Luận văn Chăn nuôi thú y

Thanh Chương là một huyện miền núi địa hình tương đối phức tạp. Chiều dài từ Nam đến Bắc 43 km, chiều rộng từ Đông sang Tây 23km, phía Đông giáp huyện Đô Lương, phía Tây giáp huyện Lào, Nam giáp Nam Đàn và Hà Tĩnh, phía Bắc giáp huyện Anh Sơn. Thanh Chương có diện tích tự nhiên 186.204 ha; dân số 307.377 người, đứng thứ 7 về diện tích huyện, thứ 11 về dân số. Mật độ dân số trung bình 297 người trên km2 (tương đôi cao so với các huyện miền núi). Huyện được chia thành 39 xã, một thị trấn và một Trại CT số 6. Thanh Chương cách thành phố Vinh 70km về phía Đông Nam và cách quốc lộ 1A khoảng 65 km về phía Đông. Thanh Chương là huyện trung du miên núi của tỉnh, có tiềm lực để phát triển thành vùng chăn nuôi lớn; có diện tích đất lâm nghiệp lớn, và nhất là nhiều công trình trọng điểm khác so với các huyện miền núi khác. Đây là nhân tố quan trọng cho phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp đặc biệt là chăn nuôi gia súc và đẩy nhanh tiến trình phát triển tổng đàn gia súc của tỉnh.

doc38 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chăn nuôi thú y, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1 TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN THANH CHƯƠNG 1.1. Đặc điểm tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Thanh Chương là một huyện miền núi địa hình tương đối phức tạp. Chiều dài từ Nam đến Bắc 43 km, chiều rộng từ Đông sang Tây 23km, phía Đông giáp huyện Đô Lương, phía Tây giáp huyện Lào, Nam giáp Nam Đàn và Hà Tĩnh, phía Bắc giáp huyện Anh Sơn. Thanh Chương có diện tích tự nhiên 186.204 ha; dân số 307.377 người, đứng thứ 7 về diện tích huyện, thứ 11 về dân số. Mật độ dân số trung bình 297 người trên km2 (tương đôi cao so với các huyện miền núi). Huyện được chia thành 39 xã, một thị trấn và một Trại CT số 6. Thanh Chương cách thành phố Vinh 70km về phía Đông Nam và cách quốc lộ 1A khoảng 65 km về phía Đông. Thanh Chương là huyện trung du miên núi của tỉnh, có tiềm lực để phát triển thành vùng chăn nuôi lớn; có diện tích đất lâm nghiệp lớn, và nhất là nhiều công trình trọng điểm khác so với các huyện miền núi khác. Đây là nhân tố quan trọng cho phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp đặc biệt là chăn nuôi gia súc và đẩy nhanh tiến trình phát triển tổng đàn gia súc của tỉnh. 1.1.2. Đặc điểm địa hình Địa hình huyện Thanh Chương có xu hướng nghiêng dần từ Bắc và Tây Nam ra phía Đông Đông Bắc. Phía Tây hình thành dãy đồi núi hình cánh cung chạy từ Đông Bắc xuống Tây Nam bao lấy cả một vùng trung du ở phía Đông Đông Nam. Dựa vào phân bố địa hình, Thanh Chương được chia làm hai vùng: vùng trung du và vùng đồi núi phía tây. + Vùng trung du gồm 28 xã; độ cao bình quân so với mặt nước biển là: +3,6 đến + 4,5m. + Vùng Đồi núi phía tây gồm 11 xã; là các xã phía Tây, Tây Bắc giáp với các xã miền núi huyện Anh Sơn, Lào, Hà Tĩnh, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền núi và trung du. Đặc điểm chung của vùng này là một số đồi núi, phần lớn phần