Ca dao là một thể loại của văn học dân gian Việt Nam, là những sáng tác trữ tình biểu
hiện tình cảm, nỗi niềm của con người trong cuộc sống như tình bạn, tình yêu, tình cảm gia
đình, quê hương, đất nước, Những tâm tư ấy xuất phát từ trái tim của con người. Đối tượng
mà ca dao hướng đến có thể là người bạn, người yêu, người thân, người anh hùng dân tộc
Chủ tịch Hồ Chí Minh là đề tài vô tận cho thơ ca. Tìm hiểu về Bác bao giờ cũng là một
nhu cầu lớn và khẩn thiết của nhân dân. Hàng loạt các bài viết, các công trình nghiên cứu về
cuộc đời Bác, tấm gương đạo đức của Bác, sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp thơ văn của
Bác ra đời. Hình tượng Bác được xây dựng chân thật và đẹp đẽ trong nhiều loại hình nghệ
thuật như: hội họa, âm nhạc, điện ảnh, điêu khắc, sân khấu, nhưng có lẽ thành công nhất là
thơ ca, trong đó có ca dao.
Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật lịch sử thời hiện đại được ca dao hướng đến
để nhận thức. Ca dao về Bác chiếm số lượng khá lớn trong mảng ca dao hiện đại. Thế nhưng,
hiện nay bộ phận ca dao về Người chưa được nghiên cứu bao nhiêu. Để hiểu sâu hơn mảng ca
dao này, chúng tôi chọn đề tài Đặc điểm nghệ thuật của ca dao về Bác Hồ.
Ca dao bày tỏ tình cảm, nguyện vọng, suy nghĩ của nhân vật trữ tình nhưng không phải
chỉ bày tỏ tình cảm cá nhân mà còn đại diện cho quảng đại quần chúng nhân dân. Cho nên,
khảo sát đặc điểm nghệ thuật của ca dao về Bác sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về tình cảm
của nhân dân đối với Bác.
Nghệ thuật ca dao nói chung và ca dao về Bác nói riêng rất đa dạng. Thể thơ, kết cấu,
ngôn ngữ, hình ảnh, thời gian, không gian tất cả những đặc điểm ấy đã được các tác giả dân
gian vận dụng khá linh hoạt, góp phần làm nổi bật tình cảm của Bác đối với nhân dân cũng như
tình cảm của nhân dân đối với Bác.
Hơn nữa, đặc điểm nghệ thuật của ca dao thì hầu như đã được các nhà nghiên cứu chú ý
tới từ lâu, phân tích, mổ xẻ rất nhiều. Riêng về đặc điểm nghệ thuật của ca dao về Bác thì rải
rác chỉ một số bài viết. Chính vì thế, người viết mong muốn với đề tài luận văn này có thể góp
một phần nhỏ vào việc nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật của bộ phận ca dao nói trên
258 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2112 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm nghệ thuật của ca dao về Bác Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ THUÝ KIỀU
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA
CA DAO VỀ BÁC HỒ
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN:
TS. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP
TP. HỒ CHÍ MINH - 2010
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Điệp – Trường Đại học Sư
phạm thành phố Hồ Chí Minh đã rất tận tâm, nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực hiện luận văn.
Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của :
- Quý thầy cô giáo
- Phòng sau Đại học trường ĐHSP TP.HCM
- Các cơ sở cung cấp dữ liệu (thư viện-trang web-các bài báo-các cá nhân có tài
liệu hỗ trợ)
- Gia đình, người thân
- Bạn bè gần xa, đồng nghiệp …
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 12 năm 2010
Tác giả
Nguyễn Thị Thúy Kiều
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ca dao là một thể loại của văn học dân gian Việt Nam, là những sáng tác trữ tình biểu
hiện tình cảm, nỗi niềm của con người trong cuộc sống như tình bạn, tình yêu, tình cảm gia
đình, quê hương, đất nước,…Những tâm tư ấy xuất phát từ trái tim của con người. Đối tượng
mà ca dao hướng đến có thể là người bạn, người yêu, người thân, người anh hùng dân tộc…
Chủ tịch Hồ Chí Minh là đề tài vô tận cho thơ ca. Tìm hiểu về Bác bao giờ cũng là một
nhu cầu lớn và khẩn thiết của nhân dân. Hàng loạt các bài viết, các công trình nghiên cứu về
cuộc đời Bác, tấm gương đạo đức của Bác, sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp thơ văn của
Bác…ra đời. Hình tượng Bác được xây dựng chân thật và đẹp đẽ trong nhiều loại hình nghệ
thuật như: hội họa, âm nhạc, điện ảnh, điêu khắc, sân khấu, …nhưng có lẽ thành công nhất là
thơ ca, trong đó có ca dao.
Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật lịch sử thời hiện đại được ca dao hướng đến
để nhận thức. Ca dao về Bác chiếm số lượng khá lớn trong mảng ca dao hiện đại. Thế nhưng,
hiện nay bộ phận ca dao về Người chưa được nghiên cứu bao nhiêu. Để hiểu sâu hơn mảng ca
dao này, chúng tôi chọn đề tài Đặc điểm nghệ thuật của ca dao về Bác Hồ.
Ca dao bày tỏ tình cảm, nguyện vọng, suy nghĩ của nhân vật trữ tình nhưng không phải
chỉ bày tỏ tình cảm cá nhân mà còn đại diện cho quảng đại quần chúng nhân dân. Cho nên,
khảo sát đặc điểm nghệ thuật của ca dao về Bác sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về tình cảm
của nhân dân đối với Bác.
Nghệ thuật ca dao nói chung và ca dao về Bác nói riêng rất đa dạng. Thể thơ, kết cấu,
ngôn ngữ, hình ảnh, thời gian, không gian…tất cả những đặc điểm ấy đã được các tác giả dân
gian vận dụng khá linh hoạt, góp phần làm nổi bật tình cảm của Bác đối với nhân dân cũng như
tình cảm của nhân dân đối với Bác.
Hơn nữa, đặc điểm nghệ thuật của ca dao thì hầu như đã được các nhà nghiên cứu chú ý
tới từ lâu, phân tích, mổ xẻ rất nhiều. Riêng về đặc điểm nghệ thuật của ca dao về Bác thì rải
rác chỉ một số bài viết. Chính vì thế, người viết mong muốn với đề tài luận văn này có thể góp
một phần nhỏ vào việc nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật của bộ phận ca dao nói trên.
2. Lịch sử vấn đề
Việc tìm hiểu ca dao về Bác đã và đang được nhiều người quan tâm. Liên quan đến đề tài
“Đặc điểm nghệ thuật của ca dao về Bác Hồ” có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau đây:
Thi Nhị có bài “Bác Hồ và nguồn ca dao mới” đăng trên Tạp chí Văn hóa dân gian số
4/1984. Bài viết chủ yếu nói về tình cảm mãnh liệt, sâu đậm của nhân dân đối với Bác Hồ kính
yêu qua ca dao. Tác giả cũng đề cập đến một đặc điểm về ngôn ngữ của mảng ca dao này, đó là
việc sử dụng phương pháp tỉ dụ quen thuộc của ca dao cổ truyền để khắc họa một cách chân
thực, gần gũi, mộc mạc hình ảnh của lãnh tụ. “ …với phương pháp tỉ dụ quen thuộc của ca dao
truyền thống, đã khắc họa một cách chân xác và nghệ thuật song lại rất gần gũi, mộc mạc hình
ảnh của lãnh tụ: Tháp Mười đẹp nhất bông sen / Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ” [ 64,5]
Với hai công trình “ Suy nghĩ về cảm quan dân gian qua hình tượng Bác Hồ” đăng
trên Tạp chí Văn hóa dân gian , số 1/1990 và “ Một nét đẹp trong bức tranh văn hóa dân gian
đương đại: ca dao về Bác Hồ” đăng trên Tạp chí Văn hóa dân gian số 4/1991, Nguyễn Xuân
Lạc đã đề cập đến cảm quan dân gian đối với Bác qua ca dao. Tác giả cho rằng hình tượng Bác
Hồ trong ca dao đã được sáng tác theo cảm quan “ thần thánh hóa”. Với cảm quan này, ca dao
tìm đến những biểu trưng của cái đẹp tuyệt đối, cái đẹp toàn bích, lý tưởng để thể hiện lãnh tụ.
