Luận văn Chân dung người lính trong thơ Nguyễn Duy

Văn học Việt Nam hiện đại giai đọan 1945-1975 còn đượcgọi lànền vănhọc cáchmạng.Sởdĩ có têngọi nhưvậy vìvănhọccủa giai đọan này phản ánh hai cuộc cáchmạngcủa dânt ộc: chống Pháp và chốngMỹ.Vănhọc thời kì này khá đadạngvề thểlọai nhưng tiêu biểuvẫn là thơ vàvăn xuôi. Thành công nhất trong thể loại thơ ca là những bài thơ viếtvề người lính. Đây là đề tài xuyên suốt, chủ đạo cho các nhà thơ khai thác. Chân dung người lính xuất hiện trong thơ ca rấtphong phú, đa dạng. Đó có thểlà người lính trongchiến đấu, trong sinh ho ạt hay trên những chặng đường hành quân. Trongsố những nhà thơ viếtvề người lính, Nguyễn Duy là một người viết rấthayvề đềtàinày. Làmộtnhàthơ -chiến sĩ nên những bài thơcủa ông phản ánhrất chân th ựcvà sinh động vềngười lính. Qua những sáng tác của mình, Nguyễn Duy đãthểhiện những vẻ đẹp củangườilính về tâmhồn,tưtưởng, tìnhcảm, Nhưng đó là trong chiếntranh còn trong thời bình liệu nhữngvẻ đẹp đó có còn được những người lính gìn giữ và phát huy hay không? Thêm vào đó,với tinh thần “uốngnước nhớ nguồn”, Đảng, Nhànước và nhân dân ta ngày càng quan tâmhơn đến đờisốngcủa người lính sau chiến tranh nhằm giúp chohọ có được cuộcsốngtốt đẹphơn. Vìvậy, người lính luôn làvấn đề được toàn xãhội quan tâm.

pdf67 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4395 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chân dung người lính trong thơ Nguyễn Duy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN NGỮ VĂN PHAN THỊ THU NGÂN chân dung người lính trong thơ Nguyễn Duy Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Sư phạm Ngữ văn Cán bộ hướng dẫn: TS. NGUYỄN LÂM ĐIỀN Cần Thơ, 5 – 2008 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Văn học Việt Nam hiện đại giai đọan 1945-1975 còn được gọi là nền văn học cách mạng. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì văn học của giai đọan này phản ánh hai cuộc cách mạng của dân tộc: chống Pháp và chống Mỹ. Văn học thời kì này khá đa dạng về thể lọai nhưng tiêu biểu vẫn là thơ và văn xuôi. Thành công nhất trong thể loại thơ ca là những bài thơ viết về người lính. Đây là đề tài xuyên suốt, chủ đạo cho các nhà thơ khai thác. Chân dung người lính xuất hiện trong thơ ca rất phong phú, đa dạng. Đó có thể là người lính trong chiến đấu, trong sinh hoạt hay trên những chặng đường hành quân. Trong số những nhà thơ viết về người lính, Nguyễn Duy là một người viết rất hay về đề tài này. Là một nhà thơ - chiến sĩ nên những bài thơ của ông phản ánh rất chân thực và sinh động về người lính. Qua những sáng tác của mình, Nguyễn Duy đã thể hiện những vẻ đẹp của người lính về tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, … Nhưng đó là trong chiến tranh còn trong thời bình liệu những vẻ đẹp đó có còn được những người lính gìn giữ và phát huy hay không? Thêm vào đó, với tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ngày càng quan tâm hơn đến đời sống của người lính sau chiến tranh nhằm giúp cho họ có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì vậy, người lính luôn là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Hầu hết các công trình của các nhà nghiên cứu thường tập trung vào một giai đoạn, một đặc điểm nào đó của thơ ca. Vì vậy “chân dung người lính trong thơ Nguyễn Duy” là một đề tài mới mẻ. Từ trước đến nay có rất ít bài phê bình, bình luận về hình tượng người lính trong thơ Nguyễn Duy một cách toàn diện. Nếu có chăng chỉ là những bài phê bình về một tập thơ, một bài thơ viết về người lính của Nguyễn Duy. Trong khi đó chân dung người lính là một vấn đề cần nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện. Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu sẽ làm bộc lộ những phẩm chất của người lính về tâm hồn, tư tưởng, tình cảm trong chiến tranh và cả trong thời bình. Trước đây người thực hiện chỉ biết tới Nguyễn Duy qua một số bài thơ: Tre Việt Nam, Hẹn ở trường, Ánh trăng,…Thêm vào đó là niềm yêu thích thơ ca đặc biệt là thơ ca cách mạng. Vì thế, “chân dung người lính trong thơ Nguyễn Duy” là một đề tài khá thu hút. Người thực hiện hy vọng thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề này có thể hiểu thêm về thơ ca cách mạng Việt Nam nói chung, thơ về người lính của Nguyễn Duy nói riêng nhằm làm phong phú thêm kiến thức văn học của mình. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: Nguyễn Duy là một trong số ít những nhà thơ khi mới xuất hiện đã không tạo được ấn tượng với bạn đọc. Do đó, số lượng các công trình nghiên cứu về thơ ông, cụ thể là hình tượng người lính trong thơ ông không nhiều. Trong số các công trình nghiên cứu người thực hiện tìm được có thể chia thành hai nhóm: nhóm nghiên cứu về chân dung người lính trong thơ Nguyễn Duy nói chung và nhóm nghiên cứu về chân dung người lính trong một tập thơ, một bài thơ của Nguyễn Duy. Sau đây là các ý kiến cụ thể: Trong Nguyễn Duy-thi sĩ thảo dân , Chu Văn Sơn có đề cập đến chân dung người lính thông qua hình tượng nhà thơ: “chàng lính này vào chiến trường sẵn sàng xả hết mình vì nước gặp tai ương, chứ cóc phải vì ham sung đạn, mơ chiến tích hay màng huân chương” [21 ;265]. Theo Chu Văn Sơn thì người lính trong thơ Nguyễn Duy là người lính “bất đắc dĩ”. Bởi vì người lính ấy không ham súng đạn, chiến công mà chỉ vì đất nước. Người lính vào chiến trường một cách tự nguyện,mang theo một tấm lòng thương người dù là đối với kẻ thù: “đuổi theo thằng lính địch thì chỉ muốn bắt, không muốn bắn-không ham giết một kẻ thù, chỉ mong cứu một đời người” [21 ;266]. Người lính ấy còn có tinh thần đồng đội rất cao, biết cất lên lời ru đồng đội sau mỗi trận đánh, sau những chặng đường hành quân. Trong tác phẩm, Chu Văn Sơn còn đề cập đến nỗi đau của những người lính khi chiến tranh vừa kết thúc: “thấy người bạn vĩnh viễn nằm lại bên kia cầu xa lộ vào cái lúc cùng của cuộc kháng chiến” [21 ;266] Cũng nói về sự hi sinh của những người lính trước giờ phút chiến thắng nhưng khác với Chu Văn Sơn, Lê Thành Nghị trong Trước đèn …thơ lại cho rằng nỗi đau đó không phải của người ở lại mà là của người ra đi: “đau đớn nhất là những người đã đi suốt chiều dài cuộc chiến tranh và ngã xuống trên cửa ngõ của hoà bình” [ 19;118 ]. Những người lính ấy đã chiến đấu suốt cả thời trai trẻ với mong ước được sống trong một đất nước hoà bình nhưng không được. Tác giả còn nêu lên nguyên nhân của sự hi sinh oanh liệt ấy: “kẻ thù tàn ác tử thủ đến cùng, chống đối đến cùng, cho dù chúng đã cay đắng nhận ra kết cục bi thảm sẽ dành cho chúng. Biết bao nhiêu chiến sĩ đã ngã xuống trước sự điên cuồng man dại trước cửa tử ấy của kẻ thù” [19;118]. Qua đó cho ta thấy được tinh thần chiến đấu dũng cảm của những người lính. Vũ Duy Thông trong Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945- 1975”cũng đề cập đến sự hi sinh của người lính. Qua sự hi sinh đó chúng ta thấy được sức mạnh của tình đồng đội, tình cảm thiêng liêng cao quí của những người lính. Chính sự hi sinh, mất mát đó giúp “con người hiểu ra mình hơn lúc nào hết” [23;101 ]. Trong tác phẩm. tác giả còn đề cập đến một thứ tình cảm mà chỉ có những người lính mới có, đó là tình quân dân, tình người không phải qua những điều xa lạ mà rất quen thuộc, “qua hơi ấm ổ rơm” [23;102]. Lê Quang Hưng đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về tập thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy thông qua tác phẩm Thơ Nguyễn Duy và Ánh trăng. Đó là: “Ánh trăng trước tiên vẫn là tiếng nói của một người lính, tiếng nói tìm đến những người lính- những đồng đội để sẻ chia, trò chuyện” [20;289], Tác giả còn nêu lên một nhận xét về tập thơ này: “Ánh trăng lần này là viết về người lính, viết cho người lính [20;289] là những bài thơ hay. Cũng trong tác phẩm này, Lê Quang Hưng còn đề cập đến hai trong số những bài thơ viết về người lính trong tập Ánh trăng. Đầu tiên là tâm trạng của người lính sau chiến tranh khi nghe tắc kè kêu trong thành phố. Đối với người lính trong cuốc sống hôm nay,tiếng tắc kè “là lời nhắc lại một thời trận mạc đầy gian khổ, là nỗi nhớ đến khắc khoải những người đồng đội thân thiết đã ngã xuống trước ngày chiến thắng” [20;288]Sau đó là “một cảnh ngộ, một tình huống éo le” [20;288] của người lính khi hoà bình lập lại trong Trở lại khúc hát ru. Tác giả nhận xét:nhà thơ “đã thể hiện thành công lòng nhân đạo cao cả, đức tính quên mình của người chiến sĩ ngay trong cuộc chiến đấu rất riêng tư mà mang ý nghĩa phổ biến, không có tiếng súng mà vô cùng quyết liệt” [20;288]. Cũng trong Trước đèn…thơ, Lê Thành Nghị đã khắc họa tâm trạng của những người vốn quen với đời sống chiến tranh nên “vẫn luôn luôn ám ảnh bởi những ngày gian nan ấy giữa rừng sâu”, vẫn “giật mình” bởi tiếng tắc kè- “cái âm thanh của rừng lạc về thành phố” [19;139 ]. Tác giả cho rằng, chính sự ám ảnh ấy, chính cái giật mình ấy đã tạo ra nét đẹp trong tâm hồn người lính. Trong Nguyễn Duy- Người thương mến đến tận cùng chân thật, Vũ Văn Sỹ cũng có một nhận xét về bài Nghe tắc kè kêu trong thành phố. Nếu Lê Quang Hưng cho rằng tiếng tắc kè là lời nhắc nhở, là nỗi nhớ thì Vũ Văn Sỹ lại cho rằng tiếng tắc kè gợi cho những người đã từng đến với Trường Sơn những năm đánh Mỹ “niềm ước ao trong cái âm thanh giản dị nghe hao hao như hai tiếng “sắp về”, mà biết bao người đã đi suốt tuổi thanh xuân phải đành nằm lại trước giờ chiến thắng không bao giờ nghe lại được” [22;69]. Tác giả còn đề cập đến bài thơ Ánh trăng, Vũ Văn Sỹ nhận xét: bài thơ “miêu tả khoảnh khắc tâm trạng người lính sau chiến tranh vào sống giữa Sài Gòn”. Theo tác giả, cái “giật mình”khi nhìn thấy vầng trăng của người lính chính là “lời tự nhắc mình không được quên cái hôm qua” [22;68]. Cũng viết về tập thơ Ánh trăng, Từ Sơn trong Thơ Nguyễn Duy đã đưa ra nhận định: “Ánh trăng chiếm số lượng lớn vẫn là những bài thơ viết về người lính và những điều đã cảm nhận trên các nẻo đường chiến tranh” [24,201]. Còn Vũ Quần Phương trong Thơ với lời bình đã nêu những giả thuyết để cuối cùng khắc họa chân dung người chiến sĩ qua bài Hơi ấm ổ rơm: “Nếu anh không phải là anh bộ đội mà sự gánh chịu những gian khổ hi sinh đã thành ra thuộc tính;nếu anh không có lần nào đi bộ, lỡ đường,đêm gió, trời khuya và hơn nữa, nếu anh không có một vốn hiểu biết từ trong máu thịt về những người dân ấy, làm sao anh biết được hơi ấm ổ rơm kia?” [20;94]. Đây là lời nhận xét về nhà thơ thông qua đó làm nổi bật hình tượng người lính trong thơ Nguyễn Duy. Các ý kiến, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu chỉ đề cập đến hình tượng người lính như một khía cạnh nhỏ trong tác phẩm, chưa đi sâu vào miêu tả, khắc họa chân dung người lính một cách có hệ thống, toàn diện như nó vốn có, cần có. 3.