phía Đông các sườn núi của dãy núi thoải dần có nhiều khe suối đã được dựng thành hồ đập và tiểu thuỷ nông. Từ đặc điểm của địa hình nói trên, trong phát triển kinh tế xã hội của huyện Thanh Chương có những thuận lợi và khó khăn sau. 1.1.3. Khí hậu, thời tiết Thanh Chương là một huyện của tỉnh Nghệ An nên có những đặc điểm của khí hậu miền Trung: nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt độ bình quân năm là 23,60C, tối cao là 400C, tối thấp là 50C; Tổng tích ôn năm: 85000C, số giờ nắng trung bình hàng năm là 1673h, bức xạ mặt trời hàng năm là khá lớn, 74,6 Kcal/cm2 Lượng mưa bình quân năm 1.587mml, năm lớn nhất là 3,471mm3, năm mưa nhỏ nhất 1150mm3. Lượng mưa hàng năm phân bố không đều giữa các tháng, các mùa trong năm. Mưa nhiều, lại tập trung trong một thời gian ngắn là nguyên nhân gây lũ lụt hàng năm. Bão và áp thấp nhiệt đới trung bình mỗi năm 2 đến 3 cơn đổ bộ vào địa bàn huyện. Bão kéo theo mưa to, thường xảy ra lũ quét gây nhiều thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Trong nhiều yếu tố của khí hậu thời tiết có ảnh hưởng đến sản xuất và sử dụng đất thì hạn và rét là ảnh hưởng lớn nhất, thứ đến là lũ lụt và gió bão. Bảng 1.1. Diễn biến thời tiết thuỷ văn huyện Thanh Chương 2005 – 2009 Stt  Chỉ tiêu  2005  2006  2007  2008  2009   1  Nhiệt độ trung binh các tháng trong năm (0C)  24,6  25  25,3  26,4  25,4   2  Số giờ nắng/năm  1.529  1.889  1.892  20.012  20.001   3  Số ngày mưa/Năm  189  152  145  151  150   4  Lượng mưa mml /Năm  3.490,9  2.698,3  3.247,3  2.449,3  1.895,2   5  Độ ẩm tương đối trung bình  86,91  86,56  86  85,4  88,4   [Theo nguồn 1] 1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Trong thời kỳ 2001 - 2005, định hướng kinh tế phát triển của huyện với cơ cấu Công nghiệp, Nông nghiệp, Dịch vụ. Huyện chủ trương phát triển Nông nghiệp toàn diện và xây dựng nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hóa, nhất là Nông nghiệp, Lâm nghiệp; từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp,thực hiện cơ giới hóa từng khâu công việc, mở rộng điện khí hóa, đưa công nghệ sinh học vào sản xuất. Về chăn nuôi, phấn đấu nhịp độ tăng bình quân hàng năm là 7,5% khuyến khích kinh tế hộ gia đình đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng chăn nuôi công nghiệp với quy mô vừa và lớn,trang trại; chú ý khâu chọn giống phải phù hợp với thị trường. Thực hiện các biện pháp để nâng cao năng suất, hạ giá thành, đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lai tạo giống, phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi, chế biến thức ăn tại chỗ. 1.3. Tình hình chăn nuôi và công tác Thú y 1.3.1. Tình hình chăn nuôi: Hiện nay, cùng với sự phát triển khoa học kỷ thuật, thông qua việc tập huấn, công tác khuyến nông, sách báo,... người dân đang dần thay đổi tập quán chăn nuôi theo hướng ngày càng có hiệu quả hơn. Trong những năm qua số lượng gia súc không ngừng tăng lên, chất lượng sản phẩm mà ngành chăn nuôi đem lại cho huyện cũng tăng lên đáng kể. Bảng 1.2. Số