Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ luôn chứa đựng những yếu tố rủi ro tiềm ẩn, trong những nền kinh tế đang phát triển mà đặc biệt là Việt Nam. Trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, việc mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản, tạo ra những phản ứng dây chuyền trong hệ thống các tổ chức tín dụng làm suy yếu hệ thống tài chính quốc gia, do việc công chúng rút tiền gửi tiết kiệm hàng loạt tại các Ngân hàng thương mại, là nguồn gốc dẫn đến khủng hoảng nền tài chính quốc gia. Trong khi đó người gửi tiền chưa được pháp luật bảo vệ quyền lợi một cách chính đáng, sự tổn thất của công chúng không những làm cho chính sách tiền tệ quốc gia suy yếu mà còn làm bất ổn về chính trị.
Lĩnh vực tín dụng tiền tệ là lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm, nó đòi hỏi những yêu cầu về tính an toàn và phòng ngừa rủi ro là rất lớn, vì vậy việc ra đời tổ chức Bảo hiểm tiền gửi là hết sức cần thiết trong nền kinh tế phát triển.
Nhiều quốc gia trên thế giới, đã thiết lập những cơ chế khác nhau nhằm bảo vệ người gửi tiền và duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Để kiến tạo niềm tin cho công chúng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng, Chính phủ của nhiều nước đã chọn là hình thức bảo hiểm tiền gửi nhằm góp phần thực thi chính sách tiền tệ quốc gia mà điều chủ yếu là bảo vệ người gửi tiền.
Ở Việt Nam trong những thập niên 80 việc đổ vỡ hàng loạt các Hợp tác xã tín dụng, là hệ quả của một chính sách quản lý trong lĩnh vực tiền tệ yếu kém đã dẫn đến khủng hoảng tài chính mà kết quả là người gửi tiền không được bảo vệ khi gửi tiền vào các HTX tín dụng, nó tác động nghiêm trọng đến đời sống của công chúng, khi mà người gửi tiền vào các TCTD bị mất khả năng chi trả dẫn đến phá sản làm cho họ phải trắng tay, dẫn đến hoảng loạn rút tiền hàng loạt. Sự mất lòng tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng quốc gia, mà hệ quả là sự bất ổn về chính trị. Nhận thức tầm quan trọng đó vào năm 1999 tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ra đời, là một tổ chức bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người gửi tiền đây là một chính sách quan trọng của Chính phủ trong việc đều hành chính sách tiền tệ quốc gia.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từ khi ra đời đến nay đã được 9 năm, có vài ý kiến cho rằng hoạt động của BHTG Việt Nam hiện nay thuần túy là thu phí mà ít chú ý đến chức năng hỗ trợ cho các TCTD. Qua nghiên cứu về chức năng nhiệm vụ và những thành quả mà BHTG Việt Nam đã đạt được ở Việt Nam mà đặc biệt là tại khu vực ĐBSCL, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thể hiện được vai trò tích cực của mình là bảo vệ lợi ích người gửi tiền. Tuy nhiên nhằm phát huy vai trò của BHTG Việt Nam đối với đặc thù của khu vực cần phải có những giải pháp phù hợp đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài “Các giải pháp phát triển Bảo hiểm tiền gửi ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”
95 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp phát triển Bảo hiểm tiền gửi ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÊ VĂN ÚT HIỀN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh Năm 2009
LÊ VĂN ÚT HIỀN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính - ngân hàng
Mã số: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GSTS. NGUYỄN THANH TUYỀN
TP. Hồ Chí Minh Năm 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 02 năm 2009
Tác giả
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy GSTS Nguyễn Thanh Tuyền, người Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô Trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh; Khoa Kinh tế - QTKD Trường Đại học Cần Thơ, đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt khóa học.
