Luận văn Các giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2006-2010

Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của cuộc cách mạng khoa học ư công nghệ, nhân loại đã vàđang bước vào một kỷ nguyên mới ư kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức, làm biến đổi nhanh chóng vàsâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Sự phát triển nhưvũ bão của khoa họcưcông nghệ, nhất làcông nghệ cao đã tạo ra một xu thế tất yếu khách quan ư xu thế toàn cầu hoá vàhội nhập kinh tế quốc tế. Đây vừa làquá trình hợp tác để phát triển vừa làquá trình đấu tranh của các nước đang phát triển để tạo được lợi thế cạnh tranh kinh tế, cạnh tranh về khoa học vàcông nghệ. Tuy nhiên, “để có được nền khoa họcưcôngnghệ phát triển, vấn đề cơ bản làphải đầu tưxứng đáng vào giáo dục vàđào tạo, tức làđầu tưvào tài nguyên con người. Đặc biệt, phải tạo ra được năng lực nội sinh, trước hết là nguồn nhân lực có năng lực trí tuệ vàtay nghề cao, có khả năng tiếp nhận vàsáng tạo tri thức vàcông nghệ hiện đại” [17]. Vì vậy, tất cả các nước trên thế giới đều nhận thức được vai trò vàvị trí hàng đầu của giáo dục vàđào tạo đối với sự phát triển của đất nước, đối với sự thành đạt của mỗi người trong cuộc sống. ởnước ta, từ năm 1992, Đảng vàNhànước đã khẳng định tại điều 35 của Hiến pháp: “Giáo dục làquốc sách hàng đầu”. Đại hội Đại biểuĐảng cộng sản Việt Nam lần IX tiếp tục khẳng định: “Phát triển giáo dục vàđào tạo làmột trong những động lực quan trọng thúcđẩy sự nghiệp công nghiệp hoá ư hiện đại hoá, làđiều kiện để phát huy nguồn lực con người ư yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh vàbền vững” [13]. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 ư 2010 đã được phê duyệt với một trong ba mục tiêu chung là: “ Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp, bậc học vàtrình độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhàgiáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả vàđổi mới phương pháp dạy ư học; đổi mới quản lý giáo dục tạo cơ sở pháp lý vàphát huy nội lực phát triển giáo dục” vàcoi giải pháp “ đổi mới chương trình giáo dục, phát triển đội ngũ nhàgiáo làgiải pháp trọng tâm; đổimới quản lý giáo dục làkhâu đột phá” [7]. Chính vì vậy, công tác xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên vàCBQL giáo dục là hết sức quan trọng, có ý nghĩa chiến lược to lớn, vì đây làlực lượng đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của nền giáo dục quốc dân. Trong những năm qua, ngành giáo dục nước ta mặc dầu đã đạt được những thành tựu nhất định vềmở rộng quy mô, đadạng hoá các hình thức giáo dục, nâng cấp cơ sở vật chất cho nhàtrường, chất lượng giáo dục có những chuyển biến đáng kể, nhưng nhìn chung, vẫn còn yếu về chất lượng, mất cân đối về cơ cấu; hiệu quả giáo dục chưa cao; chưa kết hợp chặt chẽ với thực tiễn;đội ngũ giáo viên còn yếu; công tác quản lýgiáo dục còn chậm đổi mới, . màmột trong những nguyên nhân cơ bản làđội ngũ giáo viên vàCBQL giáo dục nói chung vàở các trường trung học phổ thông nói riêng thiếu về số lượng vàyếu về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu vừa phải tăng nhanh về quy mô vừa phải đảm bảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Trong đó, giáo dục tỉnh Quảng Nam không phải làmột ngoại lệ.

pdf135 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trường trung học phổ thông tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2006-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan