Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay và xác định nhu cầu vay vốn của các nông hộ ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Sựkiện Việt Nam gia nhập WTO đã mởra một tràng mới cho nền kinh tế của Việt Nam nói chung và Tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Gia nhập WTO đưa đến nhiều cơhội lớn, đồng thời đặt ra nhiều thách thức lớn cho sựphát triển kinh tế Tỉnh Vĩnh Long. Huyện Tam Bình là một trong những Huyện trọng điểm, là một chợ đầu mối của Tỉnh Vĩnh Long có nhiều tiềm năng phát triển kinh tếtrên các lĩnh vực công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ. Dưới sựlãnh đạo của Đảng và Nhà nước nền kinh tếcủa Huyện Tam Bình đã đạt được những thành tưu to lớn nhưgiải quyết vấn đềviệc làm, nâng cao trình độhọc vấn của người dân, tỉlệhộnghèo giảm, thu nhập GDP đầu người tăng, chuyển dịch cơcấu kinh tếtheo hướng tăng tỉtrọng công nghiệp – dịch vụ, giảm dần tỉtrọng trong nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng Quá trình chuyển dịch cơcấu kinh tếlà một quá trình lâu dài, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có đường lối, chính sách đúng đắn. Bên cạnh lĩnh vực công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụcủa Huyện Tam Bình đóng góp to lớn vào GDP của tỉnh Vĩnh Long nói chung và của Huyện Tam Bình nói riêng. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách đưa nhiều mô hình tiên tiến vào trong SXNN, góp phần phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân. Bên cạnh các yếu tốkhoa học – kỹthuật, nhân lực, giống thì yếu tốvốn đóng vai trò rất quan trọng trong SXNN. Với vai trò là trung gian giữa người thiếu vốn và người thừa vốn thì NHNo & PTNT Huyện Tam Bình càng khẳng định vịtrí của mình hơn. Ngân hàng luôn tư đổi mới, hoàn thiện và đa dạng hoá các hình thức kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nông thôn. Tuy nhiên, các hộnông dân có những nguồn lực khác nhau, hiệu quảsử dụng vốn khác nhau và có những nhu cầu vốn khác nhau. Chính vì vậy, việc “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay và xác định nhu cầu vốn vay của các hộnông dân ởHuyện Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long” , trên cơsở đó đề - 6 -xuất một sốý kiến nhằm nâng cao lượng vốn vay và đáp ứng nhu cầu vay vốn là hết sức cần thiết. Đềtài này rất phù hợp với thực tếvì: - Trên cơsởnghiên cứu, đềtài giúp cho chính quyền địa phương có thể đánh giá được tình hình kinh tế- xã hội của các nông hộ, từ đó đưa ra nhiều chính sách hỗtrợcho các nông hộ, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nông thôn. - Trên cơsởxác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay và xác định được nhu cầu vay vốn của các nông hộ, ngân hàng có thểtìm ra được những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động tín dụng. - Đối với các nông hộ, đềtài đềxuất một sốý kiến giúp cho các nông hộ có thểsửdụng nguồn vốn vay có hiệu quảhơn.

pdf53 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1547 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay và xác định nhu cầu vay vốn của các nông hộ ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU VAY VỐN CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện VÕ HỒNG PHƯỢNG LÊ MINH TIẾN Mã số SV: 4031289 Lớp: Tài chính – Tín dụngKhóa 29 Cần Thơ - 2007 - 2 - MỤC LỤC CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ........................................................................................................5 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................5 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu ........................................................................5 1.1.2. Căn cứ thực tiễn....................................................................................6 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................7 1.2.1. Mục tiêu chung.....................................................................................7 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................7 1.3. CÁC GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU......7 1.3.1. Các giả thiết cần kiểm định ..................................................................7 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu...............................................................................7 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU..........................................................................7 1.4.1. Không gian ...........................................................................................7 1.4.2. Thời gian ..............................................................................................8 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................8 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ...........................................................................8 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................9 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................9 2.1.1. Một số khái niệm..................................................................................9 2.1.2. Các mô hình phân tích số liệu ............................................................17 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................20 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu ...................................................20 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................20 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................21 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN TAM BÌNH VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ......................................22 3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG.......................................22 - 3 - 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển......................................................22 3.