Công nghệmultimedia liên quan tới việc mô tảsựkết hợp các dạng thức thông tin
khác nhau (văn bản, dữliệu, hình ảnh, âm thanh, video) dưới dạng tín hiệu số. Có thể
nêu ra đây một số ứng dụng multimedia như:
• E-learning.
• Hội thảo Video (Video Conferencing).
• Thưviện điện tử(Elibrary).
• Hiện tại ảo (Vitual Reality).
Các công nghệtruyền dùng đểthao tác, truyền phát, điều khiển các dữliệu multimedia
đã và đang được nghiên cứu một cách rất sôi động.
Các hệthống multimedia cần có một hệthống phân phối nhằm mục đích thu thập các
đối tượng multimedia và đưa chúng đến người dùng, một trong sốcác phương tiện đầu
tiên được dùng dến là đĩa từvà đĩa quang. Ngày nay, Internet cũng nhưcác giao thức
khác nhưTCP/IP, NetBIOS, các mạng Lan đang trởthành các phương tiện đểtruyền
bá dữliệu multimedia . Khảnăng mô tảphong phú cũng nhưkhảnăng đồhọa của các
web browser cùng với các tính năng đang được tiếp tục tăng cường nhưhoạt họa, âm
thanh và Video khiến các web browser đang trởthành một phương tiện mới đểmang
lại các dữliệu multimedia cho người dùng[5]
Các công nghệchủyêu liên quan đến multimedia bao gồm:
• Kỹthuật nén.
• Video Servers.
• Các kỹthuật vềmạng (internet, tokenring, ethernet, ATM vv).
• Các công nghệtruyền dữliệu.
• Các công nghệvềcáp truyền dẫn.
• Công nghệxác thực.
• Các công nghệvềCSDL.
8
Một CSDL là tập hợp của các dữliệu có liên quan đến nhau. Một hệquản trịCSDL
(DBMS) là hệthống phần mềm trợgiúp cho các quá trình khai báo, xây dựng và thao
tác với CSDL phục vụcho các ứng dụng khác nhau. CSDL multimedia bao gồm thêm
các kiểu dữliệu khác như:
• Văn bản.
• Hình ảnh.
• Âm thanh.
• Video.
• Hoạt hình.
Các kiểu dữliệu khác này đòi hỏi phải có các phương thức đặc biệt nhằm mục đích tối
ưu hóa cho việc lưu trữ, truy cập, chỉsốhoá và khai thác. Một MDBMS phải cung cấp
một môi trường thích hợp đểquản lý và sửdụng CSDL multimedia.
Một MDBMS cần phải đảm bảo các tính năng cơbản của một DBMS, ngoài ra nó còn
phải có các tính năng khác như:
• Tích hợp các phương tiện khác (Media Intergration).
• Khảnăng sắp xếp và mô tảthông tin.
• Khảnăng khai thác dữliệu.
• Khảnăng lưu trữlớn.
• Giao diện multimedia.
• Hỗtrợtruy vấn tương tác multimedia.
Thông thường các đối tượng riêng lẻcủa một hình ảnh hoặc một video frame sẽcó một
vài mối liên hệbộphận với các đối tượng khác. Các mối liên hệnày đưa đến một số
các ràng buộc trong quá trình tìm kiếm các đối tượng trong CSDL multimedia. Căn cứ
trên cơsởnày việc triển khai các ứng dụng multimedia trên nền các hệquản trịCSDL
hướng đối tượng sẽthuận lợi hơn so với các RDMBS hiện thời[1].