Xin cảm ơn Ban Giám đốc Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ, chia sẻ nhiều thông tin quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục hình, bảng biểu
Mở đầu
1
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI
5
1. 1. Bảo hiểm tiền gửi
5
1.1.1. Khái nệm về Bảo hiểm tiền gửi
5
1.1.2. Đặc điểm của Bảo hiểm tiền gửi
6
1.1.3. Chức năng của Bảo hiểm tiền gửi
7
1.1.4. Vai trò của Bảo hiểm tiền gửi
8
1.2. Kinh nghiệm BHTG ở một số nước trên thế giới
17
1.2.1. Bảo hiểm tiền Mỹ
17
1.2.2. Bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản
19
1.2.3. Bảo hiểm tiền gửi Đài Loan
23
Chương 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM TIỀN GỬI Ở ĐBSCL
25
2.1. Sự cần thiết khách quan hình thành BHTG Việt Nam
25
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
25
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của BHTG Việt Nam
26
2.2. Những thành tựu của BHTG Việt Nam (từ năm 1999 – 2008)
29
2.2.1. Đối với hệ thống NHTM và tổ chức phi ngân hàng
29
2.2.2. Đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở
32
2.3. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
33
2.3.1. Những hạn chế
34
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế
47
2.4. Thực trạng hoạt động của BHTG Việt Nam ở khu vực ĐBSCL
49
2.4.1. Quá trình thành lập
49
2.4.2. Những thành tựu của Chi nhánh khu vực ĐBSCL
50
2.4.3. Những tồn tại trong hoạt động của Chi nhánh
53
2.4.4. Nguyên nhân của những tồn tại
55
Chương 3 : NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BHTG VIỆT NAM Ở ĐBSCL
57
3.1. Những định hướng chủ yếu về phát triển BHTG ở ĐBSCL
57
3.1.1. Chiến lược phát triển của BHTGVN giai đoạn 2006 – 2015
57
3.1.2. Chiến lược phát triển của BHTGVN Khu vực ĐBSCL
58
3.2. Dự báo về phát triển BHTG ở ĐBSCL
59
3.2.1. Yêu cầu phát triển kinh tế và lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng.
59
3.2.2. Đối với quản lý rủi ro
60
3.3. Các giải pháp phát triển Bảo hiểm tiền gửi ở ĐBSCL
61
3.3.1. Hoàn thiện qui trình cho vay hỗ trợ tài chính đối với các QTDND tạo chỗ dựa vững chắc cho tín dụng ở nông thôn
61
3.3.2. Xây dựng quỹ hỗ trợ tiền gửi ngân hàng, từ nguồn vốn của NHTM nhằm hỗ trợ rủi ro tiền gửi
66
3.3.3. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ BHTG ở ĐBSCL
66
3.3.4. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tiền gửi
67
3.3.5. Tái cơ cấu bộ máy quản lý của hệ thống BHTG ở ĐBSCL
68
3.3.6. Xây dựng mô hình BHTGVN trong điều kiện hội nhập
68
3.4. Các giải pháp hỗ trợ
75
3.4.1. Của Chính phủ
75
3.4.2. Của ngân hàng Nhà nước Việt Nam
76
3.4.3. Môi trường pháp lý
78
3.4.4. Đào tạo nguồn nhân lực
79
Kết luận
81
Danh mục tài liệu tham khảo
Các phụ lục, mô hình
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nguyên văn
IADI
Hiệp hội bảo hiểm tiền gửi quốc tế
BHTG
Bảo hiểm tiền gửi
BHTGVN
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
CDIC
Công ty Bảo hiểm tiền gửi Đài Loan
FDIC
Công ty Bảo hiểm tiền gửi Hoa Kỳ
DICJ
Công ty Bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản
ĐBSCL
Đồng Bằng Sông Cửu Long
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
TCTD
Tổ chức tín dụng
NHTM
Ngân hàng thương mại
NHTMNN
Ngân hàng thương mại nhà nước
NHTMCP
Ngân hàng thương mại cổ phần
QTDND
Quỹ tín dụng nhân dân
QTDTW
Quỹ tín dụng Trung ương
HTX
Hợp tác xã
WTO
Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC HÌNH BẢNG BIỂU
Số TT
Tên hình
Trang
Hình 1.1
Sơ đồ Ngân hàng làm trung gian tín dụng
10
Hình 1.2
Tiền gửi tiết kiệm qua các năm
16
Hình 2.1
Sơ đồ bộ máy tổ chức của BHTG Việt Nam
27
Hình 2.2
Đồ thị minh hoạ thu hồi tiền gửi được bảo hiểm tại khu vực ĐBSCL
37
Hình 2.3
Mức độ hiểu biết của công chúng về BHTG
45
Hình 3.1
Mô hình chiến lược phát triển bền vững của BHTGVN
57
Hình 3.2
Mô hình cho vay theo phương thức tín dụng dự phòng
65
Bảng 1.1
Sự khác nhau giữa BHTG với các loại bảo hiểm khác
6
Bảng 2.1
Phân chia mẫu điều tra theo đối tượng có gửi tiền
44
Bảng 2.2
Mức độ hiểu biết của công chúng về BHTG
45
Bảng 3.1
Khách hàng hiện tại của BHTGVN
67
MỞ ĐẦU
Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ luôn chứa đựng những yếu tố rủi ro tiềm ẩn, trong những nền kinh tế đang phát triển mà đặc biệt là Việt Nam. Trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, việc mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản, tạo ra những phản ứng dây chuyền trong hệ thống các tổ chức tín dụng làm suy yếu hệ thống tài chính quốc gia, do việc công chúng rút tiền gửi tiết kiệm hàng loạt tại các Ngân hàng thương mại, là nguồn gốc dẫn đến khủng hoảng nền tài chính quốc gia. Trong khi đó người gửi tiền chưa được pháp luật bảo vệ quyền lợi một cách chính đáng, sự tổn thất của công chúng không những làm cho chính sách tiền tệ quốc gia suy yếu mà còn làm bất ổn về chính trị.
