Ngôn ngữ bằng lời là phƣơng tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con ngƣời
nhƣng không phải là duy nhất. Trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp, đặc biệt là giao
tiếp đƣơng diện (mặt đối mặt), ngƣời ta có thể dùng các phƣơng tiện nhƣ cử chỉ,
điệu bộ, nét mặt, hành động, của cơ thể, các tín hiệu màu sắc, âm thanh, các vật
thể để phụ trợ cho lời. Thậm chí các phƣơng tiện phi ngôn ngữ này còn có khả
năng dùng độc lập để giao tiếp. Trong đó phổ biến nhất, đƣợc sử dụng thƣờng
xuyên nhất phải kể đến là các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, hành động của cơ thể.
Ngƣời ta đã gọi những phƣơng tiện giao tiếp ngoài ngôn ngữ nhƣ trên bằng
nhiều thuật ngữ khác nhau nhƣ ngôn ngữ cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể (body
languague), tín hiệu kèm ngôn ngữ, ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ, các phương tiện á
ngữ học, Sau đây xin đƣợc gọi chúng là các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
(PTGTPNN) và sẽ luận giải tên gọi này rõ hơn ở phần sau.
Các PTGTPNN đƣợc sử dụng đồng thời với phƣơng tiện ngôn ngữ bằng lời
trong giao tiếp là hiện tƣợng có thật, hơn nữa còn rất phổ biến và có vai trò quan
trọng trong giao tiếp xã hội. Về mức độ phổ biến của PTGTPNN, nhà tâm lý học
ngƣời Anh, Michael Archil đã quan sát và nhận thấy rằng trong một giờ trò
chuyện, một ngƣời Phần Lan chỉ sử dụng điệu bộ có 1 lần, trong khi đó ngƣời Italia
dùng đến 80 lần, ngƣời Pháp 120 lần và ngƣời Mêhicô 180 lần. Về vai trò của
PTGTPNN, Birdwhistell đã phát hiện ra trong một cuộc trò chuyện trực diện thì
yếu tố lời nói chiếm chƣa đến 35% còn trên 65% là giao tiếp không lời. Albert
Maerabian, một nhà nghiên cứu tiên phong về ngôn ngữ cơ thể vào thập niên 50
của thế kỉ 20, đã nghiên cứu và cũng đƣa ra những số liệu đáng lƣu tâm: trao đổi
thông tin diễn ra qua các phƣơng tiện bằng lời (chỉ bằng lời) chiếm có 7%, qua các
phƣơng tiện âm thanh (bao gồm giọng nói, ngữ điệu và các âm thanh khác) chiế m
38%, còn qua các phƣơng tiện không lời thì chiếm tới 55% (Dẫn theo Allan và
Barbara Pease [17])
135 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Lê Thị Mai Ngân
CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT
VÀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Lê Thị Mai Ngân
CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ
ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT
VÀ TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀO THỊ VÂN
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa từng ai công bố trong bất
kì công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
LÊ THỊ MAI NGÂN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
6. Cấu trúc của luận văn
Chƣơng 1 : CÁC PHƢƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƢỢC
SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NHÌN TỪ BÌNH DIỆN TÍN HIỆU HỌC
1.1. Một số vấn đề lí thuyết có liên quan
1.2. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nhìn từ phƣơng diện cái biểu hiện
(tức mặt hình thức của tín hiệu)
1.3. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ nhìn từ phƣơng diện cái đƣợc
biểu hiện (tức mặt nội dung của tín hiệu)
Chƣơng 2: CÁC PHƢƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ ĐƢỢC
SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NHÌN TỪ BÌNH DIỆN NGỮ DỤNG HỌC
2.1. Một số vấn đề lí thuyết có liên quan
2.2. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ xét từ phƣơng diện thể hiện hành
động ngôn trung (hành vi ở lời)
2.3. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ xét từ phƣơng diện chủ thể sử dụng
