Luận văn Chiến lược và giải pháp để xây dựng chính phủ điện tử

Chính phủ điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực hành pháp nhằm điều chỉnh các hoạt động xã hội, bao gồm việc điều chỉnh quan hệ giữa các cơ quan thuộc Chính phủ với nhau; quan hệ giữa người dân và doanh nghiệp với Chính phủ và ngược lại. Những quan hệ này điều được thực hiện bởi hệ thống vi tính nối mạng, và những thiết bị công nghệ thông tin để có được những thủ tục đăng ký, cấp phép và bất cứ hoạt động nào liên quan đến lĩnh vực hành chính công quyền và người dân có thể làm việc với chính phủ 24/24 giờ trong một ngày, 7/7 ngày trong một tuần.

pdf114 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1669 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chiến lược và giải pháp để xây dựng chính phủ điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược và Giải pháp để xây dựng Chính phủ điện tử” GVHD : ThS Bùi Đình Tiền Trang 1 SVTH : Hà Minh Chánh CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG I. CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ: 1. Chính phủ điện tử là gì? Chính phủ điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực hành pháp nhằm điều chỉnh các hoạt động xã hội, bao gồm việc điều chỉnh quan hệ giữa các cơ quan thuộc Chính phủ với nhau; quan hệ giữa người dân và doanh nghiệp với Chính phủ và ngược lại... Những quan hệ này điều được thực hiện bởi hệ thống vi tính nối mạng, và những thiết bị công nghệ thông tin để có được những thủ tục đăng ký, cấp phép và bất cứ hoạt động nào liên quan đến lĩnh vực hành chính công quyền và người dân có thể làm việc với chính phủ 24/24 giờ trong một ngày, 7/7 ngày trong một tuần. 2. Tại sao phải phát triển chính phủ điện tử Có nhiều lý do phải phát triển chính phủ điện tử trong đó trước hết là vấn đề hiệu quả. Khái niệm hiệu quả có nghĩa là tiết kiệm cho chính phủ và giúp cho các doanh nghiệp và người dân tiếp xúc một cách dễ dàng hơn với chính phủ. Bên cạnh đó, nếu không có một chính phủ điện tử, chính phủ sẽ phải tiêu tốn rất nhiều tiền bạc và thời gian cho việc phê duyệt các vấn đề cần thiết và sự chậm trễ này sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa là nếu chính phủ phê duyệt nhanh hơn, một quốc gia cũng sẽ có nhiều cơ hội hơn để thu hút đầu tư hơn.. 3. Những động lực thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử • Xu hướng là để xây dựng một chính phủ “thân thiện” với mọi người dân và các doanh nghiệp. • Dân trí ngày một nâng cao dễ dàng sử dụng những công nghệ mới. • Công nghệ thông tin phát triển mạnh, nhanh, phổ biến. 4. Chính phủ điện tử kháùc với chính phủ truyền thống như thế nào • Mức độ tự động hóa và tốc độ xử lý hành chính. • Thông tin cung cấp nhanh hơn, đủ hơn, dễ dàng hơn. 5. Mục tiêu của chính phủ điện tử Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược và Giải pháp để xây dựng Chính phủ điện tử” GVHD : ThS Bùi Đình Tiền Trang 2 SVTH : Hà Minh Chánh • Làm tốt hơn nữa chúc năng quản lý. • Tạo điều kiện tốt cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. 6. Những lợi ích của chính phủ điện tử • Bình đẳng trong truy cập thông tin. • Công khai thủ tục hành chính. • Đơn giản hóa thủ tục hành chính. • Khả năng cung cấp thông tin, công bằng, tin cậy, ổn định, kịp thời. 7. Các đặc tính của chính phủ điện tử • Tính rộng khắp. • Tính bảo mật, an toàn. • Đáp ứng yêu cầu của kinh tế tri thức. • Đem lại lợi ích rõ nét cho mọi người dân, mọi doanh nghiệp, mọi công chức nhà nước. 8. Các tiêu chuẩn của chính phủ điện tử • Thông suốt. • Trong suốt. 9. Công nghiệp hóùa hiện đại hóa thủ tục hàønh chính • Công nghệ thông tin