lượng gia súc trên địa bàn huyện Thanh Chương năm 2009 Stt  Tên xã  Trâu bò (con)  Lợn (con)   1  Cát Văn  3.376  2.764   2  Phong Thịnh  2.555  2.445   3  Thanh Hòa  1.347  1.998   4  Thanh Nho  1.835  2.477   5  Thanh Đức  3.199  2.146   6  Hạnh Lâm  2.804  2.309   7  Thanh Mỹ  2.894  3.101   8  Thanh Liên  2.848  3.308   9  Thanh Tiên  1.914  2.973   10  Thanh Hương  3.216  2.480   11  Thanh Lĩnh  1.433  3.297   12  Thanh Thịnh  2.528  2.851   13  Thanh An  1.772  2.664   14  Thanh Chi  1.713  2.517   15  Thanh Khê  2.093  2.592   16  Thanh Thủy  2.576  2.470   17  Võ Liệt  2.333  4.820   18  Thanh Long  1.268  2.315   19  Thanh Hà  2.218  2.752   20  Thanh Tùng  2.053  2.753   21  Thanh Giang  1.123  965   22  Thanh Mai  3.147  2.335   23  Thanh Xuân  3.037  4.760   24  Thanh Lâm  2.789  2.973   25  Thanh Hưng  1.270  2.735   26  Thanh Văn  1.404  3.548   27  Thanh Phong  2.121  3.343   28  Thanh Tường  702  1.997   29  Thanh Đồng  1.083  2.208   30  Thị Trấn  408  1.708   31  Đồng Văn  1.901  3.797   32  Thanh Ngọc  2.834  3.543   33  Ngọc Sơn  2.824  3.084   34  Xuân Tường  2.209  3.393   35  Thanh Dương  1.726  3.104   36  Thanh Lương  1.849  2.362   37  Thanh Yên  1.636  3.045   38  Thanh Khai  1.118  2.370   39  Thanh Sơn  977  1.062   40  Ngọc Lâm  1.264  602   41  Trại CT số 6  168  510   Tổng cộng  81.565  108.476   [Theo nguồn 2] 1.3.2. Công tác giống gia súc + Giống lợn: Chủ yếu là lợn lai F1, và lợn Móng Cái. Bước đầu đưa vào chăn nuôi thử nghiệm một số giống lợn mới ngoại nhập. + Giống gia cầm: Các giống gia cầm chủ yếu là gà Ri, gà Tam Hoàng, Lương phượng, … về các giống vịt: chủ yếu là vịt cỏ, vịt Bầu, vịt Xiêm, ngan Pháp, ngan Hàn Quốc, … + Giống trâu bò: chủ yêu bò vàng, hiện nay đã hình thành đàn bò lai sind trên địa bàn nhiều xã của huyện, nhất là sau chương trình sind hóa đàn bò được triển khai tại huyện, hiện nay nhiều giống bò mới được nhập về và đang được nuôi thử nghiệm. [Theo nguồn 3]. 1.3.3. Nguồn thức ăn + Trâu bò: Chủ yếu chăn thả ngoài đồng bãi, thức ăn bổ sung chủ yếu rơm rạ, thân ngô, thân cây họ đậu,… + Lợn: Thức ăn chủ yếu được cung cấp từ các sản phẩm sản xuất của ngành trồng trọt, thức ăn tinh được lấy từ bột Sắn, bột Ngô, Cam Gạo… thức ăn xanh được cung cấp từ rau như rau muống, rau Khoai Lang , thân cây Chuối…; Thức ăn công nghiệp cũng được sự dụng rộng rãi song chưa nhiều nhiều vì bà con chăn nuôi theo kiểu tận dụng là chủ yếu. + Gia cầm: Chăn nuôi gia cầm phát triển ở các hộ dân theo kiểu chăn nuôi nhỏ lẻ. Nguồn thức ăn chủ yếu tận dụng phế phụ phẩm của của ngành trồng trọt. Chăn nuôi chủ yếu thả vườn, một số ít chăn nuôi tập trung công nghiệp nhưng mức đầu tư còn thấp. Trong những năm vừa qua do tình hình dịch Cúm Gia Cầm diễn biến phức tạp nên số lượng gia cầm của huyện giảm đi rõ rệt. Người nông dân cũng giảm đầu tư vào chăn nuôi gia cầm. 1.3.4. Công tác thú y: 1.3.4.1. Mạng lưới thú y cơ sở Mạng lưới thú y trên địa bàn huyện luôn được củng cố để đáp ứng nhu cầu chăn nuôi của địa