mức đến việc chuẩn bị cho hoạt động đầu tư như
lập dự án đầu tư…
1.1.3 Sự chi phối của các đặc điểm trên đến việc ghi nhận doanh thu
Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp mang tính chất đơn lẻ nên việc tập hợp
chi phí sản xuất, tính giá thành, xác định kết quả thi công xây lắp cũng được tính
cho từng sản phẩm xây lắp riêng biệt.Việc ghi nhận doanh thu cũng được thực hiện
tương tự, doanh thu cũng được ghi nhận cho từng sản phẩm riêng biệt và việc ghi
nhận doanh thu và chi phí phải theo nguyên tắc phù hợp.
Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, là một hoạt động liên tục, thời gian thi công
tương đối dài với những công đoạn, thủ tục theo nguyên tắc luật định hoặc có sự
thỏa thuận trong hợp đồng được ký kết giữa chủ đầu tư với bên thi công. Với đặc
7
điểm đó, việc xác định chính xác thời điểm và giá trị ghi nhận doanh thu có ý nghĩa
quan trọng để doanh nghiệp xây dựng xác định chính xác kết quả hoạt động kinh
doanh. Do đó, doanh nghiệp có thể ghi nhận doanh thu theo thực tế phần công việc
hoàn thành theo ba phương pháp xác định phần công việc hoàn thành hoặc ghi nhận
doanh thu theo hợp đồng, khi đó doanh nghiệp căn cứ vào các điều khoản của hợp
đồng để ghi nhận doanh thu.
Đối với dự án xây dựng bất động sản, nhà thầu phải căn cứ trên hợp đồng đã
thõa thuận với chủ đầu tư để xác định doanh thu cho từng lần thực hiện như xây
dựng cơ sở hạ tầng, tiến độ thực hiện dự án. Nếu doanh nghiệp tự xây dựng bất
động sản để bán trong kỳ hoạt động kinh doanh thông thường thì việc ghi nhận
doanh thu và chi phí liên quan đến bất động sản theo chuẩn mực 05 “Bất động sản
đầu tư”và chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định 15. Khi doanh nghiệp cho
thuê bất động sản đầu tư theo hợp đồng thuê hoạt động, doanh thu được ghi nhận
qua nhiều kỳ kế toán là số tiền nhận trước của nhiều năm chia cho số năm nhận tiền
trước.
1.2 CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ CHO VIỆC GHI NHẬN DOANH THU CỦA
HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ
Ở VIỆT NAM
1.2.1 Các chuẩn mực kế toán có liên quan
Một trong những bước tiến vượt bậc của kế toán Việt Nam là Bộ tài chính ban
hành một loạt 26 chuẩn mực kế toán trong bốn năm từ năm 2001 đến cuối năm
2005. Tinh thần của Bộ tài chính khi xây dựng các chuẩn mực là cần vận dụng
những thành tựu kế toán trên cơ sở có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia trên
thế giới và phù hợp với đặc điểm kinh tế Việt Nam. Chính vì vậy, các chuẩn mực kế
toán Việt Nam đã ban hành rất gần với thông lệ quốc tế. Chuẩn mực kế toán doanh
thu là một trong bốn chuẩn mực được ban hành trong đợt 1. Điều đó chứng tỏ tầm
quan trọng của khoản mục doanh thu trong việc hạch toán và cung cấp thông tin. Do
tính phức tạp của doanh thu và thu nhập khác, chuẩn mực kế toán Việt Nam đã thiết
lập các chuẩn mực khác nhau để giải quyết. Liên quan đến doanh thu có chuẩn mực
8
số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”, chuẩn mực 15 “Hợp đồng xây dựng”, chuẩn
mực số 05 “Bất động sản đầu tư”.
1.2.1.1 Chuẩn mực kế toán doanh thu và thu nhập khác (VAS14)
Định nghĩa
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ
kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh
nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Thu nhập khác là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động
ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu.
Thời điểm ghi nhận doanh thu và phương pháp xác định doanh thu
Về cơ bản, chuẩn mực kế toán Việt Nam được xây dựng trên cơ sở, nền tảng của
chuẩn mực kế toán quốc tế, do đó điều kiện ghi nhận doanh thu và phương pháp xác
định doanh thu là tương tự với chuẩn mực kế toán quốc tế về doanh thu (IAS18)
a-Doanh thu bán hàng:
Thời điểm ghi nhận doanh thu
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm điều kiện sau:
(a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở
hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;
(b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu
hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;
(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán
hàng;
(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Phương pháp ghi nhận doanh thu
Chuẩn mực kế toán Việt Nam về doanh thu và thu nhập khác đã không đưa ra
các hướng dẫn về phương pháp xác định doanh thu cho từng trường hợp cụ thể mà
được trình bày trong thông tư hướng dẫn. Chuẩn mực chỉ đơn thuần đưa ra các điều
kiện ghi nhận doanh thu.
