Luận văn Câu hỏi trong tiếng tày

- Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, hỏi là một dạng hành vi ngôn ngữ phổ biến, một thành tố tham gia thƣờng xuyên vào các cấu trúc hội thoại. Mặt khác, nhờ sự tác động của ngữ cảnh và thông qua những sự chuyển hóa khác nhau mà câu hỏi có thể thực hiện nhiều chức năng giao tiếp, những hành vi tại lời rất đa dạng. Do đó, nghiên cứu về câu hỏi trong tiếng Tày sẽ góp phần vào việc miêu tả các dạng lời nói trong hội thoại, sự hình thành nhữ ng kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ. Đồng thời, điều đó có thể góp phần đẩy mạnh và hoàn thiện việc nghiên cứu câu theo mục đích nói năng trong nghiên cứu ngữ pháp nói chung cũng nhƣ tìm hiểu về các hành vi ngôn ngữ trong ngữ dụng học. - Cũng nhƣ ở các ngôn ngữ khác, trong tiếng Tày hỏi là hành vi rất phổ biến. Ngƣời Tày sử dụng câu hỏi cũng không chỉ với mục đích hỏi, để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết mà qua đó còn bộc lộ tƣ tƣởng, tình cảm, thái độ, sự đánh giá của mình đối với ngƣời nghe và sự vật hiện tƣợng đƣợc nói tới. Nghiên cứu về câu hỏi tiếng Tày và cách thức sử dụng câu hỏi trong tiếng Tày có thể giúp chúng ta thấy đƣợc phần nào những nét đặc sắc trong văn hóa giao tiếp, cách ứng xử của ngƣời Tày qua lời ăn tiếng nói của họ. - Hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc ta rất quan tâm đến phát triển văn hóa và giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số, trong đó có giáo dục ngôn ngữ. Việc nghiên cứu ngôn ngữ của các dân tộc này đã và đang thu hút đƣợc nhiều sự chú ý của các nhà khoa học, đã có nhiều công trình có giá trị. Tu y nhiên, việc đi sâu tìm hiểu ngôn ngữ Tày, đặc biệt về câu hỏi tiếng Tày lại chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Thiết nghĩ, tìm hiểu về câu hỏi tiếng Tày là một việc làm hữu ích góp phần thực hiện những yêu cầu đã và đang đặt ra đối với ngôn ngữ và văn hóa Tày, cũng nhƣ đối với việc giáo dục tiếng Tày ở vùng đồng bào Tày hiện nay. Vì những lí do trên, đề tài “Câu hỏi trong tiếng Tày” đƣợc chọn làm hƣớng nghiên cứu trong luận văn này.

pdf132 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2527 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Câu hỏi trong tiếng tày, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM –––––––––––––––––– VŨ HUYỀN NHUNG CÂU HỎI TRONG TIẾNG TÀY Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 60.22.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TẠ VĂN THÔNG Thái Nguyên, năm 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn Vũ Huyền Nhung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 0 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................... 1 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ................................................................................ 2 2.1. Các nghiên cứu về hành vi hỏi và câu hỏi trong ngôn ngữ học ở nƣớc ngoài và ngôn ngữ học ở Việt Nam................................................ 2 2.2. Các nghiên cứu về tiếng Tày và câu hỏi tiếng Tày ........................... 5 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ........................................ 6 3.1. Mục đích nghiên cứu ....................................................................... 6 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 6 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................ 7 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................... 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 7 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 8 6. ĐÓNG GÓP MỚI ................................................................................... 