Luận văn Cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân

Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1921, quê ởlàng Phù Lưu, xã Tân Hồng, tỉnh Bắc Ninh. Bởi rất mê tuồng nên nhân vật tuồng Kim Lân đã trởthành bút danh của ông từnhững năm bốn mươi của thếkỉtrước. Kim Lân sinh ra ởmảnh đất “đời tạo văn nhân”, “nhân tài nảy nở” nhưng lại không giống nhưnhiều nhân tài ởmảnh đất này. Ông có một đời sống riêng thua thiệt: con một người vợthứba trong một gia đình bình thường, bịmọi người rẻrúng. Do điều kiện khó khăn nên Kim Lân chỉhọc hết bậc tiểu học. Sau đó làm thợsơn guốc, sơn bình phong, thợsơn tranh sơn mài. Kim Lân đến với văn học ban đầu là từsay mê và ham thích. Ông bắt đầu viết truyện ngắn từnăm 1941. Tác phẩm của Kim Lân đăng trên báo Tiểu thuyết thứbảy và Trung Bắc chủnhật. Ông quan niệm viết văn nhưcách “đòi cho mình một thân phận, một nhân phẩm, một chỗ đứng trong cuộc sống bé nhỏquẩn quanh của quê hương” [54, tr.15].

pdf114 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 5177 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Kim Lân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Quốc Thanh CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO VÀ NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN KIM LÂN Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHÙNG QUÝ NHÂM Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2006 Mục Lục Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1 2. Giới hạn của đề tài ................................................................................. 2 3. Lịch sử vấn đề ......................................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................15 5. Những đóng góp của luận văn ...............................................................16 6. Kết cấu của luận văn ..............................................................................16 Chương 1. Cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn của Kim Lân ...........17 1.1. Về khái niệm cảm hứng .......................................................................17 1.2. Cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn của Kim Lân.......................... 20 1.2.1. Động lực thúc đẩy sáng tác và ngọn nguồn, đối tượng tạo nên cảm hứng trong truyện ngắn của Kim Lân .................................................. 20 1.2.2. Về cảm hứng phê phán trong truyện ngắn của Kim Lân.......... 21 1.2.3. Cảm hứng yêu thương và trân trọng con người ...................... 28 1.2.4. Cảm hứng về những sinh hoạt văn hoá ở vùng thôn quê ......... 45 Chương 2. Phương thức trần thuật trong truyện ngắn của Kim Lân 62 2.1. Các vấn đề về phương thức trần thuật trong loại hình tự sự ............ 62 2.2. Phương thức trần thuật khách quan trong truyện ngắn của Kim Lân 64 2.2.1. Kiểu người trần thuật lạnh lùng .............................................. 65 2.2.2. Kiểu trần thuật hoà mình với nhân vật ................................... 72 2.2.3. Phương thức trần thuật khách quan và những truyện ngắn mang dấu ấn tự truyện của Kim Lân ..................................................................... 74 2.3. Phương thức trần thuật chủ quan trong truyện ngắn của Kim Lân 79 2.3.1. Kiểu người trần thuật xưng tôi đóng vai trò người dẫn truyện 80 2.3.2. Kiểu người trần thuật xưng tôi vừa là người dẫn truyện vừa là một nhân vật ................................................................................................. 