Và chính cảm quan ấy đã chi phối bút pháp nghệ thuật của ca dao về Bác. Đó là bút pháp thiên
về tượng trưng, khái quát hơn là miêu tả những chi tiết sống thật của con người Bác, cuộc đời
Bác.
“Để diễn tả một con người có “tầm vóc thế kỷ” như Bác, thì sử dụng bút pháp tượng
trưng và khái quát là thích hợp, bút pháp này có nhiều khả năng để tôn cao đối tượng thẩm mỹ
theo cảm quan “thần thánh hóa” của nhân dân ta. Bằng bút pháp ấy, ca dao quần chúng đã
dựng lên những hình ảnh cao đẹp, rộng lớn, hùng vĩ, thiêng liêng về Bác với nghệ thuật so sánh
ví von truyền thống đậm đà: mặt trời, vầng Thái Dương, sao Bắc Đẩu, gương Hồ Thủy, hòn
Thái Sơn, trời đất, sông bể, hoa sen, hương quế, hương trầm…bởi vì chỉ có những hình ảnh ấy
thì mới xứng đáng với tầm vóc vĩ đại của Bác và mới thỏa tấm lòng ngưỡng mộ, tôn kính, biết
ơn của nhân dân ta đối với Bác”.[34, 9]
Trần Gia Linh với bài viết “Bốn mươi lăm năm ca dao dâng Bác” đăng trên Tạp chí
Văn hóa dân gian số 1/1990 đã khẳng định: “ Ca dao diễn tả về Người như một sự thống nhất
tuyệt diệu giữa cái vĩ đại trong sự bình dị; giữa những hình ảnh kì vĩ có tính chất thần thoại với
những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với mọi người; giữa cái tượng trưng cao độ với cái hiện
thực sâu sắc trong phương pháp biểu hiện.” [ 39,30]
Với tiểu luận “Tình cảm của nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ qua ca dao” trong
công trình biên soạn “Ca dao về Bác Hồ”, Nxb Văn hóa thông tin Hà Nội-2003, Trần Quang
Nhật đã có những đóng góp đáng kể trong việc khẳng định ca dao về Bác đa số sử dụng lối so
sánh. Hướng so sánh thứ nhất là “so sánh hai cuộc đời: cuộc đời lầm than của người dân mất
nước trong xiềng xích nộ lệ, dưới hai tầng áp bức bóc lột của thực dân phong kiến và cuộc đời
sống trong độc lập tự do hòa bình mà Bác và Đảng đã dành lại cho đất nước” [58, 15]. Hướng
so sánh thứ hai là “so sánh công ơn của Bác với những gì thiêng liêng nhất, kì vĩ nhất trong
cuộc sống trần gian và trong thiên nhiên vũ trụ”[ 58, 17]. “Để tỏ rõ niềm tin của mình đối với
Bác Hồ, một lần nữa qua ca dao, nhân dân ta đã dùng thủ pháp nghệ thuật so sánh. So sánh
Bác như sao Bắc Đẩu, như vầng Thái Dương soi đường chỉ lối cho nhân dân ta đi lên” [58, 30]
Với bài viết “Tìm hiểu công thức truyền thống trong một số bài ca dao mới Nam Bộ về
hình ảnh Bác Hồ” đăng trên website Trần Tùng Chinh đã
cho thấy ca dao về Bác có sự kế thừa một số công thức truyền thống của ca dao cổ truyền. “Các
bài ca dao mới nói chung và ca dao về Bác nói riêng còn thiếu sự trau chuốt nhưng lại thừa sự
mộc mạc tự nhiên. Tuy nhiên, những công thức truyền thống quen thuộc của ca dao xưa vẫn in
dấu và làm nên chất dân gian trong những bài ca” [4]
Theo Hà Công Tài trong bài viết “Vấn đề sưu tầm nghiên cứu thơ ca dân gian hiện
đại” đăng trong cuốn “Một thế kỷ sưu tầm nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian”, Nxb Văn
hóa thông tin, Hà Nội – 2001, thì mảng ca dao về Bác chưa được nghiên cứu bao nhiêu, dù đây
là bộ phận có khối lượng lớn nhất trong ca dao hiện đại. Khi nghiên cứu về bộ phận này, Hà
Công Tài nhận thấy rằng chúng có nhiều đặc điểm rất tiêu biểu cho ca dao thời hiện đại, từ cách
cảm nhận và phản ánh cuộc sống tới đặc điểm thi pháp, từ hoàn cảnh lưu truyền tới sự gắn bó
với truyền thống ca dao của dân tộc trong suốt trường kỳ lịch sử.
