Luận văn Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng

Bùi Giáng là một trường hợp đặc biệt và độc đáo của nền thi ca hiện đại Việt Nam cuối thếkỉXX. Nhắc đến Bùi Giáng người ta nghĩ đến một hiện tượng mà cho đến tận hôm nay hãy còn đó rất nhiều vấn đềhấp dẫn vẫn chưa được tỏtường. Các nhà phê bình chính thống hầu nhưít “chạm” đến ông trong khi số lượng người yêu thích thơông lại rất đông đảo. Báo chí có ghi chép lại rằng đám tang của ông có tới hàng ngàn người tham dự, là một trong những đám tang lớn nhất kểtừsau năm 1975. Nhà thơHuy Cận cũng có lần bày tỏlòng yêu mến với Bùi thi sĩ: Đôi lời thăm bạn thơ Thăm tấm lòng tri kỷ Bao giờ đến bây giờ Tình thơkhông hoen rỉ (Thân tình gửi anh Bùi Giáng) Dường nhưxưa nay độc giảyêu thơông, đến với thơông chỉmới bằng tâm thế“kính nhi viễn chi” mà thôi. Ai cũng dễdàng cảm nhận Bùi Giáng “rất Bùi Giáng”, Bùi Giáng rất “không giống ai”, thếnhưng cái bản chất Bùi Giáng rất riêng, rất độc đáo ấy là gì thì lại không mấy ai đủtựtin đểlý giải cặn kẽ. Chung quanh Bùi Giáng có vô sốgiai thoại đáng nhớlại càng dễ khiến người ta cảm thấy mơhồkhó nắm bắt.

pdf168 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2415 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Minh Kim ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ BÙI GIÁNG Chuyên ngành: LÝ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀI THANH Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 ` MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Bùi Giáng là một trường hợp đặc biệt và độc đáo của nền thi ca hiện đại Việt Nam cuối thế kỉ XX. Nhắc đến Bùi Giáng người ta nghĩ đến một hiện tượng mà cho đến tận hôm nay hãy còn đó rất nhiều vấn đề hấp dẫn vẫn chưa được tỏ tường. Các nhà phê bình chính thống hầu như ít “chạm” đến ông trong khi số lượng người yêu thích thơ ông lại rất đông đảo. Báo chí có ghi chép lại rằng đám tang của ông có tới hàng ngàn người tham dự, là một trong những đám tang lớn nhất kể từ sau năm 1975. Nhà thơ Huy Cận cũng có lần bày tỏ lòng yêu mến với Bùi thi sĩ: Đôi lời thăm bạn thơ Thăm tấm lòng tri kỷ Bao giờ đến bây giờ Tình thơ không hoen rỉ (Thân tình gửi anh Bùi Giáng) Dường như xưa nay độc giả yêu thơ ông, đến với thơ ông chỉ mới bằng tâm thế “kính nhi viễn chi” mà thôi. Ai cũng dễ dàng cảm nhận Bùi Giáng “rất Bùi Giáng”, Bùi Giáng rất “không giống ai”, thế nhưng cái bản chất Bùi Giáng rất riêng, rất độc đáo ấy là gì thì lại không mấy ai đủ tự tin để lý giải cặn kẽ. Chung quanh Bùi Giáng có vô số giai thoại đáng nhớ lại càng dễ khiến người ta cảm thấy mơ hồ khó nắm bắt. Trước nay đã có rất nhiều người viết về Bùi Giáng nhưng phần lớn đều là những bài viết tản mạn đăng báo hoặc đăng ở các tập san chuyên đề về Bùi ` Giáng. Hiện nay vẫn chưa có một tài liệu nào nói đầy đủ về toàn bộ cuộc đời và tác phẩm của ông nói chung và nghiên cứu chuyên sâu về thơ Bùi Giáng nói riêng. Bùi Giáng là tác giả của khoảng sáu bảy mươi đầu sách đủ mọi thể loại, từ văn thơ cho đến dịch thuật, từ giới thiệu tác giả tác phẩm nước ngoài cho đến bàn luận về triết học phương Tây… Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu một số tập thơ của Bùi Giáng đã được xuất bản và lưu hành hợp pháp tại Việt Nam. Luận văn hướng tới xác định những cảm hứng chủ đạo và đặc điểm nghệ thuật thơ Bùi Giáng, góp phần đánh giá thơ Bùi Giáng- một thi sĩ được xem như một hiện tượng độc đáo trên thi đàn Việt Nam cuối thế kỷ XX. Nghiên cứu về Bùi Giáng quả là một thử thách không nhỏ nhưng chúng tôi thiết nghĩ đó cũng là điều nên làm để góp phần giải mã và giới thiệu một chân dung văn học rất đáng quan tâm của nền thơ ca Việt Nam cuối thế kỉ XX. Tìm hiểu ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THƠ BÙI GIÁNG là cách chúng tôi chọn để mở một lối nhỏ trên hành trình tiếp cận thi sĩ tài hoa và dị biệt này. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Khi tìm hiểu và khảo sát các nguồn tư liệu viết về Bùi Giáng, chúng tôi nhận thấy số lượng các công trình nghiên cứu về Bùi Giáng đã được công bố, xuất bản và hiện đang lưu hành hợp pháp ở Việt Nam không nhiều. Về luận văn, chúng tôi có dịp khảo sát được ba luận văn đã chọn Bùi Giáng làm đối tượng nghiên cứu, mỗi luận văn tiếp cận vấn đề ở những góc độ khác nhau. Trong luận văn tốt nghiệp của mình, với đề tài Bùi Giáng – ` Một cuộc đời, một cõi thơ, năm 2000, Đinh Vũ Thùy Trang đã sống trong tiếng thơ Bùi Giáng bằng sự thẩm âm của một người mong mỏi là một khách tri âm. Luận văn biểu đạt những Ngổn ngang nỗi niềm tâm sự: yêu quê hương, tuổi thơ hồn nhiên, nỗi buồn, tình yêu… trong thơ ông. Bên cạnh đó, luận văn đã cảm thụ và lý giải quan niệm của nhà thơ về thế giới về con người, với một tiêu đề Khởi nguyên cõi tinh mật. Và cõi tinh mật trong thơ ông là gì? Là một thực tại đầy ắp nhiên giới, là thế giới của hoài niệm, chiêm bao, là nguyên lý mẹ, là kinh thơ? Tựu trung lại, luận văn đã đi đến một kết luận: cõi thơ u mật…thơ và ngôn ngữ của Bùi Giáng vốn viên mật , nhưng có lẽ “mẹ huyền nhiệm” là cõi tinh mật sâu kín chỉ sau Kinh thơ, mà ông sở dĩ có nguồn thơ thâm mật, trác tuyệt bởi nó đã được lấy từ cõi nguồn Phật giáo uyên nguyên (trang 52). Tất cả những nhận định, nghiên cứu trên của người viết giúp ta tiến thêm một bước khi thâm nhập vào cõi thơ Bùi Giáng. Luận văn tiếp theo mà chúng tôi khảo sát là luận văn cử nhân của tác giả Nguyễn Văn Quốc, với đề tài Đặc điểm nghệ thuật ngôn từ trong thơ Bùi Giáng. Ở luận văn này, phần gợi nhiều hứng thú nhất có lẽ chính là phần nghiên cứu về hình thức khẩu ngữ trong thơ Bùi Giáng. Đáng tiếc, phần này lại không được xây dựng thành một tiêu đề riêng và chưa được nghiên cứu sâu. Gần đây nhất là luận văn thạc sĩ với đề tài Thơ Bùi Giáng của tác giả Trương Thị Mỹ Phượng đã bảo vệ thành công vào năm 2007. Tác giả đã cố gắng bao quát một đề tài khá rộng là Thơ Bùi Giáng bằng việc đi sâu nghiên cứu hệ thống những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ Bùi Giáng. Tuy nhiên, trong phần kết luận