Trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay, hoạt động ngoại thương ngày càng sôi động và phức tạp, hàng hoá được giao dịch với số lượng ngày càng nhiều, chủng loại ngày càng phong phú, đa dạng và việc thanh toán tiền hàng là việc hết sức quan trọng vì người xuất và nhập ở hai quốc gia khác nhau không quen biết nhau, đơn vị tìên tệ, luật pháp và ngôn ngữ có thể khác nhau và có thể chưa tin cậy nhau người bán muốn chắc chắn rằng sau khi giao hàng sẽ được thanh toán tiền hàng. Và trái lại người mua khi đã trả tiền hàng tin rằng sẽ nhận được hàng hoá phù hợp yêu cầu của mình.cho nên trong ngoại thương ngoài việc quan tâm đến giá cả hàng, cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu đều rất quan tâm đến phương thức thanh toán tiền hàng.
Việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế nào còn tuỳ thuộc vào sự thương lượng giữa hai bên và phù hợp với tập quán cũng như thông lệ trong thanh toán và buôn bán quốc tế.
Nhìn chung trong ngoại thương ngày nay, người ta thường sử dụng các phương thức thanh toán như phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu với hai hình thức nhờ thu trơn , nhờ thu kèm chứng từ và hình thức thanh toán tín dụng chứng từ. Mỗi phương thức có ưu điểm và nhược điểm riêng và tuỳ trường hợp và hoàn cảnh cụ thể mà các doanh nghiệp sử dụng. Trong các phương thức thanh toán trên phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ( L/C ) được xem là phương thức thanh toán quan trọng và phổ biến nhất, ít rủi ro nhất so với các phương thức thanh toán khác, đảm bảo lợi ích cho cả hai bên nhập khẩu và xuất khẩu nhưng không có nghĩa là an toàn tuyệt đối và không có rủi ro.
Nhờ có những phương thức thanh toán này mà việc giao thương giữa các quốc gia ngày càng thuận tiện và nhanh chóng , góp phần thúc đẩy kinh tế thế giới phát trỉên và việc thanh toán giữa các nhà nước phải được tiến hành thông qua ngân hàng . Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là một ngân hàng thuộc hệ thống ngân hàng nhà nước của việt nam đang dần hoàn thiện công tác thanh toán ngày càng tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đem lại nguồn thu cho ngân hàng và thúc đẩy kinh tế phát triển .
Vì những lý do trên việc tìm hiểu thực tế việc thanh toán quốc tế tại một ngân hàng cụ thể là một vấn đề hết sức cần thiết .
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Công tác thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 24 Láng Hạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Qua 3 tháng thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 24 Láng Hạ, em có điều kiện tìm hiểu thực tế công tác thanh toán quốc tế tại ngân hàng. Cùng với kiến thức đã được học tại trường đại học Nha Trang em đã hoàn thành bài luận tốt nghiệp " Công tác thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 24 Láng Hạ".
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô khoa kinh tế trường đại học Nha Trang đã giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức hay, quy báu trong suốt năm năm họcqua.
Em xin chân thành cảm ơn cô Phan Thị Dung, giảng viên trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập. Cô đã chỉ bảo và góp tận tinh để bài viết của em được hoàn thiện.
Em xin cảm ơn ban lãnh đạo ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 24 Láng Hạ đã tạo điều kiện để em có thể hoàn thành tốt đợt thực tập. Đặc biệt là các anh chị trong phòng thanh toán quốc tế, phòng kế hoạch đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và cung cấp số liệu cho em để em có thể hoàn thành tốt bài viết của mình.
Cuối cùng em xin chúc các thầy cô khoa kinh tế trường đại học Nha Trang cùng toàn thể ban lãnh đạo ngân hàng nông nghiệp 24 Láng Hạ , các anh chị phòng thanh toán quốc tế, phòng kế hoạch sức khỏe, công tác tốt và thành công trong sự nghiệp của mình.
Trong quá trình tìm hiểu do trình đọ còn hạn chế và thời gian tìm hiểu chưa nhiều nên bài viết không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Phương
MỤC LỤC
………..۞….........
Trang
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 1
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG 1
1.2. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ 1
1.2.1. Phương thức thanh toán chyển tiền 1
1.2.1.1. Trường hợp áp dụng 2
1.2.1.2 Các bên tham gia trong phương thức thanh toán 2
1.2.1.3. Quy trình thực hiện phương thức chuyển tiền 2
1.2.1.4. Ưu nhược điểm của phương thức chuyển tiền 4
1.2.2. Phương thức thanh toán nhờ thu 5
1.2.2.1. Các bên tham gia phương thức thanh toán 5
1.2.2.2. Quy trình thực hiện phương thức thanh toán nhờ thu 5
1.2.2.3. Ưu nhược điểm của phương thức nhờ thu 9
1.2.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 9
1.2.3.1. Trường hợp áp dụng 10
1.2.3.2. Các bên tham gia phương thức thanh toán 10
1.2.3.3. Qui trình thực hiện 10
1.2.3.4. Ưu nhược điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 11
1.2.4. So sánh ba phương thức 13
1.3. VAI TRÒ CỦA THANH TOÁN QUỐC TẾ 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 24 LÁNG HẠ 16
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG 16
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 16
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của ngân hàng và các hoạt động kinh doanh 20
2.1.3. Tổ chức quản lý tại ngân hàng 21
2.1.4. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 23
2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn 23
2.1.4.2 Hoạt động tín dụng 25
2.1.4.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế 26
2.1.4.4 Kết quả tài chính 28
2.1.5. Phương hướng phát triển trong thời gian tới 28
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG 29
2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thanh toán tại ngân hàng 29
2.2.1.1 Nhân tố khách quan 29
2.2.1.2 Nhân tố chủ quan 36
2.2.2. Phương thức chuyển tiền 37
2.2.2.1. Tài khoản sử dụng 37
2.2.2.2. Quy trình 37
2.2.2.3 Kế toán phương thức này 44
2.2.2.4 Chứng từ sử dụng 45
2.2.2.5 Kết quả kinh doanh 45
2.2.3. Phương thức nhờ thu 47
2.2.3.1 Tài khoản sử dụng 47
2.2.3.2 Quy trình 47
2.2.3.3 Kế toán phương thức này 59
2.2.3.4. Chứng từ sử dụng 60
2.2.3.5. Kết quả hình thức thanh toán nhờ thu 60
2.2.4. Phương thức tín dụng chứng từ 62
2.2.4.1. Tài khoản sử dụng 62
2.2.4.2. Quy trình 62
2.2.4.3 Kế toán phương thức này 86
2.2.4.4. Chứng từ sử dụng 88
2.2.4.5. Kết quả hình thức thanh toán tín dụng chứng từ 89
2.2.5. Số sách sử dụng trong hoạt động thanh toán 91
2.2.6. Phân tích tình hình thanh toán quốc tế trong thời gian qua 92
2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ THƯỜNG MẮC PHẢI TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ. 98
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ 99
2.4.1. Những mặt đã đạt được 99
2.4.2. Những mặt còn tồn tại 100
2.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại 101
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan 101
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan 102
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 24 LÁNG HẠ. 103
3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TOÁN QUỐC TẾ 103
3.1.1. GIẢI PHÁP 1: THỰC HIỆN TỐT CHÍNH SÁCH KHÁCH HÀNG 103
3.1.2. GIẢI PHÁP 2: HIỆN ĐẠI HÓA, ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 105
3.1.3. GIẢI PHÁP 3: CHỦ ĐỘNG NGUỒN NGOẠI TỆ 105
3.1.4. GIẢI PHÁP 4: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 106
3.1.5. GIẢI PHÁP 5: XÂY DỰNG PHONG CÁCH VĂN HÓA TRONG CHI NHÁNH 107
3.2. KIẾN NGHỊ 107
DANH MỤC BẢNG BIỂU
………..۞….........
Trang
DANH MỤC LƯU ĐỒ
………..۞….........