2.4. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ xét từ phƣơng diện hoàn cảnh sử
dụng
2.5. Vai trò của phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Chƣơng 3: VAI TRÒ CỦA CÁC PHƢƠNG TIỆN GIAO TIẾP PHI
NGÔN NGỮ ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN
CHƢƠNG VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
3.1. Tình hình sử dụng các phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong một
số tác phẩm văn chƣơng Việt Nam hiện đại
3.2. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ góp phần thể hiện tính chân thực
và sinh động cho cuộc thoại của các nhân vật
3.3. Phƣơng tiện giao tiếp phi ngôn ngữ góp phần khắc họa tính cách nhân
vật
KẾT LUẬN
THƢ MỤC THAM KHẢO
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngôn ngữ bằng lời là phƣơng tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con ngƣời
nhƣng không phải là duy nhất. Trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp, đặc biệt là giao
tiếp đƣơng diện (mặt đối mặt), ngƣời ta có thể dùng các phƣơng tiện nhƣ cử chỉ,
điệu bộ, nét mặt, hành động,…của cơ thể, các tín hiệu màu sắc, âm thanh, các vật
thể để phụ trợ cho lời. Thậm chí các phƣơng tiện phi ngôn ngữ này còn có khả
năng dùng độc lập để giao tiếp. Trong đó phổ biến nhất, đƣợc sử dụng thƣờng
xuyên nhất phải kể đến là các cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, hành động…của cơ thể.
Ngƣời ta đã gọi những phƣơng tiện giao tiếp ngoài ngôn ngữ nhƣ trên bằng
nhiều thuật ngữ khác nhau nhƣ ngôn ngữ cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể (body
languague), tín hiệu kèm ngôn ngữ, ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ, các phương tiện á
ngữ học,… Sau đây xin đƣợc gọi chúng là các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
(PTGTPNN) và sẽ luận giải tên gọi này rõ hơn ở phần sau.
Các PTGTPNN đƣợc sử dụng đồng thời với phƣơng tiện ngôn ngữ bằng lời
trong giao tiếp là hiện tƣợng có thật, hơn nữa còn rất phổ biến và có vai trò quan
trọng trong giao tiếp xã hội. Về mức độ phổ biến của PTGTPNN, nhà tâm lý học
ngƣời Anh, Michael Archil đã quan sát và nhận thấy rằng trong một giờ trò
chuyện, một ngƣời Phần Lan chỉ sử dụng điệu bộ có 1 lần, trong khi đó ngƣời Italia
dùng đến 80 lần, ngƣời Pháp 120 lần và ngƣời Mêhicô 180 lần. Về vai trò của
PTGTPNN, Birdwhistell đã phát hiện ra trong một cuộc trò chuyện trực diện thì
yếu tố lời nói chiếm chƣa đến 35% còn trên 65% là giao tiếp không lời. Albert
Maerabian, một nhà nghiên cứu tiên phong về ngôn ngữ cơ thể vào thập niên 50
của thế kỉ 20, đã nghiên cứu và cũng đƣa ra những số liệu đáng lƣu tâm: trao đổi
thông tin diễn ra qua các phƣơng tiện bằng lời (chỉ bằng lời) chiếm có 7%, qua các
phƣơng tiện âm thanh (bao gồm giọng nói, ngữ điệu và các âm thanh khác) chiếm
38%, còn qua các phƣơng tiện không lời thì chiếm tới 55% (Dẫn theo Allan và
Barbara Pease [17])
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Phương tiên không lời
(55%)
Phương tiện bằng lời (7%)
Phương tiện âm thanh
(38%)
PTGTPNN, do vậy, là vấn đề rất đáng đƣợc quan tâm và đi sâu nghiên cứu.
Sở dĩ PTGTPNN không thể trở thành phƣơng tiện giao tiếp chung của nhân loại
bởi nhiều lý do, trong đó có một lý do quan trọng là bởi chúng chịu sự chi phối của
yếu tố văn hóa. Cùng một cử chỉ, điệu bộ,… nhƣng ở các dân tộc khác nhau nó có
thể đƣợc gán cho những ý nghĩa biểu hiện khác nhau. Nghiên cứu PTGTPNN
trong hoạt động giao tiếp của ngƣời Việt và tìm hiểu những dấu ấn văn hóa Việt
Nam trong các phƣơng tiện giao tiếp đặc biệt này là một công việc đầy hứng thú và
cũng rất hữu ích. Đây là lí do quan trọng khiến chúng tôi lựa chọn đề tài này để đi
sâu tìm hiểu.