không tạo nên nề nếp hành chính. • Công nghệ thông tin chỉ làm cho quy trình hành chính vốn đã có nề nếp sẽ có hiệu qủa hơn. 10. Xây dựng thành công chính phủ điện tử Khi có những công việc liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình, nếu phải tiếp xúc với bộ máy công quyền, người dân sẽ được lựa chọn: • Địa đđiểm • Thời gian • Phương thức 11. Những cản trở lớn của chính phủ điện tử • Văn hĩa quản lý Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược và Giải pháp để xây dựng Chính phủ điện tử” GVHD : ThS Bùi Đình Tiền Trang 3 SVTH : Hà Minh Chánh • Ham muốn duy trì quyền lực • Tệ tham nhũng • Trình độ cơng chức. (theo AlGore) “Chính phủ điện tử là cái mà hiện nay trong xã hội có nhiều người cho rằng cuộc sống không thể thiếu nó, trong khi nhiều người khác cho rằng không thể sống với nó. Dù sao loại thứ nhất là áp đảo.” AlGore 12. Hiện trạng Mô hình chính phủ điện tử (e-government) đã được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển như Mỹ ,Vương quốc Anh, Úc, Hàn Quốc... Nơi mà cơ sở hạ tầng viễn thông được đầu tư tốt và phát triển, cung cấp các dịch vụ như Video- on-demand, ASP, Thương mại điện tử, Ngôi nhà Internet... với các đường kết nối lên đến hàng chục Megabit/s, cước truy cập Internet rẻ, và đa số người dân, doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ đều kết nối với Internet. Trong khu vực, các chính phủ của một số Quốc gia đều đã đưa ra chiến lược phát triển công nghệ thông tin trong đó bao gồm cả việc phát triển thương mại điện tử và chính phủ điện tử. Đặc biệt, Chính phủ Singapore đã có kế hoạch đầu tư 1,4 tỷ đôla Singapore vào chương trình này. Có thể nói, trong khu vực, Singapore là nước đi đầu trong lĩnh vực này. Họ đã đưa rất nhiều dịch vụ của Chính phủ lên mạng đồng thời cũng đang có kế hoạch để thực hiện tốt hơn việc hình thành chính phủ điện tử. Tại Việt Nam, khái niệm chính phủ điện tử còn tương đối mới mẽ. Đa số người dân khi thực hiện quyền cá nhân hết sức đơn giản như đăng ký xe máy hay làm thủ tục bán nhà... đều phải thông qua dưới hình thức "xin" chính quyền sở tại hay những cơ quan chức năng. Muốn triển khai chính phủ điện tử thì phải có nhiều người sử dụng Internet, cước truy cập Internet phải rẻ và nhanh. Hiện tại chúng ta có khoảng hơn 50.000 máy tính nhưng để đánh máy và chơi game là chủ yếu chứ không nằm trong một mắt xích của hệ thống tin học. Mặc dù các cơ quan chính phủ cũng đã xây dựng được cơ sở dữ liệu quốc gia về hành chính, thống kê kinh tế xã hội, nhưng các hệ thống này còn thiếu tính liên kết và không thống nhất. Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược và Giải pháp để xây dựng Chính phủ điện tử” GVHD : ThS Bùi Đình Tiền Trang 4 SVTH : Hà Minh Chánh CHƯƠNG 2 : CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ I. ĐỊNH HƯỚNG: 1. Mục đích: Ngày nay, Chúng ta sống trong xã hội mà quan hệ ngày càng phát triển, nơi mà Internet được phát triển mạnh mẽ về hiệu suất và dịch vụ khách hàng. Mọi người sử dụng điện thoại và Internet cho việc nhận được những dịch vụ 24 giờ trong một ngày, bảy ngày trong một tuần. Việc xây dựng một mô hình Chính phủ điện tử tại một quốc gia là nhằm một số mục đích sau đây : - Làm cho người dân dễ dàng để có được những dịch vụ và quan hệ với Chính phủ - Cải tiến năng suất và hiệu qủa quản lý của chính phủ; và - Cải tiến những đáp ứng của chính phủ đến với người dân. 2. Yêu cầu : - Phải có một người đứng đầu dự án đảm trách liên hệ giữa công nghệ thông tin và chính phủ điện tử và một số lượng lớn đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm về nghiệp vụ nhà nước và công nghệ thông tin. - Khởi đầu việâc mở rộng chính phủ điện tử ở đó việc cần làm là hợp nhất các hoạt động của cơ quan và các đầu tư về công nghệ thông tin. - Chúng ta cũng có những bước đi cụ thể cho việc thực hiện đề án xây dựng chính phủ điện tử để loại ra những dư thừa và chồng chéo trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. - Chính phủ cần xác định được vị trí hiện tại và đánh giá được mức độ sẵn sàng của mình, hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp tư nhân để giải quyết các khó khăn, trước kia các sản phẩm công nghệ thông tin thường giới hạn trong việc thu thập và khả năng phục vụ cho người dân. Vì vậy, chính phủ cần phải sẵn sàng thay đổi cách làm việc với người dân bằng cách thông qua việc sử dụng chính phủ điện tử. - Từng cơ quan đặc thù phải được đầu tư trong cả hai cách giải quyết là truyền thống và trực tuyến (online), bất chấp những nổ lực không cần thiết của các cơ quan khác. Đó là việc muốn giữ nguyên công việc truyền thống là làm Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược và Giải pháp để xây dựng Chính phủ điện tử” GVHD : ThS Bùi Đình Tiền Trang 5 SVTH : Hà Minh Chánh việc trên nhiều bản sao thủ tục giấy tờ, trong khi yêu cầu người dân phải lướt qua nhiều trang web và nhiều tổng đài để tìm và có được dịch vụ. - Phải xây dựng một “kiến trúc công việc” chung để không tạo ra những cơ bản trong hoạt động và xử lý dư thừa, kết qủa là những gánh nặng không cần thiết và những phí tổn của người dân, tỉnh thành, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp và cán bộ nhà nước. - Chúng ta phải tính ra cách làm việc với nhau qua ranh giới giữa các cơ quan truyền thống và các dịch vụ tốt hơn cho người dân, và tìm hiểu xem những viên chức muốn sử dụng những công cụ chính phủ điện tử cho việc hổ trợ các công việc hằng ngày của họ không. - Xác định những rào cản chính có thể làm giảm đi sự thành công của Chính phủ điện tử mà nó liên quan đến giáo dục, kiến trúc, sự tin cậy và tiềm lực kinh tế. II. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN: 1. Tầm nhìn chiến lược: Tầm nhìn của một nguyên thủ quốc gia cho việc sửa đổi chính phủ nhấn mạnh rằng “chính phủ cần phải cải cách các hoạt động - thực hiện việc kinh doanh như thế nào và những dịch vụ đối đãi người dân như thế nào”. Tầm nhìn được chỉ dẫn bởi ba yếu tố cơ bản: • Trung tâm công dân (Citizen-centered), trung tâm không có quan liêu; • Định hướng kết qủa (Result-oriented); và • Nền tảng thị trường (Market-based), tích cực đẩy mạnh sựđđổi mới. Chính phủ điện tử chống lại việc gặp gỡ của người dân hiện nay và chờ đợi của doanh nghiệp trong việc quan hệ với chính phủ. Điều đó sẽ làm cho các cơ quan phải xếp hàng như sự cần thiết cho việc cải tiến những dịch vụ có ý nghĩa và giảm chi phí hoạt động. Khi sáng kiến chính phủ điện tử tùy thuộc vào hiệu qủa, việc chỉ đạo kinh doanh với chính phủ được dễ dàng, sự riêng tư được bảo vệ và an ninh được cung cấp. Những công dân và những doanh nghiệp có thể gặp nhau trên một điểm của dịch vụ trực tuyến hoặc bằng điện thọai. Tầm nhìn của chúng ta kết hợp sự thành công các họat động thực tiễn trực tuyến với người của chính phủ và tài sản vật chất để xây dựng một xí nghiệp “click and mortar”. Mục đích của chúng ta là ở đó những dịch vụ và thông tin sẽ hiếm khi có nhiều hơn ba lần click chuột khi sử dụng Internet. Để đạt được Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược và Giải pháp để xây dựng Chính phủ điện tử” GVHD : ThS Bùi Đình Tiền Trang 6 SVTH : Hà Minh Chánh những điều này thì đòi hỏi ở đó có sự thống nhất giữa các cơ quan ban ngành và đơn giản hóa hoạt động của các cơ quan đó. 2. Kế họach: Để có được sự thống nhất của chính phủ điện tử bằng cách hổ trợ nhiều dự án đa cơ quan (multi-agency) ở đó việc phát triển của những dịch vụ công và mang lại hiệu suất. Với những mục đích đó, nó được phát triển một “roadmap” cho việc thi hành chính phủ điện tử, việc xác định kế hoạch hành động cho việc thi hành chính phủ điện tử. Những mục đích đó là: • Giới thiệu những sáng kiến chống lại việc hối lộ mạnh mẽ nhất đến nổi được triển khai nhanh chóng; • Xác định những rào cản chính của chính phủ sao cho thích hợp với trung tâm công dân chính phủ điện tử, và những hoạt động thi hành cần thiết để vượt qua những rào cản; và • Việc phát triển một khung kỹ thuật ở đó cung cấp cho sự hợp nhất của những dịch vụ chính phủ và thông tin. Chính phủ điện tử cung cấp nhiều cơ hội cho việc phát triển các dịch vụ có chất lượng đến với nhân dân. Người dân sẽ có được dịch vụ và thông tin trong vài phút hoặc vài giờ, so với phải thực hiện vài ngày hay vài tuần như hiện nay. Những người dân, những doanh nghiệp và các tỉnh thành và chính quyền địa phương sẽ có được hồ sơ được báo cáo mà không phải trả công cho nhân viên và luật sư. Những nhân viên chính phủ sẽ thực hiện công việc của họ dễ dàng, có hiệu qủa và năng suất cao như những bản sao của họ trong thế giới thương mại. Một chiến lược hiệu qủa sẽ là kết qủa phát triển quan trọng trong việc phát triển chính phủ, bao gồm: • Làm đơn giản hóa sự phân phối của những dịch vụ tới người dân; • Loại ra sự phân lớp trong việc quản lý chính phủ; • Làm sao nó có thể thực hiện đối với nhân dân, những doanh nghiệp, những tầng lớp khác của chính phủ và nhân viên chính phủ dễ dàng tìm ra thông tin và có được dịch vụ từ chính phủ; • Làm đơn giản hóa việc xử lý thương mại của các cơ quan và giảm những chi phí thông qua sự hợp nhất và loại ra những hệ thống dư thừa; • Có thể đạt được những yếu tố khác của việc quản lý nhật ký công tác của Chủ tịch nước, Thủ thướng Chính phủ; và Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược và Giải pháp để xây dựng Chính phủ điện tử” GVHD : ThS Bùi Đình Tiền Trang 7 SVTH : Hà Minh Chánh • Sự tạo dòng hoạt động của chính phủ tới sự bảo đảm đáp ứng lại nhanh chóng những nhu cầu của người dân. Sau đây là trọng tâm trên bốn nhóm trung tâm công dân, từng cái cung cấp những cơ hội cho sự thay đổi phân phối của những dịch vụ. • Các Cá nhân/Công dân (Individuals/Citizens): Government-to-Citizens (G2C); Được xây dựng cho việc dễ dàng tìm kiếm, dễ sử dụng, một trong những điểm dừng của dịch vụ là thực hiện dễ dàng cho người dân có được những dịch vụ chất lượng cao. • Các doanh nghiệp (Businesses): Government-to-Business (G2B); Để giảm tải của chính phủ trên các doanh nghiệp bằng cách loại ra những dư thừa tập hợp dữ liệu và những kỹ thuật kinh doanh điện tử tạo ra lực đòn bẩy tốt hơn cho thông tin. • Giữa hai chính quyền (Intergovernment):Government-to-Government (G2G); Thực hiện dễ dàng cho các tỉnh thành và các địa phương cho nhu cầu hội họp và tham gia như là thành viên đầy đủ với chính phủ trong những dịch vụ công, trong khi thực hiện tốt hơn trong khuôn khổ, đặc biệt là vấn đề chuyển nhượng khế ước, thừa nhận, công nhận. Những cấp độ khác của chính phủ sẽ có những khoảng tiết kiệm quản lý trực tiếp và sẽ cải tiến phân phối chương trình bởi vì dữ liệu chính xác hơn thì có giá trị hơn. • Bên trong chính phủ (intra-government): Hiệu qủa và hiệu suất trong nội bộ (IEE); Thực hiện việc sử dụng tốt hơn của kỹ thuật hiện đại cho việc giảm chi phí và cải tiến chất lượng ở cơ quan chính phủ, bằng cách sử dụng những thực tiễn tốt nhất của nền công nghiệp trong những phạm vi như cung cấp cho việc quản lý dây chuyền, quản lý tài chính và quản lý tri thức. Các cơ quan sẽ cải tiến sự hiệu qủa và hiệu suất, loại ra những trở ngại trong xử lý và cải tiến sự duy trì và thõa mãn của nhân viên. 3. Những vấn đề: Trong khi chính phủ đầu tư nhiều cho Công nghệ thông tin, nhưng chưa có kinh nghiệm tương xứng với sự phát triển trong năng suất, chất lượng và dịch vụ khách hàng. Trong nhiều công ty, chủ đề những lợi ích đến từ lực đòn bẩy kỹ thuật thay đổi phương thức kinh doanh lạc hậu. Có ít nhất bốn chủ đề của nguyên nhân chính phủ không thể phát triển năng suất: • Program Performance Value (Gía trị thực hiện chương trình): Điển hình những cơ quan đánh giá những hệ thống Công nghệ thông tin theo kiểu họ Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược và Giải pháp để xây dựng Chính phủ điện tử” GVHD : ThS Bùi Đình Tiền Trang 8 SVTH : Hà Minh Chánh phục vụ (serve) cho những điều cần thiết và những xử lý của cơ quan tốt như thế nào chứ không quan tâm là họ đáp ứng tốt như thế nào những gì mà người dân cần. Những hệ thống thường đánh giá bằng tỉ lệ phần trăm thời gian họ làm việc hơn là những lợi ích nội bộ và bên ngoài cho việc phân phối tới những chương trình họ cung cấp. • Technology Leverage (Lực đòn bẩy kỹ thuật): Trong những năm thập niên 90, các cơ quan chính phủ sử dụng Công nghệ thông tin xử lý tự động cái hiện có, hơn là tạo ra những giải pháp hiệu qủa và hiệu suất điều đó bây giờ thực hiện được bởi vì những bài học thương mại đện tử đã được học. • Islands of Automatic (Những cô lập của tự động hóa): Các cơ quan thường mua những hệ thống ở đó những cần thiết cho nội bộ, và hiếm khi các hệ thống hoạt động với nhau hoặc quan hệ với những hệ thống tại các cơ quan khác. Vì vậy, người dân phải tìm qua nhiều cơ quan để có được dịch vụ, những việc kinh doanh phải được sắp xếp nhiều lần sao cho cùng thông tin với nhau, các cơ quan không dễ dàng chia sẽ thông tin với nhau. • Resistance to Change (Chống lại việc thay đổi): Việc xử lý ngân sách và cơ quan trao đổi duy trì cái lỗi thời quan liêu gây chia rẽ. Việc xử lý ngân sách sẽ không cung cấp một cơ cấu cho việc trao quyền qua cơ quan Công nghệ thông tin. Ngoài ra, cơ quan trao đổi và lo sợ của việc tổ chức lại tạo ra sự chống đối lại công việc hợp nhất và chia sẻ việc sử dụng các hệ thống qua vài cơ quan. Việc đầu tư kỹ thuật lực đòn bẩy tốt hơn sẽ yêu cầu rằng việc quản lý chính phủ phải có tầm nhìn xa các cách hiện tại của công việc đang làm. Những giải pháp Công nghệ thông tin ngày nay kết hợp chặc chẽ hơn các cách sản xuất của công việc đang làm, hoặc loại bỏ công việc trên giấy hoặc các hoạt động hợp nhất qua các tổ chức có từ lâu nay. Vì vậy, các chương trình giả lập chính quyền cần chú ý trong những quyết định chiến lược đầu tư Công nghệ thông tin. Những sự đầu tư đó cần đến nền tảng trên các trường hợp kinh doanh có hiệu lực ở đó khớp với nhau về mặt giá trị cho cả nhân dân và chính phủ, và cung cấp cho sự bí mật và an ninh điều đó thì ảnh hưởng tới sự thành công của chính phủ điện tử. Một rào cản cơ bản cho việc có được hiệu suất từ Công nghệ thông tin chính phủ là việc chống đối lại sự thay đổi vốn có của chính phủ. Chính phủ điện tử sử dụng công nghệ thông tin để tăng hiệu suất bằng cách làm tốt hơn trong việc tương tác và sắp xếp. Sư thành công sẽ tùy thuộc vào sự phá bỏ việc chống đối Luận văn tốt nghiệp “Chiến lược và Giải pháp để xây dựng Chính phủ điện tử” GVHD : ThS Bùi Đình Tiền Trang 9 SVTH : Hà Minh Chánh lại sự thay đổi. Một tiếp cận chính thể (holistic) thì cần thiết, và từng việc sáng kiến Chính phủ điện tử bao gồm những kết qủa được hướng tới những phạm vi