85 Chương 3. Cấu trúc trần thuật trong truyện ngắn của Kim Lân ..........92 3.1. Cấu trúc trần thuật trong tác phẩm tự sự........................................... 92 3.2. Các dạng cấu trúc trần thuật trong truyện ngắn của Kim Lân ......... 93 3.2.1. Dạng cấu trúc trần thuật theo trình tự thời gian...................... 94 3.2.2. Dạng cấu trúc trần thuật rẽ ngang lồng ghép nhiều tầng bậc trần thuật, ở nhiều thời điểm khác nhau ...............................................................99 3.2.3. Dạng cấu trúc trần thuật theo tâm lí ........................................105 3.2.4. Dạng cấu trúc trần thuật đảo lộn trình tự thời gian ................111 Kết luận .........................................................................................................116 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1921, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, tỉnh Bắc Ninh. Bởi rất mê tuồng nên nhân vật tuồng Kim Lân đã trở thành bút danh của ông từ những năm bốn mươi của thế kỉ trước. Kim Lân sinh ra ở mảnh đất “đời tạo văn nhân”, “nhân tài nảy nở” nhưng lại không giống như nhiều nhân tài ở mảnh đất này. Ông có một đời sống riêng thua thiệt: con một người vợ thứ ba trong một gia đình bình thường, bị mọi người rẻ rúng... Do điều kiện khó khăn nên Kim Lân chỉ học hết bậc tiểu học. Sau đó làm thợ sơn guốc, sơn bình phong, thợ sơn tranh sơn mài... Kim Lân đến với văn học ban đầu là từ say mê và ham thích. Ông bắt đầu viết truyện ngắn từ năm 1941. Tác phẩm của Kim Lân đăng trên báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật. Ông quan niệm viết văn như cách “đòi cho mình một thân phận, một nhân phẩm, một chỗ đứng trong cuộc sống bé nhỏ quẩn quanh của quê hương” [54, tr.15]. Kim Lân bắt đầu sự nghiệp bằng truyện ngắn Đứa con người vợ lẽ đăng trên báo Trung Bắc chủ nhật (1942). Đây là tác phẩm mang tính tự truyện. Trong những năm 1941 đến năm 1944, Kim Lân viết khá đều. Những truyện ngắn của ông đăng trên báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật, ông tập trung phản ánh khung cảnh làng quê với cuộc sống và số phận của người nông dân. Những cuộc đời lam lũ, đói nghèo trực tiếp bước vào tác phẩm của ông và những cuộc đời ấy đã toát lên ý nghĩa hiện thực sâu sắc. Một số tác phẩm của ông như: Đuổi tà, Con Mã Mái, Ông Cản Ngũ… đi vào đề tài độc đáo: tái hiện những sinh hoạt phong phú ở vùng thôn quê. Qua những tác phẩm này, tác giả tập trung biểu hiện vẻ đẹp 2 tâm hồn của người dân quê - những con người cực nhọc nghèo khổ, nhưng vẫn yêu đời, trong sáng và tài hoa. Sau cách mạng tháng tám, Kim Lân tiếp tục viết về làng quê Việt Nam. Trong những tác phẩm: Làng, Vợ nhặt, Bố con ông gác máy bay trên núi Côi Kê, Người chú dượng... ông tiếp tục viết về những cảnh đời Tội nghiệp, khốn khó và sự đổi đời của người nông dân nhờ cách mạng. Trong những tác phẩm viết ở giai đoạn này, Kim Lân đi sâu vào thể hiện những thay đổi tình cảm của người nông dân trong cách mạng, kháng chiến, sự đổi đời của họ trong cải cách ruộng đất và những hoạt động cách mạng thầm lặng bình thường nhưng thật đáng quý của họ. Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Trong cả hai giai đoạn sáng tác trước và sau cách mạng tháng tám, Kim Lân viết không nhiều nhưng ở giai đoạn nào ông cũng có tác phẩm hay. Ông là cây bút viết truyện ngắn vững vàng. “Thành công của Kim Lân chủ yếu do năng khiếu bẩm sinh và vốn sống của người vốn là con đẻ của đồng ruộng. Một lòng đi về với “đất”, với “ thuần hậu nguyên thuỷ” của cuộc sống nông thôn” [89, tr.758]. Truyện ngắn Kim Lân hấp dẫn và được các nhà nghiên cứu quan tâm, đề cập đến ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn của Kim Lân cần được xem xét ở bình diện rộng và mức độ bao quát hơn để hiểu rõ tài năng và đóng góp của nhà văn. 2. Giới hạn của đề tài 2.1. Đối tượng khảo sát Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Tác phẩm đã xuất bản: - Làng, truyện ngắn, Tạp chí Văn nghệ, 1948, nhà xuất bản Văn nghệ, Hà Nội, 1955. 3 - Nên vợ nên chồng, tập truyện ngắn, nhà xuất bản Văn nghệ, Hà Nội, 1955. - Ông lão hàng xóm (cùng Nguyên Hồng, Nguyễn Văn Bổng), nhà xuất bản Văn nghệ, Hà Nội, 1957. - Anh chàng hiệp sĩ gỗ, nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 1958 . - Cô gái công trường, truyện phim, nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 1960. - Vợ nhặt, tập truyện ngắn, nhà xuất bản Văn học, Hà nội, 1984. - Ông Cản Ngũ, nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội, 1984. - Tuyển tập Kim Lân, nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1996. - Kim Lâm - Tác phẩm chọn lọc, nhà xuất bản Hội nhà văn, 2004. Để phục vụ cho đề tài khoa học, đáng lẽ người viết phải khảo sát toàn bộ truyện ngắn của Kim Lân nhưng do khó khăn trong việc sưu tập tư liệu, hạn chế về thời gian nên người viết chỉ tập trung khảo sát 28 truyện ngắn từ bốn nguồn tư liệu sau: - Truyện Cô Vịa, báo Trung Bắc chủ nhật, số135, ngày 8-11-1942. - Truyện Vợ chồng anh đội trưởng, báo Văn nghệ, số13, 1965. - Tuyển tập Kim Lân, nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1996. - Kim Lân - Tác phẩm chọn lọc, nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 2004. Bên cạnh việc khảo sát 28 truyện ngắn nêu trên, chúng tôi còn tiếp thu một cách chọn lọc những nhận định đánh giá của các công trình nghiên cứu đã có và những ý kiến của chính tác giả để đảm bảo tính khoa học, tính khách quan cho luận văn. 2.2. Nội dung vấn đề Tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của một tác giả là đề tài gồm nhiều vấn đề. Nhưng do nhu cầu nghiên cứu, nguồn tư liệu, quỹ thời gian và những 4 hạn chế nhất định của bản thân, chúng tôi chỉ tập trung vào ba vấn đề: cảm hứng chủ đạo, phương thức trần thuật và cấu trúc trần thuật trong truyện ngắn của Kim Lân . 3. Lịch sử vấn đề 3.1. Phần mở đầu Như đã trình bày ở trên, các công trình nghiên cứu về truyện ngắn của Kim Lân chưa thật nhiều. Các công trình nghiên cứu này có thể chia làm bốn nhóm. Một là, các bài viết của nhà nghiên cứu về nội dung, nghệ thuật truyện ngắn Kim Lân. Hai là, một số bài viết về hai tác phẩm (Làng, Vợ nhặt) giảng dạy ở trường phổ thông. Ba là, các bài viết của Kim Lân nói về những tác phẩm của mình. Bốn là, luận văn nghiên cứu về đặc điểm truyện ngắn Kim Lân. Nhìn chung, các bài nghiên cứu đã đi vào đặc điểm truyện ngắn của Kim Lân ở những phương diện và những mức độ khác nhau. Trong phạm vi giới hạn của đề tài, chúng tôi sẽ hệ thống những ý kiến nổi bật, những nhận định quan trọng liên quan đến đề tài. 3.2. Để hệ thống các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn, chúng tôi phân chia ra các nhóm ý kiến sau 3.2.1. Hướng tiếp cận về nội dung Kim Lân đến với văn học bằng sự say mê ham thích và ý chí vượt lên số phận. Ông bước vào đời sống văn học còn bởi sự gặp gỡ tình cờ, gắn bó với nhà văn Nguyên Hồng. Nguyên Hồng - người bạn văn của Kim Lân đã nhận xét về những tác phẩm đầu tay của ông: Từ giữa những năm 1943 - 1944 ấy, tôi được đọc mấy truyện của Kim Lân. Thoạt tiên tôi chẳng những không để ý mà còn thấy cái tên Kim Lân chương chướng thế nào ấy… Nhưng rồi, chỉ bập vào mấy truyện của anh mà tôi thấy không phải loại ướt át một cách bợm bãi, trái lại nó có cái gì chân chất của đời sống và con người nghèo hèn, khổ đau… [31, tr.10]. 