ở cuối công trình nghiên cứu, dường như tác giả cũng còn khá lúng túng và chưa đưa ra được một nhận định thực sự có sức nặng về một chân dung văn học độc đáo của văn học Việt Nam thế kỉ XX. Về sách, tính đến tháng 06 năm 2009, chúng tôi tiếp cận được với bốn cuốn sách viết về Bùi Giáng. Có hai cuốn sách viết về Bùi Thi Sĩ đã được ` xuất bản cách đây vài năm và khá quen thuộc với những người quan tâm đến Bùi Giáng. Đó là cuốn Bùi Giáng trong tôi của tác giả Hồ Công Khanh, do Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh in năm 2005 và cuốn Bùi Giáng – thi sĩ kì dị của tác giả Trần Đình Thu do Nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2005 và đã tái bản lần thứ hai. Tác giả Hồ Công Khanh hiện đang sinh sống tại Đà Nẵng, còn tác giả Trần Đình Thu sống tại TPHCM. Qua tiếp xúc và trò chuyện với hai tác giả này, chúng tôi có cơ hội hiểu thêm về họ, cũng như tiếp cận thêm nhiều thông tin về Bùi Giáng- con người mà họ rất quan tâm và dành nhiều tâm huyết để giới thiệu với độc giả khắp nơi. Tác giả Hồ Công Khanh tự nhận mình là người “cuồng si” Bùi Giáng và cũng là người có khá nhiều kỉ niệm riêng tư với Trung Niên Thi Sĩ khi Bùi Giáng còn tại thế. Bùi Giáng là người ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến cuộc sống và cách sống của tác giả Bùi Giáng trong tôi. Hồ Công Khanh trong nhiều năm liền đã dày công sưu tầm, bảo quản gần như đầy đủ các tác phẩm của Bùi Giáng, thuộc đủ mọi thể loại, trong đó có cả những tài liệu chưa được xuất bản chính thức tại Việt Nam.Có thể nói không ngoa, ở Việt Nam bây giờ, Hồ Công Khanh là một trong số ít những người gìn giữ cái “thư viện riêng” về Bùi Giáng, bằng tất cả tấm lòng của mình với tiền nhân. Hồ Công Khanh hầu như chưa bao giờ vắng mặt trong những buổi lễ kỉ niệm, tưởng niệm về cố thi sĩ. Đây cũng là cách tác giả thể hiện sự kính trọng và ngưỡng mộ một tài năng độc đáo. Bên cạnh đó, Hồ Công Khanh còn là một nhà thư pháp có tiếng. Trong cuốn Bùi Giáng trong tôi, Hồ Công Khanh đã trổ tài viết thư pháp rất nhiều tác phẩm thơ Bùi Giáng. Còn tác giả Trần Đình Thu xuất thân là nhà báo, là cộng tác viên của nhiều tờ báo tại TPHCM. Sau cuốn Bùi Giáng- thi sĩ kì dị, Trần Đình Thu vẫn ấp ủ ý định sẽ có một công trình nghiên cứu sâu hơn về thi sĩ Bùi Giáng. Cả hai tác giả đều rất yêu mến con người và thơ ca của Bùi thi sĩ, hai cuốn sách ra đời đầu tiên ` để thoả mãn những cảm xúc của chính bản thân tác giả , và sau nữa cũng là góp phần giới thiệu một chân dung lạ trên thì đàn Việt Nam thế kỉ thứ XX. Tác giả Hồ Công Khanh không phải là người viết sách chuyên nghiệp. Cuốn Bùi Giáng trong tôi như là một cuốn sách lưu giữ kỉ niệm nhiều hơn là một công trình nghiên cứu mang tính học thuật về Bùi Giáng. Tác giả tìm thấy sự đồng điệu lớn lao với nhà thơ này. Cuốn sách gồm năm phần: Một vài cảm nhận về thi sĩ Bùi Giáng, Thông lộ Bùi Giáng, Bùi Giáng- những điều chưa nói hết, Bùi Giáng- người không đem trần gian giấu vào hạt bụi, Bùi Giáng- cội nguồn bí ẩn của thơ ca. Những bài viết của Hồ Công Khanh nặng về cảm nhận hơn là phân tích, phê bình những thi phẩm của Bùi Giáng. Hồ Công Khanh tìm thấy bóng dáng cùa mình trên hành trình sống, hành trình thơ ca của Bùi Giáng.Với tất cả tấm lòng trân trọng một tài năng và niềm yêu kính một nhân cách, tác giả của Bùi Giáng trong tôi cũng có gợi mở ít nhiều cho chúng ta đi sâu nghiên cứu tìm hiểu thêm về nhà thơ này. So với cuốn Bùi Giáng trong tôi của Hồ Công Khanh, cuốn sách Bùi Giáng- thi sĩ kì dị làm tốt hơn vai trò của một công trình nghiên cứu nhiều mặt về văn nghiệp Bùi Giáng. Cuốn sách được ra đời trong kế hoạch viết một bộ sách “phác hoạ chân dung các nhà văn nhà thơ trong đời sống thường ngày và trong lao động nghệ thuật. Nó không phải là sách phê bình văn học. Nhưng đôi chỗ vẫn kết hợp việc phân tích tác phẩm để minh hoạ cho cuộc đời tác giả. Tuy nhiên việc phân tích này sẽ không đi quá sâu như những cuốn sách phê bình” (Vài lời đầu sách). Cuốn sách chia làm hai phần, phần đầu dành cho những bài viết về Bùi Giáng, phần sau dành để tuyển chọn và giới thiệu một số thi phẩm tiêu biểu của Bùi Giáng theo tiêu chí phân loại của tác giả cùng một số bài Bùi Giáng trả lời phỏng vấn các tờ báo. Các bài thơ trong phần sau này được trích từ nhiều tập thơ của Bùi Giáng đã được xuất bản hoặc sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau. Phần đầu gồm gần ba mươi bài viết ` đi vào rất nhiều khía cạnh khác nhau về cuộc đời và văn nghiệp của Bùi Giáng. Trần Đình Thu kể chuyện cuộc đời Bùi Giáng, kể về tài viết sách với tốc độ kinh hồn, về những nguồn thi hứng dào dạt trong thơ ông, về những tác phẩm văn học dịch mang đầy tính tư tưởng và triết lý…Có thể nói Trần Đình Thu đã bao quát khá rộng về đề tài Bùi Giáng mà ông đã chọn để nghiên cứu. Không chỉ dừng lại nghiên cứu các phần nội dung tư tưởng trong các tác phẩm của Bùi Giáng, Trần Đình Thu còn có những bài đi sâu vào Ngôn ngữ thơ Bùi Giáng- vốn là thế mạnh và là một trong những dấu hiệu khiến Bùi Giáng không thể lẫn vào với ai. Trần Đình Thu nhận định dường như Bùi Giáng “chơi” vốn ngôn ngữ chứ không có ý thức vận dụng ngôn ngữ theo kĩ thuật này nọ để làm thành thơ. Tác giả đề cập đến một số cách “chơi” với ngôn ngữ ở Bùi Giáng: nói lái, vờn chữ… Chúng tôi khá tâm đắc với một đoạn mà Trần Đình Thu nhận định về toàn bộ văn nghiệp của Bùi Giáng- thi sĩ tự khoác và được thiên hạ khoác cho mình danh xưng “nhà thơ điên”: “ Bản chất của văn chương Bùi Giáng là sự tổng hòa của những nghịch lý. Trong cái cà rỡn có sự đau xót, trong bỡn cợt có nỗi ngậm ngùi, trong sự nghịch ngợm hồn nhiên trẻ thơ có sự uyên bác, trong điên loạn cuồng si là một cõi mộng bát ngát đẫm tình…Cái nét riêng ấy không ai có được, không ai bắt chước được và không thể có người thứ hai”. Trong năm 2008, để kỉ niệm mười năm ngày mất của Trung Niên Thi Sĩ ( 1998 – 2008), có thêm hai cuốn sách về Bùi Giáng đã được Nhà xuất bản Lao động và Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây phối