88 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1695 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cơ sở dữ liệu đa phương tiện yêu cầu và các vấn đề, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Trần Hoài Nam
CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐA PHƯƠNG TIỆN
YÊU CẦU VÀ CÁC VẤN ĐỀ
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội – 2004
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Trần Hoài Nam
CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐA PHƯƠNG TIỆN
YÊU CẦU VÀ CÁC VẤN ĐỀ
Chuyên ngành : Công nghệ thông tin
Mã số : 1.01.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Đức Thi
Hà Nội – 2004
3
Mục lục
BẢNG THUẬT NGỮ VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................4
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................5
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................7
CHƯƠNG 1 ...................................................................................................................10
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐA PHƯƠNG TIỆN............................10
1.1 Các kiểu truyền thông và multimedia .............................................................11
1.1.1. Cơ sở dữ liệu và các DBMS ....................................................................12
1.1.2. Truy tìm thông tin tài liệu văn bản ..........................................................12
1.1.3. Truy xuất và chỉ số hoá multimedia.........................................................13
1.1.4. Trích rút đặc trưng, biểu diễn nội dung và chỉ số hoá .............................13
1.2 Sự cần thiết đối với MIRS...............................................................................13
1.2.1. Sự phát triển về dữ liệu multimedia và các đặc trưng của nó..................14
1.2.2. Các DBMS và vai trò của chúng trong việc xử lý dữ liệu multimedia....15
1.2.3. Hệ thống IR và vai trò của nó trong việc truy xuất multimedia ..............18
1.2.4. Cách tiếp cận tích hợp việc truy xuất và chỉ số hoá thông tin multimedia
19
1.3 Tổng quan về MIRS ........................................................................................19
1.4 Các ứng dụng nói chung và khả năng mong đợi của MIRS...........................20
CHƯƠNG 2 ...................................................................................................................24
CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐA PHƯƠNG TIỆN (Multimedia Database) ................................24
2.1 Kiến trúc cho việc tổ chức nội dung................................................................25
2.4.1 Nguyên lý tự trị ........................................................................................25
2.4.2 Nguyên lý đồng nhất ................................................................................26
2.4.3 Nguyên lý lai ghép ...................................................................................27
2.2 Tổ chức dữ liệu multimedia dựa trên nguyên lý đồng nhất. ..........................30
2.3 Cấu trúc tóm tắt media ....................................................................................32
2.4.1 Dữ liệu ảnh như là một tóm tắt media. ....................................................33
2.4.2 Dữ liệu video như là một tóm tắt media. .................................................34
2.4.3 Định nghĩa về một CSDL Multimedia đơn giản ......................................36
2.4.4 Định nghĩa về một CSDL Multimedia có cấu trúc ..................................37
2.4 Ngôn ngữ truy vấn khai thác dư liệu multimedia............................................39
2.4.1 Truy vấn SMDSs (mô tả đồng nhất) ........................................................40
2.4.2 Truy vấn dữ liệu multimedia mô tả dưới kiến trúc lai tạo. ......................43
2.4.3 Chỉ số hoá SMDS với chỉ số đảo. ............................................................46
CHƯƠNG 3 ...................................................................................................................52
HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐA PHƯONG TIỆN – YÊU CẦU VÀ CÁC VẤN
ĐỀ...................................................................................................................................52
3.1 Mục đích của MDBMS ...................................................................................52
4
3.2 Các yêu cầu của một MDBMS........................................................................55
3.2.1 Khả năng quản trị lưu trữ lớn...................................................................57
3.2.2 Hỗ trợ truy vấn và khai thácdữ liệu. ........................................................58
3.2.3 Tích hợp các phương tiện, tổng hợp và thể hiện......................................59
3.2.4 Giao diện và tương tác. ............................................................................59
3.2.5 Hiệu suất. .................................................................................................60
3.3 Các vấn đề của MDBMS.................................................................................60