9
b- Doanh thu cung cấp dịch vụ
Thời điểm ghi nhận doanh thu
Doanh thu của các giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi khi thõa mãn tất cả
bốn điều kiện sau:
(a) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(b) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
(c) Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế
toán;
(d) Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao
dịch cung cấp dịch vụ đó.
Phương pháp xác định doanh thu
Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ thực hiện trong nhiều kỳ kế toán thì
việc xác định doanh thu của dịch vụ trong từng kỳ thường được thực hiện theo
phương pháp tỷ lệ hoàn thành, theo đó doanh thu được ghi nhận trong kỳ kế toán
được xác định theo tỷ lệ phần công việc đã hoàn thành.
Phần công việc đã hoàn thành được xác định theo một trong ba phương pháp sau
tùy thuộc vào bản chất của dịch vụ:
(a) Đánh giá phần công việc đã hoàn thành;
(b) So sánh tỷ lệ (%) giữa khối lượng công việc đã hoàn thành với tổng khối
lượng công việc phải hoàn thành;
(c) Tỷ lệ (%) chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ước tính để hoàn thành toàn
bộ giao dịch cung cấp dịch vụ.
Khi kết quả của một giao dịch về cung cấp dịch vụ không thể xác định được
chắc chắn thì doanh thu được ghi nhận tương ứng với chi phí đã ghi nhận và có thể
thu hồi.
c- Doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia
Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia
của doanh nghiệp được ghi nhận tương tự như IAS18.
10
d- Thu nhập khác
Thu nhập khác quy định trong chuẩn mực này bao gồm các khoản thu từ các hoạt
động xảy ra không thường xuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu gồm: thu về
thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ; Thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp
đồng; Thu tiền bảo hiểm được bồi thường;….
e- Trình bày trên báo cáo tài chính
Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày
(a) Chính sách kế toán được áp dụng trong việc ghi nhận doanh thu bao gồm ba
phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của các giao dịch về
cung cấp dịch vụ
(b) Doanh thu của từng loại giao dịch và sự kiện
(c) Doanh thu từ việc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ theo từng loại hoạt động
trên
(d) Thu nhập khác, trong đó trình bày cụ thể các khoản thu nhập bất thường
1.2.1.2 Chuẩn mực kế toán hợp đồng xây dựng (VAS15)
Định nghĩa
Hợp đồng xây dựng là hợp đồng bằng văn bản về việc xây dựng một tài sản hoặc
tổ hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau về mặt thiết kế,
công nghệ, chức năng hoặc các mục đích sử dụng cơ bản của chúng.
Doanh thu hợp đồng xây dựng
Doanh thu của hợp đồng xây dựng bao gồm:
(a) Doanh thu ban đầu được ghi nhận trong hợp đồng; và
(b) Các khoản tăng giảm khi thực hiện hợp đồng, các khoản tiền thưởng và các
khoản thanh toán khác nếu các khoản này có khả năng làm thay đổi doanh
thu, và có thể xác định một cách đáng tin cậy.
Chi phí hợp đồng xây dựng
Tương tự IAS 11, chi phí của hợp đồng xây dựng bao gồm:
(a) Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng
11
(b) Chi phí chung liên quan đến hoạt động của các hợp đồng và có thể phân bổ
cho từng hợp đồng cụ thể
(c) Các chi phí khác có thể thu laị được từ khách hàng theo các điều khoản của
hợp đồng
Ghi nhận doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng
Doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng được ghi nhận theo hai trường
hợp sau:
(a) Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo
tiến độ kế hoạch, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách
đáng tin cậy, thì doanh thu và chi phí liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương
ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác định vào ngày lập báo cáo
tài chính mà không phụ thuộc vào hóa đơn thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã lập
hay chưa và số tiền ghi trên hóa đơn là bao nhiêu;
(b) Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo
giá trị khối lượng thực hiện, khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác
định một cách đáng tin cậy và được khách hàng xác nhận, thì doanh thu và chi phí
liên quan đến hợp đồng được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành
được khách hàng xác nhận trong kỳ được phản ánh trên hóa đơn đã lập.
Doanh nghiệp lựa chọn áp dụng một trong ba (3) phương pháp sau để xác định
phần công việc hoàn thành:
(a) Tỷ lệ phần trăm (%) giữa chi phí đã phát sinh của phần công việc đã hoàn
thành tại một thời điểm so với tổng chi phí dự toán của hợp đồng;
(b) Đánh giá phần công việc đã hoàn thành; hoặc
(c) Tỷ lệ phần trăm (%) giữa khối lượng xây lắp đã hoàn thành so với tổng khối
lượng xây lắp phải hoàn thành của hợp đồng
Trình bày báo cáo tài chính
Doanh nghiệp phải trình bày t