Trang
Lưu đồ 1: Lưu đồ quy trình chuyển tiền đi 39
Lưu đồ 2: Lưu đồ quy trình chuyển tiền đến 42
Lưu đồ 3: Lưu đồ quy trình tiếp nhận và gửi giấy báo chứng từ nhờ thu hàng nhập khẩu 48
Lưu đồ 4: Lưu đồ quy trình thanh toán nhờ thu hàng nhập khẩu D/A 50
Lưu đồ 5: Lưu đồ quy trình thanh toán nhờ thu hàng nhập khẩu D/P 51
Lưu đồ 6: Lưu đồ quy trình tiếp nhận và gửi giấy báo chứng từ nhờ thu hàng xuất 54
Lưu đồ 7: Lưu đồ quy trình thanh toán nhờ thu hàng xuất khẩu 58
Lưu đồ 8: Lưu đồ quy trình tiếp nhận và duyệt hồ sơ mở L/C 63
Lưu đồ 9: Lưu đồ quy trình mở L/C 67
Lưu đồ 10: Lưu đồ quy trình tu sửa L/C 70
Lưu đồ 11: Lưu đồ quy trình thanh toán L/C nhập khẩu 72
Lưu đồ 12: Lưu đồ quy trình kiểm tra và thông báo L/C xuất khẩu 78
Lưu đồ 13: Lưu đồ quy trình tiếp nhận chứng từ và gửi chứng từ đòi tiền, thanh toán L/C xuất khẩu 82
DANH MỤC SƠ ĐỒ
………..۞….........
Trang
sơ đồ 1: sơ đồ quy trình chuyển tiền trả sau 2
sơ đồ 2 : sơ đồ quy trình trả tiền trước 4
sơ đồ 3: sơ đồ quy trình thực hiện phương thức nhờ thu hối phiếu trơn 6
sơ đồ 4: sơ đồ quy trình thực hiện phương thức nhờ thu kèm chứng từ 8
sơ đồ 5: sơ đồ quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 10
sơ đồ 6: sơ đồ tổ chức quản lý tại ngân hàng láng hạ 21
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
………..♫…………
UCP : The Uniform customs and practice for documentary Credit
( điều lệ và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ).
URC : Uniform rules for Collections
(những quy tắc thống nhất về nhờt thu)
ICC : International Chamber of comerce
(phòng thương mại quốc tế).
D/A : Documents against acceptance
( phương thức nhờ thu trả chậm).
D/P : Documents against payment
( phương thức nhờ thu trả ngay).
L/C : Letter of Credit
( phương thức tín dụng chứng từ).
KH : khách hàng
NH : ngân hàng
LỜI MỞ ĐẦU
1. SỰ CẦN THIẾTCỦA ĐỀ TÀI.
Trong nền kinh tế toàn cầu ngày nay, hoạt động ngoại thương ngày càng sôi động và phức tạp, hàng hoá được giao dịch với số lượng ngày càng nhiều, chủng loại ngày càng phong phú, đa dạng và việc thanh toán tiền hàng là việc hết sức quan trọng vì người xuất và nhập ở hai quốc gia khác nhau không quen biết nhau, đơn vị tìên tệ, luật pháp và ngôn ngữ có thể khác nhau và có thể chưa tin cậy nhau…người bán muốn chắc chắn rằng sau khi giao hàng sẽ được thanh toán tiền hàng. Và trái lại người mua khi đã trả tiền hàng tin rằng sẽ nhận được hàng hoá phù hợp yêu cầu của mình.cho nên trong ngoại thương ngoài việc quan tâm đến giá cả hàng, cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu đều rất quan tâm đến phương thức thanh toán tiền hàng.
Việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế nào còn tuỳ thuộc vào sự thương lượng giữa hai bên và phù hợp với tập quán cũng như thông lệ trong thanh toán và buôn bán quốc tế.
Nhìn chung trong ngoại thương ngày nay, người ta thường sử dụng các phương thức thanh toán như phương thức chuyển tiền, phương thức nhờ thu với hai hình thức nhờ thu trơn , nhờ thu kèm chứng từ và hình thức thanh toán tín dụng chứng từ. Mỗi phương thức có ưu điểm và nhược điểm riêng và tuỳ trường hợp và hoàn cảnh cụ thể mà các doanh nghiệp sử dụng. Trong các phương thức thanh toán trên phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ( L/C ) được xem là phương thức thanh toán quan trọng và phổ biến nhất, ít rủi ro nhất so với các phương thức thanh toán khác, đảm bảo lợi ích cho cả hai bên nhập khẩu và xuất khẩu nhưng không có nghĩa là an toàn tuyệt đối và không có rủi ro.
Nhờ có những phương thức thanh toán này mà việc giao thương giữa các quốc gia ngày càng thuận tiện và nhanh chóng , góp phần thúc đẩy kinh tế thế giới phát trỉên và việc thanh toán giữa các nhà nước phải được tiến hành thông qua ngân hàng . Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là một ngân hàng thuộc hệ thống ngân hàng nhà nước của việt nam đang dần hoàn thiện công tác thanh toán ngày càng tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đem lại nguồn thu cho ngân hàng và thúc đẩy kinh tế phát triển .
Vì những lý do trên việc tìm hiểu thực tế việc thanh toán quốc tế tại một ngân hàng cụ thể là một vấn đề hết sức cần thiết .
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
Đề tài được thực hiện với mục tiêu chủ yếu sau:
Hệ thống lại kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương và thanh toán quốc tế đã được học trong chương trình giảng dạy đại học.
Nắm bắt được thực tiễn công tác thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 24 Láng Hạ.
Đánh giá được thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 24 Láng Hạ.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
* Đối tượng nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các phương thức thanh toán chủ yếu được sử dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 24 Láng Hạ là các phương thức: chuyển tiền, phương thức nhờ thu và phương thức tín dụng chứng từ.
* Phạm vi nghiên cứu: số liệu nghiên cứu được thu thập từ phòng thanh toán quốc tế và phòng tổ chức, phòng kế hoạch thuộc chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 24 Láng Hạ.
4. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:
Nội dung đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về các phương thức thanh toán quốc tế.
Chương 2: Thực trạng tình hình áp dụng các phương thức thanh toán quốc tế tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn 24 Láng Hạ.
Chương 3: Ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh 24 Láng Hạ.
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG
Chấp nhận một hợp đồng ngoại thương không phải là một điều dễ dàng. Nó đòi hỏi phải đảm bảo khả năng thanh toán của đối tác, dù đó là khách quen hay mới có quan hệ giao dịch. Sự xa xôi cách trở về địa lý gây ra những khó khăn trong việc thu thập thông tin đáng tin cậy và cập nhật về đối tác, ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản phải thu của bên bán hàng cũng như hàng hóa của bên mua hàng. Các bên mua và bán đều muốn thực hiện nhanh nhất có thể hoạt động ngoại thương để hoạt động kinh doanh của cả hai bên được suôn sẻ và có hiệu quả. Và một trong những điều khoản khó thỏa thuận nhất là điều khoản thanh toán. Bên nào cũng muốn sử dụng phương thức thanh toán sao cho có lợi cho mình. Như nhà nhập khẩu thì muốn sử dụng phương thức thanh toán chuyển tiền trả sau hoặc phương thức nhờ thu trơn…còn nhà xuất khẩu thì thích sử dụng phương thức chuyển tiền trả trước hay nhờ thu kèm chứng từ để đảm bảo lợi ích cho mình. Tuy nhiên nếu ai cũng chỉ nghĩ đến lợi ích của mình mà không nghĩ đến lợi ích của bên đối tác thì hợp đồng giữa hai bên khó có thể thỏa thuận đi đến nhất trí, ký kết hợp đồng. Vì vậy trong các phương thức thanh toán quốc tế : phương thức chyển tiền gồm chuyển tiền trả trước và chuyển tiền trả sau, phương thức nhờ thu gồm nhờ thu hối phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ hai bên xem xét và chọn sử dụng phương thức thanh toán phù hợp.
1.2. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ
1.2.1. Phương thức thanh toán chyển tiền
Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó một khách hàng của ngân hàng(gọi là người chuyển tiền ) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định
1.2.1.1. Trường hợp áp dụng
Trong phương thức thanh toán chuyển tiền ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thực hiện chuyển tiền và nhận hoa hồng chứ không bị ràng buộc gì cả. Việc giao hàng của bên xuất khẩu và trả tiền của bên nhập khẩu hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và thiện chí của mỗi bên. Do đó người nhập khẩu và người xuất khẩu chỉ nên dùng phương thức này trong trường hợp hai bên mua bán có quan hệ lâu đời và tín nhiệm lẫn nhau hay khi giá trị hợp đồng không lớn lắm.
1.2.1.2 Các bên tham gia trong phương thức thanh toán
Người chuyển tiền : là người mua, người nhập khẩu hay người mắc nợ.
Ngân hàng chuyển tiền: là ngân hàng phục vụ cho người chuyển tiền
Ngân hàng đại lý:là ngân hàng phục vụ cho người hưởng và có quan hệ đại lý với ngân hàng chuyển tiền.
Người thụ hưởng là người bán, người xuất khẩu hay là chủ nợ.
1.2.1.3. Quy trình thực hiện phương thức chuyển tiền
Trong thực tế có hai phương thức chuyển tiền được sử dụng: chuyển tiền trả trước và chuyển tiền trả sau.