3.3.1 Mô hình hoá dữ liệu MULTIMEDIA ......................................................60
3.3.2 Lưu trữ đối tượng MULTIMEDIA..........................................................62
3.3.3 Tích hợp multimedia, thể hiện và chất lượng của dịch vụ (QoS)............63
3.3.4 Chỉ số hoá multimedia .............................................................................64
3.3.5 Hỗ trợ truy vấn multimedia, khai thác và duyệt qua................................65
3.3.6 Quản trị CSDL multimedia phân tán .......................................................66
3.3.7 Sự hỗ trợ của hệ thống .............................................................................67
CHƯƠNG 4 ...................................................................................................................69
XÂY DỰNG HỆ THỐNG MUA BÁN HÀNG QUA MẠNG......................................69
4.2.1. Giới thiệu .....................................................................................................69
4.2.2. Ứng dụng CSDL đa phương tiện vào hệ thống bán hàng qua mạng...........70
4.2.1. Xây dựng kho dữ liệu hình ảnh 2D và 3D...............................................71
4.2.2. Xây dựng cơ chế truy vấn đối với kho dữ liệu hình ảnh .........................71
4.2.3. Hệ thống bán hàng qua mạng ......................................................................73
4.3.1. Mô hình hệ thống .....................................................................................73
4.3.2. Các chức năng cơ bản của hệ thống.........................................................75
4.3.3. Các công cụ phát triển hệ thống...............................................................76
4.3.4. Quy trình thực hiện giao dịch của hệ thống.............................................77
4.3.5. Cài đặt hệ thống .......................................................................................78
4.4. Giải pháp tích hợp các hệ thống khác .............................................................80
4.4.1. Hệ thống quản lý và cấp phát chứng chỉ số (CA)....................................80
4.4.2. Hệ thống thanh toán trực tuyến (VASC Payment) ..................................81
4.5. Một số giao diện chính của hệ thống...............................................................83
KẾT LUẬN....................................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................87
BẢNG THUẬT NGỮ VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
5
STT Ký hiệu viết tắt Giải thích
1 Web browser Trình duyệt Web
2 CSDL Cơ sở dữ liệu
3 DBMS Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
4 MDBMS Hệ quản trị cơ sở dữ liệu đa phương tiện
5 Video frame Khung hình video
6 RDBMS Hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ
7 Multimedia Đa phương tiện
8 MIRS Hệ thống truy vấn thông tin đa phương tiện
9 Metadata Siêu dữ liệu
10 Media Phương tiện
11 SMDS Hệ thống cơ sở dữ liệu đa phương tiện có cấu trúc
12 Information Retrival(IR) Truy xuất thông tin
13 Multimedia Information
Retrieval System (MIRS)
Hệ thống truy xuất thông tin đa phương tiện
LỜI CẢM ƠN
6
Tôi xin bầy tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Vũ Đức Thi, người thầy,
người đồng nghiệp đã trực tiếp hướng dẫn, cho tôi những định hướng và những ý kiến
rất quý báu về cơ sở dữ liệu đa phương tiện. Tôi cũng xin chân thành cám ơn các đồng
nghiệp của tôi tại phòng Các hệ thống quản trị dữ liệu – Viện Công nghệ thông tin đã
giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình công tác để tôi có thể hoàn thành bản luận văn này
một cách tốt đẹp
Xin chân thành cám ơn các bạn bè của tôi, trong nước cũng như ngoài nước đã giúp đỡ
tôi rất nhiều trong quá trình tìm tòi và sưu tầm tài liệu.
Cuối cùng xin châm thành cám ơn các thành viên trong gia đình đã động viên và tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tôi có được kết quả như ngày hôm nay.
Hà nội ngày 20/06/2004
Học viên
Trần Hoài Nam
7
MỞ ĐẦU
Công nghệ multimedia liên quan tới việc mô tả sự kết hợp các dạng thức thông tin
khác nhau (văn bản, dữ liệu, hình ảnh, âm thanh, video) dưới dạng tín hiệu số. Có thể
nêu ra đây một số ứng dụng multimedia như :
• E-learning.
• Hội thảo Video (Video Conferencing).
• Thư viện điện tử (Elibrary).
• Hiện tại ảo (Vitual Reality).
Các công nghệ truyền dùng để thao tác, truyền phát, điều khiển các dữ liệu multimedia
đã và đang được nghiên cứu một cách rất sôi động.
Các hệ thống multimedia cần có một hệ thống phân phối nhằm mục đích thu thập các
đối tượng multimedia và đưa chúng đến người dùng, một trong số các phương tiện đầu
tiên được dùng dến là đĩa từ và đĩa quang. Ngày nay, Internet cũng như các giao thức
khác như TCP/IP, NetBIOS, các mạng Lan đang trở thành các phương tiện để truyền
bá dữ liệu multimedia . Khả năng mô tả phong phú cũng như khả năng đồ họa của các
web browser cùng với các tính năng đang được tiếp tục tăng cường như hoạt họa, âm
thanh và Video khiến các web browser đang trở thành một phương tiện mới để mang
lại các dữ liệu multimedia cho người dùng[5]
Các công nghệ chủ yêu liên quan đến multimedia bao gồm:
• Kỹ thuật nén.
• Video Servers.
• Các kỹ thuật về mạng (internet, tokenring, ethernet, ATM …vv).
• Các công nghệ truyền dữ liệu.
• Các công nghệ về cáp truyền dẫn.
• Công nghệ xác thực.
• Các công nghệ về CSDL.
8
Một CSDL là tập hợp của các dữ liệu có liên quan đến nhau. Một hệ quản trị CSDL
(DBMS) là hệ thống phần mềm trợ giúp cho các quá trình khai báo, xây dựng và thao
tác với CSDL phục vụ cho các ứng dụng khác nhau. CSDL multimedia bao gồm thêm
các kiểu dữ liệu khác như:
• Văn bản.
• Hình ảnh.
• Âm thanh.
• Video.
• Hoạt hình.
Các kiểu dữ liệu khác này đòi hỏi phải có các phương thức đặc biệt nhằm mục đích tối
ưu hóa cho việc lưu trữ, truy cập, chỉ số hoá và khai thác. Một MDBMS phải cung cấp
một môi trường thích hợp để quản lý và sử dụng CSDL multimedia.
Một MDBMS cần phải đảm bảo các tính năng cơ bản của một DBMS, ngoài ra nó còn
phải có các tính năng khác như:
• Tích hợp các phương tiện khác (Media Intergration).
• Khả năng sắp xếp và mô tả thông tin.
• Khả năng khai thác dữ liệu..
• Khả năng lưu trữ lớn.
• Giao diện multimedia.
• Hỗ trợ truy vấn tương tác multimedia.
Thông thường các đối tượng riêng lẻ của một hình ảnh hoặc một video frame sẽ có một
vài mối liên hệ bộ phận với các đối tượng khác. Các mối liên hệ này đưa đến một số
các ràng buộc trong quá trình tìm kiếm các đối tượng trong CSDL multimedia. Căn cứ
trên cơ sở này việc triển khai các ứng dụng multimedia trên nền các hệ quản trị CSDL
hướng đối tượng sẽ thuận lợi hơn so với các RDMBS hiện thời[1].
9
Mục tiêu chính của bản luận văn này nhằm nghiên cứu và tìm hiểu một số vấn đền cơ
bản của một MDBMS:
• Tổng quan về cơ sử dữ liệu đa phương tiện
• Các yêu cầu của một MDBMS cũng như kiến trúc, thiết kế và truy vấn đối với
một MDBMS.
Luận văn này được bố cục thành 5 phần chính:
• Chương I: Giới thiệu chung về CSDL multimedia.
• Chương II: Cơ sở dữ liệu multimedia.
• Chương III: Hệ quản trị cơ sở dữ liệu multimedia – Yêu cầu và các vấn đề
• Chương IV: Xây dựng hệ thống bán hàng qua mạng.
• Kết luận
10
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐA PHƯƠNG TIỆN
Dữ liệu multimedia được chia thành hai lớp là các dữ liệu liên tục và các dữ liệu không
liên tục. Các dữ liệu liên tục bao gồm các dữ liệu âm thanh, video thay đổi theo thời
gian. Các dữ liệu không liên tục là các dữ liệu không phục thuộc vào thời gian, các loại
dữ liệu đặc trưng cho dạng này là các dữ liệu văn bản (có hoặc không có định dạng),
hình ảnh tĩnh và các đối tượng đồ họa. Các kiểu dữ liệu thông thường của một CSDL
multimedia bao gồm:
• Dữ liệu văn bản (có hoặc không có định dạng).
• Đồ họa: là các bản vẽ, minh họa được mã hóa như các tệp postscript.
• Hình ảnh: là các hình ảnh được mã hóa sử dụng các dạng thức chuẩn như là
JPEG hoặc MPEG.
• Các hoạt hình.
• Âm thanh.
• Video.
Các đặc tính chung của dữ liệu multimedia bao gồm:
• Thiếu cấu trúc: Các dữ liệu multimedia có khuynh hướng phi cấu trúc vì vậy
các tác nghiệp quản trị dữ liệu chuẩn như chỉ số hoá, tìm kiếm nội dung, truy
vấn dữ liệu thường là không áp dụng được.
• Tính tạm thời: Một vài kiểu dữ liệu multimedia như là Video, âm thanh và hoạt
hình đều phụ thuộc vào yếu tố thời gian liên quan mật thiết đến việc lưu trữ,
thao tác và mô tả chúng.