Lĩnh vực tín dụng tiền tệ là lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm, nó đòi hỏi những yêu cầu về tính an toàn và phòng ngừa rủi ro là rất lớn, vì vậy việc ra đời tổ chức Bảo hiểm tiền gửi là hết sức cần thiết trong nền kinh tế phát triển.
Nhiều quốc gia trên thế giới, đã thiết lập những cơ chế khác nhau nhằm bảo vệ người gửi tiền và duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Để kiến tạo niềm tin cho công chúng và sự ổn định của hệ thống ngân hàng, Chính phủ của nhiều nước đã chọn là hình thức bảo hiểm tiền gửi nhằm góp phần thực thi chính sách tiền tệ quốc gia mà điều chủ yếu là bảo vệ người gửi tiền.
Ở Việt Nam trong những thập niên 80 việc đổ vỡ hàng loạt các Hợp tác xã tín dụng, là hệ quả của một chính sách quản lý trong lĩnh vực tiền tệ yếu kém đã dẫn đến khủng hoảng tài chính mà kết quả là người gửi tiền không được bảo vệ khi gửi tiền vào các HTX tín dụng, nó tác động nghiêm trọng đến đời sống của công chúng, khi mà người gửi tiền vào các TCTD bị mất khả năng chi trả dẫn đến phá sản làm cho họ phải trắng tay, dẫn đến hoảng loạn rút tiền hàng loạt. Sự mất lòng tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng quốc gia, mà hệ quả là sự bất ổn về chính trị. Nhận thức tầm quan trọng đó vào năm 1999 tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ra đời, là một tổ chức bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người gửi tiền đây là một chính sách quan trọng của Chính phủ trong việc đều hành chính sách tiền tệ quốc gia.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từ khi ra đời đến nay đã được 9 năm, có vài ý kiến cho rằng hoạt động của BHTG Việt Nam hiện nay thuần túy là thu phí mà ít chú ý đến chức năng hỗ trợ cho các TCTD. Qua nghiên cứu về chức năng nhiệm vụ và những thành quả mà BHTG Việt Nam đã đạt được ở Việt Nam mà đặc biệt là tại khu vực ĐBSCL, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã thể hiện được vai trò tích cực của mình là bảo vệ lợi ích người gửi tiền. Tuy nhiên nhằm phát huy vai trò của BHTG Việt Nam đối với đặc thù của khu vực cần phải có những giải pháp phù hợp đó chính là lý do mà tôi chọn đề tài “Các giải pháp phát triển Bảo hiểm tiền gửi ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”
Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu những giải pháp của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam một định chế tài chính của Chính phủ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận đối với hoạt động ngân hàng ở Việt Nam nói chung và tại khu vực ĐBSCL nói riêng có một ý nghĩa to lớn, nó khẳng định sự cần thiết đối với hoạt động ngân hàng trong việc bảo vệ người gửi tiền thông qua hoạt động của mình, từng bước khẳng định vai trò của tổ chức BHTG đối với hoạt động kinh doanh tiền tệ. Chính sách BHTG ngoài việc bảo vệ những người gửi tiền cũng có tác động nhất định đến người nghèo một cách trực tiếp lẫn gián tiếp bằng cách cung cấp cho người nghèo những lợi ích thông qua việc phân phối lại từ khu vực tài chính.
