Luận văn Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hậu mãi của mạng điện thoại di động s-Fone

Trong xu hướng hội nhập hoá - toàn cầu hoá, môi trường kinh doanh Việt Nam sẽ có sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt từ các DN trong và ngoài nước. Xu hướng này đồng thời cũng mang lại cho NTD ngày càng nhiều lựa chọn hơn trong việc tiêu dùng hàng hoá dịch vụ. Khi này, CLDV hậu mãi, thái độ quan tâm săn sóc tới khách hàng là yếu tố quan trọng, nếu không nói là quyết định, để khách hàng gắn bó với DN và để thu hút khách hàng mới. Đối với thị trường dịch vụ ĐTDĐ Việt Nam, sức ép cạnh tranh nội bộ ngành ngày càng lớn trong khi cuộc đua giảm giá cước đang dần đi đến chặng cuối vì giá cước đã tiệm cận giá thành. Trong bối cảnh này, để tăng sức cạnh tranh, việc cải tiến và hoàn thiện dịch vụ hậu mãi càng có tính quan trọng hơn với các DN khai thác mạng ĐTDĐ Việt Nam vì nó liên quan trực tiếp đến sự phát triển bền vững của DN, của sản phẩm - dịch vụ. Do đó, việc nâng cao CLDV hậu mãi là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng trong chiến lược cạnh tranh của một DN khai thác mạng ĐTDĐ như Trung tâm ĐTDĐ CDMA S-Telecom. Tuy nhiên, việc khảo sát, đánh giá và cải tiến CLDV hậu mãi của S-Telecom từ trước tới nay chỉ dừng ở việc nâng cao chỉ số đáp ứng các tiêu chí mà Bộ TTTT quy định và dựa trên ý kiến góp ý của khách hàng trong các “sổ tay góp ý”, chưa mang tính hệ thống, toàn diện và khách quan. Đây là lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HẬU MÃI CỦA MẠNG ĐTDĐ S-FONE”. Xuất phát từ những lý thuyết đo lường CLDV và sự TMKH, luận văn xem xét, tìm hiểu các thành phần CLDV hậu mãi của mạng ĐTDĐ; phân tích thực trạng, đánh giá CLDV hậu mãi của mạng ĐTDĐ S-Fone; so sánh với các mạng ĐTDĐ khác trên thị trường và đưa ra những giải pháp nâng cao CLDV hậu mãi của mạng ĐTDĐ S-Fone, qua đó, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của S-Fone.

doc59 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1704 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ hậu mãi của mạng điện thoại di động s-Fone, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Sự cần thiết của đề tài Trong xu hướng hội nhập hoá - toàn cầu hoá, môi trường kinh doanh Việt Nam sẽ có sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt từ các DN trong và ngoài nước. Xu hướng này đồng thời cũng mang lại cho NTD ngày càng nhiều lựa chọn hơn trong việc tiêu dùng hàng hoá dịch vụ. Khi này, CLDV hậu mãi, thái độ quan tâm săn sóc tới khách hàng là yếu tố quan trọng, nếu không nói là quyết định, để khách hàng gắn bó với DN và để thu hút khách hàng mới. Đối với thị trường dịch vụ ĐTDĐ Việt Nam, sức ép cạnh tranh nội bộ ngành ngày càng lớn trong khi cuộc đua giảm giá cước đang dần đi đến chặng cuối vì giá cước đã tiệm cận giá thành. Trong bối cảnh này, để tăng sức cạnh tranh, việc cải tiến và hoàn thiện dịch vụ hậu mãi càng có tính quan trọng hơn với các DN khai thác mạng ĐTDĐ Việt Nam vì nó liên quan trực tiếp đến sự phát triển bền vững của DN, của sản phẩm - dịch vụ. Do đó, việc nâng cao CLDV hậu mãi là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng trong chiến lược cạnh tranh của một DN khai thác mạng ĐTDĐ như Trung tâm ĐTDĐ CDMA