phương. Tất cả các xã trên địa bàn huyện đều có ban thú y, với trên 120 thú y viên có đăng ký thường xuyên hành nghề dịch vụ thú y, đội ngũ này thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn, khoa học kỹ thuật thông qua nhiều kênh thông tin và nguồn tài liệu khác nhau để áp dụng vào thực tế sản xuất. Tuy nhiên phần lớn thú y cơ sở mới có trình độ sơ cấp, trung cấp còn đại học thì rất ít nên còn rất hạn chế trong quá trình hành nghề. 1.3.4.2. Công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm Công tác tiêm phòng được huyện chỉ đạo chặt chẽ. Kết quả tiêm phòng nhìn chung đạt tỷ lệ khá, năm sau cao hơn năm trước và ổn định qua các năm. Công tác tiêm phòng định kỳ một năm 2 đợt, đợt 1: tháng 3, 4. Đợt 2: tháng 7, 8 hàng năm. 1.3.4.3. Công tác kiểm dịch giết mổ Công tác kiểm soát giết mổ được đảm bảo bởi đội ngũ thú y viên,hầu hết các gia súc, gia cầm đều được kiểm dịch của cán bộ thú y trước khi đến tay người tiêu dùng. 1.3.4.4. Tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi Thanh Chương cũng là điểm giao lưu buôn bán Động vật và các sản phẩm động vật với nhiều nơi trong và ngoài tỉnh. Chính vì vậy cơ quan thú y huyện đặc biệt quan tâm tới công tác kiểm dịch. Năm năm qua, công tác này được Trạm Thú Y Huyện Thanh Chương làm khá tốt chính vì vậy mà hạn chế khá nhiều sự lây lan dịch bệnh do vận chuyển gia súc trong vùng. [Theo nguồn 4]. 1.4. Nhận xét đánh giá 1.4.1. Thuận lợi + Toàn huyện Thanh Chương có diện tích địa hình đồi núi phức tạp nhưng lại có nhiêu đồng cỏ tự nhiên thuận lơi cho việc chăn nuôi nên chăn nuôi là một thế mạnh của huyện. Ngoài ra trồng trọt cũng phát triển tương đối nhanh so với các huyện trong tỉnh Nghệ An. Trồng trọt có khả năng canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau, có thể áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, trồng cây công nghiệp,từ đó thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển phong phú va đa dang. + Bên cạnh sự phát triển của ngành trồng trọt thì ngành chăn nuôi trong những năm qua cũng phát triển mạnh mẽ nhờ được đầu tư và nhất là công tác khuyến nông được quan tâm. Thể hiện số đầu gia súc tăng dần qua các năm. Số cán bộ có trình độ thường xuyên được bổ xung. Có sự đa dạng các giống vật nuôi công tác giống được quan tâm nhiều hơn nhằm nâng cao chất lượng đàn gia súc của huyện. Nhất là với đội ngũ thú y cơ sở được đào tạo thì công tác thú y đàm bảo sức khỏe cho đàn gia súc ngày càng được nâng cao và đội ngũ thú y cơ sở này cũng đang ngày một phát huy được vai trò và nhiệm vụ của mình trong quản lý cũng như trong công việc. 1.4.2. Khó khăn + Một số xã miền núi có đặc điểm kinh tế đặc biệt khó khăn. Do hệ thống giao thông kém, trường học chưa được đầu tư đúng mức, một phần còn do phong tập tục quán lạc hậu. Lượng mưa nắng phân bố không đồng đều, nhiệt độ tương đối cao ảnh hưởng xấu đến trồng trọt và chăn nuôi.Vào những tháng 4,5,6 nắng hạn kéo dài làm cho nguồn nước khan hiếm nên ảnh hưởng không nhỏ đến trồng trọt. Đố với gia súc, gia