1.2.1.3.1 Qui trình chuyển tiền trả sau
SƠ ĐỒ 1: SƠ đỒ QUY TRÌNH CHUYỂN TIỀN TRẢ SAU
Sau khi ký kết hợp đồng, đến ngày giao hàng, người xuất khẩu giao hàng và chứng từ cho người nhập khẩu. Hàng được chuyển từ kho đến phương tiện vậ tải để chuyển đến cảng của người nhập khẩu trong khi bộ chứng từ thì được chuyển trực tiếp cho người nhập khẩu.xong khâu này người xuất khâu chỉ còn chờ người nhập khẩu chuyển tiền cho mình.
Người nhập khẩu sau khi nhận hàng do người xuất khẩu chuyển đến, sẽ lập lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng phục vụ mình để yêu cầu ngân hàng chuyển tiền cho người xuất khẩu căn cứ vào thông tin được chỉ ra trên lệnh chuyển tiền.
Khi nhận được lệnh chuyển tiền của người nhập khẩu chuyển, ngân hàng kiểm tra nếu thấy chứng từ hợp lệ và tài khoản của người nhập khẩu có đủ tiền sẽ tiến hành ghi nợ tài khoản người nhập khẩu và làm thủ tục chuyển tiền.
Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu đóng vai trò trung gian và là người kết thúc quy trình chyển tiền bằng cách ghi có tài khoản người xuất khẩu sau khi nhận được chuyển tiền từ phía ngân hàng chuyển tiền. Sau khi ghi có , ngân hàng sẽ báo có cho người xuất khẩu.
Ngân hàng chuyển tiền báo nợ cho người nhập khẩu.
1.2.1.3.2 Quy trình chyển tiền trả trước :là hình thức chuyển tiền tương tự hình thức chuyển tiền trả sau chỉ khác ở chỗ người nhập khẩu lập lệnh chuyển tiền trước khi nhận được hàng và chứng từ, do đó người xuất khẩu sẽ nhận được tiền trước khi giao hàng.
sơ đồ 1 : sơ đồ quy trình trả tiền trước
Người nhập khẩu lập lệnh chuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển tiền cho người thụ hưởng.
Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu chuyển tiền cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng đại lý.
Ngân hàng đại lý ghi có và báo có cho người xuất khẩu.
Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu.
Ngân hàng chuyển tiền sau khi ghi nợ thì báo nợ cho người nhập khẩu.
1.2.1.4. Ưu nhược điểm của phương thức chuyển tiền
1.2.1.4.1. Ưu điểm
Thủ tục thanh toán đơn giản, thời gian thanh toán nhanh chóng. Hiện nay chuyển tiền bằng điện báo là phương thức thanh toán nhanh nhất.
1.2.1.4.2. Nhược điểm
Việc giao hàng của bên xuất khẩu và trả tiền của bên nhập khẩu hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng và thiện chí của mỗi bên.vì vậy quyền lợi của người nhập khẩu và người xuất khẩu khó đảm bảo.nếu sử dụng hình thức chuyển tiền sau thì vì một lý do gì đó người nhập khẩu chậm lập lệnh chuyển tiền gửi cho ngân hàng thì người xuất khẩu sẽ chậm nhận được tiền thanh toán mặc dù hàng hóa đã chuyển đi.trong trường hợp này người xuất khẩu bị thiệt hại. Còn nếu dùng phương thức thanh toán chuyển tiền trước thì người xuất khẩu đã nhận được tiền trước khi giao hàng nên không sợ bị thiệt hại do chậm trả hay bị người nhập khẩu chiếm dụng hàng hóa nhưng lại gây bất lợi cho người nhập khẩu ở chỗ người nhập khẩu đã chuyển tiền đi thanh toán cho người xuất khẩu rồi nhưng chưa nhận được hàng. Vì một lý do nào đó khiến người xuất khẩu chậm trễ giao hàng, người nhập khẩu sẽ bị trễ do giao hàng.
1.2.2. Phương thức thanh toán nhờ thu
Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tìên từ nhà nhập khẩu dựa trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng từ do người xuất khẩu lập ra.
1.2.2.1. Các bên tham gia phương thức thanh toán
Người ủy nhiệm thu: là người cung ứng dịch vụ gọi là bên bán.
Ngân hàng nhận ủy thác thu: ngân hàng phục vụ bên bán.
