Tính tự giác, tích cực của người học từ lâu đã trở thành một nguyên tắc của giáo dục học xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc này bây giờ không mới, nhưng vẫn chưa được thực hiện trong cách dạy học thầy nói, trò nghe vẫn còn đang rất phổ biến hiện nay. Một lần nữa cần phải nhấn mạnh rằng nguyên tắc đó vẫn còn nguyên giá trị. Tính tự giác, tích cực và chủ động của người học có thể đạt được bằng cách tổ chức cho học sinhhọc tập thông qua những hoạt động được hướng đích và gợi động cơ để chuyển hóa nhu cầu của xã hội thành nhu cầu nội tại của chính bản thân mình.
85 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cải tiến phương pháp dạy học với yêu cầu tích cực hóa hoạt động học tập theo hướng giúp học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề qua việc tổ chức dạy học phương trình và hệ phương trình đại số lớp 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN TOÁN
LUAÄN VAÊN TOÁT NGHIEÄP
Chuyên ngành: Phương pháp giảng dạy
Ñeà taøi:
CAÛI TIEÁN PHÖÔNG PHAÙP DAÏY HOÏC VÔÙI YEÂU CAÀU TÍCH
CÖÏC HOÙA HOAÏT ÑOÄNG HOÏC TAÄP THEO HÖÔÙNG GIUÙP
HOÏC SINH PHAÙT HIEÄN VAØ GIAÛI QUYEÁT VAÁN ÑEÀ QUA
VIEÄC TOÅ CHÖÙC DAÏY HOÏC PHÖÔNG TRÌNH VAØ HEÄ
PHÖÔNG TRÌNH ÑAÏI SOÁ LÔÙP 10
(Ñaïi soá 10 cô baûn vaø naâng cao)
SINH VIEÂN : Huyønh Quoác Thanh
GVHD : Th.S Nguyeãn Vaên Vónh
LÔÙP : DH5A2
NIEÂN KHOÙA : 2004-2008
Năm 2008
LỜI CẢM ƠN
# Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Vĩnh đã tận tình chỉ bảo em trong
thời gian em thực hiện đề tài: “ Cải tiến phương pháp dạy học với yêu cầu tích
cực hoá hoạt động học tập theo hướng giúp học sinh phát hiện và giải quyết
vấn đề qua việc tổ chức dạy học: Phương trình và hệ phương trình đại số (Đại
số 10 – cơ bản và nâng cao)”
# Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban chủ nhiệm khoa sư phạm và các thầy cô
trong tổ bộ môn Toán của trường đã tạo điều kiện cho em tham gia thực hiện
khoá luận và tạo rất nhiều cơ hội cho em hoàn thành tốt khoá luận của mình.
# Việc hoàn thành đề tài một cách thành công cũng nhờ có sự giúp đỡ của quý thầy
cô trong tổ thư viện nhà trường, các thầy cô đã tạo điều kiện cho em được tham
khảo các tài liệu, sách hướng dẫn liên quan đến đề tài. Em chân thành cảm ơn.
# Tuy vậy trong lúc thực hiện đề tài em sẽ không tránh khỏi nhưng sai sót trong
phần trình bày đề tài trên. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báu của các
thầy cô và các bạn để đề tài của em hoàn thiện hơn nữa.