9 6.1. Về mặt lí luận .................................................................................. 9 6.2. Về mặt thực tiễn .............................................................................. 9 7. CẤU TRÖC LUẬN VĂN ...................................................................... 9 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................... 10 1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN............................................................................... 10 1.1.1.Những vấn đề liên quan đến câu hỏi ............................................ 10 1.1.1.1. Câu và sự phân loại câu theo mục đích phát ngôn ............... 10 1.1.1.2. Mối quan hệ giữa câu hỏi và câu trả lời................................ 11 1.1.2. Lí thuyết hội thoại ....................................................................... 14 1.1.2.1. Sự trao lời, trao đáp và tƣơng tác trong hội thoại ................. 14 1.1.2.2. Các quy tắc trong hội thoại .................................................. 17 1.1.2.3. Nguyên tắc cộng tác hội thoại .............................................. 17 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1.1.3. Lí thuyết về hành vi ngôn ngữ .................................................... 19 1.1.3.1. Khái niệm về hành vi ngôn ngữ ........................................... 19 1.1.3.2. Điều kiện sử dụng hành vi ngôn ngữ .................................... 20 1.1.3.3. Sự phân loại các hành vi ngôn ngữ ....................................... 22 1.2. NGƢỜI TÀY VÀ TIẾNG TÀY Ở VIỆT NAM ................................. 23 1.2.1. Khái quát về ngƣời Tày ở Việt Nam ........................................... 23 1.2.2. Tình hình sử dụng ngôn ngữ ở ngƣời Tày và một số đặc điểm của tiếng Tày .............................................................................................. 25 1.2.2.1. ............................................................................................. 25 1.2.2.2. Một số đặc điểm của tiếng Tày ............................................ 27 1.2.2.3. Chữ viết ............................................................................... 37 CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CÂU HỎI TIẾNG TÀY ..................................... 40 2.1. CÁC PHƢƠNG TIỆN CHỦ YẾU TRONG CẤU TẠO CÂU HỎI TIẾNG TÀY ............................................................................................ 40 2.1.1. Dùng các từ ngữ nghi vấn chuyên biệt ...................................... 40 2.1.2. Dùng từ ngữ phủ định ............................................................... 52 2.1.3. Dùng các từ ngữ biểu thị tình thái ở cuối câu .............................. 54 2.1.4. Lặp lại từ ngữ chỉ tiêu điểm hỏi kèm từ ngữ phủ định, hoặc những từ chỉ sự lựa chọn xen vào giữa ............................................................ 58 2.2. CÂU HỎI TIẾNG TÀY XÉT VỀ MẶT NGỮ NGHĨA - NGỮ DỤNG... 61 2.2.1. Câu hỏi đích thực ........................................................................ 61 2.2.1.1. Câu hỏi lựa chọn .................................................................. 62 2.2.1.2. Câu hỏi không lựa chọn ....................................................... 70 2.2.2. Câu hỏi không đích thực ............................................................. 72 2.2.2.1. Câu hỏi có giá trị cầu khiến .................................................. 74 2.2.2.2. Câu hỏi có giá trị biểu cảm................................................... 77 2.2.2.3. Hỏi - khẳng định .................................................................. 