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Thực hiện đề tài này nhằm hai mục đích chính. Thứ nhất, có thể đưa ra cái nhìn toàn diện nhất về “chân dung người lính trong thơ Nguyễn Duy”: trong chiến tranh và trong thời bình. Qua đó,làm nổi bật lên hình ảnh người lính trong cuộc sống gia đình, trong xã hội hiện đại mà hiện nay đang được xã hội quan tâm. Thứ hai, giúp người thực hiện hiểu thêm về hình ảnh người lính trong thơ Nguyễn Duy nói riêng, người lính trong thơ ca Việt Nam nói chung. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đây là một đề tài có phạm vi nghiên cứu khá rộng: trước và sau chiến tranh. Bên cạnh các tập thơ của Nguyễn Duy: Ánh trăng, Mẹ và em, Quà tặng, Về, người thực hiện còn sử dụng thơ của các tác giả khác cùng thời kì đề cập đến đề tài trong trong quá trình so sánh, đối chiếu. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Mục tiêu của đề tài là thể hiện vẻ đẹp của người lính trong thơ Nguyễn Duy nên phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích, bình giảng, bình luận. Bên cạnh đó, người thực hiên còn sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu. NỘI DUNG Chương 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGƯỜI LÍNH TRONG THƠ CA VIỆT NAM 1.1KHÁI NIỆM VỀ NGƯỜI LÍNH : Người lính là một thuật ngữ xuất hiện trong một đất nước từ khi bắt đầu có chiến tranh và thành lập quân đội.Có nhiều cách hiểu khác nhau về người lính nhưng để hiểu một cách khoa học,chính xác người thực hiện dựa vào từ điển để đưa ra một khái niệm đơn giản và dễ hiểu nhất. Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, “lính” là một danh từ ,được hiểu theo ba nghĩa.Thứ nhất , “lính” là người thâmgi quân đội đế quốc,phong kiến.(Ví dụ:lính khố xanh,lính khố đỏ,…).Thứ hai, “lính” là tên gọi chung của quân nhân ở cấp thấp nhất,không phải là chỉ huy(Ví dụ:lính tráng).Thứ ba, “lính”dùng để chỉ một loại quân(Ví dụ:lính dù) Còn trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam, “lính” là một danh từ được hiểu theo hai nghĩa.Thứ nhất, “lính” là người làm nhiệm vụ trong lực lượng vũ trang.Thứ hai, “lính”là người phục vụ nhân dân . ` Người Việt Nam quen gọi “lính”một cách chung chung là “bộ đội”. “Bộ đội”còn dùng để chỉ một nghề nghiệp.Theo Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, “bộ đội” được hiểu theo ba nghĩa .Thứ nhất, “bộ đội” chỉ chung quân đội của một quốc gia (Ví dụ:bộ đội Việt Nam,bô đội Lào,…)Thứ hai, “bộ đội” là tên gọi chung của một quân chủng ,binh chủng,bộ đội chuyên môn,một cấp tổ chức.(Vídụ :bộ đội Hải quân,bộ đội Không quân,…).Thứ ba, “bộ đội” để chỉ một quân nhân,một người phục vụ trong quân đội. Kết hợp ba Từ điển chúng ta có một khái niệm đơn giản nhất về người lính.Người lính là một danh từ dùng để chỉ một người làm nhiệm vụ trong lực lượng vũ trang. 1.2.NGƯỜI LÍNH –NGUỒN CẢM HỨNG SÁNG TẠO CỦA THƠ CA: Đối với một dân tộc trải qua nhiều cuộc chiến tranh như Việt Nam thì người lính trở thành đề tài chủ yếu,trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo của văn học nói chung là điều đương nhiên. Từ thời phong kiến ,hình tượng người lính đã đi vào trong thơ ca như một hình tượng điển hình Thơ ca viết về người lính không chỉ có một mục đích là miêu tả chân dung của họ mà còn phản ánh cuộc đấu tranh của cả dân tộc Người lính đi vào trong thơ ca không còn mang dáng vẻ bình thường mà trở nên hiên ngang hơn,cao lớn hơn với tầm vóc sánh ngang tầm núi sông,đất nước.Trong Thuật hoàicủa Phạm Ngũ Lão,hình tượng người lính hiện ra với một tư thế hiên ngang:tư thế cầm ngang ngọn giáo chắn giữ non sông.Ngọn giáo ấy có kích thước của núi sông và tầm vóc ấy là tầm vóc của đất trời.Người lính ấy tập trung sức mạnh và tầm vóc của cả dân tộc,trở thành một pho tượng thật kì vĩ về người chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc : “Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” (Múa