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN
MỤC LỤC
Lời cảm ơn
PHẦN I
Những vấn đề chung .............................................................................................................. 1
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................................... 1
B. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU............................................................................................. 2
C. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU............................................................................................. 2
D. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU........................................................................................ 2
E. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................................................... 2
F. CẤU TRÚC LUẬN VĂN .................................................................................................. 2
PHẦN II
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN DẠY HỌC
I.DẠY HỌC TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH ................3
1. Phương pháp dạy học tích cực.............................................................................................3
2. Xét theo quan điểm của quy luật nhận thức thì phương pháp day học tích
cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh là cách dạy học phù hợp với quy luật
nhận thức...............................................................................................................................4
3. Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh xét theo quan điểm
tâm lí học về lí thuyết hoạt động .........................................................................................4
3.1. Lí thuyết hoạt động........................................................................................................4
3.2. Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh xét theo quan điểm
tâm lí học về lí thuyết hoạt động ..................................................................................5
3.3. Yêu cầu cơ bản của phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực hoá
hoạt động học tập của học sinh ...................................................................................7
II. DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .......................................................7
1. Cơ sở lý luận...................................................................................................................7
2. Những khái niệm cơ bản...............................................................................................8
3. Đặc điểm của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề ................................................10
4. Những hình thức và cấp độ của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề..................10
CHƯƠNG II
CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG
GIÚP HỌC SINH PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
QUA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC
“PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH ĐẠI SỐ”
I. NHẬN XÉT PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG THPT
HIỆN NAY .........................................................................................................................13
II.PHÂN TÍCH LOGIC TỔNG QUÁT CỦA DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.....................................................................................................14
III.CÁC CẤP ĐỘ KHÁC NHAU CỦA DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ ..............................................................................................................................15
1. Phân biệt các cấp độ của dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề .............................15
2. Vận dụng các nguyên tắc của tiếp cận hệ thống cấu trúc, chúng tôi thử đề xuất
một cách tiếp cận mới với vấn đề cấp độ khác nhau của việc dạy học .....................16
2.1. Cấu trúc cơ sở của hệ dạy học...............................................................................16
2.2. Mối quan hệ giữa nội dung dạy học – Quá trình giảng dạy – Quá trình học
tập (N – QTGD – QTHT) ......................................................................................16
2.3. Cấu trúc của các hệ con .........................................................................................17
2.3.1. Nội dung dạy học..........................................................................................17
2.3.2. Quá trình giảng dạy .....................................................................................18
2.3.3. Quá trình học tập .........................................................................................18
2.3.4. Tình huông dạy học......................................................................................19
2.4. Kết luận ...................................................................................................................19
IV.THIẾT KẾ BÀI HỌC THEO QUI TRÌNH DẠY HỌC PHÁT HIỆN VÀ
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.....................................................................................................21
1. Khái niệm về quy trình dạy học ...................................................................................21
2. Nguyên tắc thiết lập quy trình dạy học........................................................................22
3. Cấu trúc của quy trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề................................22
V. CÁC BIỆN PHÁP SƯ PHẠM TƯƠNG THÍCH GIÚP GIÁO VIÊN
THỰC HIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU
QUẢ GIẢNG DẠY...........................................................................................................24
1. Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh khi tri giác, phát hiện vấn đề .......24
2. Tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh khi giải quyết vấn đề ....................24
3. Tích cực hoá hoạt động của học sinh khi vận dụng kiến thức...................................25
VI. ÁP DỤNG VÀO DẠY HỌC PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH
ĐẠI SỐ..............................................................................................................................25
CHƯƠNG III
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
I. GIỚI THIỆU THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......................................................................54
II. MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM ...........................................................................................54
III. HÌNH THỨC THỰC NGHIỆM .......................................................................................54
IV. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .....................................................................54
Thực nghiệm dành cho học sinh trường THPT Nguyễn Khuyến và
học sinh trường THPT Thủ Khoa Nghĩa.........................................................................54
1. Sơ lược về trường THPT Nguyễn Khuyến và trường THPT Thủ Khoa Nghĩa.......54
2. Tiến trình thực nghiệm .................................................................................................55
2.1. Thực nghiệm hoc sinh ...........................................................................................55
2.2. Trắc nghiệm giáo viên...........................................................................................67
2.3. Giáo án giảng dạy minh hoạ .................................................................................71
PHẦN III
KẾT LUẬN ...............................................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths Nguyễn Văn Vĩnh
Sinh viên: Huỳnh Quốc Thanh Trang 1
ĐỀ TÀI:
CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VỚI YÊU CẦU
TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO
HƯỚNG GIÚP HỌC SINH PHÁT HIỆN VÀ GIẢI QUYẾT
VẤN ĐỀ QUA VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC PHƯƠNG
TRÌNH VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH ĐẠI SỐ LỚP 10
(Đại số 10 cơ bản và nâng cao)
------- ףּקּ ---------
PHẦN MỘT
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
A. Lí do chọn đề tài
- Tính tự giác, tích cực của người học từ lâu đã trở thành một nguyên tắc của
giáo dục học xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc này bây giờ không mới, nhưng
vẫn chưa được thực hiện trong cách dạy học thầy nói, trò nghe vẫn còn đang
rất phổ biến hiện nay. Một lần nữa cần phải nhấn mạnh rằng nguyên tắc đó
vẫn còn nguyên giá trị. Tính tự giác, tích cực và chủ động của người học có
thể đạt được bằng cách tổ chức cho học sinh học tập thông qua những hoạt
động được hướng đích và gợi động cơ để chuyển hóa nhu cầu của xã hội
thành nhu cầu nội tại của chính bản thân mình.