5 Ở lời nhận xét này, nhà văn Nguyên Hồng đã rất chính xác khi đánh giá về phương diện nội dung và mối quan hệ giữa tác phẩm - hiện thực trong văn chương của Kim Lân. Cũng gần với quan điểm của nhà văn Nguyên Hồng, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đưa ra nhận xét: Đọc văn xuôi Kim Lân, ta bắt gặp cái thế giới của những người thường dân nghèo khổ vốn là hạng “hạ lưu” ở xã hội cũ: Những người nông dân miền xuôi mất nhà mất đất xiêu dạt lên miền ngược, táp vào một xóm chợ bến sông, một góc phố núi hay ven một đồn điền, một xóm trai, tiếp tục vật lộn với miếng sống sơ đẳng hằng ngày. Đã có lúc nhà văn gọi những nhân vật thân thuộc ấy của ngòi bút mình là “ những đầu thừa đuôi thẹo ở khắp xó xỉnh cuộc sống”. Cách gọi giống như là sự tự mệnh danh đầy đau xót của chính các nhân vật ấy (…) Mạch kể chuyện của Kim Lân dường như bắt rất nhạy vào những cảnh thương tâm: cảnh bỏ nhà xiêu dạt vì công nợ, thuế khoá, cảnh ăn xin, cảnh chết đường chết chợ, cảnh bị áp bức, đoạ đầy… [2, tr.56]. Khẳng định lại điều này, năm 1994 trong bài viết Nghĩ về nghề văn , nhà văn Kim Lân bộc bạch: Tôi đến với văn học ban đầu là từ sự say mê ham thích. Những truyện ngắn đầu tay của tôi như Đứa con người vợ lẽ, Người kép già, Cô Vịa là những truyện ngắn viết về đề tài xã hội. Đó là những câu chuyện về bản thân tôi, tâm tư và số phận của tôi cũng như những người gần gũi trong làng xóm của tôi (…) Tôi viết như một việc được thôi thúc từ bên trong. Những cảm xúc suy tư của tôi đòi hỏi tôi phải viết. Thực chất, viết văn, trước tiên tôi viết về mình [16, tr.262] (…) Nói đến tình yêu đất nước, nghe cảm thấy xa xôi, nhưng tình cảm đối với làng thì thật gần gũi, gắn bó. Đối với con người Việt Nam, làng xóm nuôi những con người lớn lên bằng cả vật chất cũng như tinh thần. 6 Tình yêu của tôi đối với làng cũng như đối với cách mạng là nguồn cảm hứng sâu sắc nhất khi tôi viết Làng [16, tr.268]. Ở những ý kiến trên, Kim Lân khẳng định viết văn đối ông như một sự đòi hỏi cho mình một thân phận, một chỗ đứng trong xã hội. Văn ông là những câu chuyện về bản thân và những người gần gũi trong làng xóm. Nguồn cảm hứng của ông là con người làng quê, quê hương và cách mạng. Năm 1996 trong lời giới thiệu Tuyển tập Kim Lân, nhà nghiên cứu Lữ Huy Nguyên có trích dẫn ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu: Vương Trí Nhàn, Lữ Quốc Văn và Nguyễn Đăng Mạnh: Hình như những mẫu người đầu thừa đuôi thẹo ấy đã gửi một đại diện của họ vào văn học và Kim Lân đã làm việc này một cách đàng hoàng chững chạc [54, tr.16]. Đó là những trang số phận của các đầu thừa đuôi thẹo, được đưa từ các xó xỉnh tối khuất lên mặt trang giấy trắng chất chứa nhân thế, nhân tình hoặc những trang tuy nghiêng về nhiều phía phong tục, trình bày cặn kẽ những thú chơi lành mạnh…, nhưng vẫn biểu hiện một phần vẻ đẹp tâm hồn của một người nông dân trước cách mạng - những người sống vất vả, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, thông minh, tài hoa [54, tr.18]. Kim Lân là một nhà tiểu thuyết phong tục hạng nhất của Việt Nam [54, tr.18 - 19]. Ở ba ý kiến trên, các nhà nghiên cứu đã rất tinh tế