Qua việc phân tích thực trạng hoạt động của BHTG Việt Nam, chỉ ra những tồn tại, vướng mắc về cơ chế, chính sách cũng như những nguyên nhân chủ quan, khách quan, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn hiện và nâng cao chất lượng hoạt động BHTG Việt Nam tại Chi nhánh BHTG Việt Nam khu vực ĐBSCL.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của BHTG Việt Nam.
Nghiên cứu về mối quan hệ của BHTG Việt Nam đối với các TCTD
Phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động của BHTG ở Việt Nam
- Hoạt động của BHTG tại Chi nhánh khu vực ĐBSCL .
Giới hạn vùng nghiên cứu
- Các tỉnh thành khu vực ĐBSCL và tham khảo KV Tp.Hồ Chí Minh.
- Hoạt động của BHTG ở Việt Nam và khu vực ĐBSCL.
Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp phân tích
- Phương pháp phân tích đánh giá
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp kết hợp với điều tra chọn mẫu.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Cho thấy mối quan hệ cần thiết giữa tổ chức BHTG Việt Nam và các định chế tài chính trung gian, nguyên nhân và kết quả trong hoạt động ngân hàng với tổ chức BHTG Việt Nam.
- Cho chúng ta một cách nhìn bao quát về thực trạng hoạt động của BHTG Việt Nam tại Chi nhánh BHTG Việt Nam khu vực ĐBSCL, cũng như những vướng mắc về cơ chế, chính sách trong hoạt động của BHTG Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời đề xuất một số giải pháp phát triển BHTG Việt Nam tại Chi nhánh ĐBSCL, những đề xuất nhằm hoàn thiện về cơ chế, chính sách cho hoạt động của BHTG Việt Nam theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế trong tiến trình Việt Nam hội nhập.
Cấu trúc đề tài:
Luận văn gồm có 3 chương, bố cục như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Bảo hiểm tiền gửi .
Chương 2: Thực trạng hoạt động Bảo hiểm tiền gửi ở Đồng bằng sông Cửu long.
Chương 3: Những giải pháp phát triển BHTG Việt Nam ở Đồng bằng sông Cửu long.
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI
1. 1. Bảo hiểm tiền gửi .
1.1.1. Khái niệm về Bảo hiểm tiền gửi
Bảo hiểm tiền gửi là cam kết công khai của tổ chức bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi về việc tổ chức BHTG cam kết trả tiền gửi cho người gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG bao gồm phần gốc và lãi, trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG bị chấm dứt hoạt động hoặc mất khả năng thanh toán cho người gửi tiền. Cam kết công khai này được thể hiện dưới hình thức một hợp đồng bảo hiểm gồm có ba đối tượng: tổ chức BHTG, tổ chức tham gia BHTG (các định chế trung gian tài chính có huy động tiền gửi) và người gửi tiền. Việc phát triển hoạt động BHTG về qui mô nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tài chính tiền tệ của quốc gia trong nền kinh tế phát triển và hội nhập là một tất yếu khách quan.
Khi các TCTD có huy động tiền gửi đề nghị tham gia BHTG và được tổ chức BHTG chấp thuận, điều này sẽ hình thành một hợp đồng giữa ba đối tác nói trên được hình thành. Mỗi quốc gia có những chính sách khác nhau trong việc xác định loại tiền gửi nào thuộc đối tượng được bảo hiểm. Trách nhiệm và quyền lợi tài chính của ba đối tác được thể hiện như sau:
- Tổ chức bảo hiểm tiền gửi: Là đối tác nhận đóng góp tài chính từ các tổ chức tham gia BHTG và có trách nhiệm chi trả tiền gửi cho người có tiền gửi tại các tổ chức huy động tiền, trong trường hợp có sự đổ vỡ từ các tổ chức tham gia BHTG.
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (Tổ chức huy động tiền gửi): Là các định chế trung gian tài chính bao gồm: các ngân hàng thương mại các tổ chức phi ngân hàng có hoạt động huy động tiền gửi. Các tổ chức này khi tham gia đóng góp tài chính cho tổ chức BHTG và được quyền yêu cầu tổ chức BHTG phải chi trả tiền gửi cho công chúng tại các tổ chức này, trong trường hợp các tổ chức này mất khả năng thanh toán hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấm dứt hoạt động.
- Người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm: Là khách hàng của những tổ chức tham gia BHTG, những người gửi tiền này không phải đóng góp tài chính trực tiếp cho tổ chức BHTG, họ được thanh toán tiền gửi trong hạn mức chi trả theo qui định pháp luật.