giáo non sông trải mấy thu Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu) (Thuật hoài-Phạm Ngũ Lão) Còn trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã vẽ lên bức tranh toàn vẹn về tầm vóc kì vĩ của những người cầm vũ khí.Họ là người anh hùng dân tộc chỉ huy cuộc kháng chiến,là những nghĩa sĩ,nghĩa quân bình dị nhất.Họ đại diện cho những con người ưu tú nhất của dân tộc đứng lên khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập tự do cho đất nước,cho dân tộc.Nói về xuất thân bình thường của họ: “Núi Lam Sơn dấy nghĩa Chốn hoang dã nương mình” để làm nổi bật lên những chiến công phi thường của họ . Nguyễn Đình Chiểu cũng đã từng miêu tả về những con người có xuất thân bình thường như thế trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.Những nghĩa sĩ đi vào trong thơ ông không có khí thế và tầm vóc lớn lao như người lính trong Thuật hoài mà chỉ là những nông dân nghèo khó.Nếu văn học phong kiến miêu tả chân dung người lính với tính chất ước lệ , kì vĩ thì người lính trong thời kì này hiện ra rất thật, rất sinh động .Thơ ca viết về người lính là viết về cái họ vốn có chứ không phải cần có.Nội dung của thơ ca giai đoạn này không chỉ có ngợi ca mà còn phản ánh. Trong nền văn học cách mạng trải qua hai cuộc kháng chiến khuynh hướng chủ đạo của thơ ca cách mạng là khuynh hướng sử thi.Trước những mất mát , hi sinh của cuộc chiến tranh , hình tượng người lính đi vào thơ ca trở thành những con người bất tử . Họ như hoá thân vào sông núi , thành một phần của quê hương xứ sở. Người lính trong Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân là một chiến sĩ vô danh.Thế nhưng khi đi vào thơ , người chiến sĩ ấy không những không vô danh mà còn có tên , một cái tên rất đặc biệt: “Anh là chiến sĩ Giải phóng quân” Người lính ấy không còn là một cá nhân mà là đại diện cho cả cộng đồng , đại diện cho tập thể .Nhắc đến anh người ta không nhớ đến một người mà nhớ đến nhiều người .Sự ra đi của anh không đồng nghĩa với sự mất mát mà là sự bất tử.Sự bất tử thể hiện ở dáng đứng của người chiến sĩ.Anh ra đi không để lại gì cho bản thân , gia đình dù là “một tấm hình”,”một dòng địa chỉ” mà chỉ để lại cho quê hương đất nước một “dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỉ”. Ngay cả cái chết của anh cũng là một sự phi thường-chết trong tư thế tiến công: “Và anh chết trong khi đứng bắn” Chính sự phi thường của anh đã làm nên điều kì diệu.Từ một chiến sĩ vô danh , một anh giải phóng quân bình thường không tên tuổi anh đã để lại cho đất nước cái tên: “Tên anh đã thành tên đất nước” Người lính ấy đã hoá thân thành đất nước.Nếu lúc sống anh đã sống , chiến đấu vì đất nước thì khi mất đi anh lại tồn tại cùng đất nước. Hay trong Bài ca xuân 68,Tố Hữu đã ca ngợi hình ảnh anh giải phóng quân –một “chàng trai chân đất”.Anh giải phóng quân ấy với những chiến công của mình từ một con người bình thường trở thành một con người vĩ đại, một con người của lịch sử. “Như Thạch Sanh của thế kỉ 20” Với mục tiêu phản ánh hiện thực ,văn học cách mạng đã tìm cho mình một hướng đi:viết về hình tượng người lính.Người lính trở thành nguồn sáng tạo của thơ ca cả trong chiến tranh và trong thời bình vì họ là người tạo nên lịch sử và đang tiếp tục giữ gìn , phát huy lịch sử vĩ đại ấy của dân tộc. 1.3.VÀI NÉT VỀ CHÂN DUNG NGƯỜI LÍNH TRONG THƠ CA VIỆT NAM: 1.3.1.Người lính trong thơ ca trung đại: Thời kì trung đại trong lịch sử Việt Nam được tính từ thế kỉ X ,tức là sau chiến thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt với sự ra đời bài thơ thần Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt.Trong thời trung