Theo các nhà khoa học và chuyên gia y tế thì thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của HIV/AIDS ở châu Á. Khi dịch đã bùng nổ ở các nước chậm phát triển, nơi mà điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng kém, bệnh tật, đói nghèo với phong tục tập quán lạc hậu thì việc thực hiện chương trình phòng chống HIV/AIDS một cách hiệu quả sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không thay đổi mạnh mẽ về nhận thức và biện pháp can thiệp
80 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2019 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm lây nhiễm ở người nhiễm hiv/aids và sự quan tâm chăm sóc hỗ trợ, điều trị của cộng đồng tại phòng khám ngoại trú bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y – DƢỢC
VŨ VĂN XUÂN
ĐẶC ĐIỂM LÂY NHIỄM Ở NGƢỜI NHIỄM HIV/AIDS VÀ SỰ QUAN
TÂM CHĂM SÓC HỖ TRỢ, ĐIỀU TRỊ CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI PHÕNG
KHÁM NGOẠI TRÖ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG
CHUYÊN NGÀNH: Y HỌC DỰ PHÒNG
MÃ SỐ : 60.72.73
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Thái Nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y – DƢỢC
VŨ VĂN XUÂN
ĐẶC ĐIỂM LÂY NHIỄM Ở NGƢỜI NHIỄM HIV/AIDS VÀ SỰ QUAN
TÂM CHĂM SÓC HỖ TRỢ, ĐIỀU TRỊ CỦA CỘNG ĐỒNG TẠI PHÕNG
KHÁM NGOẠI TRÖ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG
CHUYÊN NGÀNH: Y HỌC DỰ PHÒNG
MÃ SỐ : 60.72.73
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Quý Thái
Thái Nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các
thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và của gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Nguyễn Quý
Thái, người thầy đã tận tình hướng dẫn và truyền dạt cho tôi những kiến thức và
kinh nghiện quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi Xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Y tế công
cộng, các thầy cô giáo, các bộ môn và các phòng ban trường Đại học Y - Dược
Thái Nguyên đã trang bị kiến thức, tao điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian
học tập tại trường và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo và cán bộ Trung tâm phòng chống
HIV/AIDS tỉnh Bắc Giang, lãnh đạo và cán bộ Bệnh viện Đa khoa và đặc biệt
cán bộ Phòng khám Ngoại trú Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang đã giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành việc thu thập số liệu phục vụ luận
văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ nhân viên Sở
Y tế tỉnh Bắc Giang, nói tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Tôi vô cùng biết ơn những người thân trong gia đình và bạn bè thân thiết đã
động viên, hỗ trợ tôi cả về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình học tập.
Xin trân trọng cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2009
Vũ Văn Xuân
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
AIDS: (Acquired Immunodeficiency Syndrome): là hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải do nhiễm một loại vi rút HIV gây nên.
BCS : Bao cao su
BKT : Bơm kim tiêm
BLTQĐTD : Bệnh lây truyền qua đường tình dục
CDC : (Center for Disease Control and Prevention)
ELISA : (Enzyme – Linked Immunsorbent Assay)
GMD : Gái mại dâm
HIV : (Human Immunodeficiency Virus): Vi rút gây
suy giảm miễn dịch
HVNC : Hành vi nguy cơ
NCMT : Nghiện chích ma tuý
NN HIV/AIDS : Người nhiễm HIV/AIDS
NTCH : Nhiễm trùng cơ hội
QHTD : Quan hệ tình dục
TCMT : Tiêm chích ma tuý
TVXNTN : Tư vấn xét nghiệm tự nguyện
UNAIDS : Chương trình AIDS Liên Hợp Quốc
(Joinut United Nations Program on HIV/AIDS)
WHO : (World Health Organization): Tổ chức y tế thế giới
MỤC LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 7
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. 1. Thực trạng lây nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam 9
1. 2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Bắc Giang 12
1. 3. Thực trạng, người nhiễm HIV/AIDS đang điều trị tại phòng
khám ngoại trú BVĐK tỉnh Bắc Giang.
14
1. 4. Tình hình chăm sóc, hỗ trợ của gia đình và cộng đồng đối
với NN HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú BVĐK tỉnh
Bắc Giang
16
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 19
2.2. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu 23
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung của người nhiễm HIV/AIDS 24
3.2. Hành vi nguy cơ và một số yếu tố liên quan ở NN
HIV/AIDS.
32
3.3. Sự chăm sóc, hỗ trợ của gia đình và cộng đồng đối với người
NN HIV/AIDS
38
Chƣơng 4 BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng về người nhiễm HIV/AIDS hiện đang điều trị tại
phòng khám ngoại trú BVĐK tỉnh Bắc Giang
43
4.2. Hành vi nguy cơ và một số yếu tố liên quan ở NN
HIV/AIDS.
45
4.3. Sự chăm sóc, hỗ trợ của gia đình và cộng đồng đối với người
NN HIV/AIDS
52
KẾT LUẬN 57
KIẾN NGHỊ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 68
DANH MỤC BẢNG
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
STT Tên bảng Trang
Bảng 3. 1 Phân bố người nhiễm HIV/AIDS theo nhóm đối tượng
24
Bảng 3. 2 Phân bố người nhiễm HIV/AIDS theo độ tuổi và giới tính 25
Bảng 3. 3 Phân bố theo nghề nghiệp của NN HIV/AIDS 26
Bảng 3. 4 Phân bố NN HIV/AIDS theo trình độ học vấn và nơi cư trú. 27
Bảng 3. 5 Tình trạng hôn nhân của NN HIV/AIDS 28
Bảng 3. 6 Tình trạng có con của người nhiễm HIV/AIDS 29
Bảng 3. 7 Tình trạng sống chung của người nhiễm HIV/AIDS 30
Bảng 3. 8
Thời gian biết nhiễm HIV của người nhiễm HIV/AIDS
31
Bảng 3. 9 Lý do xét nghiệm HIV của người nhiễm HIV/AIDS 31
Bảng 3. 10
Thời gian sử dụng ma tuý và TCMT ở NN HIV/AIDS
32
Bảng 3. 11
Tiêm chích ma tuý trong tháng qua và dùng chung BKT ở
người NN HIV/AIDS
33
Bảng 3. 12
Mức độ TCMT trong 1 tháng qua ở người TCMT bị nhiễm
HIV/AIDS
33
Bảng 3. 13
Loại bạn tình trong 12 tháng qua của người nhiễm HIV
34
Bảng 3. 14
Trung bình số lần QHTD trong 30 ngày qua với các loại bạn
tình
35
Bảng 3. 15
Tỷ lệ dùng BCS lần QHTD gần nhất và luôn luôn BCS trong
12 tháng qua với các loại bạn tình
35
Bảng 3. 16
Đã sinh con và có ý định sinh con sau nhiễm HIV của NN
HIV/AIDS đã lập gia đình
36
Bảng 3. 17
Dự định lập gia đình và sinh con của NN HIV/AIDS chưa lập
GĐ 37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Bảng 3. 18
Tình hình xét nghiệm HIV của vợ/chồng/người yêu
37
Bảng 3. 19
Tư vấn xét nghiệm HIV của người nhiễm HIV/AIDS
38
Bảng 3. 20
Thái độ của gia đình đối với người nhiễm HIV/AIDS
38
Bảng 3. 21
Thái độ của cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS
39
Bảng 3. 22
Đơn vị hỗ trợ và loại hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS
39
Bảng 3. 23
Người nhiễm HIV/AIDS nhận được các hỗ trợ cho phòng
chống HIV trong 6 tháng qua
40
Bảng 3. 24
Nơi khám, chữa khi ốm đau của NN HIV/AIDS
41
Bảng 3. 25
Mong muốn /nhu cầu của người nhiễm HIV/AIDS
42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo các nhà khoa học và chuyên gia y tế thì thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của
HIV/AIDS ở châu Á. Khi dịch đã bùng nổ ở các nước chậm phát triển, nơi mà
điều kiện vệ sinh, dinh dưỡng kém, bệnh tật, đói nghèo với phong tục tập quán
lạc hậu thì việc thực hiện chương trình phòng chống HIV/AIDS một cách hiệu
quả sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không thay đổi mạnh mẽ về nhận thức và biện
pháp can thiệp
Trong những năm gần đây do sự gia tăng của tệ nạn ma tuý đặc biệt là sự
chuyển đổi hình thức sử dụng ma tuý từ hút, hít sang tiêm chích ngày càng tăng
đã kéo theo sự bùng phát HIV/AIDS ở nhiều châu lục đặc biệt là châu Á. Số
người nghiện chích ma tuý nhiễm HIV chiếm 76% tổng số người nhiễm HIV ở
Malaysia; 64 % ở Việt Nam; 55 % ở Myama và 50 % ở Trung Quốc. [12]
Tại Việt Nam, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tháng
12/1990 ở thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1991 – 1992 phát hiện thêm 11 người,
năm 1993 dịch bùng nổ lần đầu tiên phát hiện 1.100 người nhiễm, tập trung chủ
yếu ở các tỉnh phía nam, hầu hết trong các nhóm nghiện chích ma tuý. Từ cuối
năm 1993 – 1997, dịch tiếp tục lan tràn trong nhóm nghiện chích ma tuý mại
dâm có ít nhất 65% số phát hiện là người NCMT. Năm 1997 – 1999 dịch bùng
nổ lần thứ 2, xảy ra ở các tỉnh phía Bắc trong nhóm NCMT, tập trung chủ yếu ở
lứa tuổi trẻ từ 18 – 29. Số nhiễm HIV lên tục tăng qua các năm [12] [15]: Tính
đến 31/6/2009 số người nhiễm HIV được phát hiện là 149.653 người; Số người
nhiễm AIDS là 32.400 người; Số người tử vong do AIDS 43.265 người. [51]
Bắc Giang là một tỉnh có khu công nghiệp lớn của Việt Nam. Tại Bắc
Giang, đã phát hiện các trường hợp nhiễm HIV đầu tiên vào năm 1996, sau đó là
2 đối tượng NCMT, 100% số huyện/thành phố có người nhiễm, 172/229 (71%)
số xã/phường/thị trấn có người nhiễm, từ đó cho tới nay số nhiễm HIV/AIDS
liên tục tăng hàng năm. Tính đến ngày 31/5/2009 con số người nhiễm HIV/AIDS
ở Bắc Giang đã lên tới 2889 người, trong đó 1.511 người chuyển sang giai đoạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
AIDS, 519 người đã chết do AIDS, [45]. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng
đây là số liệu báo cáo, con số phát hiện chưa phản ánh đúng tình hình nhiễm
HIV ở Bắc Giang, con số phát hiện này có thể được ví như là một phần nổi của
tảng băng chìm. Vấn đề đặt ra hiện nay là số nhiễm HIV ngày càng tăng, số
người phát triển thành AIDS ngày càng nhiều. Trong khi đó, công tác quản lý, tư
vấn, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị người nhiễm HIV/AIDS tại nhà còn nhiều bất
cập, sự kỳ thị, đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là hành vi xa lánh, từ chối,
tách biệt, ngược đãi, phỉ báng rất phổ biến và chưa được các cấp, các ngành quan
tâm đúng mức. Bên cạnh đó, nhu cầu về chăm sóc, điều trị của người nhiễm
HIV/AIDS và những người có nguy cơ bị lây nhiễm HIV/AIDS còn ít được các
nghiên cứu đề cập tới, đặc biệt lây nhiễm HIV từ người nhiễm HIV/AIDS ra
cộng đồng vẫn chưa được nghiên cứu đầu tư để làm cơ sở cho việc chăm sóc và
điều trị người nhiễm HIV/AIDS. Do vậy, để sớm tìm ra các giải pháp can thiệp
nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch từ các nhóm đối tượng có nguy cơ cao
vào cộng đồng, với mong muốn làm giảm các tác động của đại dịch HIV/AIDS,
nâng cao chất lượng tư vấn, chăm sóc, điều trị và quản lý quy trình điều trị cho
người nhiễm HIV/AIDS đáp ứng nhu cầu của người nhiễm HIV/AIDS, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài “Đặc điểm lây nhiễm ở bệnh nhân HIV/AIDS và sự
quan tâm chăm sóc hỗ trợ, điều trị của cộng đồng tại phòng khám ngoại trú
bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang” nhằm các mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm lây nhiễm ở người nhiễm HIV/AIDS hiện đang điều trị tại
phòng khám ngoại trú Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang.
2. Nhận xét sự quan tâm chăm sóc hỗ trợ, điều trị của cộng đồng với người
nhiễm HIV/AIDS tại địa điểm nghiên cứu nói trên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Thực trạng lây nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Trên thế giới
Đã qua tròn hai thập kỷ kể từ khi trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được
phát hiện tại Mỹ, loài người hiện nay vẫn đang đứng trước hiểm họa của đại
dịch HIV/AIDS.
Trên thế giới kể từ 6/1981, phát hiện được 5 thanh niên có quan hệ tình
dục đồng giới ở Los Algeles (Mỹ) cùng mắc một chứng bệnh giống nhau và
cùng tử vong. Đến tháng 5/1983 thì phát hiện gia virus HIV tại viện Pasteur
Paris (Pháp), đến tháng 6/2006 theo ước tính cuả Tổ chức Y tế Thế giới AIDS đã
lan tràn tới 180 quốc gia và trên 60 triệu người đã bị nhiễm vi rút này [42].
Hiện có hơn 33 triệu người sống chung với HIV, đó là con số báo cáo của
Chương trình phối hợp phòng, chống AIDS của liên hợp quốc(UNAIDS) công
bố trước thềm hội nghị quốc tế về AIDS tại Mexico.Theo báo cáo, các nỗ lực
mạnh mẽ trên toàn cầu trong cuộc chiến chống lại căn bệnh thế kỷ đặt kết quả, số
người bị chết vì AIDS trên thế giới giảm liên tiếp trong hai năm (2006 – 2007).
[43], sau hơn hai thập niên gia tăng. Khoảng hai triệu người trên thế giới đã chết
vì AIDS trong năm 2007, giảm so với mức 2,1 triệu người năm 2006. Tuy nhiên
UNAIDS khảng định còn nhiều việc cần phải làm để đối phó với dịch AIDS.
Trong số 33 triệu người sống chung với AIDS năm 2007, có 2,7 triệu ca nhiễm
mới, trong khi số ca nhiễm mới HIV giảm ở một số nước như Campuchia,
Myanmar và Thái Lan thì nó lại tăng lên ở nhiều nước như Trung Quốc,
Indonosia, Kenya, Mozambique, Papua New Guinea, Nga, Ukraine và Việt Nam
[43].Thậm chí tại một số nước giàu như Đức, Anh...Số ca nhiễm mới HIV cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
tăng năm 2007. Những khu vực có nhiều người sống chung với HIV/AIDS nhất
vẫn là khu vực miền nam châu Phi, chiếm hai phần ba số trường hợp nhiễm
HIV/AIDS toàn cầu (tương đương 22 triệu ca), tiếp đó là khu vực Nam và Đông
– Nam Á (4,2 triệu ca), Mỹ la tinh 1,7 triệu ca...Báo cáo cho biết tại châu Á, gần
một nửa số bị nhiễm HIV ở Trung Quốc năm 2006 được cho là do sử dụng các
dụng cụ tiêm chích bị nhiễm HIV. Việc sử dụng chung kim tiêm có HIV và quan
hệ tình dục không an toàn cũng là nguyên nhân chủ yếu làm lây lan đại dịch này
tại Việt Nam và Malaysia, nơi hai phần ba các trường hợp nhiễm HIV. [ 43 ]
1.1.2. Tại Việt Nam
Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam đã và đang trở thành hiểm hoạ của mỗi cá
nhân, gia đình và cộng đồng. Kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát
hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh vào cuối tháng 12 năm 1990, đến năm 1993
dịch bắt đầu bùng nổ, phát hiện 1.100 người nhiễm, tập trung trong nhóm nghiện
chích ma tuý tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ sau 5 năm, dịch đã lan tràn mạnh
mẽ trên phạm vi cả nước. Kể từ năm 2000 đến năm 2005, số người nhiễm HIV
tăng gấp đôi, mỗi năm Việt Nam phát hiện thêm trung bình 12.000 đến 15.000
trường hợp nhiễm HIV. Tính đến nay, Việt Nam có 149, 653 người nhiễm HIV
hiện còn sống, 32, 400 người bị nhiễm AIDS và 43, 265 người tử vong do AIDS.
ước tính đến năm 2010, Việt Nam có khoảng 311.500 người bị nhiễm HIV/AIDS
và trong số đó sẽ có trên 100 nghìn người tử vong. Các tỉnh miền núi, biên giới
phía Bắc hiện là những địa phương có số lượng người nhiễm HIV/AIDS tăng
nhanh. Trong tổng số 10 tỉnh, thành có tỷ lệ người nhiễm HIV cao nhất nước có
tới 5 tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó, Sơn La và Điện Biên có tỷ lệ người nhiễm
HIV nhiều chỉ đứng sau thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp là các tỉnh, Yên Bái, Cao
Bằng và Bắc Kạn. Đáng mừng là Hà Nội, Quảng Ninh vốn là nững nơi có đông
người nhiễm HIV/AIDS nay đã giảm đáng kể. Quảng Ninh đứng ở vị trí thứ 7,
sau Hải Phòng và Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu. [ 44 ], [ 45 ]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Trong 6 tháng đầu năm nay, đại dịch HIV ở nước ta đang gia tăng với tốc
độ chóng mặt. Số ca nhiễm HIV đã tăng cao gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2007.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu cho biết “ Trong số ca nhiễm HIV thì có
tới 83,3% ở độ tuổi 20 – 39 ; Tỷ lệ nam giới cao gấp 4 lần so với nữ giới” [45].
Những con số thống kê cho thấy nguy cơ báo động về lực lượng lao động của
nước ta trước mối đe doạ của đại dịch này, theo thống kê từ Cục phòng chống
HIV/AIDS, đa phần các trường hợp nhiễm HIV ở nước ta nghiện chích ma tuý
hoặc liên quan đến ma tuý, con đường lây nhiễm bệnh chủ yếu hiện nay là do sử
dụng chung bơm kim tiêm và quan hệ tình dục không an toàn; 100% tỉnh/ thành
nước ta có người nhiễm HIV [45]. Tại một số địa phương, tỷ lệ người nghiện
chích ma tuý quan hệ tình dục với gái mại dâm cũng đang tăng mạnh như: An
Giang (43,3%), Đà Nẵng (35,2%), Cần Thơ(28,9%)...Đại dịch đã tràn vào nước
ta tới mức đáng lo ngại thế nhưng, đến nay có 32% xã phường triển khai Chương
trình bao cao su; 19% xã phường triển khai Chương trình bơm kim tiêm và
lượng bơm kim tiêm phát ra chỉ đáp ứng được khoảng 15% - 20% nhu cầu thực
tế [45]
Đối tượng nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam đa dạng, có ở mọi địa phương,
diễn biến phức tạp. Đối tượng nhiễm HIV ở Việt Nam không còn tập trung trong
một số nhóm nguy cơ cao mà đã xuất hiện trong tất cả các thành phần, tầng lớp
xã hội như: nông dân, học sinh, sinh viên, tân binh, thậm chí trong giới công
chức cũng đã phát hiện nhiều trường hợp nhiễm HIV [42], [11], [16].
Theo báo cáo của Bộ y tế, hiện nay cả 64/64 tỉnh thành phố trên toàn quốc
đều đã phát hiện có người nhiễm HIV/AIDS, 93% số quận/huyện và 49% số
xã/phường, một số tỉnh/thành phố có 100% số xã/phường đã có người nhiễm
HIV/AIDS. Hiện nay dịch HIV/AIDS vẫn có nguy cơ tiếp tục gia tăng, diễn biến
của dịch ngày càng phức tạp về quy mô, diện mắc và hình thái lây truyền. Theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
số liệu của Uỷ ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma tuý,
mại dâm đến 31/3/2009, 10 tỉnh ở Việt Nam có số người nhiễm HIV cao nhất.
Bảng 1.1. Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại một số tỉnh, thành phố
(Số liệu tính đến ngày 31/3/2009) :[11] :[47]
TT Địa phƣơng Số nhiễm HIV/AIDS
1 Thành phố Hồ Chí Minh 37.585
2 Quảng Ninh 606,71
3 Hà Nội 14.419
4 Hải Phòng 6.288
5 Nghệ An 3.370
6 Thái Nguyên 4.531
7 Bà Rịa – Vũng Tàu 3.231
8 An Giang 3.617
9 Cần Thơ 108,78
10 Sơn La 6.584
1.1.3. Tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Bắc Giang
Bắc Giang là một tỉnh trung du miền núi, cách Hà Nội khoảng 60 km về
phía Tây Nam với diện tích 3.882,2 km2, dân số 1, 613, 576 triệu người với 27
dân tộc anh em, trong đó người các dân tộc thiểu số chiếm 12,9%; có 9 huyện, 1
thành phố, trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao (Sơn Động) với
229 xã/phường/thị trấn. Bắc Giang là tỉnh có nhiều đầu mối giao thông quan
trọng đi quan một số tỉnh phía Bắc (Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng
Sơn, Tuyên Quang). Phía Tây tỉnh Bắc Ninh, Hà Nội, Phía Nam Quảng Ninh
thuộc các tỉnh lộ chạy qua, Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tập trung nhiều khu công
nghiệp lớn như khu công nghiệp đình trám, một số cây ăn quả như vải thiều Lục
Ngạn, Những đặc điểm về kinh tế, văn hoá, xã hội này làm cho Bắc Giang là địa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
bàn tương đối phức tạp và khó kiểm soát, Các địa bàn trọng điểm về buôn bán và
sử dụng ma túy là Tân Yên, thành phố Bắc Giang và Hiệp Hòa; các dịch vụ vui
chơi giải trí, nhà nghỉ, khách sạn cùng với hoạt động mại dâm phát triển tại thành
phố Bắc Giang, huyện Lạng Giang, Hiệp Hòa. theo kết quả điều tra vẽ bản đồ
điểm nóng về ma túy, mại dâm năm 2007, số người nghiện chích ma túy trên địa
bàn tỉnh tiếp cận được là 2.789 người; số gái mại dâm là 830 người, tập trung
chủ yếu tại thành phố Bắc Giang, huyện Lạng Giang, Tân Yên, Hiệp Hòa, Lục
Ngạn. Hàng Năm, có khoảng 50.000 lượt người dân của tỉnh Bắc Giang cũng
tiếp nhận trung bình hàng năm khoảng 20.000 lượt người là học sinh, sinh viên,
công nhân trong các khu công nghiệp, xây dựng, bộ đội... Đó là những yếu tố
nguy cơ làm tăng tỷ lệ lây nhiễm HIV trong cộng đồng và bên cạnh những mặt
tích cực đã có nhiều thuận lợi cho sự phát triển các loại hình tệ nạn xã hội, trong
đó có tệ nạn ma tuý và mại dâm - nguyên nhân chính làm cho Bắc Giang nhanh
chóng trở thành một điểm nóng của đại dịch HIV/AIDS trong vài năm gần đây.
Cùng với sự phát triển của tệ nạn ma tuý thì số lượng người nhiễm HIV
được phát hiện gia tăng với tốc độ rất nhanh chóng, hiện nay Bắc Giang là tỉnh
có tỷ lệ báo cáo nhiễm HIV cao đứng hàng thứ 8 tỉnh thành trên toàn quốc. Ca
nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Bắc Giang vào tháng 7 năm 1996. Theo
báo cáo của Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Bắc giang tính đến ngày
31/5/2009, tổng số trường hợp nhiễm HIV/AIDS được phát hiện là 2.889 người,
trong đó: 1.511 trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS; 519 người chết do
AIDS. Đây là chỉ số đã làm xét nghiệm và quản lý được, trong thực tê số người
nhiễm còn cao hơn nhiều.
Tất cả 10 huyện/thành phố đều phát hiện có người nhiễm, địa bàn có số
người nhiễm cao nhất là thành phố Bắc Giang (chiếm gần 50%) tổng số người đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
phát hiện trong toàn tỉnh. 172/229 số xã, phường phát hiện có người nhiễm
(chiếm 75,1%); xã/phường phát hiện nhiều người nhiễm nhất là phường Lê Lợi
(207), Trần Phú (133) thành phố Bắc Giang. Số người nhiễm HIV chủ yếu là
nam giới: 80,05%, tuy nhiên những năm gần đây số phụ nữ phát hiện HIV ngày
càng nhiều. Về đối tượng tập trung nhiều trong nhóm NCMT chiếm 67,57%; gái
mại dâm:1,94%; người nhiễm mắc các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường
tình dục; 0,94%. Về độ tuổi tập trung ở nhóm 20 – 40 chiếm 88,78%, riêng
nhóm tuổi 20 – 29 ch