cầm thì việc hạn hán làm cho bệnh tật diễn ra nhiều, phức tạp ảnh hưởng tới sức khoẻ vả khả năng sinh sản của gia súc gia cầm. Chịu ảnh hưởng trực tiếp gió Phơn Tây Nam là một yếu tố bất lợi cho ngành trồng trọt và chăn nuôi. + Nguồn lực con người: Mặc dù nguồn lực con người rất phong phú song hầu hết người dân có trình độ văn hoá còn hạn chế. Đó là yếu tố bất lợi lớn, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của việc chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và nắm bắt các phương thức sản xuất, các quy trình công nghệ mới của ngành nông nghiệp nhằm áp dụng vào sản xuất. + Hình thức chăn nuôi: Chủ yếu chăn nuôi theo nông hộ nhỏ lẻ, vốn đầu tư ban đầu chưa cao, việc nhận thức áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi còn nhiều khó khăn và hạn chế, chính vì vậy mà nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc là rất lớn. + Sự quan tâm của các ngành chức năng: Huyện Thanh Chương là một huyện miền núi xa trung tâm của tỉnh Nghệ An về sản xuất nông nghiệp. Nên chưa được sự quan tâm đúng mức của chinh quyền, chưa có dự án nào thực sự lớn để tận dung hết tiềm năng của huyện. Gặp nhiều khó khăn về vốn, có ít nghiên cứu có chất lượng để đưa vào thực tiễn giúp cho người dân nâng cao năng suất trong trồng trọt và chăn nuôi. PHẦN 2 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 2.1. Đặt vấn đề Trên thế giới, chăn nuôi lợn là ngành kinh tế lớn, nhất là các nước nông nghiệp, thịt lợn chiếm 40% tổng lượng các loại thịt (trong đó, thịt bò chiếm 31%, thịt cừu 6%, thịt gia cầm 23%. Chăn nuôi lợn là ngành đã có từ rất lâu đời, đó là ngành nghề truyền thống của hàng triệu nông dân. Ngoài sản phẩm chính là cung cấp thịt, ngành chăn nuôi lợn còn cung cấp một lượng lớn phân bón hữu cơ cho ngành trồng trọt, góp phần làm tăng năng suất cây trồng. Ở Việt Nam hiện nay chăn nuôi lợn có vị trí rất quan trọng trong ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng. Lợn đã cung cấp cho cả nước một khối lượng lớn về thực phẩm, còn cho xuất khẩu và cung cấp phân bón cho cây trồng. Những năm trở lại đây nhờ việc áp dụng những tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật và thự hiên một số chính sách mới về phát triển đàn lợn lên số lượng ở nước ta đã tăng nhanh. Tuy nhiên còn nhiều tác nhân làm hạn chế đến việc phát triển chăn nuôi lợn, các yếu tố như tập quán chăn nuôi còn lạc hậu, trình độ dân trí còn thấp, các cơ sở nghiên cứu còn hạn chế, đội ngũ cán bộ thú y chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn ...Do đó đã ảnh hưởng lớn đến dịch bệnh gây thiệt hại rất lớn về đàn lợn làm ảnh hưởng tới nền kinh tế nông nghiệp. Cụ thể, trong những năm gần đây, ở địa phương huyện Thanh Chương- Nghệ An nói riêng cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước nói chung tình hình dịch bệnh xảy ra nhiều trên đàn lợn đã làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người chăn nuôi. Và một trong những bệnh quan trọng xuất hiện phổ biến mà chúng ta cần quan tâm hiện nay đó là