đại , con người xuất hiện trong thơ văn là con người của tầng lớp trên:vua ,quan lại , nhà nho.Người lính trong thơ ca trung đại cũng theo xu thế đó.Nghĩa là họ phải xuất hiện bên cạnh người chỉ huy hay trong tư thế của cả dân tộc.Người lính trong văn học thời Trần mang hào khí Đông A của cả dân tộc, của “ba quân”: “Hoành sóc giang sơn cáp kỉ thu Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”. (Múa giáo nôn sông trải mấy thu Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu). (Thuật hoài –Phạm Ngũ Lão) Có khi người lính ấy xuất hiện trong tư thế đối mặt với quân thù để chiến đấu và chiến thắng: “Đoạt sóc Chương Dương độ Cầm hồ Hàm Tử quan” (Chương Dương cướp giáo giặc Hàm Tử bắt quân thù) (Tụng giá hoàn kinh sư-Trần Quang Khải) Trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi , người lính lúc này là những người yêu nước đứng dậy chống ngoại xâm , bảo vệ độc lập tự do của dân tộc.Đó là những người có xuất thân bình thường: “Núi Lam Sơn dấy nghĩa Chốn hoang dã nương mình” Thế nhưng họ đã biết tập hợp , đoàn kết toàn dân: “Nhân dân bốn cõi một nhà dựng cần trúc ngọn cờ phất phới Tướng sĩ một lòng phụ tử hoà nước sông chén rượu ngọt ngào” Biết sử dụng chiến lược , chiến thuật quân sự tài tình: “Thế trận xuất kì lấy yếu chống mạnh Dùng quân mai phục lấy ít địch nhiều” “…trước điều binh thủ hiểm ,chặt mũi tiên phong ….sau lại sai tướng chẹn đường ,tuyệt nguồn lương thực” Người lính ấy lại biết nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa trong mọi hoàn cảnh: “Đem đại nghĩa thắng hung tàn Lấy chí nhân thay cường bạo” Những con người có xuất thân bình thường đã làm nên những việc phi thường trong Bình Ngô đại cáo không khác gì những con người trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu.Đó là những người chỉ biết: “Cui cút làm ăn;toan lo nghèo khó Chưa quen cung ngựa , đâu tới trường nhung;chỉ biết ruộng trâu , ở trong làng bộ” Đối với họ , những công việc của quân đội là những việc xa lạ mà họ chưa từng nhìn ,chưa từng nghe. Họ chỉ quen việc nhà nông: “Việc cuốc , việc cày,việc bừa ,việc cấy, tay vốn quen làm ; tập khiên , tập súng, tập mác, tập cờ , mắt chưa từng ngó” Họ còn là những con người có xuất thân từ nông dân, theo nghĩa quân chỉ vì mến mộ: “Vốn chẳng phải quân cơ quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh;chẳng qua là dân “ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ” Thế nhưng bằng tấm lòng yêu nước của mình , những người lính ấy đã chiến đấu bằng những vũ khí thô sơ nhất mà mình có: “Hoả mai đánh bằng rơm con cúi ,cũng đốt xong nhà dạy đạo kia;gươm đeo dùng lưỡi dao phai ,cũng chém rớt đầu quan hai nọ” “Từ tình yêu và lòng kính trọng sâu sắc đối với những tấm gương anh hùng cầm vũ khí chiến đấu vì độc lập , tự do của Tổ quốc,mà trong toàn bộ lịch sử văn học Việt Nam viết về chiến tranh , nổi lên một đặc điểm tổng quát của hình tượng người cầm vũ khí là tính chất kì vĩ, tính lí tưởng của họ” [ 4;151] . Người cầm vũ khí có thể là người anh hùng dân tộc chỉ huy cuộc chiến đấu cũng có thể là những nghĩa quân bình dị trong Bình Ngô đại cáo.Điều đó tạo nên một bức tranh toàn vẹn về tầm vóc kì vĩ của người cầm vũ khí .Hình ảnh người chiến sĩ còn hiện lên trong sự hoà hợp với ánh sao Bắc đẩu: “Ném bút đi,sớm nay ra tung mạnh Kiếm báu đeo ngang lưng ,loé ánh sao Bắc đẩu” (Nguyễn Thiên Tích) Tính chất kì vĩ còn thể hiện trong tư thế cầm ngang ngọn giáo chắn giữ non sông của người chiến sĩ bảo vệ Tổ quốc trong thơ Phạm Ngũ Lão.Đó là ngọn giáo phải được đo bằng kích thước của sông núi và tầm vóc của người cầm vũ khí là tầm vóc của đất trời. Tóm lại , người lính trong thơ c