84 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.2.2.4. Hỏi - phủ định ...................................................................... 85 CHƢƠNG 3: CÂU HỎI TRONG CÁC TRUYỆN NGẮN CỦA “TUYỂN TẬP NÔNG VIẾT TOẠI” ............................................................................ 90 3.1. NÔNG VIẾT TOẠI VÀ “TUYỂN TẬP NÔNG VIẾT TOẠI” .......... 90 3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂU HỎI TRONG CÁC TRUYỆN NGẮN CỦA “TUYỂN TẬP NÔNG VIẾT TOẠI” ........................................................ 92 3.2.1. Đặc điểm về hình thức ................................................................ 92 3.2.2. Cách sử dụng câu hỏi trong các truyện ngắn của Nông Viết Toại ..... 97 3.2.2.1. Dựa vào kết quả thống kê và khảo sát .................................. 97 3.2.2.2. Câu hỏi trong các truyện ngắn tiếng Tày của Nông Viết Toại xét trên bình diện hoạt động giao tiếp ............................................... 97 3.2.2.3. Câu hỏi trong truyện ngắn tiếng Tày của Nông Viết Toại xét trên bình diện hành vi ngôn ngữ ..................................................... 104 3.3. VAI TRÕ CỦA CÂU HỎI TRONG CÁC TRUYỆN NGẮN CỦA NÔNG VIẾT TOẠI ................................................................................ 108 3.3.1. .................................................................................................. 108 3.3.2. Khắc họa hình tƣợng nhân vật .................................................. 109 3.3.3. Tạo nên nét riêng trong phong cách của một nhà văn miền núi viết về miền núi ......................................................................................... 112 KẾT LUẬN ................................................................................................ 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 118 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, hỏi là một dạng hành vi ngôn ngữ phổ biến, một thành tố tham gia thƣờng xuyên vào các cấu trúc hội thoại. Mặt khác, nhờ sự tác động của ngữ cảnh và thông qua những sự chuyển hóa khác nhau mà câu hỏi có thể thực hiện nhiều chức năng giao tiếp, những hành vi tại lời rất đa dạng. Do đó, nghiên cứu về câu hỏi trong tiếng Tày sẽ góp phần vào việc miêu tả các dạng lời nói trong hội thoại, sự hình thành những kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ. Đồng thời, điều đó có thể góp phần đẩy mạnh và hoàn thiện việc nghiên cứu câu theo mục đích nói năng trong nghiên cứu ngữ pháp nói chung cũng nhƣ tìm hiểu về các hành vi ngôn ngữ trong ngữ dụng học. - Cũng nhƣ ở các ngôn ngữ khác, trong tiếng Tày hỏi là hành vi rất phổ biến. Ngƣời Tày sử dụng câu hỏi cũng không chỉ với mục đích hỏi, để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết mà qua đó còn bộc lộ tƣ tƣởng, tình cảm, thái độ, sự đánh giá của mình đối với ngƣời nghe và sự vật hiện tƣợng đƣợc nói tới. Nghiên cứu về câu hỏi tiếng Tày và cách thức sử dụng câu hỏi trong tiếng Tày có thể giúp chúng ta thấy đƣợc phần nào những nét đặc sắc trong văn hóa giao tiếp, cách ứng xử của ngƣời Tày qua lời ăn tiếng nói của họ. - Hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc ta rất quan tâm đến phát triển văn hóa và giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số, trong đó có giáo dục ngôn ngữ. Việc nghiên cứu ngôn ngữ của các dân tộc này đã và đang thu hút đƣợc nhiều sự chú ý của các nhà khoa học, đã có nhiều công trình có giá trị. Tuy nhiên, việc đi sâu tìm hiểu ngôn ngữ Tày, đặc biệt về câu hỏi tiếng Tày lại chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Thiết nghĩ, tìm hiểu về câu hỏi tiếng Tày là một việc làm hữu ích góp phần thực hiện những yêu cầu đã và đang đặt ra đối với ngôn ngữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 và văn hóa Tày, cũng nhƣ đối với việc giáo dục tiếng Tày ở vùng đồng bào Tày hiện nay. Vì những lí do trên, đề tài “Câu hỏi trong tiếng Tày” đƣợc chọn làm hƣớng nghiên cứu trong luận văn này. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2.1. Các nghiên cứu về hành vi hỏi và câu hỏi trong ngôn ngữ học ở nƣớc ngoài và ngôn ngữ học ở Việt Nam 2.1.1. Nhƣ đã nói ở trên, hỏi với hình thức thể hiện và tính mục đích của nó, là một đối tƣợng đƣợc chú ý đặc biệt trong nghiên cứu ngôn ngữ học. Theo V.A. Xmirnov và V.K. Phin thì: “Cần xếp hỏi vào số những khái niệm có ý nghĩa chung đối với toàn bộ khoa học và văn hóa. Việc nghiên cứu nó có ý nghĩa cả trên quan điểm nhận thức luận và quan điểm sử dụng vào các mục đích khác” (Trích theo Lê Đông [16; 3]). Thực tế nghiên cứu ngôn ngữ cho thấy, khi nghiên cứu về hành vi hỏi và câu hỏi, phần lớn các nhà khoa học đã tập trung miêu tả câu hỏi về mặt hình thức, các thành phần, mô hình cấu trúc, các phƣơng tiện sử dụng để tạo nên các loại câu hỏi khác nhau. Việc nghiên cứu câu hỏi gắn với các hoạt động giao tiếp cụ thể với các mục đích trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau còn hạn chế. Thời gian gần đây, cùng với sự phát triển của ngữ nghĩa - ngữ dụng học, các nhà khoa học đã chú ý hơn đến mục đích giao tiếp, đến mối quan hệ giữa ngữ nghĩa - ngữ dụng, đến các nhân tố cơ bản tác động đến các hành vi ngôn ngữ trong đó có hành vi hỏi. Tiêu biểu là các công trình của J.L. Austin (1962), của J.R. Searle (1975). Đặc biệt, trong tác phẩm của mình, J.R. Searle đã chỉ ra 12 kiểu loại khác nhau khi phân loại các hành vi ở lời. Theo ông, một hành vi hỏi đƣợc đánh giá là có hiệu quả phải thỏa mãn 4 điều kiện cụ thể là: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 - Điều kiện mệnh đề - Điều kiện chuẩn bị - Điều kiện chân thành - Điều kiện căn bản. Theo J.R. Searle thì những điều kiện đó đƣợc coi nhƣ là quy tắc để thực hiện hành vi hỏi. Tuy tác giả mới chỉ nghiên cứu về hành vi hỏi một cách chung chung đồng thời với các hành vi ngôn ngữ khác, chƣa đi sâu tìm hiểu một cách riêng biệt, chi tiết về hành vi hỏi, song kết quả nghiên cứu này có thể đƣợc xem là cơ sở cho các nghiên cứu về sau. 2.1.2. Ở Việt Nam, ngành ngôn ngữ học cũng đã đạt đƣợc một số thành tựu về câu hỏi, hành vi hỏi. Đã có một số nghiên cứu về câu hỏi ở nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến các công trình đáng chú ý nhƣ: 1. Hoàng Trọng Phiến, Ngữ pháp tiếng Việt - câu, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, H., 1980. 2. Nguyễn Thị Thìn, Câu nghi vấn tiếng Việt, một số kiểu câu nghi vấn không dùng để hỏi, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, H., 1994. 3. Nguyễn Thị Lƣơng, Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc biểu thị các hành vi ngôn ngữ, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, H., 1996. 4. Lê Đông, Ngữ nghĩa - Ngữ dụng câu hỏi chính danh, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, H., 1996. 5. Nguyễn Đăng Sửu, Câu hỏi tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng Việt, Luận án TS Ngữ văn, H., 2002. 