- Luật Giáo dục nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã quy định:
o “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư
duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học,
khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.(Luật Giáo
dục 2005, chương I, điều 5)
o “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng
lớp, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo
nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của học sinh”.(Luật Giáo
dục 2005, chương II, điều 28)
- Mâu thuẫn giữa yêu cầu đào tạo con người xây dựng xã hội công nghiệp hoá,
hiện đại hoá với thực trạng lạc hậu của phương pháp dạy học đã làm nảy sinh
và thúc đẩy một cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp
trong ngành Giáo dục và Đào tạo từ một số năm nay với những tư tưởng chủ
đạo được phát biểu dưới nhiều hình thức khác nhau, như “Phát huy tính tích
cực”, “Phương pháp dạy học tích cực”, “tích cực hoá hoạt động học tập”,
“hoạt động hoá người học”… Những ý tưởng này đều bao hàm những yếu tố
tích cực, có tác dụng thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, cần nêu bật bản chất của tất cả các ý
tưởng này như là định hướng cho sự đổi mới phương pháp dạy học.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths Nguyễn Văn Vĩnh
Sinh viên: Huỳnh Quốc Thanh Trang 2
- Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề được xem là một trong các xu hướng
cải tiến phương pháp dạy học hiện nay.
B. Mục đích nghiên cứu
1. Tìm hiểu các phương pháp dạy học qua các tiết dạy ở trường phổ thông,
trên cơ sở đó đề ra cách làm tăng khả năng tích cực hoá người học trong
quá trình tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học phát hiện và giải
quyết vấn đề.
2. Đưa ra quy trình dạy học tổng quát, xây dựng các biện pháp sư phạm giúp
cho giáo viên tổ chức hợp lí quá trình tìm tòi, phát hiện và giải quyết các
vấn đề đặt ra.
3. Áp dụng vào việc tổ chức dạy học và hoạt động giải các bài toán về
phương trình và hệ phương trình đại số.
C. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Hệ thống hoá và khái quát một số vấn đề cơ bản về lí luận liên quan đến
đề tài.
2. Phân tích logic tổng quát và hình thức tổ chức của dạy học phát hiện và
giải quyết vấn đề để phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học
sinh.
3. Thiết kế quy trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.
4. Từ quy trình dạy học đề ra có thể áp dụng vào việc giải phương trình và
hệ phương trình đại số.
D. Xây dựng giả thuyết khoa học
Từ các biện pháp sư phạm đã đề ra, có thể giúp học sinh phát huy được tính
tích cực trong hoạt động nhận thức và độc lập trong tư duy khi giải quyết các
bài toán có liên quan đến phương trình và hệ phương trình đại số.
E. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp đọc sách
2. Phương pháp lấy ý kiến các chuyên gia
3. Phương pháp quan sát sư phạm
4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
F. Cấu trúc của luận văn nghiên cứu
Luận văn gồm phần những vấn đề chung, phần kết luận, 3 chương và thư mục
các tài liệu tham khảo.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths Nguyễn Văn Vĩnh
Sinh viên: Huỳnh Quốc Thanh Trang 3
PHẦN HAI
NỘI DUNG LUẬN VĂN
CHƯƠNG I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN DẠY HỌC
-----------D E-----------
I. Dạy học tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh
1. Phương pháp dạy học tích cực
Các lí thuyết học tập hiện đại đều khẳng định người học phải tự giác, tích cực và
chủ động. Trong phương pháp tích cực người học không phải là người chỉ thừa hành
mệnh lệnh của giáo viên, không chỉ đơn giản là nghe thầy giảng, ghi chép những
điều thầy đọc mà người học phải trở thành người tự giáo dục, là nhân vật tự nguyện,
chủ động có ý thức về sự giáo dục của bản thân mình.
Phương pháp dạy học tích cực có 3 tiêu chuẩn chủ yếu: hoạt động, tự do, tự giáo
dục. Để có được kiến thức mới học sinh phải được hoạt động, được quan sát, thao tác
trên đối tượng. Học sinh phải được tự do phát huy sáng kiến, được lựa chọn con
đường đi đến kiến thức. Hoạt động giáo dục phải hướng đến sự đáp ứng nhu cầu của
người học, thúc đẩy nhu cầu đó. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới sự phát
huy tính chủ động, tăng cường tính tự chủ, sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của
học sinh.
Phương pháp dạy học tích cực luôn đòi hỏi học sinh huy động những kiến thức
để điều chỉnh hành động, đòi hỏi phải dự kiến mục đích, phạm vi, kết quả hành động.
Phương pháp này yêu cầu giảm bớt phần trình bày của giáo viên, tăng cường các
công tác độc lập của học sinh, chuẩn bị cho học sinh dần dần làm chủ quá trình đào
tạo của mình.
Phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi một số điều kiện trong đó quan trong nhất
là giáo viên, phương pháp này không hề xem nhẹ vai trò của giáo viên mà nó đòi hỏi
ở giáo viên trình độ lành nghề, óc sáng tạo, tính quả quyết để giáo viên đóng vai trò
là người khởi xướng, động viên, xúc tác, trợ giúp, hướng dẫn, cố vấn…Do vậy giáo
viên phải được đào tạo chu đáo để thích ứng với nhiệm vụ đa dạng, vừa có tri thức
chuyên môn sâu rộng vừa có trình độ sư phạm lành nghề, biết ứng xử tinh tế, biết sử
dụng thành thạo các phương tiện nghe nhìn, có thể định hướng sự phát triển của học
sinh nhưng cũng đảm bảo sự tự do của học sinh trong hoạt động học tập.
Phương pháp dạy học tích cực yêu cầu có đủ phương tiện, thiết bị dạy học, học
tập cần thiết để học sinh được thao tác trực tiếp đối tượng để có thể tự do suy nghĩ
hành động, từ đó mà trong học sinh sẽ trỗi dậy tinh thần tự giác,tính tò mò về đối
tượng mà tiếp thu đối tượng một cách rất riêng của mình trên tinh thần sáng tạo.
Ở phương pháp dạy học tích cực, hình thức tổ chức lớp phải thay đổi linh hoạt,
không khí yên lặng trật tự của lớp học truyền thống sẽ đươc thay thế bằng những lời
thì thầm trao đổi, bằng những tranh luận sôi nổi, bằng những hoạt động cuốn hút các
nhóm tìm tòi nghiên cứu.Tính tích cực có thể hiểu là sự say mê tìm hiểu một vấn đề
mới lạ của người học một cách chủ động, tự trong lòng người học xuất hiện một nhu
cầu nhận thức, bằng mọi cách phải lĩnh hội, chiếm hữu nó thật trọn vẹn.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths Nguyễn Văn Vĩnh
Sinh viên: Huỳnh Quốc Thanh Trang 4
2. Xét theo quan điểm của quy luật nhận thức thì phương pháp dạy
học tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh là cách dạy học
phù hợp với quy luật nhận thức.