Ngân hàng xuất trình: là ngân hàng thu hộ , thường là ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của ngân hàng nhậnn ủy nhiệm thu ( ở nước người mua ).
Người trả tiền: người nhập khẩu, người sử dụng dịch vụ được cung ứng gọi chung là bên mua.
1.2.2.2. Quy trình thực hiện phương thức thanh toán nhờ thu
Nhờ thu có hai phương thức thanh toán: nhờ thu hối phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ.
1.2.2.2.1. Quy trình thực hiện phương thức nhờ thu hối phiếu trơn
Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán trong đó bên bán ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người mua căn cứ vào hối phiếu do chính người bán lập. Các chứng từ thương mại có liên quan đến giao dịch bên bán đã chuyển giao trực tiếp cho bên mua không qua ngân hàng.
Phương thức nhờ thu trơn chỉ áp dụng khi người bán và người mua có quan hệ lâu đời , tin cậy lẫn nhau hoặc có qun hệ liên doanh với nhau giữa công ty mẹ và công ty con hoặc chi nhánh của nhau. Thanh toán các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa, vì việc thanh toán này không cần thiết kèm theo chứng từ như tiền cước phí vận tải, bảo hiểm.
Qui trình:
sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình thực hiện phương thức nhờ thu hối phiếu trơn
Bên bán giao hàng hóa cho đạ lý vận tải chuyển đến cảng của người mua đồng thời người bán lập bộ chứng từ liên quan đến hàng hóa như hóa đơn, vận đơn, các loại giấy chứng nhận , gửi trực tiếp cho bên mua.
Bên bán lập hối phiếu đòi tiền người mua, chỉ thị nhờ thu qua ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ người mua.
Sau khi tiếp nhận bộ chứng từ nhờ thu từ người bán, ngân hàng nhận ủy thác thu chuyển chỉ thị nhờ thu và hối phiếu qua bên ngân hàng phục vụ bên mua( ngân hàng thu hộ) để thông báo cho người mua biết.
Ngân hàng thu hộ chuyển hối phiếu cho người mua để yêu cầu chấp nhận hoặc thanh toán.nếu hợp đồng thỏa thuận điều kiện thanh toán d/a, người mua chỉ cần chấp nhận thanh toán, nếu là d/p người mua phaỉ thanh toán ngay cho người bán.
Người mua thông báo đồng ý trả tiền hay từ chối thanh toán.
Ngân hàng thu hộ trích tiền từ tài khoản của người mua chuyển sang chuyển sang ngân hàng nhận ủy thác thu để ghi có cho người bán trong trường hợp người mua đồng ý trả tiền hoặc thông báo cho ngân hàng ủy thác thu biết trong trường hợp người mua không đồng ý trả tiền.
Ngân hàng ủy thác thu ghi có và báo có cho người bán hoặc thông báo cho người bán biết việc người mua từ chối trả tiền.
Nhờ thu trơn liên quan đến bốn bên nhưng mỗi bên chỉ làm một phần hay một số khâu nhất định của quy trình:
Người xuất khẩu làm hai việc: giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho nhà nhập khẩu và lập thủ tục nhờ ngân hàng thu hộ tiền. Sau khi giao hàng xong người xuất khẩu lập bộ chứng từ nhờ thu gửi trực tiếp cho người nhập khẩu và chứng từ tài chính(chi thị nhờ thu và hối phiếu) nộp vào ngân hàng nhận ủy thác thu.
Ngân hàng nhận ủy thác thu sau khi tiếp nhận bộ chứng từ nhờ thu do người xuất khẩu nộp vào, sẽ chuyển đến cho ngân hàng đại lý của mình để xuất trình đòi tiền người nhập khẩu. Sau đó ngân hàng ủy thác thu chờ kết quả thu hộ từ ngân hàng đại lý sẽ ghi có và báo có lại cho nhà xuất khẩu.
Ngân hàng đại lý hay ngân hàng thu hộ sẽ xuất trình hối phiếu đòi tiền người nhập khẩu và hành xử tùy theo chỉ thị nhờ thu và hối phiếu do người xuất khẩu lập ra và do ngân hàng bên phía người xuất khẩu chuyển đến. Sau đó tùy theo phản ứng của người nhập khẩu mà ngân hàng đại lý sẽ chuyển tiền thu hồi được hoặc thông báo từ chối của ng