1. Lí do chọn đề tài Kinh tế - xã hội có mối quan hệ biện chứng trong sự vận động và phát triển của lịch sử mỗi quốc gia, dân tộc. Sự phát triển kinh tế, xã hội là thước đo trình độ phát triển của bất cứ một quốc gia hay một chế độ chính trị, xã hội nào. Vì vậy, tất cả các quốc gia, dân tộc đều tìm cho mình một con đường phù hợp để phát triển đi lên cùng thời đại.Đại thắng mùa Xuân 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Cách mạng nước ta chuyển sang thời kì mới - thời kì độc lập, thống nhất và đi lên CNXH. Trong 10 năm đầu (1976 - 1986) cả nước đi lên CNXH, nhân dân ta đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức: Các thế lực thù địch tiến hành bao vây cấm vận một nước Việt Nam còn mang đầy mình vết thương chiến tranh, lại phải gồng mình gánh chịu vết thương mới do hai cuộc chiến tranh biên giới gây ra. Trong khi đó, cả nước thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH với một xuất phát điểm thấp, trình độ tổ chức, quản lí kinh tế, xã hội còn nhiều hạn chế. Việc thực hiện 2 kế hoạch Nhà nước 5 năm do Đại hội IV (12/1976) và Đại hội V (3/1982) của Đảng đề ra, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, song khó khăn gặp phải cũng không nhỏ, chủ yếu do yếu kém, sai lầm trong chủ trương, chính sách lớn và việc chỉ đạo thực hiện, dẫn đến tình trạng đất nước lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, nhất là về kinh tế - xã hội. Để thoát khỏi tình trạng đó, Việt Nam cần phải có những bước đi mang tính đột phá.
128 trang |
Chia sẻ: Việt Cường | Ngày: 15/04/2025 | Lượt xem: 10 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1999 đến năm 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TRỊNH VĂN THẮNG
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TIÊN DU,
TỈNH BẮC NINH TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2013
Chuyên ngành: Lịch sử việt Nam
Mã số: 60.22.03.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Minh
Thái Nguyên - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa được công bố.
Người thực hiện
Trịnh Văn Thắng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTn
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tác giả Luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn
Xuân Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tác giả trong quá trình tìm
hiểu, nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong Khoa
Lịch Sử Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã chỉ bảo tận
tình, động viên khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành
Luận văn này.
Trong thời gian thực hiện Luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình
của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Ninh, Huyện ủy, UBND huyện Tiên Du, cùng các
phòng, ban, đoàn thể trong tỉnh Bắc Ninh đã cung cấp tư liệu để tác giả hoàn thành
luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn những nhận xét, đánh giá, góp ý quý báu của
Hội đồng khoa học đánh giá luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành
Luận văn này.
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2015
Tác giả
Trịnh Văn Thắng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTn
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa Trang
Lời cam đoan ............................................................................................................ i
Lời cảm ơn .............................................................................................................. ii
Mục lục .................................................................................................................. iii
Danh mục các bảng, biểu đồ ................................................................................... iv
Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt. .......................................................................... v
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Chương 1 TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TIÊN DU TRƯỚC NĂM
1999 .......................................................................................................................10
1.1 Khái quát về huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh .................................................10
1.1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên.............................................................10
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên chính .............................................................14
1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội .............................................................................18
1.2.1. Đặc điểm kinh tế ................................................................................18
1.2.2. Đặc điểm xã hội .................................................................................19
1.3. Tình hình kinh tế, xã hội huyện Tiên Du trước năm 1999 ...........................23
1.3.1. Tình hình kinh tế ................................................................................23
1.3.2. Tình hình xã hội .................................................................................29
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................34
Chương 2 CHUYỂN BIẾN KINH TẾ HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH
TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2013 ..........................................................................36