• Có dung lượng lớn: các dữ liệu video và âm thanh thường đòi hỏi các thiết bị
lưu trữ lớn.
11
• Các ứng dụng hỗ trợ: các dữ liệu phi chuần có thể đòi hỏi các quy trình xử lý
phức tạp như việc sử dụng các thuật toán nén dữ liệu đối với các ứng dụng
CSDL multimedia.
1.1 Các kiểu truyền thông và multimedia
Truyền thông đề cập đến các kiểu thông tin hoặc các kiểu biểu diễn thông tin, ví dụ
như dữ liệu vần chữ cái, hình ảnh, âm thanh, truyền hình. Có nhiều cách phân lớp
truyền thông. Những cách phân loại chung được dựa trên những dạng vật lý và những
mối quan hệ truyền thông với thời gian. Ta phân lớp truyền thông dựa trên việc có hay
không có chiều thời gian. Ngầm định này hướng tới hai lớp truyền thông tĩnh và động
(hoặc tính liên tục về thời gian).
Truyền thông tĩnh không bao hàm yếu tố thời gian, các nội dung và nghĩa của chúng
không phụ thuộc vào thời gian được biểu diễn. Truyền thông tĩnh bao gồm các dữ liệu
vần chữ cái, các đồ thị và các ảnh tĩnh.
Truyền thông động bao hàm yếu tố thời gian, các nghĩa và tính chính xác của chúng
phụ thuộc vào loại được biểu diễn. Truyền thông động gồm các hoạt hình, âm thanh và
video. Các truyền thông này có bản chất khoảng thống nhất hoặc tốc độ riêng của
chúng. Chẳng hạn, để truyền cảm giác chuyển động nhịp nhàng video phải thực hiện
25 hình mỗi giây (hoặc 30 hình phụ thuộc vào hệ thống video đang sử dụng). Tương
tự, khi chúng ta phát lại một lời nhắn hoặc đoạn nhạc đã được ghi âm, chỉ có một loại
thể hiện là thích hợp. Việc phát lại ở chế độ nhanh hơn hoặc chậm hơn sẽ làm méo
nghĩa hoặc chất lượng âm thanh. Vì những truyền thông này phải được phát liên tục ở
tốc độ cố định mà chúng thường được gọi là truyền thông liên tục. Chúng cũng còn
được gọi truyền thông đẳng thời vì mối quan hệ cố định giữa mỗi đơn vị truyền thông
và thời gian.
Truyền thông đề cập đến một bộ sưu tập các kiểu truyền thông đã sử dụng cùng nhau.
Điều đó có nghĩa là ít nhất có kiểu truyền thông dữ liệu là không theo ký tự chữ (nghĩa
12
là ít nhất có một kiểu truyền thông là ảnh, âm thanh hoặc truyền hình). Ở đây,
“multimedia” được sử dụng như một tính từ vì vậy chúng ta sẽ nói một cách đặc trưng
là thông tin multimedia, dữ liệu multimedia, hệ thống multimedia, liên lạc multimedia,
ứng dụng multimedia,... Dữ liệu multimedia chính là sự biểu diễn về các loại truyền
thông multimedia mà máy tính có thể đọc được. Thông tin multimedia là thông tin đã
truyền bằng các kiểu truyền thông multimedia. Đôi khi, thông tin multimedia và dữ
liệu multimedia được sử dụng có thể thay cho nhau.
Đôi khi chúng ta sử dụng thuật ngữ multimedia hay truyền thông và đối tượng nhằm
chỉ một thực thể tự trị nào đó trong một MIRS mà có thể được truy vấn, truy xuất và
được trình diễn. Thuật ngữ “đối tượng” có thể là chưa xác định thích hợp theo nghĩa
hướng đối tượng (0bject Oriented). Ngữ cảnh sẽ làm nó rõ ràng hơn dù cho nó được sử
dụng trong một ý nghĩa chung hoặc trong cách tiếp cận hướng đối tượng[10].
1.1.1. Cơ sở dữ liệu và các DBMS
Trong thư viện, CSDL và các DBMS đôi khi được sử dụng thay thế nhau. ở đây CSDL
hiểu như một bộ sưu tập hoặc một kho dữ liệu hoặc nhiều mục truyền thông. Chúng ta
sử dụng các DBMS như một hệ thống thực thể để quản lý CSDL.