1.1.2. Đặc điểm của Bảo hiểm tiền gửi
Sản phẩm bảo hiểm tiền gửi cũng như các sản phẩm bảo hiểm khác (bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm y tế …) đều dựa vào nguyên tắc chung là lấy số đông bù số ít nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro cho khách hàng. Nhưng BHTG khác với các loại bảo hiểm khác ở một số điểm cơ bản (bảng 1.1).
Bảng 1.1: Sự khác nhau giữa BHTG với các loại bảo hiểm khác
Bảo hiểm tiền gửi
Bảo hiểm khác
] Người gửi tiền được bảo hiểm mà không phải ký hợp đồng với tổ chức bảo hiểm
] Chỉ thực hiện bảo hiểm theo từng hợp đồng riêng lẻ
] Số tiền đền bù khi có tổn thất được quy định bởi các văn bản luật, người gửi tiền không thể tăng mức đền bù bằng cách tăng phí đóng góp
] Số tiền đền bù có thể thỏa thuận với tổ chức bảo hiểm, người được bảo hiểm có thể tăng mức đền bù bằng cách tăng mức đóng góp
] Người được bảo hiểm không trực tiếp điều hành hoạt động rủi ro của mình, hoạt động rủi ro do tổ chức tham gia BHTG kiểm soát.
] Người mua hợp đồng là người trực tiếp điều hành các hoạt động
rủi ro
] Bắt buộc cung cấp cho khách hàng mà không cần có sự đồng ý hay hiểu biết của khách hàng
] Chỉ có thể cung cấp khi có sự đồng ý của khách hàng
1.1.3. Chức năng của Bảo hiểm tiền gửi
Hoạt động BHTG là một dịch vụ cung cấp hàng hóa công mang tính xã hội cao, theo cách phân loại của các nhà kinh tế học sản phẩm dịch vụ của BHTG là loại hàng hóa công không thuần túy. Dựa vào tính chất không loại trừ hưởng thụ một cách tuyệt đối, do mục đích của dịch vụ BHTG là góp phần ổn định hoạt động của hệ thống tài chính quốc gia, người thụ hưởng dịch vụ BHTG là toàn xã hội. Người gửi tiền thuộc đối tượng được bảo hiểm sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách BHTG bằng việc tổ chức BHTG sẽ chi trả tiền khi mà ngân hàng nhận tiền gửi bị phá sản hay mất khả năng chi trả cho người gửi tiền thuộc đối tượng bảo hiểm. Như vậy tổ chức BHTG thực hiện hai chức năng cơ bản là: bảo vệ người gửi tiền và góp phần ổn định hệ thống tài chính hoạt động từ đó tạo hiệu ứng cho các ngành kinh tế phát triển thông qua các định chế trung gian tài chính cung cấp. Tóm lại, chức năng hoạt động của bảo hiểm tiền gửi thực hiện các chức năng cơ bản như sau:
Bảo vệ người gửi tiền nhỏ là những đối tượng có những hạn chế trong việc tiếp cận thông tin về hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi.
Chức năng phòng ngừa đổ vỡ ngân hàng, góp phần bảo vệ hệ thống tài chính ổn định tạo điều kiện cho các giao dịch tài chính.
Góp phần xây dựng một thị trường tài chính có tính cạnh tranh và bình đẳng giữa các tổ chức tài chính có qui mô và trình độ khác nhau.
Giảm thiểu gánh nặng cho Chính phủ, thông qua việc qui định những quyền lợi của người gửi tiền và của các tổ chức nhận tiền gửi.
Những nghiên cứu của các nhà kinh tế cũng như qua thực tiễn, người có tiền gửi nhỏ là được tổ chức BHTG quan tâm nhất và là cơ sở xuất phát điểm cho mục đích hoạt động của BHTG, đây là tầng lớp dân cư có những hạn chế nhất định trong việc tiếp cận những thông tin về hoạt động của tổ chức nhận tiền gửi, đời sống của tầng lớp công chúng có thu nhập thấp thường bị tác động nhiều hơn các đối tượng khách hàng khác, những người này thường quan tâm đến lãi suất tiền gửi và họ có được khoản tiền lãi từ nguồn tiền gửi ít ỏi của mình là hết sức quan trọng, do đó sự nhạy cảm trong những thông tin xấu của các tổ chức nhận tiền gửi là cực kỳ quan trọng, do hạn chế khả năng phân tích cũng nhưng tầm nhận thức, tâm lý bất ổn với những thông tin về đổ vỡ ngân hàng làm cho họ có những ứng xử theo tâm lý, từ đó rút tiền ồ ạt. Ở Việt Nam ta bằng chứng là sự kiện của Ngân hàng TMCP Á Châu vào tháng 10/2003 là một minh chứng, các hiện tượng trên nếu không xử lý một cách khoa học có thể là nguyên nhân dẫn đến phản ứng dây chuyền làm hàng loạt ngân hàng bị phá sản, đây là một trong những nghiệp vụ mà tổ chức BHTG cần phải quán triệt.