Nhìn chung, ở các công trình nghiên cứu trên, bên cạnh việc bàn về nội dung thì cũng
bàn đến thi pháp của ca dao về Bác, trong đó có một số đặc điểm nghệ thuật như kết cấu, ngôn
ngữ, hình ảnh. Tuy nhiên, vẫn chưa có một chuyên luận nào về đặc điểm nghệ thuật của ca dao
về Bác, nếu có thì có lẽ chúng tôi chưa đọc được. Đa phần, khi bàn về nghệ thuật của mảng ca
dao này, các nhà nghiên cứu nói về sự kế thừa các công thức truyền thống trong kết cấu, các
biện pháp tu từ trong ngôn ngữ và các hình ảnh thiên nhiên đã trở thành biểu tượng. Còn các
đặc điểm nghệ thuật khác thì người nghiên cứu ít chú ý.
Kế thừa thành tựu của người đi trước, chúng tôi phát triển thành một chuyên luận về Đặc
điểm nghệ thuật của ca dao về Bác Hồ. Chúng tôi hi vọng đề tài sẽ góp thêm một tiếng nói
mới về đặc điểm nghệ thuật của bộ phận ca dao này.
3. Mục đích nghiên cứu
Đây là một đề tài chưa được nghiên cứu chuyên sâu, vì thế, mục đích của việc nghiên
cứu đề tài này là hệ thống một số đặc điểm nghệ thuật chủ yếu để từ đó nhận thức rõ hơn giá trị
của bộ phận ca dao về Bác. Luận văn góp phần cung cấp một cái nhìn đầy đủ hơn về nghệ thuật
của ca dao về Bác ở ba phương diện: thể thơ, kết cấu và ngôn ngữ. Từ đó làm rõ hơn giá trị đặc
sắc của mảng ca dao này, hiểu thêm về thể loại ca dao, hiểu thêm mối tương quan giữa ca dao
về Bác với ca dao cổ truyền và ca dao hiện đại.
4. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi khảo sát đề tài dựa trên một số công trình sưu tầm, tuyển chọn ca dao, cụ thể
sau đây:
- Công trình sưu tầm ca dao Nam bộ về Bác Hồ của Bùi Mạnh Nhị mang tên “Sen Tháp
Mười” do Nxb TPHCM xuất bản năm 1980. Với công trình này, tác giả đã sắp xếp ca dao theo
các chủ đề: Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ, Miền Nam ơn Bác muôn vàn Bác ơi, Lòng dân
với Bác vuông tròn thủy chung và phần cuối tác giả còn giới thiệu thêm một số bài ca dao của
các dân tộc ít người với mong muốn giới thiệu sự đa dạng, độc đáo của hệ thống ca dao về Bác
ở nhiều dân tộc trong đại gia đình Tổ quốc Việt Nam. Bộ sưu tập này gồm 145 bài của dân tộc
Kinh và 16 bài của dân tộc ít người ở Nam bộ.
- Công trình “Ca dao về Bác Hồ” của Trần Hữu Thung do Nxb Hà Tĩnh, 1981. Công
trình này bao gồm hai phần. Phần thứ nhất là một vài cảm nhận của tác giả nhân đọc ca dao về
Bác Hồ. Phần thứ hai tác giả giới thiệu các bài ca dao đã sưu tầm được nhưng không sắp xếp
theo một trật tự nhất định nào. Tất cả gồm 227 bài ca dao.