các bệnh sản khoa xuất hiện trên đàn lợn nái sinh sản mà đòi hỏi chúng ta cần ngăn chặn nó. Do đó chúng ta cần phải nắm bắt được đặc điểm của các bệnh đó cũng như các yếu tố để từ đó có biện pháp khắc phục hữu hiệu. Trước tình hình đó, trên thực tế địa bàn huyện , với mong muốn góp phần bé nhỏ của mình vào công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho đàn lợn nái, được sự cho phép của khoa Chăn Nuôi - Thú Y, sự đồng ý của Trạm Thú Y huyện Thanh Chương và sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th.S. Giang Thanh Nhã, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Điều tra tỷ lệ mắc bệnh sinh sản trên đàn lợn nái nuôi tại huyện Thanh Chương , tỉnh Nghệ An và đề xuất các biện pháp khắc phục" 2.2. Cơ sở lý luận 2.2.1. Đặc điểm sinh lý và sinh sản của lợn nái Sinh sản là chức năng vô cùng quan trọng của cơ thể sống, duy trì và cải tạo phát triển nòi giống. Ở tất cả các loài gia súc, gia cầm  đều sinh sản theo phương thức hữu tính, tức là sự kết hợp giữa cơ thể đực và cơ thể cái. Ưu thể  của hình thức sinh sản này là khả năng tái tổ hợp các tính trạng di truyền tốt về khả năng sản xuất và thể trạng của cả bố lẫn mẹ, các thế hệ con cháu có sức sản xuất và sức sống cao hơn bố mẹ. Trên cơ sở nghiên cứu về đặc điểm sinh lý sinh sản người ta cho hàng loạt tiến bộ mới được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất như sử dụng hormon hướng sinh dục để gây động dục hàng loạt, kỹ thuật cấy ghép hợp tử, kỹ thuật nhân bản, … đã mở ra cho ngành Công nghệ sinh học nói chung và ngành Chăn nuôi nói riêng những bước phát triển mới, hứa hẹn nhiều trong tương lai. 2.2.2. Cấu tạo và chức năng sinh dục cái Cơ quan sinh dục cái được chia làm hai bộ phận chính sau: 2.2.2.1. Bộ phận bên trong - Buồng trứng: Hầu hết buồng trứng của loài  động vật có vú là đối nhau qua cột sống, nằm trong xoang chậu gắn liền với dây chằng rộng của tử cung và cùng nằm cao cùng với độ cao u xoang chậu, chức năng của buồng trứng là sản xuất ra tế bào sinh dục cái (trứng), sản xuất ra một số kích dục tố (hormon) để tham gia vào việc điều hoà chức năng sinh sản của gia súc cái. - Ống dẫn trứng (Fallop): phần đầu nó loa như cái phễu hay còn gọi là loa kèn, kích thước rất nhỏ. Chức năng của ống dẫn trứng là nơi để tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng) gặp nhau, ống dẫn trứng có khả năng co bóp dưới ảnh hưởng của hormon Oxytocin nhằm giúp cho tinh trùng thuận lợi hơn trong việc thụ tinh. - Tử cung: gồm 3 bộ phận. + Sừng tử cung: có kích thước khác nhau tuỳ từng loài, chức năng của nó là nơi làm tổ và cư trú của bào thai trong quá trình mang thai. + Thân tử cung: có kích thước khác nhau tùy theo loài, chức năng của nó là nơi lam tổ và cư trú của thai trong quá trình mang thai. + Cổ tử cung: có kích thước khác nhau tuỳ theo loài, cổ tử cung là nơi ngăn cánh giữa bên ngoài và bên trong tử cung. Bình thường và khi gia súc mang thai, cổ tử cung luôn đóng kín để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn cung như