Luận văn Chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh mới

Liên minh châu Âu(EU) là một chủ thể quốc tế có vai trò rất quan trọng trên bàn cờ chính trị thế giới. EU cũng là một trụ cột lớn mạnh của nền kinh tế thế giới. Trong tiến trình phát triển, hội nhập và liên kết sâu, rộng của EU, nhiều thành tựu, chính sách chung có hiệu lực thực thi, góp phần quan trọng vào sự phát triển của thế giới nói chung cũng như các lĩnh vực cự thể như: hòa bình, ổn định, chính trị đối ngoại, hợp tác phát triển, kinh tế thương mại, đầu tư, tài chính, phát triển xã hội, quyền con người, giáo dục đào tạo nói riêng. Một điểm nổi bật của EU là đóng góp vào sự phát triển của hoạt động chính trị ngoại giao, hợp tác phát triển cùng các chủ thể quốc tế khác. Chính sách đối ngoại chung của EU ra đời, phát triển góp phần quan trọng cho tiến trình thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển với các đối tác trên thế giới. Quan hệ hợp tác phát triển của EU và khu vực châu Á- Thái Bình Dương có bề dày truyền thống với từng đối tác riêng cũng như với cả khu vực, đạt nhiều thành tựu lớn giúp cho các chủ thể cùng có lợi, cùng phát triển hài hòa với lợi ích của chính mình. Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực phát triển năng động với nhiều quốc gia, chủ thể lớn có tiếng nói quan trọng trên bàn cờ chính trị thế giới. Khu vực này gồm có các nước lớn: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, ASEAN, Hàn Quốc,Austraylia, Liên bang Nga, , đóng góp lớn vào sự phát triển chung của thế giới. Nền kinh tế khu vực cũng có vai trò to lớn trong nền kinh tế thế giới. Hợp tác phát triển của khu vực châu Á-Thái Bình Dương với thế giới góp phần quan trọng vào sự phát triển của thế giới và khu vực. Quan hệ hợp tác của châu Á-Thái Bình Dương và Liên minh châu Âu có vai trò rất quan trọng2 với sự phát triển của chính các chủ thể cũng như góp phần thúc đẩy sự ổn định, phát triển chung của thế giới.

pdf77 trang | Chia sẻ: hadohap | Lượt xem: 778 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ BÌNH MINH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU ĐỐI VỚI KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG TRONG BỐI CẢNH MỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU ÂU HỌC Hà Nội, 2018 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ BÌNH MINH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU ĐỐI VỚI KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG TRONG BỐI CẢNH MỚI Ngành: Châu Âu học Mã số: NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ TÁ KHÁNH Hà Nội, 2018 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Liên minh châu Âu(EU) là một chủ thể quốc tế có vai trò rất quan trọng trên bàn cờ chính trị thế giới. EU cũng là một trụ cột lớn mạnh của nền kinh tế thế giới. Trong tiến trình phát triển, hội nhập và liên kết sâu, rộng của EU, nhiều thành tựu, chính sách chung có hiệu lực thực thi, góp phần quan trọng vào sự phát triển của thế giới nói chung cũng như các lĩnh vực cự thể như: hòa bình, ổn định, chính trị đối ngoại, hợp tác phát triển, kinh tế thương mại, đầu tư, tài chính, phát triển xã hội, quyền con người, giáo dục đào tạonói riêng. Một điểm nổi bật của EU là đóng góp vào sự phát triển của hoạt động chính trị ngoại giao, hợp tác phát triển cùng các chủ thể quốc tế khác. Chính sách đối ngoại chung của EU ra đời, phát triển góp phần quan trọng cho tiến trình thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển với các đối tác trên thế giới. Quan hệ hợp tác phát triển của EU và khu vực châu Á- Thái Bình Dương có bề dày truyền thống với từng đối tác riêng cũng như với cả khu vực, đạt nhiều thành tựu lớn giúp cho các chủ thể cùng có lợi, cùng phát triển hài hòa với lợi ích của chính mình. Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực phát triển năng động với nhiều quốc gia, chủ thể lớn có tiếng nói quan trọng trên bàn cờ chính trị thế giới. Khu vực này gồm có các nước lớn: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, ASEAN, Hàn Quốc,Austraylia, Liên bang Nga,, đóng góp lớn vào sự phát triển chung của thế giới. Nền kinh tế khu vực cũng có vai trò to lớn trong nền kinh tế thế giới. Hợp tác phát triển của khu vực châu Á-Thái Bình Dương với thế giới góp phần quan trọng vào sự phát triển của thế giới và khu vực. Quan hệ hợp tác của châu Á-Thái Bình Dương và Liên minh châu Âu có vai trò rất quan trọng 2 với sự phát triển của chính các chủ thể cũng như góp phần thúc đẩy sự ổn định, phát triển chung của thế giới. Xu hướng chủ đạo của nền chính trị thế giới là hòa bình, hợp tác phát triển mạnh giữa các chủ thể quốc tế. Quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, chủ thể góp phần quan trọng vào thành tựu chung của thế giới duy trì, phát triển hòa bình, phát triển kinh tế, xã hội, các lĩnh vực khác của nhân loại. Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế và các khu vực có nhiều thay đổi. Các cuộc bầu cử ở các quốc gia lớn trên thế giới có ảnh hưởng nhất định đến dường lối đối ngoại và hợp tác của quốc tế cả trên bình diện song phương và đa phương. Mỗi chủ thể, quốc gia có những đổi thay về chính trị nội bộ dẫn đến sự hợp tác phát triển giữa các quốc gia có những điều chỉnh khác nhau cho phù hợp điều kiện thức tế mới. Liên minh Châu Âu có những điều chỉnh ở mỗi cấp độ, lĩnh vực khác nhau các chính sách chung của liên minh cũng như của các nước thành viên. Chính sách đối ngoại chung của EU hình thành và phát triển cùng sự lớn mạnh, liên kết sâu rộng của Liên minh EU. Thông qua các Hiệp ước khác nhau của EU, chính sách đối ngoại của EU đã có những thành công và triển khai mạnh mẽ trong quan hệ hợp tác quốc tế của EU. Năm 2009, Hiệp ước Lisbon có hiệu lực, việc liên kết, hội nhập của Liên minh châu Âu mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn. Hiệp ước này đồng thời là cơ sở rất quan trọng cho việc thực thi chính sách đối ngoại của EU với các đối tác quốc tế của liên minh. Trong sự điều chỉnh chung của chính sách đối ngoại của EU trong bối cảnh quốc tế mới như thế nào và cụ thể với khu vực châu Á-Thái Bình Dương như thế nào có tầm quan trọng lớn đối với việc hợp tác phát triển giữa hai chủ thể cũng như góp phần vào sự phát triển chung của hòa bình, ổn định của thế giới. Việc tìm hiểu về chính sách đối ngoại của EU nói chung và chính sách đối ngoại của EU đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng trong giai 3 đoạn hiện nay có ý nghĩa thực tiễn và lí luận lớn đối với Việt Nam. Việc hội nhập ngày càng chủ động, sâu, mạnh của Việt Nam vào nền kinh tế khu vực và thế giới cũng cần có những điều chỉnh hợp lý, hài hòa lợi ích quốc gia cũng như các đối tác cụ thể trong bối cảnh quốc tế mới. Do vậy, đề tài tìm hiểu sâu về chính sách đối ngoại chung của EU giai đoạn sau năm 2009 đến nay đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm có cái nhìn toàn diện về Liên minh châu Âu, quan hệ hợp tác giữa EU và châu Á – Thái Bình Dương trong một giai đoạn có nhiều thay đổi lớn hiện nay. Đề tài cũng cố gắng tìm hiểu, đưa ra khuyến nghị có thể đối với Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ, quan hệ hợp tác phát triển sậu rộng với các chủ thể quốc tế cũng như với liên minh châu Âu, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước hài hòa cùng sự phát triển của khu vực và thế giới. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài a) Tình hình nghiên cứu trong nước: Có nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu phong phú về lý luận quan hệ quốc tế như: Học Viện Quan hệ Quốc tế (2007), “Lý luận quan hệ quốc tế”, Sách tham khảo nội bộ, Quyển 1, Hà Nội 2007. Tác phẩm đề cập đến nhiều luận điểm, học thuyết nổi tiếng của các học giả có tiếng trên thế giới về quan hệ quốc tế. Sách là tập hợp các tri thức sâu, rộng để nghiên cứu về quan hệ quốc tế. Đây cũng là một cuốn sách rất hữu ích cho những ai quan tâm, nghiên cứu về lĩnh vực quan hệ quốc tế. Paul R. Viotti, Mark V. Kauppi (2003), “Lý luận quan hệ quốc tế”, Sách tham khảo, NXB Lao động, Hà Nội 2003. Cuốn sách đề cập sâu rộng các vấn đề lý luận hữu ích cho độc giả quan tâm lĩnh vực nghiên cứu quan hệ quốc tế. Nhiều lý thuyết, lý luận sâu sắc của các học giả nổi tiếng thế giới được đề cập đến trong tác phẩm. Đây là một cuốn sách rất có ý nghĩa trong việc tiềm hiểu, nghiên cứu, nâng cao kiến thức về lĩnh vực quan hệ quốc tế. Nguyễn Thu Mỹ(2006), “Bài giảng: Vấn đề An 4 ninh và Xung đột trong Quan hệ quốc tế”,Viện nghiên cứu Châu Mỹ, Hà Nội, 2006. Tác giả đưa ra bức tranh toàn diện về lý luận các vấn đề liên quan đến an ninh, xung đột cũng như quan hệ quốc tế. Tác giả phân tích sâu, rộng về các vấn đề nổi bật của nền chính trị thế giới giai đoạn trước và trong thời kỳ chiến tranh Lạnh. Bên cạnh đó, tác phẩm đưa ra những nhận xét, góc nhìn về an ninh trong nền chính trị thế giới. Tác phẩm rất bổ ích cho việc tìm hiểu về quan hệ quốc tế đương đại. Về chính sách đối ngoại chung của EU và các lý luận liên quan có các tác phẩm: Đặng Minh Đức (2015), “Chính sách an ninh và đối ngoại chung của Liên minh châu Âu và một số gợi ý cho xây dựng cộng đồng an ninh – chính trị ASEAN”, Viện nghiên cứu Châu Âu. Tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan về chính sách an ninh và đối ngoại chung của EU cùng những điều chỉnh hài hòa với bối cảnh thế giới mới. Tác giả cũng nhấn mạnh những khuyến nghị hữu ích cho khu vực ASEAN trong việc hội nhập, liên kết khu vực. Bùi Hồng Hạnh (2010), “Chính sách đối ngoại và an ninh chung của Liên minh Châu Âu (CFSP)), Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu số 1, 2010. Bài viết đưa ra cái nhìn hay về tiến trình hình thành và một số nội dung chủ chốt của Chính sách đối ngoại và An ninh chung của châu Âu cũng như đã tập trung xem xét một số vấn đề và khả năng thực thi chính sách đối ngoại chung trong khuôn khổ của CFSP hiện nay. Bùi Thị Thu Hà (2001), “ Chính sách đối ngoại và an ninh chung của EU và tác động đối với an ninh châu Âu”, khóa luận tốt nghiệp. Bài viết đã đề cập đến quá trình hình thành của CFSP, những vấn đề liên quan đến chính sách cũng như tác động của chính sách này đối với an ninh châu Âu. Bức tranh tổng quan về EU và các vấn đề nổi bật có các tác phẩm: Nguyễn Quang Thuấn (2009), “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên minh Châu Âu: thực trạng và triển vọng”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Cuốn sách phân 5 tích thực trạng quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - EU từ năm 1995 đến năm 2008 với ba nội dụng chính là thương mại, đầu tư và hợp tác phát triển chính thức. Trên cơ sở đó sẽ đưa ra những định hướng, giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam - EU cho đến giai đoạn năm 2020. Nguyễn An Hà (Chủ biên) (2013), “Điều chỉnh chính sách phát triển của một số quốc gia chủ chốt Châu Âu giai đoạn khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Cuốn sách đi sâu vào phân tích sự điều chỉnh chiến lược phát triển của EU giai đoạn tới năm 2020 trên cơ sở nhận diện bối cảnh mới sau khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu và những nhân tố tác động tới khu vực của các quốc gia này. Cuốn sách đánh giá