1.1.2. Truy tìm thông tin tài liệu văn bản
Hệ thống truy tìm thông tin tự động hoá (IR) được phát triển để giúp quản lý một khối
lượng với các tài liệu khoa học đã được tạo lập từ những năm 1940. Chức năng chính
của một hệ thống IR là lưu trữ và quản lý một số rất lớn các tài liệu văn bản theo cách
sao cho các tài liệu thích hợp với việc sử dụng các truy vấn để truy tìm nhanh. Chú ý
rằng việc truy tìm thông tin tự động của các từ cấu tạo bằng chữ đầu của những từ khác
là nhằm vào việc truy tìm các tài liệu văn bản, mặc dù thuật ngữ đầy đủ là truy tìm
thông tin có thể hiểu là truy tìm một loại thông tin nào đó.
13
1.1.3. Truy xuất và chỉ số hoá multimedia
Các DBMS truy xuất các khoản mục dựa trên số liệu có cấu trúc khi sử dụng kết nối
chính xác. IR cũng được gọi là truy xuất dựa trên văn bản. Việc truy xuất dựa vào nội
dung đề cập đến việc truy xuất dựa trên những nét đặc trưng truyền thống hiện nay như
là màu sắc, hình thù thay cho lời giải thích văn bản về khoản mục truyền thông đó.
Việc truy xuất dựa trên nội dung là chuẩn dựa trên sự đồng dạng thay vì một kết nối
chính xác giữa một truy vấn và một tập các khoản mục dữ liệu.
MIRS đề cập đến một hệ thống cơ sở cung cấp việc truy xuất thông tin multimedia khi
sử dụng một tổ hợp DBMS, IR và các kỹ thuật truy xuất dựa trên nội dung. Trong một
MIRS, một vài vấn đề như phiên bản và điều khiển an toàn có thể không thực hiện
được đầy đủ. Một MIRS đủ bản lĩnh ra đời được gọi là MDBMS.
1.1.4. Trích rút đặc trưng, biểu diễn nội dung và chỉ số hoá
Trong các MIRS, một trong những vấn đề quan trọng nhất là trích rút đặc trưng hoặc
biểu diễn nô ̣i dung (cái gì là những nét đặc trưng hoặc nội dung chính trong một khoản
mục multimedia). Trích rút đặc trưng có thể là quá trình tự động hay bán tự động.
Trong một vài tài liệu truy xuất dựa vào nội dung, trích rút đặc trưng cũng được gọi là
chỉ số hoá. Sau đây, chúng ta theo quy ước chung. Khi mà thuật ngữ “chỉ số” được sử
dụng như một danh từ, điều đó có nghĩa là đề cập tới cấu trúc dữ liệu hoặc việc tổ chức
những đặc trưng đã được trích rút để nghiên cứu có hiệu quả và truy xuất.
1.2 Sự cần thiết đối với MIRS
Sự cần thiết đối với MIRS có thể được giải thích bằng ba yếu tố sau:
Trước hết, dữ liệu multimedia đang được dùng ngày càng nhiều và đang được chú ý.
Để sử dụng thông tin đó (chứa trong dữ liệu đó), đòi hỏi có một hệ thống truy xuất và
chỉ số hoá hiệu quả và có hiệu lực. Thứ hai, dữ liệu multimedia có những đặc tính và
những yêu cầu đặc biệt mà lại khác nhau đáng kể từ số liệu bảng chữ cái. Bởi vậy,
14
DBMS truyền thống không thích hợp cho việc xử lý dữ liệu multimedia. Thứ ba, mặc
dù các kỹ thuật IR có thể giúp chúng ta trong việc truy xuất multimedia nhưng chỉ một
mình chúng thì chưa đủ để xử lý dữ liệu multimedia một cách có hiệu quả[10].
1.2.1. Sự phát triển về dữ liệu multimedia và các đặc trưng của nó
Hiện nay chúng ta đang tập trung khai phá thông tin multimedia. Ví dụ, một số lượng
lớn hình ảnh và video đang được tạo lập và lưu trữ trên internet. Nhiều hoạ sỹ và bức
tranh trong nhiều kiểu i