tác nhân bên ngoài tác động tới thân và sừng tử cung để bảo vệ thai nhi. Cổ tử cung chỉ mở khi gia súc động dục và trong quá trình đẻ. Vì vậy, thông qua việc khám phá sự đóng mở của cổ tử cung người ta có thể chẩn đoán được con vật ở giai đoạn nào của quá trinh mang thai. - Âm hộ: là đoạn nằm từ tiền đình đến cổ tử cung, âm đạo có 3 chức năng chính. + Là chỗ đẻ chứa dương vật con đực khi giao phối. + Là nơi bài tiết nước tiểu. + Là lối ra của bào thai. 2.2.2.2. Bộ phận bên ngoài: Gồm có hai môi âm đạo, là nơi tập trung nhiều mút thần kinh, tác dụng gây hưng phấn sinh dục khi giao phối và khi co tác dụng bảo vệ các cơ quan bên trong đường sinh dục cái, bình thường no khép kín lại hai môi lại để ngăn chăn sự xâm nhập của các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài gây viêm nhiễm đường sinh dục, hai môi âm đạo mở ra ở thời kỳ hưng phấn cao nhất khi thực hiện giao phối và khi gia súc đẻ. [Theo nguồn 5] 2.2.2.3. Tuyến vú: Tuyến vú có nguồn gốc từ ngoại bì. Trong hoạt động sinh lý nên liên quan mật thiết với cơ quan sinh dục cái, dưới sự ảnh hưởng điều hoà của hormon sinh sản mới được phát dục và thành thục trước khi đẻ lần đầu tiên. Cấu tạo của tuyến vú gồm hai phần: bao tuyến và hệ thống ống dẫn.  Sự  sinh triển và phát dục của tuyến vú theo giai đoạn và có liên quan đến sự phát triển và trạng thái chức năng của nó trong hoạt động sinh sản. Sự sinh trưởng và phát dục của tuyến vú có thể chia ra làm các giai đoạn sau: Giai đoạn còn non: tuyến vú chưa phân hoá và phát triển đực, cái giống nhau về hình thể, chỉ khác ở cơ quan sinh dục bên ngoài. Giai đoạn phát triển và thành thục sinh dục: mô liên kết, mô mỡ, phát triển chiến ưu thế hơn mô tuyến, bầu vú tăng dần về thể tích. Khi thành thục về tính: hệ thống ống dẫn bắt đầu phát triển mạnh, nói chung bao tuyến vẫn chưa phát triển. Qua các chu kỳ động dục bầu vú phát triển to đần ra, thấy rõ ở giai đoạn động dục, sau động có xu thế nhỏ lại. Khi có chửa: hệ thống ống dẫn tiếp tục phát triển nhanh, gia tăng số lượng ống dẫn, bao tuyến bắt đầu hình thành và phát triển mô tuyến thay dần mô liên kết, mô mỡ chiếm ưu thế. Hoạt động tiết sữa xuất hiện vào cuối thời kỳ có chửa, sữa được hình thành gọi là sữa non. Sự phát dục của tuyến vú hoàn tất khi kết thúc giai đoạn chửa, ngay sau khi đẻ gia súc bắt đầu tiết sữa để nuôi con non. [Theo nguồn 6]. 2.2.3. Cơ chế thần kinh thể dịch trong điều hoà chu kỳ sinh sản. Khi gia súc đến tuổi thành thục về tính về sinh dục chịu ảnh hưởng của hai yếu tối: nhân tố nội tại và nhân tố ngoại cảnh. 2.2.3.1. Nhân tố  nội tại Khi gia súc cái đến tuổi thành thục về tính, buồng trứng đã có nang trứng phát triển ở các giai đoạn khác nhau, trong cơ thể con vật đã có sẵn một hàm lượng hoormon Oestrogen đã tác động lên trong khi vỏ đại não ảnh hưởng đến Hyphothalamus. 2.2.3.2. Nhân tố  ngoại cảnh  Nhiệt độ, ánh sáng, chế  độ chăm sóc nuôi dưỡng, đặc biệt là Sterol tự  nhiên từ thức ăn chúng xâm nhập vào cơ thể hoặc do ảnh hưởng từ con đực thông qua giác quan n