các tác động, rút ra một số gợi mở cho Việt Nam trong triển khai chiến lược phát triển bền vững về kinh tế môi trường và xã hội cũng như thúc đẩy quan hệ hợp tác với EU. Đinh Công Tuấn (2010), “Một số vấn đề chính trị - kinh tế nổi bật của Liên minh châu Âu trong giai đoạn 2011 – 2020 và tác động đến Việt Nam”,Viện nghiên cứu châu Âu, Hà Nội. Tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan, sâu rộng về các vấn đề nổi bật của EU giai đoạn 2011 cho đến hiện nay, đồng thời khuyến nghị nhiều triển vọng cho giai đoạn tiếp theo. Tác giả đi sâu về lĩnh vực kinh tế, thương mại và khía cạnh chính trị, xã hội ở khu vực EU. Đinh Công Tuấn (Chủ biên) (2011), “Liên minh Châu Âu hai thập niên đầu thế kỷ XXI”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Cuốn sách phân tích, nghiên cứu, đánh giá những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của EU trong giai đoạn 2000 - 2010, đánh giá những tác động của xu hướng phát triển của EU đối với thế giới, khu vực Châu Âu và Việt Nam trong thời gian tới. Khái quát các vấn đề mới khu vực châu Á –Thái Bình Dương có nhiều công trình nghiên cứu, tác phẩm bổ ích: PGS, TS. Đồng Xuân Thọ(2017), “Sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, Tạp chí Cộng sản, Hà Nội. Tác giả đưa ra bức tranh tổng quan, sâu, 6 rộng bối cảnh khu vực châu Á- Thái Bình Dương và những thay đổi chính sách của các nước lớn khu vực trong giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Công trình rất bổ ích cho việc nhìn nhận, đánh giá tình hình khu vực cũng như những hàm ý chính sách đối ngoại cho các chủ thể khác nhau. b) Tình hình nghiên cứu của nước ngoài: Có nhiều công trình nghiên cứu nổi tiếng về chính sách đối ngoại chung của EU và những vấn đề lý luận liên quan như: Catherine Gegout (2010), “European foreign and security policy: States, Power, Institutions, and Amercican Hegemony”. Cuốn sách đề cập lý thuyết và cách tiếp cận về chính sách đối ngoại và an ninh chung, cơ chế ra quyết sách, phân tích quan điểm của EU về nhân quyền của Trung Quốc, mối quan hệ của EU với NATO. Michael Eugene Smith (2004), “ Europe’s foreign and security policy: The Institutionalization of Cooperation”. Cuốn sách chứng minh tầm quan trọng và mức độ của chính sách đối ngoại và an ninh của EU. Tác giả đưa ra cái nhìn sâu về chính sách an ninh và đối ngoại chung của EU cũng như cơ chế phối hợp của liên minh và các nước thành viên giai đoạn đầu hình thành chính sách đối ngoại và an ninh chung. Federiga Bindi, “The Foreign Policy of the European Union Assessing Europe's Role in the World”, (2010). Cuốn sách đưa ra cái nhìn tổng quan về chính sách an ninh và đối ngoại chung của EU đồng thời nêu vai trò quan trọng, đa dạng của EU trên bàn cờ chính trị thế giới. Angelos Chryssogelos, “The EU’s Crisis of Governance and European Foreign Policy”, Europe Programme | November 2016. Tác giả đề cập đến chính sách đối ngoại chung của EU và các nước thành viên cũng như vai trò của các thể chế của liên minh trong việc tìm tiếng nói đồng thuận về các vấn đề chính trị, quan hệ quốc tế mà EU quan tâm, tham gia. Cuốn sách chỉ ra sự hạn chế của cơ chế phối hợp giữa các thể chế của cấp liên minh và các nước 7 thành viên về hoạch định, thực thi chính sách đối ngoại chung. Nicholas Moussis (2011), “Access to the European Union: law, economics, policies”. Cuốn sách đã đề cập đến bức tranh tổng thể về châu Âu. Đưa ra cái nhìn tổng quan về quá trình hội nhập châu Âu, sự phát triển của Liên minh châu Âu thông qua liên minh thuế quan và thị trường chung; phân tích các chính sách nội khối và chính sách đối ngoại chung của EU cũng như nhìn nhận về tiến trình hội nhập của EU. Svein S.Andersen and Kjell A.Eliassen(2001), “Making