6. Lê Anh Xuân, Câu trả lời gián tiếp có nghĩa hàm ẩn cho câu hỏi chính danh, Luận án TS Ngữ văn, H., 2004. ... Ngoài các công trình nghiên cứu trên, còn có thể kể đến một số bài tạp chí, một số khóa luận tốt nghiệp đại học nhƣ: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 - Câu trả lời và câu đáp của câu hỏi, Lê Đông, Ngôn ngữ (số phụ), 1985. - Cách tổ chức câu hỏi trong tiếng Kơ ho, Tạ Văn Thông, Trong: Những vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ Phƣơng Đông, Viện Ngôn ngữ học., 1985. - Thử tìm hiểu phát ngôn hỏi và phát ngôn trả lời trong sự tương tác lẫn nhau giữa chúng trên bình diện giao tiếp, Nguyễn Chí Hòa, Ngôn ngữ số 1, 1993. - Vai trò của thông tin tiền giả định trong cấu trúc ngữ nghĩa - ngữ dụng của câu hỏi, Lê Đông, Ngôn ngữ số 2, 1994. - Một vài đặc điểm chung của câu nghi vấn (qua ngôn liệu một số ngôn ngữ), Nguyễn Đăng Sửu, Kỉ yếu hội thảo Ngữ học trẻ, 1998. - Một số tiểu từ tình thái đứng cuối câu dùng để hỏi, Nguyễn Thị Tuyết Mai, những vấn đề ngôn ngữ học, Kỉ yếu hội nghị khoa học 2001, Viện Ngôn ngữ học. - Giá trị ngữ nghĩa - ngữ dụng của câu hỏi trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, Hà Thị Văn, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Ngôn ngữ học (Đại học khoa học xã hội và nhân văn), 2004. - Câu hỏi trong truyện ngắn Nam Cao, Nguyễn Thị Hồng Nhung, khóa luận tốt nghiệp, Khoa Ngôn ngữ học (Đại học Khoa học xã hội và nhân văn), 2005. . . . . . Có thể thấy rằng thời gian qua ở Việt Nam, việc nghiên cứu câu hỏi chủ yếu trên ngữ liệu tiếng Việt. Câu hỏi tiếng Việt đã dành đƣợc nhiều sự chú ý của các nhà nghiên cứu và cũng đã có những tìm tòi đáng ghi nhận ở tất cả các mặt hình thức, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Việc nghiên cứu câu hỏi trong ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 2.2. Các nghiên cứu về tiếng Tày và câu hỏi tiếng Tày Là ngôn ngữ của một dân tộc có số ngƣời lớn thứ hai ở Việt Nam (Theo thống kê năm 1999, ngƣời Tày ở Việt Nam có đến gần một triệu rƣỡi ngƣời), tiếng Tày đã thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Có thể kể đến một số công trình về tiếng Tày đƣợc công bố nhƣ sau: 1. Nguyễn Hàm Dƣơng, Các chức năng xã hội của tiếng Tày - Nùng, T/c Ngôn ngữ số 1, H., 1970. 2. Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo, Hoàng Chí, Ngữ pháp tiếng Tày - Nùng, Nxb Khoa học xã hội, H., 1971. 3. Nguyễn Minh Thuyết, Lƣơng Bèn, Nguyễn Văn Chiến, Góp ý về việc cải tiến chữ Tày - Nùng, T/c Ngôn ngữ số 2, H., 1971. 4. Đoàn Thiện Thuật, Hệ thống ngữ âm tiếng Tày - Nùng, Trong: Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam - T1, Viện Ngôn ngữ học, H., 1972. 5. Cung Văn Lƣợc, Chữ Nôm Tày qua so sánh với chữ Hán và chữ Việt Nôm, Luận án PTS khoa học Ngữ văn, H., 1992. 6. Lƣơng Bèn, Tình hình phát triển của chữ Tày - Nùng, Trong: Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, Nxb KHXH, H., 1993. 7. Hoàng Văn Ma, Vấn đề tiếng và chữ Tày - Nùng, Trong: Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, Nxb KHXH, H., 1993. 8. Hoàng Văn Ma, Mông Kí Slay và các tác giả khác, Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, Viện Ngôn ngữ học, H., 1994 9. Nguyễn Thị Lƣơng, Tiếng Tày ở Na Hang, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Tổng hợp, H., 1994. 10. Hoàng văn Ma, Loại từ trong tiếng Tày - Nùng, Trong: Ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam - Một số vấn đề về quan hệ cội nguồn và loại hình học, Nxb KHXH, H., 2002 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 11. Hoàng Văn Ma, Lục Văn Pảo, Từ điển Việt - Tày - Nùng”, “Từ điển Tày - Nùng - Việt, Nxb Từ điển bách khoa, H., 2005. 12. Lƣơng Bèn (chủ biên), Slon phuối Tày (dùng cho cán bộ công tác tại vùng dân tộc), TN., 2007. ....... Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã tập trung chú ý đến một số khía cạnh cụ thể của tiếng Tày nhƣ: nguồn gốc lịch sử, vị trí của tiếng Tày và Nùng, mối quan hệ giữa tiếng Tày - Nùng với nhau và với tiếng Việt, chức năng xã hội của tiếng Tày, hệ thống chữ viết, các quy tắc chính tả và ngữ pháp của tiếng Tày - Nùng, giới thiệu khái quát tiếng Tày - Nùng về: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp… Có thể thấy, nhìn chung trong ngôn ngữ học Việt Nam, hành vi hỏi và câu hỏi đã trở thành đối tƣợng quan tâm ngày càng sâu sắc hơn của nhiều nhà khoa học. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có một công trình nào xem xét riêng về câu hỏi trong tiếng Tày. Có thể nói đây là một mảnh đất chƣa có ngƣời khai phá. Đó vừa là khó khăn nhƣng cũng có thể xem là thuận lợi cho việc thực hiện đề tài “Câu hỏi trong tiếng Tày” này. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn có mục đích miêu tả và chỉ ra các đặc điểm câu hỏi tiếng Tày về các mặt: hình thức cấu tạo, các đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ dụng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định những cơ sở lí luận và thực tiễn phục vụ cho việc nghiên cứu: sự phân định câu theo mục đích phát ngôn; lí thuyết hội thoại; lí thuyết về hành vi ngôn ngữ; hành vi hỏi và câu hỏi; các đặc điểm chung của tiếng Tày… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 - Thu thập các dạng câu hỏi qua lời ăn tiếng nói tiếng Tày trong hoạt động giao tiếp, các văn bản viết bằng tiếng Tày. - Miêu tả câu hỏi tiếng Tày về mặt hình thức, ngữ nghĩa và một số điểm đáng chú ý dƣới góc nhìn ngữ dụng học. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các câu hỏi tiếng Tày xuất hiện trong các văn bản nói và viết bằng tiếng Tày, chủ yếu là qua lời nói sinh động trong giao tiếp hàng ngày của ngƣời Tày (ở các huyện Hà Quảng, Hòa An, Thạch An thuộc tỉnh Cao Bằng). Và qua một số truyện ngắn trong tuyển tập của nhà văn ngƣời Tày Nông Viết Toại. Đó là các truyện ngắn: 1. Boỏng tàng tập éo 2. Hăn phi 3. Ngần muộc 4. Cái pửt 5. Chài vệ quốc đoàn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn sẽ chỉ tập trung nghiên cứu hai khía cạnh chính đối với câu hỏi tiếng Tày nhƣ sau: - Câu hỏi xét về mặt hình thức, tức là các phƣơng tiện đƣợc sử dụng để cấu tạo nên câu hỏi tiếng Tày. - Câu hỏi xét về mặt ngữ nghĩa - ngữ dụng, tức là sự sử dụng câu hỏi tiếng Tày trong những hoàn cảnh khác nhau, nhằm thể hiện các ý đồ giao tiếp khác nhau của ngƣời nói. - Đối với các truyện ngắn trog “Tuyển tập Nông Viết Toại” luận văn sẽ tập chung miêu tả một số đặc điểm chính trong câu hỏi ở các tác phẩm này, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 trên cơ sở đó chỉ ra một số vai trò dễ nhận thấy qua việc sử dụng câu hỏi của nhà văn. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này, luận văn áp dụng những phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phƣơng pháp ngôn ngữ học điền dã: Trong việc thu thập tƣ liệu câu hỏi tiếng Tày, phƣơng pháp này cần sử dụng khi tìm hiểu, nghe, ghi trực tiếp các cứ liệu ngôn ngữ trong sinh hoạt hàng ngày của ngƣời Tày ở một số địa phƣơng thuộc tỉnh Cao Bằng. Các chủ thể phát ngôn các câu này có thể thuộc nhiều độ tuổi khác nhau, giới tính khác nhau, có trình độ, nghề nghiệp khác nhau. Nội dung phát ngôn có thể liên quan đến các chủ đề đa dạng thuộc đời sống, trong các mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp..., trong các hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. - Phƣơng pháp thống kê phân loại: Căn cứ vào ngữ liệu về câu hỏi tiếng Tày đƣợc thu thập trong các tác phẩm văn học cụ thể, tác giả sẽ tiến hành thống kê các dạng câu hỏi tiếng Tày đã đƣợc sử dụng, phục vụ cho các mục đích nghiên cứu trong luận văn. - Phƣơng pháp miêu tả (với các thủ pháp phân tích, tổng hợp): Trên cơ sở thống kê, phân loại, luận văn tiến
Tài liệu liên quan