1.1.4. Vai trò của Bảo hiểm tiền gửi.
Vai trò của hoạt động BHTG đối với quốc gia có thể biểu hiện trên nhiều góc độ do xuất phát từ bản chất của hàng hóa mà dịch vụ BHTG cung cấp là loại “hàng hóa công không thuần túy”. Theo lý thuyết kinh tế học về hàng hóa công bao hàm hai đặc tính:
- Tính không thể loại trừ: Đặc tính này cũng được hiểu trên giác độ tiêu dùng, hàng hóa công cộng một khi đã cung cấp tại một địa phương nhất định thì không thể hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân không trả tiền cho việc họ sử dụng hàng hóa này.
- Tính không cạnh tranh: Tính chất không cạnh tranh được hiểu trên góc độ tiêu dùng, việc một cá nhân này đang sử dụng hàng hóa đó thì không ngăn cản những người khác đồng thời cũng sử dụng nó. Bản chất của dịch vụ BHTG cung cấp tiện tích cho tất cả các thành viên trong cộng đồng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Vai trò chính của BHTG là thúc đẩy sự kết hợp hài hòa giữa nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng hướng tới thu hút được tối đa nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong cộng đồng và sự cộng tác tích cực của các thành viên trong xã hội trên cơ sở các bên cùng có lợi. Từ đó tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế vững chắc. Như vậy vai trò hoạt động của BHTG đối với quốc gia được phản ánh gián tiếp qua vai trò của hệ thống ngân hàng của chính quốc gia đó. Vai trò của hoạt động của BHTG đối với một quốc gia được thể hiện ở ba mặt cơ bản:
- Tạo niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng thương mại.
- Góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống ngân hàng quốc gia phát triển lành mạnh.
- Huy động tiền gửi tại NHTM được tăng trưởng ổn định, tạo nguồn lực cho đầu tư quốc gia.
1.1.4.1. Hoạt động BHTG tạo niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng thương mại.
- Tạo niềm tin của công chúng vào các NHTM.
Các ngân hàng thương mại trong hệ thống của một quốc gia muốn có được uy tín đối với công chúng cần có khả năng thực hiện có hiệu quả các chức năng của họ, bao gồm ba chức năng cơ bản như sau: chức năng trung gian tín dụng, chức năng thanh toán và chức năng tạo tiền .
Chức năng trung gian tín dụng: thực hiện chức năng này các NHTM làm cầu nối giữa người cần vốn và nơi có vốn. Thông qua việc huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, các NHTM hình thành quỹ cho vay và cung cấp tín dụng cho toàn bộ nền kinh tế, quá trình này diễn ra liên tục làm tiền đề và điều kiện cho nhau, với chức năng này các NHTM là người đi vay để cho vay, từ đó mà phân bổ các nguồn vốn một cách hợp lý làm cho nền kinh tế vận hành một cách thông suốt theo những quy luật của nó. (Hình 1.1)
Gửi tiền
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Cá nhân
Cá nhân
Cho vay
Doanh nghiệp
Đầu tư
Ủy thác đầu Tư
Doanh nghiệp
Hình 1.1 - Sơ đồ: Ngân hàng làm trung gian tín dụng
Chức năng trung gian thanh toán: khi họ thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, bằng những nghiệp vụ của mình với chức năng này NHTM đóng vai trò là người thanh toán thay cho các doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển cao, chức năng này càng được phát huy, hoạt động này có ý nghĩa to lớn trong bất kỳ nền kinh tế nào, nó thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, làm tăng trưởng kinh tế.
Chức năng tạo tiền: chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, các NHTM có khả năng tạo ra tiền tín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện trên các tài khoản tiền gửi của khách hàng. Khi Ngân hàng Trung ương phát hành tiền ra lưu thông qua thị trường tiền tệ (cấp vốn, tái cấp vốn), thị t