S-Telecom. Tuy nhiên, việc khảo sát, đánh giá và cải tiến CLDV hậu mãi của S-Telecom từ trước tới nay chỉ dừng ở việc nâng cao chỉ số đáp ứng các tiêu chí mà Bộ TTTT quy định và dựa trên ý kiến góp ý của khách hàng trong các “sổ tay góp ý”, chưa mang tính hệ thống, toàn diện và khách quan. Đây là lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HẬU MÃI CỦA MẠNG ĐTDĐ S-FONE”. Xuất phát từ những lý thuyết đo lường CLDV và sự TMKH, luận văn xem xét, tìm hiểu các thành phần CLDV hậu mãi của mạng ĐTDĐ; phân tích thực trạng, đánh giá CLDV hậu mãi của mạng ĐTDĐ S-Fone; so sánh với các mạng ĐTDĐ khác trên thị trường và đưa ra những giải pháp nâng cao CLDV hậu mãi của mạng ĐTDĐ S-Fone, qua đó, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của S-Fone. Mục tiêu của đề tài Đưa ra các giải pháp nâng cao CLDV hậu mãi của mạng ĐTDĐ S-Fone. Quy trình thực hiện đề tài Luận văn đưa ra các giải pháp nâng cao CLDV hậu mãi của mạng ĐTDĐ S-Fone thông qua việc phân tích thực trạng dịch vụ hậu mãi; đánh giá CLDV hậu mãi của mạng ĐTDĐ S-Fone và so sánh với CLDV hậu mãi của các mạng ĐTDĐ trên thị trường. Dữ liệu sử dụng Trong luận văn, việc phân tích thực trạng và đánh giá chất lượng dịch vụ hậu mãi của mạng ĐTDĐ S-Fone được thực hiện dựa trên nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Dữ liệu thứ cấp về dịch vụ hậu mãi được tập hợp qua nghiên cứu của tác giả về hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ hậu mãi của mạng ĐTDĐ S-Fone và các mạng ĐTDĐ MobiFone, VinaPhone va Viettel trong những năm gần đây và một số tài liệu của các nhà nghiên cứu đã công bố. Dữ liệu sơ cấp về CLDV hậu mãi được thu thập thông qua hai bước nghiên cứu, nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức: + Nghiên cứu sơ bộ: thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tính, sử dụng kỹ thuật đóng vai, thảo luận tay đôi, thảo luận nhóm nhằm khám phá những mong muốn, kỳ vọng, những yếu tố tác động đến CLDV hậu mãi của mạng ĐTDĐ. Trước tiên, tác giả cùng một số bạn học, đồng nghiệp tự đặt mình vào vai trò chủ thuê bao ĐTDĐ sử dụng dịch vụ hậu mãi của mạng ĐTDĐ để tìm hiểu những yếu tố khách hàng sẽ quan tâm khi sử dụng dịch vụ này. Sau đó, thực hiện tiếp việc thảo luận tay đôi với 10 khách hàng thường xuyên sử dụng ĐTDĐ tại TPHCM đã trực tiếp sử dụng dịch vụ hậu mãi của mạng ĐTDĐ, Trưởng phòng CSKH của mạng ĐTDĐ S-Fone, Trưởng bộ phận hậu mãi của mạng ĐTDĐ S-Fone, chuyên viên hậu mãi của MobiFone, VinaPhone và Viettel. Kết quả này được sử dụng để điều chỉnh lần 1 các tiêu thức đánh giá CLDV cho phù hợp với lĩnh vực dịch vụ hậu mãi của mạng ĐTDĐ (xem phụ lục 1.6). Sau đó, tác giả tiếp tục thảo luận nhóm với 32 chủ thuê bao ĐTDĐ khác, bao gồm: 12 chủ thuê bao mạng ĐTDĐ Viettel, 9 chủ thuê bao MobiFone, 7 chủ thuê bao mạng ĐTDĐ VinaPhone và 4 chủ thuê bao S-Fone. Sau thảo luận nhóm, kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố xác định được ở bước thảo luận tay đôi bị loại bỏ. Cơ sở để loại bỏ là đa số chủ thuê bao được phỏng vấn cho rằng các yếu tố đó không quan trọng đối với họ hoặc là họ chưa quan tâm đến đặc điểm này khi dùng dịch vụ hậu mãi của mạng ĐTDĐ S-Fone hoặc có sự trùng lặp yếu tố, yếu tố này đã bao hàm trong yếu tố kia. Kết quả