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban.......................................23 3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua ba năm................24 3.1.4. Phương hướng hoạt động của ngân hàng ...........................................25 3.2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN TAM BÌNH............................26 CHƯƠNG 4 MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU VAY VỐN CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở HUYỆN TAM BÌNH.........................................................................................28 4.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở HUYỆN TAM BÌNH ........................................................................................28 4.1.2. Nguồn lực sản xuất.............................................................................31 4.1.3. Thu nhập.............................................................................................32 4.1.4. Thói quen chi tiêu và tiết kiệm............................................................34 4.2. MỤC ĐÍCH, THỜI HẠN, SỐ LẦN VAY VỐN......................................36 4.2.1. Mục đích vay vốn ...............................................................................36 4.2.2. Thời hạn vay vốn................................................................................37 4.2.3. Số lần vay vốn ....................................................................................38 4.3. XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU VAY VỐN ...........................39 4.3.1. Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến lượng vốn vay ...............39 4.3.2. Xác định nhu cầu vay vốn của các nông hộ .......................................42 4.4. PHÂN TÍCH SWOT ..................................................................................46 4.4.1. Thuận lợi ............................................................................................46 4.4.2. Khó khăn ............................................................................................47 4.4.3. Cơ hội .................................................................................................47 4.4.4. Thách thức ..........................................................................................48 CHƯƠNG 5 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................49 6.1. KẾT LUẬN...............................................................................................49 6.2. KIẾN NGHỊ ..............................................................................................49 6.2.1. Đối với chính quyền địa phương........................................................49 - 4 - 6.2.2. Đối với ngân hàng ..............................................................................50 6.2.3. Đối với các nông hộ ...........................................................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................53 PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG VỐN VAY VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU VAY VỐN CỦA CÁC NÔNG HỘ Ở HUYỆN TAM BÌNH, VĨNH LONG.......................54 PHỤ LỤC 2 DỮ LIỆU PHỎNG VẤN CÁC NÔNG HỘ Ở HUYỆN TAM BÌNH TỈNH VĨNH LONG (Tháng 04/2007)................................................... 60 PHỤ LỤC 3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU ..............................................70 - 5 - CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra một tràng mới cho nền kinh tế của Việt Nam nói chung và Tỉnh Vĩnh Long nói riêng. Gia nhập WTO đưa đến nhiều cơ hội lớn, đồng thời đặt ra nhiều thách thức lớn cho sự phát triển kinh tế Tỉnh Vĩnh Long. Huyện Tam Bình là một trong những Huyện trọng điểm, là một chợ đầu mối của Tỉnh Vĩnh Long có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế trên các lĩnh vực công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước nền kinh tế của Huyện Tam Bình đã đạt được những thành tưu to lớn như giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao trình độ học vấn của người dân, tỉ lệ hộ nghèo giảm, thu nhập GDP đầu người tăng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp – dịch vụ, giảm dần tỉ trọng trong nông nghiệp, tăng năng suất cây trồng…Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình lâu dài, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có đường lối, chính sách đúng đắn. Bên cạnh lĩnh vực công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ của Huyện Tam Bình đóng góp to lớn vào GDP của tỉnh Vĩnh Long nói chung và của Huyện Tam Bình nói riêng. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách đưa nhiều mô hình tiên tiến vào trong SXNN, góp phần phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân. Bên cạnh các yếu tố khoa học – kỹ thuật, nhân lực, giống…thì yếu tố vốn đóng vai trò rất quan trọng trong SXNN. Với vai trò là trung gian giữa người thiếu vốn và người thừa vốn thì NHNo & PTNT Huyện Tam Bình càng khẳng định vị trí của mình hơn. Ngân hàng luôn tư đổi mới, hoàn thiện và đa dạng hoá các hình thức kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nông thôn. Tuy nhiên, các hộ nông dân có những nguồn lực khác nhau, hiệu quả sử dụng vốn khác nhau và có những nhu cầu vốn khác nhau. Chính vì vậy, việc “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay và xác định nhu cầu vốn vay của các hộ nông dân ở Huyện Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long” , trên cơ sở đó đề - 6 - xuất một số ý kiến nhằm nâng cao lượng vốn vay và đáp ứng nhu cầu vay vốn là hết sức cần thiết. Đề tài này rất phù hợp với thực tế vì: - Trên cơ sở nghiên cứu, đề tài giúp cho chính quyền địa phương có thể đánh giá được tình hình kinh tế - xã hội của các nông hộ, từ đó đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cho các nông hộ, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nông thôn. - Trên cơ sở xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay và xác định được nhu cầu vay vốn của các nông hộ, ngân hàng có thể tìm ra được những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. - Đối với các nông hộ, đề tài đề xuất một số ý kiến giúp cho các nông hộ có thể sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả hơn. 1.1.2. Căn cứ thực tiễn - Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của Huyện Tam Bình. + Huyện Tam Bình có dân cư phần lớn sống ở nông thôn (chiếm 96,09 %) làm nghề sản xuất nông nghiệp và một số nông hộ có làm thêm sản xuất phi nông nghiệp. + Huyện Tam Bình là Huyện có thế mạnh phát triển nông nghiệp, (chiếm 70 % cơ cấu kinh tế). Kinh tế nông nghiệp là nhân tố đóng vai trò rất quan trọng phát triển kinh tế của tỉnh, đảm bảo lương thực, nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. + Giá trị sản xuất công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ liên tục tăng qua từng năm. + Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng. - Căn cứ vào tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tổng dư nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ của ngân hàng liên tục tăng, chủ yếu cho vay ngoài quốc doanh, thời hạn cho vay ngắn hạn. - 7 - 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay và xác định nhu cầu vay vốn của các nông hộ ở nông thôn Huyện Tam Bình. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Thực hiện đề tài nhằm đạt được các mục tiêu sau đây: - Phân tích một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến lượng vốn vay của các nông hộ. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay. - Xác định nhu cầu vay vốn của các nông hộ ở Huyện Tam Bình. - Trên cơ sở nghiên cứu, đề xuất một số ý kiến đến chính quyền địa phương, ngân hàng và các nông hộ nhằm nâng cao lượng vốn vay . 1.3. CÁC GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Các giả thiết cần kiểm định - Giả thiết H01: Không có sự ảnh hưởng của các nhân tố về mặt kinh tế - xã hội đến lượng vốn vay của các nông hộ. - Giả thiết H11: Đề tài sử dụng mô hình hồi qui Tobit để kiểm định giả thiết H01 - Giả thiết H02: Trong thời gian sắp tới nhu cầu vay vốn của các nông hộ là không cao. - Giả thiết H12: Đề tài sử dụng Custom Table để kiểm định giả thiết H02. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu - Câu hỏi 1: Các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến lượng vốn vay của các nông hộ?. - Câu hỏi 2: Trong thời gian sắp tới các nông hộ có nhu cầu vay vốn như thế nào?. 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian Đề tài chọn Huyện Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long làm địa bàn nghiên cứu. - 8 - 1.4.2. Thời gian - Đề tài nghiên cứu dựa trên số liệu được phỏng vấn vào tháng 4 – 2007, số liệu kinh tế xã hội của Huyện Tam Bình và số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Huyện Tam Bình qua 3 năm 2004, 2005, 2006. - Đề tài được thực hiện trong thời gian là 3 tháng (từ 05/03/2007 – 11/06/2007). 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu các nông hộ ở Huyện Tam Bình, Vĩnh Long. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Trong Dự án VIE/98/004/B/01/99 (2003) “Nghiên cứu Nhu cầu Nông dân” của Bộ No & PTNT đã tìm hiểu các vấn đề và nhu cầu của nông dân (thủy lợi, công tác khuyến nông, công tác thú y, tín dụng, các vấn đề về giới…) với việc cung cấp dịch vụ công ở tất cả các lĩnh vực mà Bộ No & PTNT chịu trách nhiệm. Đề tài đã tiến hành điều tra 1261 hộ gia đình ở các tỉnh thuộc 7 vùng kinh tế - xã hội khác nhau (Trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long). Đề tài dựa vào số liệu thu thập được tiến hành phân tích định tính nhằm tìm hiểu thái độ, quan điểm và nhận thức của nông dân về nhu cầu cần thiết phải có sự hỗ trợ của dịch vụ công để giải quyết các vấn đề và phân tích định lượng để lượng hóa các vấn đề và các nhu cầu của nông dân. Đề tài “Nghiên cứu Nhu cầu Nông dân” đã nghiên cứu một cách tổng quát các nhu cầu của nông dân, chưa đi sâu vào nghiên cứu từng nhu cầu cụ thể và các nhân tố ảnh hưởng. Đối với đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay và xác định nhu cầu vốn vay của các hộ nông dân ở Huyện Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long” chỉ tập trung nghiên cứu vào nhu cầu vay vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay, một trong những nhu cầu cơ bản của nông dân. - 9 - CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Một số khái niệm 2.1.1.1. Khái niệm tín dụng a. Khái niệm Có rất nhiều khái niệm về tín dụng nhưng tập trung lại tín dụng có nghĩa như sau: Tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một thời hạn nhất định từ người sở hữu sang người sử