Policy in Europe” second edition, SAGE publications 2001. Cuốn sách đề cập sâu về cơ chế ra quyết định, cách thức hoạch định chính sách của EU nói chung cũng như việc cho ra đời chính sách an ninh và đối ngoại chung của EU. Eleanor E.Zeff and Ellen B.Pirro(2001), “The European Union and the Member States: Cooperation, Coordination and Compromise”, Lynne Rienner Publishers, 2001. Cuốn sách đề cập đến một số chính sách chung của EU và đi sâu nghiên cứu về cơ chế phối hợp, chia sẻ chính sách của cả cấp liên minh và cấp thành viên. Chính sách an ninh và đối ngoại chung của EU được nêu như một tham khảo chính về sự khó khăn của sự phối hợp chính sách giữa cấp độ liên minh và các nước thành viên. Ramses A.Wessel(1999), “The European’s Foreign and Security policy: a Legal Institutional Perspective”, Kluwer Law International the Hague/Boston/London, 1999. Tác giả đưa ra cái nhìn tổng quan về chính sách an ninh và đối ngoại chung của Liên minh châu Âu đặc biệt liên quan đến cơ chế ra quyết định hình thành, xây dựng chính sách về mặt luật thể chế của liên minh. Tác giả cũng chỉ ra những triển vọng phong phú về tương lai của chính sách đối ngoại và an ninh chung gắn với triển vọng phát triển của hệ thống thể chế cũng như chính liên minh như thế nào. Walter Carlsnaes, Helene Sjursen and Brian White(2004), “Contemporary Foreign Policy”, SAGE Publishers, 2004. Cuốn sách đưa ra cái nhìn sâu, rộng về chính sách đối ngoại của EU và các nước thành viên. 8 Những mặt tích cực và hạn chế của việc hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại chung nhằm nâng cao vai trò,tiếng nói của EU trên thế giới. Nicholas Moussis (2011), “Access to the European Union: law, economics, policies”. Cuốn sách đã đề cập đến bức tranh tổng thể về châu Âu. Đưa ra cái nhìn tổng quan về quá trình hội nhập châu Âu, sự phát triển của Liên minh châu Âu thông qua liên minh thuế quan và thị trường chung; phân tích các chính sách nội khối và chính sách đối ngoại chung của EU cũng như nhìn nhận về tiến trình hội nhập của EU. “National security versus global security”, tác giả Segun Osisanya đã khẳng định rằng giữa an ninh quốc gia và an ninh toàn cầu có mối quan hệ cộng sinh. Có những vấn đề an ninh của quốc gia cần sự hỗ trợ giải quyết từ quốc tế, và có những vấn đề an ninh toàn cầu cần sự phối hợp hiệu quả từ các quốc gia. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu đề tài: - Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu sâu, rộng về Chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu đối với châu Á-Thái Bình Dương giai đoạn 2009 đến 2018. - Mục tiêu cụ thể: tìm hiểu về các yếu tố như: Bối cảnh quốc tế, bối cảnh khu vực liên minh châu Âu và khu vực châu Á-Thái Bình Dương giai đoạn 2009 đến 2018; Nghiên cứu rõ về Nội dung chủ yếu của Chính sách đối ngoại EU giai đoạn 2009-2018;Tìm hiểu về Chính sách hợp tác phát triển của EU đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương giai đoạn 2009-2018; tìm hiểu về một số hoạt động thực tiễn của quan hệ đối ngoại, hợp tác phát triển giữa các chủ thể; Dự báo chính sách đối ngoại của EU với khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như khái quát quan hệ EU-Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị có thể đối với Việt Nam. 9 b. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: chỉ ra được nội dung chủ yếu của chính sách an ninh và đối ngoại chung của EU giai đoạn 2009 đến nay, tập trung vào chính sách đối ngoại của EU đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đặc biệt với Việt Nam. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. - Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu về Cơ sở hình thành và phát triển chính sách đối ngoại chung của EU; Đưa ra nội dung chủ yếu của chính sách đối ngoại EU giai đoạn từ 2009 đến 2018, giai đoạn sau kkhungr hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; Tìm hiểu về chính sách đối ngoại của EU đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương giai đoạn 2009-2018; khái quát quan hệ hợp tác giữa EU và Việt Nam và đưa ra một số khuyến nghị có thể cho Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Ngoài các phương pháp cơ bản và mang tính truyền thống như duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài sẽ áp dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để làm sáng tỏ các vấn đề cần được nghiên cứu trong phạm vi đề tài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài a. Về mặt khoa học: đề tài đưa ra cái nhìn toàn diện về sự hình thành và phát triển, thực thi chính sách đối ngoại của một quốc gia, chủ thể. Cụ thể là chính sách đối ngoại chung của Liên minh châu Âu. Các yếu tố ảnh hưởng, nội hàm của chính sách đối ngoại chung của EU. b. Về mặt thực tiễn: đề tài đưa ra bức tranh tổng quát về chính sách đối ngoại chung của Liên minh châu Âu những năm 2009 đến nay. Bức tranh toàn cảnh về khu vực châu Á –Thái Bình Dương, khu vực EU, đặc biệt nhấn 10 mạnh quan hệ hợp tác của EU và khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như với Việt Nam. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng chữ cái viết tắt, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu làm 03 phần, cụ thể như sau: Chương 1: Chính sách đối ngoại chung của Liên minh châu Âu Chương 2: Chính sách đối ngoại của EU đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn từ năm 2009 đến nay Chương 3: Dự báo chính sách đối ngoại chung của EU đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương và một số khuyến nghị cho Việt Nam 11 Chương 1: Chính sách đối ngoại chung của Liên minh châu Âu 1.1. Cơ sở lí luận về Chính sách đối ngoại: Thứ nhất, Chính sách đối ngoại: Chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia ra đời và phát triển trên cơ sở lí luận của các học thuyết chính trị, lý thuyết về chính sách đối ngoại cơ bản cũng như các giá trị phổ quát của mỗi quốc gia, dân tộc đó. Việc hình thành, phát triển và thực thi chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia phụ thuộc nhiều yếu tố: nền chính trị quốc gia, tầng lớp cầm quyền, các chính trị gia nổi tiếng hay các nhóm học giả có tiếng nói trong xã hội, bối cảnh chính trị khu vực và thế giới, tư tưởng xã hội, nền tảng văn hóa, lịch sử của dân tộc, Trong việc ra đời chính sách đối ngoại, vai trò của nhà lãnh đạo quốc gia, chủ thể quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngày nay, hoạt động quan hệ hợp tác quốc tế phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực và rông khắp các chủ thể. Chính sách đối ngoại của một quốc gia cũng có thể hiểu như sự kéo dài của chính sách đối nội với các chủ thể ngoài biên giới quốc gia. Hệ thống các lý thuyết chủ yếu: Về bản chất, các lý thuyết cung cấp một bản đồ hay khung tham chiếu giúp cho thế giới phức tạp xung quanh chúng ta trở nên dễ hiểu hơn. Việc chọn lựa lý thuyết nào là một quyết định quan trọng bởi vì mỗi lý thuyết dựa trên các giả định khác nhau về bản chất của chính trị quốc tế, mỗi lý thuyết đưa ra các tuyên bố nhân quả khác nhau và mỗi lý thuyết đưa ra một tập hợp các khuyến nghị khác nhau về chính sách đối ngoại. Chúng ta cần các lý thuyết để hiểu được cơn bão táp thông tin, thực tiễn cuộc sống, sự vụ diễn ra hàng ngày. Khó có thể đưa ra một chính sách tốt nếu các nguyên tắc tổ chức cơ bản của người đó sai lầm, giống như khó có thể xây dựng được các lý thuyết tốt nếu như không hiểu biết nhiều về thế giới thực. Cách tiếp c