2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng bộ địa phương ...........................36
2.1.1. Bối cảnh lịch sử .................................................................................36
2.1.2. Chủ trương phát triển kinh tế, xã hội của huyện Tiên Du....................38
2.2. Chuyển biến về kinh tế của huyện Tiên Du từ năm 1999 đến năm 2013 ............... 40
2.2.1. Trong cơ cấu kinh tế ..........................................................................40
2.2.2. Trong công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ..........................................47
2.2.3. Trong thương mại, dịch vụ và du lịch .................................................53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iii
2.2.4. Trong nông - lâm nghiệp - thủy sản ....................................................58
2.2.5. Trong xây dựng cơ sở hạ tầng ............................................................66
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................70
Chương 3 CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI HUYỆN TIÊN DU TỪ NĂM 1999
ĐẾN NĂM 2013 ....................................................................................................71
3.1. Về dân số - lao động - việc làm ..................................................................71
3.2. Về thu nhập và đời sống .............................................................................75
3.3. Về văn hóa - giáo dục .................................................................................77
3.3.1. Về giáo dục ........................................................................................77
3.3.2. về văn hóa ..........................................................................................81
3.4. Về công tác y tế và bảo vệ môi trường .......................................................84
3.4.1. Y tế ....................................................................................................84
3.4.2. Về bảo vệ môi trường.........................................................................86
3.5. Về chính sách xã hội ..................................................................................88
3.6. Về an ninh, quốc phòng ..............................................................................90
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................94
KẾT LUẬN ...........................................................................................................95
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 102
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 2.1-Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế huyện Tiên Du giai đoạn 2005-
2013...............................................................................................................45
Bảng 2.2- Giá trị sản xuất công nghiệp huyện Tiên Dugiai đoạn 2005 - 2013. ........51
Bảng 2.3- Số cơ sở, lao động, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ-
thương mại - du lịch huyện Tiên Du giai đoạn 2005 - 2013 ............................57
Bảng 2.4- GTSX nông - lâm nghiệp - thủy sản huyện Tiên Du giai đoạn 2005 -
2013 ...............................................................................................................64
Bảng 3.1- Biến động dân số huyện Tiên Du 2000 - 2006 ........................................72
Bảng 3.2-Thu nhập bình quân đầu người huyện Tiên Du giai đoạn 2005 - 2013 .....76
Bảng 3.3- Số trường, số lớp, số học sinh huyện Tiên Du năm 2013 ........................79
Bảng 3.4- Một số chỉ tiêu về y tế huyện Tiên Du từ năm 2000 đến năm 2007. ........86
Biểu đồ 2.1- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tiên Du, từ năm 2000 - 2013 ........47
Biểu đồ 2.2- Cơ cấu (%) giá trị sản xuất công nghiệp huyện Tiên Du, giai đoạn
2005 - 2013 ....................................................................................................53
Biểu đồ 2.3- Giá trị lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ huyện Tiên Du, từ
năm 2000 - 2013.............................................................................................58
Biểu đồ 2.4- Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - hủy sản huyện Tiên Du, từ năm
2000 - 2013 ....................................................................................................66
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
KÍ HIỆU NỘI DUNG
BCH Ban Chấp hành
CCN Cụm công nghiệp
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CN -TTCN Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
CNXH Chủ nghĩa xã hội
HĐND Hội đồng Nhân dân
KCN Khu công nghiệp
KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
KHKT Khoa học - kĩ thuật
KHKT Khoa học - kĩ thuật
NXB Nhà xuất bản
TDTT Thể dục thể thao
THCS Trung học cơ sở
THPT Trung học phổ thông
TW Trung ương
UBND Ủy ban Nhân dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN TIÊN DU - TỈNH BẮC NINH.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vi
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Kinh tế - xã hội có mối quan hệ biện chứng trong sự vận động và phát
triển của lịch sử mỗi quốc gia, dân tộc. Sự phát triển kinh tế, xã hội là thước đo
trình độ phát triển của bất cứ một quốc gia hay một chế độ chính trị, xã hội nào. Vì
vậy, tất cả các quốc gia, dân tộc đều tìm cho mình một con đường phù hợp để phát
triển đi lên cùng thời đại.