Lẽ ra luận văn cần quan sát ghi lại hoặc sao chụp các cuộc giao tiếp tự nhiên
diễn ra trong nhiều hoàn cảnh giao tiếp khác nhau để làm tƣ liệu nghiên cứu. Tuy
nhiên, công việc đó quả thật vô cùng khó khăn và phức tạp. Hơn nữa, rải rác trong
một vài công trình, các nhà nghiên cứu đã tiến hành công việc này. Là một giáo
viên dạy văn ở trƣờng phổ thông, tác giả đề tài mong muốn gắn những kiến thức
học đƣợc từ ngôn ngữ học với tác phẩm văn chƣơng nên đã tìm hiểu về PTGTPNN
thông qua các cuộc hội thoại của các nhân vật trong tác phẩm đƣợc nhà văn miêu
tả. Bởi một mặt, việc làm này vẫn đáp ứng đƣợc mục đích tìm hiểu PTGTPNN
trong hoạt động giao tiếp và những dấu ấn văn hóa Việt Nam trong các phƣơng
tiện ấy. Mặt khác, cũng bởi ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn chƣơng chính là
sự ánh xạ ngôn ngữ đời thƣờng. Nghiên cứu cử chỉ, điệu bộ…của nhân vật trong
tác phẩm văn chƣơng còn giúp thấy đƣợc vai trò của loại phƣơng tiện giao tiếp đặc
biệt này trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật của các nhà văn.
Biểu đồ 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Với những lí do trên, chọn đề tài “Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
được sử dụng trong một số tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam hiện đại” để
nghiên cứu thiết nghĩ là một công việc cần thiết và nên làm.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nhƣ đã nói, PTGTPNN có vai trò vô cùng to lớn trong đời sống con ngƣời.
Lời nói bắt đầu đƣợc phát triển cách đây khoảng 500.000 đến 2 triệu năm, là
khoảng thời gian mà kích cỡ não bộ con ngƣời tăng gấp ba. Trƣớc đó, PTGTPNN
và những âm phát ra từ cổ họng là các phƣơng tiện chủ yếu để chuyển tải cảm xúc,
tình cảm. Điều đó có nghĩa, PTGTPNN là phƣơng tiện giao tiếp cổ xƣa nhất của
loài ngƣời. Tuy nhiên, sự nghiên cứu đầy đủ, nghiêm túc, mang tính hệ thống, khoa
học về loại phƣơng tiện này cũng mới chỉ đƣợc tiến hành vài chục năm trở lại đây
(kể từ thập niên 50 của thế kỉ 20) trong một số giáo trình và bài báo khoa học, và
đa số công chúng biết đến sự tồn tại của loại phƣơng tiện này chỉ mới từ năm 1978,
thời điểm Allan Pease xuất bản cuốn sách Ngôn ngữ cơ thể.
Có thể điểm qua một số công trình, các bài nghiên cứu của tác giả trong và
ngoài nƣớc về đối tƣợng nghiên cứu này.
2.1. Các công trình, các bài nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nƣớc
2.1.1.Các tác giả trong nƣớc
2.1.1.1. PTGTPNN đã đƣợc thừa nhận bên cạnh phƣơng tiện giao tiếp chính là
ngôn ngữ trong các giáo trình nghiên cứu về ngôn ngữ học.
Các giáo trình phong cách học tiếng Việt và ngữ dụng học chính thức thừa
nhận sự tồn tại của các PTGTPNN (mà các tác giả gọi bằng thuật ngữ khác nhau)
bên cạnh ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp.
a. Trong các giáo trình phong cách học tiếng Việt, hầu hết các nhà nghiên
cứu đã đề cập đến sự phân biệt giữa nói và viết, cho rằng nói và viết là “hai phong
cách ngôn ngữ”- phong cách nói và phong cách viết (Hồ Lê), hay “hai dạng của lời
nói” - dạng nói và dạng viết (Định Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa), hoặc gọi là
“những hình thức truyền tin” (Cù Đình Tú). Dù gọi nói và viết bằng thuật ngữ nào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
thì các nhà phong cách học, về cơ bản, đều thống nhất phân biệt hình thức nói và
viết trƣớc hết là ở phƣơng tiện biểu hiện:
Bảng 1
tiêu chí so sánh dạng nói đạng viết
định hƣớng vào
nhân vật giao tiếp
hƣớng vào sự tri giác và phản
ứng trực tiếp cuả ngƣời nhận
không hƣớng vào sự tri giác
và phản ứng trực tiếp của
ngƣời nhận.
phƣơng tiện
biểu hiện
có thể dùng âm thanh, ngữ điệu
gắn liền với vẻ mặt, cử chỉ,
dáng điệu của ngƣời nói
dùng văn tự, do đó không có
khả năng sử dụng các
PTGTPNN .
Nhƣ vậy, đề cập đến các phƣơng tiện biểu hiện của phong cách nói, các nhà
phong cách học thừa nhận có loại phƣơng tiện là vẻ mặt, cử chỉ, dáng điệu,... –
PTGTPNN. Không chỉ thừa nhận sự tồn tại của PTGTPNN, các nhà phong cách
học còn nhấn mạnh đến ý nghĩa và vai trò quan trọng của loại phƣơng tiện này
trong hoạt động giao tiếp.
Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa: “Muốn nói tốt, không những phải biết
suy nghĩ tốt mà còn phải biết cách sử dụng lời nói với cách phát âm đúng và rõ kết
hợp với ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, dáng điệu để ngƣời nghe có thể hiểu ngay, hiểu
hết ý tứ mình. Còn muốn nghe tốt thì cần phải biết tổng hợp ý nghĩa của lời nói với
sắc thái cảm xúc, bình giá thông qua ngữ điệu, nét mặt, cử chỉ, dáng điệu của
ngƣời nói để có thể hiểu hết ngay, hiểu hết tình ý của ngƣời nói” [7,tr.45].
Hồ Lê: “Ngôn hiệu (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt…) là yếu tố không thể
thiếu trong phong cách nói”, “Ngôn hiệu có tác dụng phối hợp với lời để diễn đạt ý
nghĩa (...) Nó cũng sẽ góp phần tạo ra phong cách nói của từng ngƣời”, “Nếu lạm
dụng ngôn hiệu sẽ không tránh khỏi sự thái quá, thậm chí sự lố bịch. Song nếu
không biết sử dụng ngôn hiệu để đến nỗi lúc nào cũng chỉ “nói chay” thì sẽ dễ bị
rơi vào tình trạng nói đều đều, kém sinh động và kém hiệu quả”. [8,tr.465]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
b. Trong tài liệu về lí thuyết hội thoại, về hoạt động giao tiếp hay hoạt động
ngôn giao (hoạt động giao tiếp bằng lời) - thuộc lĩnh vực nghiên cứu của ngữ dụng
học, các nhà nghiên cứu cũng bàn đến PTGTPNN và thừa nhận chúng là loại
phƣơng tiện giao tiếp phổ biến, quan trọng trong hoạt động giao tiếp, bên cạnh
ngôn ngữ.
Trong giáo trình “Đại cương về ngôn ngữ học” - Tập 2 - Ngữ dụng học [1],
ở phần chƣơng V - Lí thuyết hội thoại, tác giả Đỗ Hữu Châu bàn về các vận động
hội thoại nhƣ sau:
Trong số các vận động hội thoại có vận động trao lời, vận động trao đáp và
tƣơng tác hội thoại.
Vận động trao lời: Là vận động của ngƣời nói A nói ra và hƣớng lời nói của
mình về phía B. A có những vận động cơ thể (điệu bộ, cử chỉ, nét mặt) hướng tới
người nhận hoặc tự hướng về mình để bổ sung cho lời nói.
Vận động trao đáp: Ngƣời nói B đáp lời ngƣời nói A, B có thể hồi đáp bằng
những yếu tố kèm ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười, …
Cũng trong giáo trình này, Đỗ Hữu Châu đã dẫn ra ý kiến của Arbercrombie
bàn về sự có mặt của cử chỉ (hành vi kèm ngôn ngữ) trong hội thoại và sự cần thiết
phải nghiên cứu chúng: “Chúng ta nói bằng các cơ quan cấu âm nhƣng chúng ta
cũng hội thoại với cả cơ thể chúng ta. Những sự kiện kèm ngôn ngữ xuất hiện với
ngôn ngữ nói, hòa lẫn vào ngôn ngữ và cùng với ngôn ngữ nói hình thành nên một
hệ thống giao tiếp trọn vẹn (...). Nghiên cứu về các hành vi kèm ngôn ngữ là một
bộ phận của sự nghiên cứu về ngôn ngữ cần đƣợc chú ý đầy đủ” [1,tr.223]
Trong giáo trình “Quy luật ngôn ngữ” - Quyển II - Tính quy luật của cơ chế
ngôn giao [8], phần bàn về cơ chế ngôn giao, tác giả Hồ Lê cũng phát biểu rằng:
Những cử chỉ điệu bộ và những phƣơng tiện phi ngôn ngữ nói chung kèm theo lời
đƣợc gọi là ngôn hiệu, là 1 trong 7 thành tố của ngữ huống phát ngôn. Trong quá
trình tƣơng tác hội thoại những ngƣời đối thoại có thể tác động lẫn nhau bằng lời,
bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, bằng thái độ khi nói năng và bằng bối cảnh - điều
kiện, không khí đƣợc tạo ra cho sự đối thoại. Trong số này, nội dung của lời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
thƣờng đƣợc coi là phƣơng tiện/công cụ tƣơng tác quan trọng nhất. Nhƣng trong
thực tế không nhất thiết luôn luôn nhƣ thế. Mà có khi, những phƣơng tiện/công cụ
khác lại tỏ ra quan trọng hơn. Thí dụ, cũng là câu nói “Mời anh sang nhà tôi chơi”
nhƣng kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, nét mặt có ý mỉa mai hay không chân thành thì
nội dung câu nói tất bị hiểu khác hẳn [8,tr.112, 113].
Do vậy, Hồ Lê khẳng định: “Văn hóa giao tiếp – mà phép lịch sự trong giao
tiếp là một biểu hiện – đòi hỏi sự nhất quán giữa nội dung của lời và các phƣơng
tiện/công cụ khác đi kèm theo. Nếu không có sự nhất quán đó, thậm chí có sự
ngƣợc chiều nhau, thì nội dung hàm ẩn của lời đƣợc phát ra sẽ khác hay sẽ trái
ngƣợc hẳn với nội dung hiển hiện của lời. Lúc ấy, văn hóa giao tiếp sẽ bị vi phạm”
[ 8,tr.114].
Tiếp tục bàn về nghi thức ngôn giao, Hồ Lê còn nói rõ thêm: “Cử chỉ, điệu
bộ, nét mặt có khả năng biểu hiện trực tiếp nghi thức ngôn giao. Nhìn vào cử chỉ,
điệu bộ, nét mặt ngƣời ta thấy ngay nghi thức ngôn giao mà những ngƣời giao tiếp
đã sử dụng với nhau ngụ ý điều gì. Coi trọng hay coi thƣờng, lễ độ với nhau hay xấc
xƣợc, yêu mến hay ghét bỏ, thành thật hay mỉa mai, châm biếm” [8,tr 260, 261].
Nhƣ vậy, trong các giáo trình nghiên cứu về ngôn ngữ học đã dẫn,
PTGTPNN chính thức đƣợc thừa nhận và bƣớc đầu đƣợc xem xét về ý nghĩa, vai
trò của chúng. Đây là cơ sở khoa học quan trọng để tiến hành nghiên cứu về loại
phƣơng tiện giao tiếp này.
2.1.1.2. PTGTPNN đƣợc bàn đến trong các bài báo khoa học và trong các công
trình nghiên cứu về văn hóa giao tiếp.
Sau đây xin đƣợc giới thiệu một cách sơ lƣợc thành tựu nghiên cứu về
PTGTPNN trong một số bài báo khoa học và các công trình nghiên cứu tiêu biểu .
a. Trong bài viết “Thử tìm hiểu về ngôn ngữ của cử chỉ, điệu bộ” [5], Phi
Tuyết Hinh đã bàn về ngôn ngữ của cử chỉ, điệu bộ, điệu mặt (thuật ngữ đƣợc tác
giả sử dụng) trên các phƣơng diện sau:
- Về vai trò: Tác giả đã khẳng định vai trò quan trọng của một loại
PTGTPNN là điệu bộ, cử chỉ. “Trong giao tiếp không lời, cử chỉ điệu bộ và điệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
mặt có vai trò quan trọng hơn cả. Cử chỉ điệu bộ là những yếu tố tự nhiên trong
hành vi giao tiếp của con ngƣời (...). Thật khó tƣởng tƣợng đƣợc rằng con ngƣời có
thể giao tiếp mà không cử động, không ra hiệu, không thay đổi nét mặt”.
- Về chức năng: Tác giả cũng đã chỉ ra chức năng của ngôn ngữ cử chỉ điệu
bộ trong mối quan hệ với ngôn ngữ âm thanh. Theo tác giả, cử chỉ điệu bộ có hai
chức năng cơ bản:
+ Chức năng thay lời: Nói đến chức năng thay lời của ngôn ngữ cử chỉ
là nói tới khả năng làm công cụ giao tiếp một cách độc lập của cử chỉ điệu bộ trong
hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt (hoàn cảnh giao tiếp mà ngƣời ta không có khả năng
nói hay không đƣợc phép nói) và cả trong hoàn cảnh giao tiếp bình thƣờng (vì
không tiện nói, không muốn nói hay để truyền đạt có hiệu quả hơn điều cần nói).
Ví dụ thay vì nói “Tôi đồng ý”, “Tôi bằng lòng”, ngƣời ta có thể gật đầu.
+ Chức năng kèm lời: Khi cử chỉ điệu bộ, ánh mắt, điệu mặt đi kèm
với lời nói, nó có tác dụng bổ sung cho lời, tác động qua lại với lời nhằm đạt đƣợc
hiệu quả cao nhất trong giao tiếp. Cụ thể, cử chỉ điệu bộ có thể lặp lại thông tin (ví
dụ vừa nói “Tôi đồng ý” vừa gật đầu), nhấn mạnh thông tin (ví dụ vừa khẳng định
vừa đập tay xuống bàn hay đặt tay lên ngực), dự báo thông tin (khi chƣa tìm đƣợc
cách diễn đạt ý tứ bằng lời, ngƣời ta dùng cử chỉ để mô phỏng), phủ định thông tin
(ví dụ lời nói là “Đi đi!” nhƣng đôi mắt lại tha thiết mời gọi thì cần hiểu là “Xin
hãy ở lại!”), để đạt tới tính một nghĩa trong giao tiếp (khi lời nói đa nghĩa), và để
truyền đạt thông tin đến đối tƣợng khác (nói với ngƣời này nhƣng lại nháy mắt với
ngƣời kia).
Bên cạnh những vai trò trên, ở chức năng kèm lời, tác giả đã phân tích thêm:
Cử chỉ điệu bộ còn có vai trò liên kết hành động giao tiếp (bổ sung hay giải thích
các thời điểm im lặng trong cuộc thoại), duy trì mối quan hệ giữa những ngƣời
tham gia hội thoại, điều chỉnh dòng ngữ lƣu để phân đoạn thông báo (ví dụ vung
tay để tách thông báo thành từng điểm riêng biệt) và gánh tải lƣợng lớn tình thái và
cảm xúc của ngƣời nói.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
- Về bản chất: Cũng giống nhƣ ngôn ngữ, theo tác giả, cử chỉ điệu bộ mang
bản chất tín hiệu, có hai mặt hình thức và nội dung – ý nghĩa. Mối quan hệ giữa hai
mặt này có thể là 1:1 nhƣng cũng có khi không phải nhƣ vậy. Cử chỉ điệu bộ cũng
có tính đồng nghĩa (nhiều cử chỉ điệu bộ cùng biểu thị một nội dung ý nghĩa) và đa
nghĩa (một cử chỉ điệu bộ có thể biểu thị nhiều ý nghĩa khác nhau).