của lần khảo sát thứ hai này cho thấy có 5 nhóm tiêu chí chính thức (với 30 tiêu chí nhỏ) mà khách hàng quan tâm khi tiêu dùng dịch vụ hậu mãi của mạng ĐTDĐ và các tiêu thức này sẽ được sử dụng để nghiên cứu định lượng tiếp theo về CLDV hậu mãi của mạng ĐTDĐ S-Fone, MobiFone, VinaPhone và Viettel (xem phụ lục 1.7). + Nghiên cứu chính thức: Mục đích của nghiên cứu này là nhằm thu thập dữ liệu, ý kiến đánh giá, đo lường CLDV hậu mãi của mạng ĐTDĐ S-Fone và các mạng ĐTDĐ MobiFone, VinaPhone, Viettel từ chính ý kiến của chủ thuê bao các mạng ĐTDĐ này. Nghiên cứu này được thực hiện tại Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Thừa Thiên Huế, Bình Định, TPHCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Tiền Giang, An Giang và Vĩnh Long trong tháng 10, 11/2008. Phương pháp thu thập thông tin sử dụng trong nghiên cứu này là phỏng vấn trực tiếp theo một bảng câu hỏi được soạn sẵn. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng và phân tích các dữ liệu thứ cấp đã được phía nhà cung cấp dịch vụ thống kê, tập hợp dựa trên những tiêu chuẩn của ngành được Bộ TTTT quy định, để từ đó, luận văn có cái nhìn tổng quát hơn mối quan hệ giữa thực trạng CLDV hậu mãi của mạng ĐTDĐ S-Fone với sự thoả mãn khi tiêu dùng của khách hàng từ cả hai phía, nhà cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng dịch vụ cũng như có sự so sánh trực tiếp CLDV của nhà mạng này với ba mạng di động MobiFone, VinaPhone và Viettel. 30 biến đo lường CLDV được phân thành 5 nhóm (xem chi tiết trong phần thang đo CLDV hậu mãi của mạng ĐTDĐ thông qua ý kiến đánh giá của khách hàng - Chương I) và 3 biến đo lường sự TMKH sẽ được đánh giá dựa trên việc khảo sát, thu thập, phỏng vấn, lấy ý kiến trực tiếp từ phía khách hàng theo phiếu điều tra cho điểm. Thang đo sử dụng là thang đo Likert 5 mức độ từ thấp (1) đến cao (5). Từ những thông tin, dữ liệu thu thập được, thông qua các bước xác định độ tin cậy của thang đo (Cronbach Alpha), phân tích nhân tố (EFA), kiểm định giá trị trung bình, xác định mối tương quan, … bằng phần mềm SPSS 13.0 sẽ cho phép luận văn có cái nhìn tổng quát về các thành phần CLDV hậu mãi của mạng ĐTDĐ, đồng thời cũng tìm hiểu được mối liên quan giữa CLDV và sự TMKH đối với dịch vụ này. Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên trong số các chủ thuê bao đến TTDVKH của các mạng ĐTDĐ để giao dịch. Kích thước mẫu được xác định theo tiêu chuẩn 5:1, có nghĩa là trung bình 5 mẫu cho 1 biến đo lường [I11, trang 25]. Nghiên cứu này có 4 mạng ĐTDĐ cần khảo sát và 33 biến đo lường, vì vậy, kích thước mẫu tối thiểu là 33 x 5 x 4 = 660. Để đạt được tối thiểu 660 mẫu nghiên cứu, 1.300 bảng câu hỏi đã được chuyển đến những khách hàng ngẫu nhiên. Sau khi thu thập và kiểm tra, có 154 bảng bị loại do có quá nhiều ô trống hoặc lựa chọn đồng nhất một thang điểm. Cuối cùng, còn 1.146 bảng câu hỏi hoàn tất và được sử dụng trong nghiên cứu này (xem thông tin mẫu tại phụ lục 1.8). Dữ liệu được nhập và xử lý trên phần mềm Excel và SPSS 13.0 (xem phụ lục 2.2 đến 2.8 và phụ lục 3.1 đến 3.6). Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của luận văn: Đối tượng nghiên cứu: chủ thuê bao của mạng ĐTDĐ S-Fone và của ba mạng ĐTDĐ MobiFone, VinaPhone, Viettel đã sử dụng qua dịch vụ hậu mãi của các mạng ĐTDĐ này. Phạm vi nghiên cứu: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Thừa Thiên Huế, Bình Định, TPHCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ, Tiền Giang, An Giang và Vĩnh Long Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về CLDV và sự TMKH đối với dịch vụ hậu mãi của mạng ĐTDĐ. Nghiên cứu lý thuyết về CLDV và sự TMKH để đưa ra các thành phần chính đo lường CLDV hậu mãi của các mạng ĐTDĐ Việt Nam. Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng CLDV hậu mãi của mạng ĐTDĐ S-Fone. Giới thiệu chung về Trung tâm ĐTDĐ CDMA S-Telecom – nhà khai thác mạng ĐTDĐ S-Fone. Phân tích thực trạng và đánh giá CLDV hậu mãi của mạng ĐTDĐ S-Fone. Chương 3: Các giải pháp nâng cao CLDV hậu mãi của mạng ĐTDĐ S-Fone Nêu các giải pháp nâng cao CLDV hậu mãi của mạng ĐTDĐ S-Fone dựa trên cơ sở những phân tích trước đó. –²— CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CLDV VÀ SỰ TMKH ĐỐI VỚI DỊCH VỤ HẬU MÃI CỦA MẠNG ĐTDĐ KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CLDV VÀ SỰ TMKH. Khái niệm CLDV Lưu Văn Nghiêm (2001) định nghĩa dịch vụ là một quá trình hoạt động bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết các mối quan hệ giữa người cung cấp và khách hàng mà không có sự thay đổi quyền sở hữu. Sản phẩm dịch vụ có thể trong phạm vi hoặc vượt quá phạm vi của sản phẩm vật chất [I8, trang 6]. Dịch vụ được xem là sản phẩm vô hình, không đồng nhất nhau và không thể tách ly chúng được. Điều này có nghĩa là dịch vụ có 3 đặc điểm cơ bản: vô hình, không đồng nhất và không thể tách ly. CLDV thể hiện trong suốt quá trình khách hàng sử dụng dịch vụ và trong quá trình tương tác giữa khách hàng với nhân viên của công ty cung cấp dịch vụ [I11, trang 6]. Chính vì vậy mà việc đánh giá và đo lường CLDV rất phức tạp. Parasuraman, Zeithaml và Berry (1988:17) - những người tiên phong trong nghiên cứu CLDV và được đánh giá là khá toàn diện - định nghĩa CLDV là mức độ khác nhau giữa mong đợi của người tiêu dùng về dịch vụ và nhận thức của họ về kết quả của dịch vụ. Đây có thể xem là khái niệm tổng quát nhất, bao hàm đầy đủ ý nghĩa của dịch vụ, đồng thời cũng chính xác nhất khi xem xét CLDV đứng trên quan điểm khách hàng, xem khách hàng là trung tâm. Theo đó, CLDV được đo lường, đánh giá bởi chính những khách hàng tiêu dùng dịch vụ. Vì thế, để đo lường, đánh giá và quản lý tốt CLDV của mình, các DN kinh doanh dịch vụ cần chú ý đến những yếu tố cụ thể mà khách hàng quan tâm, mong muốn được đáp ứng tốt và chu đáo trong quá trình sử dụng dịch vụ. Và vì dịch vụ có tính chất vô hình nên khách hàng thường đánh giá chất lượng một dịch vụ thông qua những yếu tố hữu hình và cụ thể qua những lần tiêu dùng dịch vụ của DN kinh doanh dịch vụ như con người (nhân viên, khách hàng khác và chính bản thân khách hàng), các bước thực hiện dịch vụ, các yếu tố vật chất (trang thiết bị, TTDVKH, …). Trong thực tế, một sản phẩm cụ thể được đánh giá qua hai phần: chất lượng tuyệt đối và chất lượng cảm nhận. Chất lượng tuyệt đối là kết quả của một quy trình sản xuất, hoạt động của nhiều cá nhân, bộ phận để tạo ra một sản phẩm đáp ứng một nhu cầu cụ thể, xác định. Chất lượng tuyệt đối tồn tại mặc nhiên trong sản phẩm và DN kinh doanh sản phẩm có thể chủ động định đoạt được chất lượng này thông qua việc kiểm soát một số chỉ tiêu nhất định. Chất lượng cảm nhận là cảm nhận tâm sinh lý về mức độ thoả mãn các mong muốn của khách hàng trong quá trình tiêu dùng sản phẩm. Như vậy, chất lượng cảm nhận phản ánh sự TMKH đối với sản phẩm, được hình thành trên cơ sở của việc so sánh mức độ đáp ứng của sản phẩm với kỳ vọng của khách hàng. Đây cũng chính là khái niệm CLDV mà Parasuraman muốn đề cập đến. Bởi tính chất vô hình của dịch vụ nên chất lượng của một sản phẩm dịch vụ được đánh giá, đo lường chủ yếu thông qua chất lượng cảm nhận. Khái niệm sự TMKH Có nhiều quan điểm khác nhau về sự TMKH như: Sự TMKH như một phản ứng mang tính cảm xúc của khách hàng đáp lại với kinh nghiệm của họ về một sản phẩm hay một dịch vụ (Bachelet 1995:81). Sự TMKH là mức độ của trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ sản phẩm với những kỳ vọng của người đó (Kohler 2001) Có khá nhiều định nghĩa khác nhau về sự TMKH cũng như khá nhiều tranh cãi về nó, chính vì vậy việc định nghĩa chính xác sự thoả mãn trở nên khó khăn. Một nhà nghiên cứu phát biểu rằng “Mọi người đều biết rằng thoả mãn là gì nhưng đến khi được yêu cầu cho một định nghĩa thì dường như không ai biết” (Fehr và Russell 1984:464). Tuy nhiên, sự TMKH có thể hiểu theo định nghĩa sau “Đây là sự phản ứng của người tiêu dùng đối với việc được đáp ứng những mong muốn” (Oliver 1997:13). Nói rõ hơn, sự TMKH đối với một dịch vụ là sự phản ứng của khách hàng đối với việc dịch vụ đó đáp ứng những mong muốn của họ. Như vậy, sự TMKH là thành phần chất lượng cảm nhận về phương thức, mức độ mà dịch vụ đó thoả mãn các ước muốn của khách hàng trong quá trình tiêu dùng dịch vụ. Mối quan hệ giữa CLDV và sự TMKH Thông thường, các nhà kinh doanh dịch vụ cho rằng CLDV chính là mức độ TMKH. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khác cho rằng CLDV và TMKH là hai khái niệm hoàn toàn có thể phân biệt và đo lường được (Zeithaml va Bitner, 1996). CLDV chỉ tập trung vào những thành phần cụ thể của dịch vụ, trong khi đó, sự TMKH là một khái niệm tổng quát nói lên sự hài lòng của khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm. Bên cạnh đó, CLDV có thể được đánh giá bởi một người tiêu dùng chưa có kinh nghiệm thực tế đối với chủ thể cung cấp dịch vụ. Trong trường hợp này, người tiêu dùng dựa vào thông tin đánh giá của những khách hàng đã từng trải nghiệm. Trong khi đó, sự TMKH chỉ có thể được đánh giá bởi chính bản thân người sử dụng sau khi họ có kinh nghiệm thực tế đối với dịch vụ thông qua các giao dịch với chủ thể cung cấp dịch vụ. Trong thực tế, có nhiều nhà nghiên cứu đã thiết lập mối quan hệ giữa CLDV và sự TMKH như: Cronin & Tayler 1992; Spreng & Mackoy 1996; Nguyễn Đình Thọ 2003 … Các nghiên cứu này đều chỉ ra rằng sự TMKH chịu tác động bởi mức độ hài lòng về CLDV trong quá trình tiêu dùng. Vấn đề đặt ra ở đây cho các DN muốn quản lý tốt CLDV của mình là phải biết những mong muốn về dịch vụ của khách hàng có mức độ giống nhau hay khác nhau đối với từng DN trong cùng một ngành để từ đó đáp ứng tốt mong muốn đó, mang lại cho khách hàng sự thoả mãn ở mức cao nhất. Các mô hình lý thuyết đánh giá CLDV và sự TMKH Có nhiều