- Công trình sưu tầm “Ca dao về Bác Hồ” của Trần Quang Nhật, Nxb Văn hóa Thông
tin, Hà Nội, 2003. Tập sách gồm hai phần chính: tiểu luận và sưu tầm. Trong phần sưu tầm, để
độc giả tiện tra cứu, tác giả đã sắp xếp các bài ca dao theo chủ đề: Bác Hồ - công ơn trời biển,
Bác Hồ - mối quan hệ máu thịt với quần chúng, Bác Hồ - niềm tin tất thắng của dân tộc, Bác
Hồ - động lực thúc đẩy toàn dân thi đua chiến đấu và sản xuất, Bác Hồ trong lòng đồng bào dân
tộc ít người. Tuy nhiên, tác giả cho rằng cách sắp xếp trên đây chỉ là tương đối, bởi vì các khía
cạnh tình cảm của nhân dân đối với Bác Hồ thường đan chéo với nhau. Trong một bài ca dao
nhiều khi có cả khía cạnh này, và khía cạnh kia, cái này là nguyên nhân, cái kia là sự thể hiện
và ngược lại, khó mà phân định rạch ròi được. Tổng số bài ca dao trong tập này là 253.
- Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo những quyển như: “ Ca dao Bảo Định Giang”, “ Tục
ngữ ca dao Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan, “ Ca dao chống Mỹ -tập 2”, “ Ca dao chiến sĩ -tập
5”,“ Ca dao chiến sĩ -tập 6”, “ Ca dao Đồng Tháp Mười”, “ Ca dao sưu tầm - Từ 1945 đến nay”,
ca dao Nam bộ, ca dao Nam Trung bộ, ca dao dân ca đất Quảng, ca dao Hải Hưng, ca dao ngoại
thành…
Sau khi tổng hợp, loại bỏ những bài trùng lặp, chúng tôi thống kê được tất cả 521 bài. Ở
luận văn này, người viết chỉ khảo sát ca dao về Bác Hồ của người Kinh không khảo sát ca dao
của dân tộc thiểu số.
5. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, người viết sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: hệ thống,
so sánh, liên ngành, thống kê.
Mỗi bài ca dao được sản sinh và tồn tại theo hệ thống ca dao cùng thể loại. Do vậy,
phương pháp hệ thống và so sánh được tiến hành dựa trên nguyên lý về mối quan hệ giữa cái
chung và cái riêng, dùng cái chung (ca dao) để hiểu cái riêng (ca dao về Bác) và từ cái riêng (ca
dao về Bác) để hiểu cái chung (ca dao), thấy được sự phong phú đa dạng và hấp dẫn của ca dao.
Đặt ca dao về Bác trong hệ thống của nó để phát hiện ra các đặc điểm chung và nét độc đáo
riêng về nghệ thuật của nó. Cụ thể là đặt ca dao về Bác vào hệ thống ca dao nói chung, hệ thống
ca dao hiện đại nói riêng. Phương pháp này giúp xác định vị trí hay “tọa độ” của ca dao về Bác
trong mối quan hệ với các bộ phận ca dao khác như ca dao cổ truyền, ca dao hiện đại để giúp
đánh giá đầy đủ giá trị và ý nghĩa của bộ phận ca dao về Bác. Những đặc điểm chung của thể
loại chi phối bộ phận ca dao này rất nhiều về mặt nghệ thuật. Từ những đặc điểm nghệ thuật
của thể loại ca dao mà nhận ra được những đặc điểm nghệ thuật phổ biến nhất của bộ phận ca
dao về Bác (chẳng hạn về dung lượng, đề tài, thủ pháp nghệ thuật). Đồng thời bộ phận ca dao
này chắc chắn có những đặc điểm riêng về mặt nghệ thuật. Từ những điểm chung và điểm riêng
đó mà xác định vị trí của nó trong một hệ thống và đánh giá được ý nghĩa của nó trong hệ thống
đó. Ca dao về Bác không tồn tại biệt lập trong nền văn học dân gian nên không thể thiếu
phương pháo so sánh khi nghiên cứu. Người viết sẽ tiếp cận đa diện để hiểu rõ bản chất và vị
trí của bộ phận ca dao này trong mối tương quan đa chiều với các bộ phận ca dao khác. Nhìn từ
nhiều góc độ sẽ giúp đánh giá chính xác và toàn diện về đặc điểm nghệ thuật của ca dao về Bác.
Trước hết người viết so sánh đặc điểm nghệ thuật giữa các bài ca dao về Bác với nhau để tìm ra
nét chung tiêu biểu. Sau đó, còn so sánh với ca dao cổ truyền và ca dao hiện đại về mặt kết cấu,
thể loại và ngôn ngữ.