- Về đặc tính văn hoá: Tác giả cũng chú ý tới đặc tính văn hóa của cử chỉ
điệu bộ và lƣu ý mọi ngƣời hãy chú ý sử dụng cử chỉ điệu bộ sao cho bảo đảm
đƣợc tính văn hóa, và phải phù hợp với văn hóa giao tiếp của từng cộng đồng ngôn
ngữ khác nhau.
b. Đồng quan điểm với Phi Tuyết Hinh, Thục Khánh trong bài viết “Bước
đầu tìm hiểu giá trị thông báo của cử chỉ điệu bộ của người Việt trong giao tiếp”
[6] cũng khẳng định vai trò và ý nghĩa quan trọng của loại phƣơng tiện giao tiếp cử
chỉ điệu bộ: “Ngoài ngôn ngữ âm thanh, con ngƣời còn dùng nhiều hệ thống tín
hiệu phi lời hay còn gọi là ngôn ngữ không lời (neverbal’nyj jazyk) (silent
languague) để tiến hành hoạt động giao tiếp của mình. Trong nói năng, đặc biệt là
trong đối thoại, ngôn ngữ và cử chỉ điệu bộ nhƣ hai mặt của một chỉnh thể giao
tiếp”.
Tác giả Thục Khánh cũng đề cập đến hai chức năng cơ bản của cử chỉ điệu
bộ là chức năng thay lời và chức năng trợ lời.
Trong bài viết, Thục Khánh đi sâu phân tích loạt cử chỉ điệu bộ biểu thị hành
vi tán đồng và hành vi không tán đồng của ngƣời Việt rồi khẳng định: Nhiều khi
ngƣời ta không sử dụng riêng rẽ một cử chỉ điệu bộ nào đó mà phối hợp sử dụng
nhiều cử chỉ điệu bộ để biểu thị các cung bậc khác nhau của trạng thái tình cảm.
Đồng thời cũng nhƣ Phi Tuyết Hinh, Thục Khánh cũng đi đến kết luận về tính đa
nghĩa của cử chỉ điệu bộ và cả khả năng đồng nghĩa hay trái nghĩa của chúng.
c. Trong cuốn sách “Nỗi oan thì, là, mà” [3], Nguyễn Đức Dân cũng dành
một phần để nói về “Cử chỉ: Thứ ngôn ngữ không lời”. Tác giả khẳng định cử chỉ
là một công cụ để giao tiếp. Có những cử chỉ là bẩm sinh, vô thức, và có nhiều cử
chỉ là do học hỏi, do đƣợc giáo dục mà hình thành ở ngƣời nói.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Về ý nghĩa của cử chỉ điệu bộ: Nguyễn Đức Dân cũng nói đến tính đa nghĩa
và đồng nghĩa của chúng. Tác giả khẳng định: “Cùng một cử chỉ có thể biểu hiện
những ý nghĩa khác nhau” [3,tr.224], và “có thể dùng những cử chỉ khác nhau để
biểu hiện cùng một ý nghĩa” [3,tr.225].
Đóng góp đáng chú ý của Nguyễn Đức Dân khi bàn về ngôn ngữ cử chỉ
(thuật ngữ đƣợc tác giả sử dụng) là đã bƣớc đầu chỉ ra những yếu tố ảnh hƣởng đến
cử chỉ với tƣ cách là phƣơng tiện giao tiếp, đó là:
- Cử chỉ mang đậm nét đặc thù dân tộc và phụ thuộc từng nền văn hóa. Bên
cạnh những cử chỉ giao tiếp chính và vô thức hầu nhƣ không khác nhau trên toàn
thế giới, mỗi dân tộc còn