nghiên cứu khác nhau nhằm đưa ra được khái niệm và đo lường CLDV, trong đó: Theo Lehtinen và Lehtinen (1982), CLDV được đánh giá trên 2 mặt: quá trình cung cấp dịch vụ và kết quả của dịch vụ. Gronroos (1984) lại đưa ra hai lĩnh vực của CLDV, đó là chất lượng kỹ thuật và chất lượng chức năng. Chất lượng kỹ thuật đề cập đến những gì được phục vụ, chất lượng chức năng nói lên chúng được phục vụ như thế nào [I11, trang 6]. Parasuraman, Zeithaml và Berry (1988, 1991) sau nhiều lần nghiên cứu và kiểm định đã xây dựng thang đo SERVQUAL - một thang đo lường CLDV đa hướng gồm năm thành phần tạo nên sự TMKH (xem phụ lục 1.1 và 1.5), trong đó: 1. Tin cậy (reliability): Thể hiện khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn ngay lần đầu tiên. 2. Đáp ứng (responsiveness): Thể hiện sự mong muốn và sẵn lòng của nhân viên phục vụ cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng. 3. Phong cách, thái độ phục vụ (assurance): Thể hiện qua trình độ chuyên môn và phong cách phục vụ của nhân viên đối với khách hàng nhằm tạo cho khách hàng sự yên tâm, tin tưởng. 4. Đồng cảm (empathy): Thể hiện sự phục vụ chu đáo, sự quan tâm chăm sóc đối với khách hàng và khả năng am hiểu những nhu cầu riêng biệt của khách hàng. 5. Phương tiện hữu hình (tangibles): Thể hiện qua trang phục, ngoại hình của nhân viên và trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ. Parasuraman và các tác giả (1991) khẳng định rằng SERVQUAL là thang đo hoàn chỉnh về CLDV, đạt giá trị và độ tin cậy và có thể được ứng dụng cho mọi loại hình dịch vụ khác nhau. Tuy nhiên, mỗi ngành dịch vụ cụ thể có những đặc thù riêng của chúng. Nhiều nhà nghiên cứu đã kiểm định thang đo này với nhiều loại hình dịch vụ cũng như tại nhiều thị trường khác nhau, kết quả kiểm định cho thấy CLDV không thống nhất với nhau ở từng ngành dịch vụ và ở từng thị trường khác nhau (Bojanic, 1991; Cronnin & Taylor, 1992; Lassar và các tác giả, 2000; Nguyễn và các tác giả, 2003). Cụ thể như nghiên cứu CLDV vui chơi giải trí ngoài trời của TS. Nguyễn Đình Thọ và nhóm giảng viên khoa QTKD trường ĐHKT năm 2003. Trong đó, tác giả đã đưa ra mô hình CLDV vui chơi giải trí ngoài trời tại Việt Nam gồm 4 thành phần chính là: Mức độ đáp ứng, mức độ tin cậy, mức độ đồng cảm và phương tiện hữu hình. Tuy vậy, chỉ có 2 thành phần chính tạo nên sự TMKH là mức độ đáp ứng và phương tiện hữu hình. CLDV, SỰ TMKH ĐỐI VỚI DỊCH VỤ HẬU MÃI CỦA MẠNG ĐTDĐ. Khái niệm dịch vụ hậu mãi của mạng ĐTDĐ Dịch vụ hậu mãi là tất cả các dịch vụ DN cung cấp thêm cho khách hàng, với chi phí rẻ hoặc không tính phí, trong và sau thời gian bảo hành sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng đã mua. Như vậy, dịch vụ hậu mãi có tính chất khác với việc xử lý khiếu nại khách hàng. Việc giải quyết khiếu nại khách hàng là việc làm bị động của DN sau khi phát sinh vấn đề. Còn dịch vụ hậu mãi được triển khai trong tình hình kinh doanh trôi chảy, là kiểu phục vụ do DN chủ động cung cấp. Dịch vụ hậu mãi thường được tổ chức thực hiện tại các Trung tâm Bảo Hành, TTDVKH, Tổng đài tư vấn, … Dịch vụ hậu mãi thông thường bao gồm các hoạt động: Kiểm tra miễn phí, bảo dưỡng định kỳ, tu sửa, hướng dẫn sử dụng, tặng cho khách hàng những tư liệu mới về sản phẩm/dịch