Phương pháp liên ngành (phương pháp ứng dụng khoa học liên ngành) là một phương
pháp đặc biệt quan trọng. Nhìn chung phương pháp này được diễn ra theo hai hướng song song.
Một là người viết tiếp cận ca dao về Bác bằng những kiến thức ngữ văn học, cụ thể là những lý
luận về phương diện nghệ thuật. Đối với hướng tiếp cận này, người viết sử dụng các phương
pháp phân tích văn học, vận dụng một cách tổng hợp các tri thức và kĩ năng cần thiết của văn
(gồm lý luận văn học, lịch sử văn học, ngôn ngữ học). Đặc biệt, ca dao về Bác là những tác
phẩm nghệ thuật ngôn từ nên phải được tiếp nhận, cảm thụ và “giải mã” thông qua ngôn ngữ
học. Đồng thời tiếp cận tác phẩm trong đời sống dân gian của nó. Hai là người viết tiến hành lí
giải, cắt nghĩa đặc điểm nghệ thuật ca dao về Bác bằng kết quả nghiên cứu của các ngành khoa
học tương cận là dân tộc học, xã hội học, tâm lý học, lịch sử học, địa lý học, văn hóa
học…Những dữ kiện đó là truyền thống, phong tục, tập quán, những đặc điểm tự nhiên, những
sử kiện lịch sử, …nhất là lịch sử dân tộc trong giai đoạn 1945 – 1975. Từ những đặc điểm tự
nhiên, lịch sử, văn hóa có liên quan đến ca dao về Bác để truy tìm, lí giải căn nguyên, cách thức
và ý nghĩa của thể loại, kết cấu, ngôn ngữ, nêu lên những chức năng tư tưởng và chức năng
nghệ thuật của chúng. Nhưng cuối cùng tất cả sẽ được xử lí theo góc độ tiếp cận của ngành ngữ
văn học, cụ thể là bộ môn Văn học dân gian.
Người viết còn sử dụng phương pháp thống kê để thống kê tần số xuất hiện của các thể
thơ, kết cấu, hình ảnh, từ ngữ. Dựa vào kết quả và những số liệu thống kê đó, người viết có thể
khái quát thành những đặc điểm nghệ thuật cụ thể.
Các phương pháp trên được kết hợp đan xen chứ không phải sắp xếp chúng kế cận nhau,
để giúp khảo sát đặc điểm nghệ thuật ca dao về Bác theo một trình tự khoa học hợp lý và có thể
nhận ra thuộc tính của đối tượng. Bởi vì, ca dao về Bác không phải là một đối tượng biệt lập mà
luôn nằm trong hệ thống ca dao nói chung và có mối quan hệ tương tác với các bộ phận ca dao
khác. Mặt khác, nghệ thuật ca dao về Bác luôn có nhiều khía cạnh, đặc điểm khác nhau mà một
phương pháp không bao quát hết được. Các phương pháp trên sẽ hỗ trợ, bổ sung cho nhau.
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn góp phần đem lại một cái nhìn gần về phương diện nghệ thuật của ca dao về
Bác. Luận văn chỉ ra đặc điểm nghệ thuật của ca dao về Người ở ba phương diện: đặc điểm thể
loại, kết cấu và ngôn ngữ. Người đọc có thể thấy được những nét đặc sắc, độc đáo về nghệ thuật
cũng như những đóng góp không kém phần quan trọng của bộ phận ca dao này cho thể loại ca
dao, đặc biệt là ca dao hiện đại. Lí giải vì sao bộ phận văn học này lại có sức sống mạnh mẽ
trong lòng quần chúng nhân dân hơn 70 năm qua. Đến nay, bộ phận ca dao này vẫn còn sống
động và giúp chúng ta hiểu thêm, yêu thêm đời sống tâm tư, cách nghĩ, lối sáng tác tài hoa của
nhân dân trong việc ca ngợi người anh hùng.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngòai phần Mở đầu, Kết luận, Nội dung luận văn có 3 chương:
Chương 1 : Khái quát về ca dao và ca dao về Bác Hồ.