khái quát đặc điểm về nội dung trong truyện ngắn của Kim Lân. Từ các ý kiến này, nhà nghiên cứu Lữ Huy Nguyên bổ sung và nhấn mạnh: Tuy nhiên nếu có dịp đọc lại các tác phẩm của Kim Lân mà chủ yếu Là truyện ngắn, ta sẽ thấy ông không phải chỉ là đại diện văn học của loại nhân vật đầu thừa, đuôi thẹo; ông còn là đại diện văn học sáng giá của 7 những lớp người tài hoa, bặt thiệp, phong lưu riêng thú… chọi gà, thả chim, đấu võ, đánh vật… [54, tr.16]. Cùng thống nhất với các quan điểm trên, nhà nghiên cứu Hoài Việt đưa ra nhận xét về hai đề tài chính trong truyện ngắn của Kim Lân: Chính cái vốn sống phong phú của ông đã dẫn ông tới với hai đề tài chủ yếu trong nghiệp văn của ông: - Số phận những người thấp cổ bé họng trong xã hội cũ. - Phong tục tập quán, những thú vui, trò chơi nơi thôn dã [88, tr.88]. Ngoài ý kiến về hai đề tài chủ yếu trong truyện ngắn của Kim Lân, nhà nghiên cứu Hoài Việt còn chỉ ra nguồn gốc thành công của Kim Lân là ở cái tâm và cái tài. Cái tâm của ông là lòng thương xót con người hay con vật, là sự chân thật, thẳng thắn, ghét sự khuất tất, ám muội. Cái “tài là con mắt nhìn, cái óc nghĩ, cây bút viết ra” [88, tr.89]. Năm 2003 trong phần giới thiệu về tác giả Kim Lân, nhà nhiên cứu Trần Hữu Tá đưa ra nhận xét: Thế giới nghệ thuật của ông chỉ tập trung ở khung cảnh làng quê cùng với cuộc sống, thân phận người nông dân (…) Những con người của quê hương ông, thân thiết ruột thịt với ông, từ cuộc sống đói nghèo lam lũ trực tiếp bước vào tác phẩm, tự nó toát lên ý nghĩa hiện thực, mặc dù nhà văn chưa thật tự giác về điều đó . Kim Lân viết rất hay về những cái gọi là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng”. Đó là những thú chơi lành mạnh mang màu sắc văn hoá truyền thống của người dân quê như đánh vật, nuôi chó săn, gà chọi, thả chim v.v…Những truyện ngắn Kim Lân viết về phong tục (Đuổi tà, Đôi chim thành, Con Mã Mái (…) hấp dẫn không phải chỉ vì đã cung cấp được những trang tri thức về phong tục mà chủ yếu là vì nhà văn đã làm hiển hiện lên được cuộc sống và con người làng quê Việt Nam cổ truyền, tuy 8 nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn có nhiều thú vui thanh lịch. Những con người thật thà chất phác, nhưng thông minh, hóm hỉnh và tài hoa, đã đặt tất cả niềm say mê của mình vào những thú chơi giản dị mà tao nhã tinh tế ấy, chẳng khác gì những tâm hồn nghệ sĩ say mê sáng tạo nghệ thuật [90, tr.758]. Ở ý kiến này, nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá cũng nhấn mạnh hai nội dung nổi bật trong truyện ngắn Kim Lân là: con người, cuộc sống nông thôn và những sinh hoạt văn hoá phong phú ở vùng thôn quê. Sau cách mạng tháng tám, Kim Lân tìm thấy nguồn cảm hứng mới, ý thức hơn về trách nhiệm của một nhà văn cách mạng: Sau cách mạng tháng tám, ngòi bút Kim Lân tập trung vào phương diện xã hội chính trị, của đời sống nông dân gắn liền với vận mệnh đất nước. Về đề tài này, Làng và Vợ nhặt xứng đáng được xem là những truyện ngắn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại [62, tr.49]. Với quan điểm lịch sử và cái nhìn biện chứng sắc sảo, Nguyễn Đăng Mạnh đã đưa ra nhận xét thuyết phục về đặc điểm nội dung và vị trí truyện ngắn của Kim Lân. Cũng cùng quan điểm này, khi giới thiệu truyện ngắn Làng, nhà nghiên cứu Lữ Huy Nguyên khẳng định: “Phải nói đây là một chuyển biến mới, khá thành công của Kim Lân viết về người nông dân sau cách mạng” [54, tr.20]. Năm 1991, Trần Ninh Hồ đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá về truyện ngắn của Kim Lân: Tuy tầm vóc, vị trí của mỗi nhà văn một khác, nhưng Kim Lân cũng là một nhà văn thường đến với ta trong những khoảng chợt nhớ của đời người rất khó diễn đạt thành lời ấy (…) Năm mươi năm, một nửa thế kỉ cầm bút mà chỉ vẻn vẹn có chừng ngót chục truyện ngắn thì quả là ít ỏi. Nhưng cũng kỳ lạ thay, mỗi khi lần mở những trang văn ít ỏi ấy, ta lại cảm 9 thấy không có một bước ngoặt, một chặng đường nào của con người Việt Nam trong gần nửa thế kỉ qua mà Kim Lân không đá động tới dẫu chỉ bằng sự chạm trổ hết sức khiêm tốn là: truyện ngắn [75, tr.106 - 107]. Đây có lẽ là nhận xét của người rất hiểu truyện ngắn Kim Lân. Nhưng ở vấn đề này, chúng tôi thống nhất với quan điểm của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân hơn: Do chỗ tập trung miêu tả người nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ cho nên ở hầu hết truyện ngắn của ông, Kim Lân chưa chú trọng khám phá óc tư hữu của họ. Nét tâm lý căn bản này, chỉ cần bước vào thời kì đầu của cách mạng xã hội chủ nghĩa là lập tức bộc lộ rõ rệt. Nhà văn đã thấy ngay nét đó: ở ông cả Luốn gốc me trong truyện ngắn cùng tên, nhà văn đã khá tinh tế nhận thấy có một tương quan nào đó giữa thói gia trưởng và óc tư hữu trong tâm lý người nông dân này (…) Đáng tiếc là những tâm lí ứng xử như vậy của người nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa đã không được Kim Lân tiếp tục phân tích và thể hiện nữa trong văn xuôi của ông: giữa những năm sáu mươi về sau, hầu như ông đã thôi không sáng tác nữa [2, tr.58 - 59]. Năm 2005 trong luận văn Đặc điểm truyện ngắn Kim Lân, tác giả Đặng Thị Huy Lam đã dành hẳn một chương viết về Người lao động nghèo ở làng quê Việt Nam và tấm lòng của nhà văn Kim Lân. Trong chương này, tác giả đi vào hai nội dung. Một là, hiện thực về làng quê Việt Nam và người lao động nghèo. Ở nội dung này, tác giả khảo sát các vấn đề: phong tục và sinh hoạt văn hoá làng quê, những mảnh đời đầu thừa đuôi thẹo, cuộc sống mới của người lao động nghèo sau cách mạng tháng tám. Hai là, tấm lòng của nhà văn Kim Lân. Nội dung này bao gồm vấn đề: cái tôi giàu lòng nhân ái, sự trân trọng và ca ngợi cái đẹp trong tâm hồn của người lao động nghèo. Với những nội dung trên, có thể nói tác giả Đặng Thị Huy 10 Lam đã tìm hiểu nội dung của truyện ngắn Kim Lân theo các định hướng của những công trình nghiên cứu đã có. Đóng góp của tác giả là đã hệ thống và cụ thể các quan điểm để phục vụ cho luận văn của mình. 3.2.2. Hướng tiếp cận về nghệ thuật Như đã trình bày, các công trình nghiên cứu truyện ngắn của Kim Lân chưa nhiều. Đặc điểm các công trình nghiên cứu về nghệ thuật truyện ngắn của Kim Lân cũng chỉ ở mức độ riêng lẻ, chưa tập trung và hệ thống. Năm 1986 trong bài Văn xuôi Kim Lân, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đưa ra nhận định: Có lẽ do số lượng tác phẩm không nhiều nên truyện ngắn Kim Lân cũng không thật đa dạng về các kiểu cấu tứ. Bằng vào hai tập Vợ nhặt và Nên vợ nên chồng, có thể kể được khoảng ba kiểu truyện chính. Kiểu phổ biến hơn cả có thể gọi là những truyện ngắn tính cách. Nhiệm vụ nghệ thuật mà nhà văn vẽ ra ở đó là vẽ ra một con người (…) Hơi khác chút ít với kiểu truyện tính cách này, Vợ nhặt là truyện ngắn không chú tâm hẳn vào nhân vật nào (…) Diễn biến của truyện không nhằm khám phá một nét tính cách nào của một trong số các nhân vật. Cái được chủ yếu ở đây là miêu tả một tình huống. Đây có thể gọi là ước lệ là truyệ
Tài liệu liên quan