Đại thắng mùa Xuân 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Cách mạng nước ta
chuyển sang thời kì mới - thời kì độc lập, thống nhất và đi lên CNXH. Trong 10
năm đầu (1976 - 1986) cả nước đi lên CNXH, nhân dân ta đã phải đối mặt với
muôn vàn khó khăn, thách thức: Các thế lực thù địch tiến hành bao vây cấm vận
một nước Việt Nam còn mang đầy mình vết thương chiến tranh, lại phải gồng
mình gánh chịu vết thương mới do hai cuộc chiến tranh biên giới gây ra. Trong
khi đó, cả nước thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH với một xuất phát
điểm thấp, trình độ tổ chức, quản lí kinh tế, xã hội còn nhiều hạn chế. Việc thực
hiện 2 kế hoạch Nhà nước 5 năm do Đại hội IV (12/1976) và Đại hội V (3/1982)
của Đảng đề ra, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, song khó khăn
gặp phải cũng không nhỏ, chủ yếu do yếu kém, sai lầm trong chủ trương, chính
sách lớn và việc chỉ đạo thực hiện, dẫn đến tình trạng đất nước lâm vào khủng
hoảng nghiêm trọng, nhất là về kinh tế - xã hội. Để thoát khỏi tình trạng đó, Việt
Nam cần phải có những bước đi mang tính đột phá.
Từ ngày 15 đến 18/12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần VI được tổ chức tại
Hà Nội. Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, chủ trương phát
triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần; trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò
chủ đạo: “Nhiệm vụ cải tạo XHCN đặ ra cho chặng đường đầu tiên là kinh tế
XHCN với khu vực quốc doanh làm nòng cốt, phải giành được vai trò quyết định
trong nền kinh tế quốc dân” [12, tr. 59]. Kinh tế địa phương được ví như tế bào
sống của nền kinh tế quốc gia. Do vậy, việc đầu tư phát triển kinh tế địa phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
1
được Đảng xác định là nhiệm vụ hàng đầu, thường xuyên, mang tính lâu dài và tất
yếu trên bước đường xây dựng, phát triển đất nước.
Đường lối đổi mới do Đảng ta đề ra đã tác động mạnh mẽ và sâu rộng tới tất
cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, các địa phương trong cả nước. Sau
gần 30 năm (1986 - 2013) tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước đã từng bước
vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội, ổn định, phát triển và dần bắt kịp được
tốc độ phát triển của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Thực tiễn
cách mạng nước ta đã chỉ ra rằng, không thành công trên lĩnh vực kinh tế thì
không giữ được con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Để làm được điều đó,
chúng ta cần xác định rõ bước đi cho quá trình phát triển. Việc nghiên cứu tình
hình kinh tế, xã hội trong giai đoạn vừa qua là việc làm cần thiết.
Huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh là một vùng quê có truyền thống lịch sử và văn
hoá lâu đời. Trải suốt chiều dài lịch sử, những truyền thống tốt đẹp ngày càng được
bồi đắp và phát huy. Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhân dân Tiên Du
một lòng theo Đảng cùng với cả nước làm cuộc Cách mạng tháng Tám thành công,
tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ thắng lợi.
Sau khi đất nước thống nhất (năm 1975), nhân dân Tiên Du cùng cả nước
bước vào thời kì xây dựng CNXH. Trong 10 năm đầu (1976 - 1986), mặc dù đã đạt
được một số thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng CNXH, nhưng Tiên
Du vẫn là một địa phương chậm phát triển về kinh tế, xã hội; đến đầu những năm 80
thì rơi vào khủng hoảng cùng với cả nước. Bước vào thời kì đổi mới, Đảng bộ và
nhân dân huyện Tiên Du đã vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng vào
hoàn cảnh thực tế của địa phương.
Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhất là từ khi tái lập huyện
(năm 1999), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tiên Du từng bước khai thác,
phát huy tiềm năng, thế mạnh kinh tế của địa phương. Nhờ đó, kinh tế Tiên Du từng
bước thoát khỏi khủng hoảng và phát triển mạnh mẽ; sự nghiệp CNH, HĐH đạt
được nhiều thành tựu; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Bộ mặt kinh
tế, xã hội ở huyện Tiên Du từng bước đổi thay, đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân ngày càng được nâng cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
2