dụng, và khi đến hạn người sử dụng phải hoàn trả lại cho người sở hữu với một lượng giá trị lớn hơn. Khoản giá trị dôi ra này được gọi là lợi tức tín dụng. Từ khái niệm trên đây, tín dụng thể hiện ba mặt cơ bản: - Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác. - Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời. - Khi hoàn trả lại giá trị đã chuyển giao phải bao gồm cả vốn gốc lẫn lãi. b. Phân loại Tín dụng * Căn cứ vào mục đích Dựa vào căn cứ này cho vay thường được chia ra làm các loại sau: - Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lãnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. - Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lãnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. - 10 - - Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để tràng trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu… - Cho vay cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua sắm các vật dụng đắt tiền, ngày nay ngân hàng còn thực hiện các khoản cho vay để tràng trải các chi phí thông thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng. - Thuê mua và các loại khác. * Căn cứ vào thời hạn cho vay Theo căn cứ này cho vay được chia làm 3 loại sau: - Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn dưới 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Đối với ngân hàng thương mại tín dụng ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao nhất. - Cho vay trung hạn: Theo qui định hiện nay của ngân hàng nhà nước Việt Nam, cho vay trung hạn có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm, còn đối với các nước trên thế giới loại cho vay này có thời hạn đến 7 năm. - Cho vay dài hạn: Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 3 năm. Tín dụng dài hạn là loại tín dùng được cung cấp để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựmg nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có qui mô lớn, xây dụng các xí nghiệp mới. * Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng Theo căn cứ này, cho vay được chia làm hai loại: - Cho vay không đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có khả năng tài chính mạnh, quản trị có hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung. - 11 - - Cho vay có đảm bảo: là loại cho vay được ngân hàng cung ứng, phải có tài sản thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba. * Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng Theo căn cứ này, cho vay được chia làm hai loại: - Cho vay bằng tiền: là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được cung cấp bằng tiền. Đây là loại cho vay chủ yếu của các ngân hàng và việc thực hiện bằng các kỹ thuật khác như: Tín dụng ứng trước, thấu chi, dễ giải ngân quỹ, tín dụng thời vụ, tín dụng trả góp… - Cho vay bằng tài sản: là hình thức cho vay bằng tài sản rất phổ biến và đa dạng, riêng đối với ngân hàng cho vay bằng tài sản được áp dụng phổ biến đó là tài trợ thuê mua. Theo phương thức cho vay này ngân hàng hoặc các công ty thuê mua cung cấp trực tiếp tài sản cho người đi vay được gọi là người đi thuê, và theo định kỳ người đi thuê hoàn trả nợ vay bao gồm cả vốn gốc và lãi. * Căn cứ vào phương thức hoàn trả Cho vay của ngân hàng được chia làm hai loại: - Cho vay trả góp: Là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãi theo định kỳ. Loại cho vay này chủ yếu được áp dụng cho vay bất động sản nhà ở, cho vay tiêu dùng cho vay đối với những người kinh doanh nhỏ, cho vay tràng bị kỹ thuật trong nông nghiệp. - Cho vay phi trả góp: là loại cho vay được thanh toán một lần theo kỳ hạn đã thỏa thuận. - Cho vay hoàn trả: theo yêu cần (áp dụng kỹ thuật thấu chi). * Căn cứ vào xuất xứ tín dụng Dựa vào căn cứ này cho vay chia làm hai loại. - Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. - Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán. - 12 - c. Đặc điểm của SXNN và vai trò tín dụng nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường * Đăc điểm của SXNN - SXNN là lãnh vực sản xuất ra những sản phẩm tối cần thiết của xã hội. Không có những sản phẩm đó xã hội sẽ không tồn tại và phát triển. SXNN là lãnh vực sản xuất đầu tiên trên trái đất này, nhưng quá trình phát triển nó gặp rất nhiều khó khăn, vì vậy tốc độ phát triển của nông nghiệp rất chậm so với các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ. - SXNN lệ thuộc vào thời tiết, khí hậu. Người sản xuất trong ngành nông nghiệp chưa thể khắc phục được những bất lợi của thiên nhiên đem đến cho mình. Do vậy kết quả sản xuất không chắc chắn như công nghiệp và dịch vụ. Đó là lý do tại sao lãi suất cho vay nông nghiệp lại cao hơn các ngành khác lại phải có sự hỗ trợ của nhà nước. - Việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp bị hạn chế về mặt số lượng. Mặc dù sản phẩm nông nghiệp là tối cần thiết cho cuộc sống của con người. Song con người không thể tiêu thụ nó nhiều hơn mức mà sức khỏe và sinh lý cho phép. Do vây trong khi sản phẩm xuất hiện nhiều trên thị trường thì giá cả hạ rất nhanh. Và khi sản phẩm thiếu hụt trên thị trường giá cả sản phẩm cũng tăng rất nhanh. Điều đó gây khá nhiều khó khăn cho người sản xuất. Khi được mùa nông dân phải bán rất rẻ, khi mất mùa lại được bán giá cao. Do vậy các nước trên thế giới thường bảo vệ SXNN luôn được phát triển qua hình thức trợ giá cho nông dân để người nông dân có thể duy trì và phát triển sản xuất được. - Việc áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất trong nông nghiệp là rất khó. Để có thể gia tăng được một lượng sản phẩm hàng năm trong SXNN k
Tài liệu liên quan