vụ, tặng cho khách hàng những tư liệu về ngành nghề liên quan, phục vụ miễn phí khác. Dịch vụ hậu mãi của mạng ĐTDĐ là các hoạt động mà nhà khai thác mạng ĐTDĐ cung cấp thêm cho chủ thuê bao ĐTDĐ (*) với chi phí rẻ hoặc không tính phí nhằm giúp chủ thuê bao thuận tiện hơn khi sử dụng dịch vụ ĐTDĐ. Dịch vụ hậu mãi của mạng ĐTDĐ được thực hiện chủ yếu thông qua 2 kênh Tổng đài tư vấn và TTDVKH, bao gồm các hoạt động: kiểm tra thẻ SIM miễn phí; hỗ trợ sang tên thuê bao, tạm ngưng cung cấp dịch vụ, hủy tạm ngưng cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của chủ thuê bao; hướng dẫn sử dụng dịch vụ, tư vấn khắc phục sự cố; cập nhật thông tin mới về dịch vụ; các ưu đãi cho chủ thuê bao;... (*) chủ thuê bao ĐTDĐ (viết tắt là chủ thuê bao) là khách hàng sử dụng dịch vụ ĐTDĐ của nhà khai thác mạng ĐTDĐ. Khái niệm CLDV hậu mãi của mạng ĐTDĐ CLDV hậu mãi của mạng ĐTDĐ được định nghĩa là kết quả tổng hợp các chỉ tiêu thể hiện mức độ hài lòng của chủ thuê bao đối với dịch vụ này. CLDV hậu mãi của mạng ĐTDĐ được đánh giá qua 2 phần: Thông qua các chỉ tiêu thống kê của nhà cung cấp dịch vụ như: Thời gian cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng qua điện thoại; Tỷ lệ cuộc gọi tới dịch vụ hỗ trợ khách hàng, chiếm mạch thành công và nhận được tín hiệu trả lời của điện thoại viên trong vòng 60 giây. Thông qua ý kiến đánh giá của khách hàng. Sự TMKH đối với dịch vụ hậu mãi của mạng ĐTDĐ Sự TMKH đối với dịch vụ hậu mãi của mạng ĐTDĐ là khái niệm tổng quát nói lên sự hài lòng của chủ thuê bao ĐTDĐ sau khi sử dụng dịch vụ hậu mãi. Đây cũng chính là sự phản ứng của chủ thuê bao đối với việc ước lượng sự khác nhau giữa kỳ vọng của họ dành cho dịch vụ hậu mãi trước khi sử dụng và sự cảm nhận của họ sau khi dùng nó. Sự TMKH đối với dịch vụ hậu mãi của mạng ĐTDĐ được đo lường, đánh giá thông qua việc khảo sát, thu thập ý kiến các chủ thuê bao về mức độ hài lòng của họ sau khi sử dụng dịch vụ hậu mãi, đó là cảm nhận của họ về mức độ tin cậy họ dành cho nhà khai thác mạng ĐTDĐ trong lĩnh vực hậu mãi; mức độ nhà khai thác mạng ĐTDĐ đáp ứng yêu cầu về dịch vụ hậu mãi của chủ thuê bao; thái độ và phong cách phục vụ khách hàng của nhân viên công ty; mức độ đồng cảm thể hiện qua sự phục vụ chu đáo, sự quan tâm chăm sóc đối với khách hàng và khả năng am hiểu những nhu cầu riêng biệt của khách hàng và cả điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện hữu hình của công ty. Khi sử dụng dịch vụ hậu mãi của mạng ĐTDĐ, mức độ thỏa mãn nhu cầu là quan trọng nhất đối với chủ thuê bao, điều này đòi hỏi tính sẵn sàng và khả năng đáp ứng mong muốn của chủ thuê bao về dịch vụ hậu mãi từ phía nhà khai thác mạng ĐTDĐ. Như vậy, mức độ thỏa mãn của chủ thuê bao đối với dịch vụ hậu mãi sẽ được quyết định bởi chính CLDV hậu mãi mà họ sử dụng. THANG ĐO CLDV VÀ SỰ TMKH ĐỐI VỚI DỊCH VỤ HẬU MÃI CỦA MẠNG ĐTDĐ THÔNG QUA Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG. Luận văn nghiên cứu CLDV và sự TMKH đối với hậu mãi của mạng ĐTDĐ thông qua ý kiến đánh giá của khách hàng dựa trên mô hình 5 thành phần CLDV của Parasuraman (xem phụ lục 1.1). Theo đó, CLDV hậu mãi của mạng ĐTDĐ bao gồm 5 thành phần là Tin cậy, Đáp ứng, Phong cách, thái độ phục v
Tài liệu liên quan