Trong chương này, chúng tôi giới thiệu một cách chung nhất về khái niệm ca dao; giá trị
nội dung cũng như nghệ thuật của ca dao cổ truyền và ca dao hiện đại; khái niệm ca dao về Bác
Hồ, nội dung, đối tượng sáng tác, hoàn cảnh sáng tác, số lượng tác phẩm của ca dao về Bác Hồ.
Chương 2 : Thể thơ và kết cấu của ca dao về Bác Hồ.
Đặc điểm thể thơ được triển khai với 3 nội dung: thể lục bát, thể song thất lục bát và thể
hỗn hợp. Đặc điểm kết cấu gồm 3 nội dung: kết cấu đối thoại và kết cấu trần thuật; kết cấu đối
lập và kết cấu song hành tâm lý; kết cấu thu hẹp dần hình tượng và kết cấu miêu tả trực tiếp.
Chương 3 : Ngôn ngữ của ca dao về Bác Hồ
Chúng tôi tiếp tục đề cập đến một số đặc điểm về ngôn ngữ: sự kết hợp giữa ngôn ngữ
toàn dân và ngôn ngữ địa phương; sự kết hợp giữa ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ đời
thường; cách sử dụng tên riêng chỉ địa điểm; cách sử dụng ngôn ngữ trùng lặp và cách sử dụng
các biện pháp tu từ.
Cuối luận văn có Phụ lục gồm: giới thiệu đầy đủ các văn bản ca dao khảo sát và các bảng
thống kê số liệu có liên quan đến đề tài:
- Phụ lục 1 thống kê tổng số những bài ca dao về Bác Hồ, kết quả tổng số bài ca dao
không trùng lặp là 521 bài.
- Phụ lục 2 là bảng thống kê các số liệu về thể thơ của ca dao về Bác và ca dao hiện đại
- Phụ lục 3 là bảng thống kê tần số xuất hiện của ngôn ngữ trùng lặp trong ca dao về Bác
- Phụ lục 4 là bảng thống kê tần số xuất hiện các hình ảnh: tự nhiên, thực vật và nhân tạo
trong ca dao về Bác.
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CA DAO VÀ CA DAO VỀ BÁC HỒ
1.1. Ca dao
1.1.1. Khái niệm
Trong sinh hoạt văn học dân gian, có một bộ phận quan trọng là sinh hoạt ca hát, trong
đó tiêu biểu nhất là việc diễn xướng ca dao, dân ca. Để chỉ lĩnh vực ca hát dân gian, nhân dân
sử dụng các từ: ca, hò, ví, lý, hát giao duyên, hát đối đáp, hát huê tình…
Ca dao có nguồn gốc từ dân ca và có mối quan hệ chặt chẽ với dân ca. Thế nên trước khi
nêu khái niệm về ca dao, chúng ta cần hiểu dân ca là gì? “Dân ca là những bài hát và câu hát
dân gian trong đó có cả phần lời và phần giai điệu” [ 29, 411]. Khi nói đến dân ca Việt Nam,
không phải là nói đến những bài, những câu hát nhất định, mà còn là nói đến những hình thức
sinh hoạt dân ca nhất định nữa. Hay nói cách khác, đời sống tồn tại của dân ca rất đa dạng và
phong phú. Trước hết, dân ca gắn với các sinh hoạt của người bình dân như: nghi lễ, lao động
và sinh hoạt gia đình, xã hội. Ngoài ra, dân ca còn gắn với nhiều môi trường diễn xướng như:
trên cạn, dưới nước. dân ca gắn với nhiều thời điểm trong năm như: cúng tế, lễ hội, ngày
thường; gắn với mọi giai đoạn của đời người như: sinh ra, trưởng thành, cưới hỏi, tang ma…
Và dĩ nhiên, dân ca tồn tại khắp các vùng miền: Bắc, Trung, Nam, khắp các dân tộc trên đất
nước.
Bàn về khái niệm ca dao, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra ý kiến của mình. Tuy nhiên, ở
đây chúng tôi chọn những ý kiến tâm đắc nhất.
Chu Xuân Diên nhận định: “Ca dao vốn là một thuật ngữ Hán -Việt. Theo cách hiểu
thông thường thì ca dao là lời của các bài hát dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng
láy…hoặc ngược lại, là những câu thơ có thể “bẻ” thành những làn điệu dân ca”[29, 436