Mục đích của việc học tập của học sinh là họ sẽ nắm vững tri thức. Mà để nắm
vững một tri thức nào đó thì cách làm tốt nhất là nhờ sự giúp đỡ của người thầy.
Người thầy sẽ đưa ra những tình huống thích hợp để học sinh tích cực hoạt động
nhận thức của mình để từ đó mà chiếm lĩnh nó một cách tự giác và sáng tạo. Do đó
mà kiến thức mà học sinh tiếp thu được sẽ rất vững chắc, tư duy của học sinh ngày
càng phát triển và hoạt động nhận thức của học sinh ngày càng được tăng cường.
Trong phương pháp dạy học tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh thì
cần phải đảm bảo sự thống nhất chặt chẽ giữa vai trò chủ đạo của thầy và tính tự giác
tích cực chủ động của trò. Để thể hiện được sự thống nhất giữa vai trò chủ đạo của
thầy và tính tự giác, tích cực, chủ động của trò thì một mặt vai trò chủ đạo của thầy
phải phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động của trò, một mặt tính tự giác, tích
cực, chủ động của trò phải được thể hiện trong hoạt động và giao lưu được thiết kế,
gợi lên và được xây dựng bởi người thầy.
Thực tế thì việc học tập của bất kì người nào chính là sự chiếm lĩnh tri thức trong
kho tàng văn hoá của nhân loại, những tri thức đó của nhân loại có khi phải mất
nhiều năm, nhiều thập kỉ thậm chí là hàng thế kỉ mới khám phá ra được. Vì vậy
không dễ dàng gì mà người học có thể đơn thương độc mã tái tạo lại những tri thức
hay độc lập chiếm lĩnh nó mà không có sự giúp đỡ của một người nào. Do đó quá
trình dạy học đòi hỏi vai trò chủ đạo của người thầy nhưng vai trò này không biến trò
thành nhân vật thụ động, không hạn chế tính tự giác tích cực, chủ động của trò.
Trong phương pháp dạy học tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh thì
mọi đối tượng học sinh phải tích cực hoạt động tư duy, tự lực tiếp cận kiến thức mới
ở các cấp độ khác nhau. Điều này rất cần thiết, nó thể hiện được đặc trưng của
phương pháp dạy học này và làm cho học sinh trở thành chủ thể nhận thức, chủ động
hoạt động trí óc, biết tự học, tự chiếm lĩnh tri thức từ các nguồn kiến thức như: thực
tế, sách giáo khoa, sách tham khảo, internet…
Theo lí thuyết về vùng phát triển gần nhất của Vưgôtxki, những yêu cầu phát
triển phải hướng vào vùng phát triển gần nhất tức là phải phù hợp với trình độ mà
học sinh đa đạt tới ở thời điểm đó, không thoát li cách xa trình độ này nhưng họ vẫn
còn phải tích cực suy nghĩ, phấn đấu vươn lên thì mới thực hiện được nhiệm vụ đặt
ra. Trong vùng này người học còn chưa có thể tự mình thực hiện các hoạt động đã
cho nhưng đã có thể thực hiện các hoạt động này với sự giúp đỡ của giáo viên.
Do đó dạy và học phải dựa trên một trình độ đạt được của phát triển và tạo thêm
điều kiện phát triển tiếp theo của trẻ làm trẻ leo hết nấc thang này đến nấc thang
khác, phát triển qua hết bước này đến bước khác để trẻ được chuyển đến một trình độ
mới cao hơn.
3. Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh xét theo
quan điểm tâm lí học về lí thuyết hoạt động
3.1. Lí thuyết hoạt động
Học tập là một loại hoạt động của học sinh có thể vận dụng lí luận về hoạt động
để hiểu bản chất của học tập.
Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths Nguyễn Văn Vĩnh
Sinh viên: Huỳnh Quốc Thanh Trang 5
o Hoạt động có biểu hiện bề ngoài là hành vi vì vậy hai phạm trù hoạt động và
hành vi luôn hỗ trợ cho nhau.
o Hoạt động bao gồm cả hành vi lẫn tâm lí, ý thức, công việc của não và công
việc của