hợp xuất bản. Đó là Bùi Giáng qua 99 giai thoại do Huyền Li sưu tầm và biên soạn, và Bùi Giáng trong cõi người ta do Đoàn Tử Huyến chủ biên. Hai cuốn sách xuất hiện trên thị trường vào khoảng cuối năm 2008 và gây được một “cơn sốt” nho nhỏ trong cộng đồng độc giả yêu thơ ông. Bùi Giáng và 99 giai thoại là một cuốn sách đễ đọc và và gây nhiều hứng thú. Người ta tìm thấy trong đó những giai ` thoại về một con người chưa bao giờ thôi đặc biệt. Từ những người đã từng tiếp cận văn nghiệp Bùi Giáng cho đến những người chưa hề đọc qua một tác phẩm nào của ông cũng đều tìm thấy sự thú vị khi đọc tập sách mỏng này. Cuộc đời Bùi Giáng bao phủ bởi số lượng không đếm được những giai thoại mà người ta không thể rõ thực hư. Con số 99 chỉ là một con số tương đối, mang tính giới hạn để làm hấp dẫn thêm “một hiện tượng lạ, có thể nói, độc nhất vô nhị, là Bùi Giáng”. Bùi Giáng trong cõi người ta là một công trình biên soạn nghiêm túc, tập hợp một số lượng lớn những bài nghiên cứu về Bùi Giáng từ trước đến nay, từ nhiều nguồn khác nhau. Mỗi nhà nghiên cứu đều chọn cho mình một khía cạnh tâm đắc nhất để nhìn về con người cũng như phê bình, nhận định về văn nghiệp của Bùi Giáng. Cuốn sách này thuộc vào loại đầy đặn và chỉn chu mà mang tính học thuật cao trong số những công trình nghiên cứu về Bùi Giáng đã được xuất bản hợp pháp từ trước đến nay ở Việt Nam. Về những nguồn tài liệu khác như sách, báo và mạng internet, chúng tôi nhận thấy thông tin về Bùi Giáng khá đa dạng và đáng được lưu tâm, nhưng cũng đòi hỏi người nghiên cúu phải có kĩ năng thẩm định và chọn lọc thông tin để có thể nhìn nhận về Bùi Giáng một cách khách quan và khoa học nhất. Tuy sách viết bề Bùi Giáng hiện không có nhiều nhưng các bài viết đăng trên các báo, tạp chí hoặc trên mạng internet lại khá phong phú và đa dạng, được viết từ trước và sau năm 1975. Đầu tiên là giai phẩm Văn, số đặc biệt về nhà thơ Bùi Giáng tháng 5 năm 1973, đăng hàng loạt những bài viết: Bùi Giáng, hồn thơ bị vây khổn – Thanh Tâm Huyền, Thi ca và tư tưởng – Tuệ Sỹ, Bùi Giáng về cố quận – Nam Chữ, Bùi Giáng cải lương ca – Cao Huy Khánh, Bùi Giáng trên đường về cố hương – Trần Hữu Cư, Ẩn ngữ cung bậc thi ca – Thục Khư, Chung quanh vấn đề Bùi Giáng – Trần Tuấn Kiệt... Phần lớn những bài viết này đều ` cố gắng chỉ ra cái độc đáo trong sáng tác của nhà thơ, nhất là ở bình diện ngôn ngữ và tư tưởng. Có người, thậm chí còn đồng thuận trong cách đánh giá, gọi ông là một thiên tài, thiên tài tự hủy ghê gớm nhất của thi ca Việt Nam hiện đại. Có người đánh giá rất cao khi đọc tác phẩm Thi ca tư tưởng của ông, cho ông là người đầu tiên mở ra một cuộc Hội thoại của Tại thể chúng ta giữa Tồn sinh và Lịch sử, và mượn ý của M. Heidegger, Wozu Dichter để ngợi ca: Trong thời đại của đêm tối cõi đời, của cái vực sâu không đáy kia của cõi đời phải được thể nghiệm và được kiện tận miên bạc bình sinh. Mà muốn được như vậy, thì điều cần thiết là phải có vài kẻ đạt tới cái chỗ cùng tận của cái vực sâu không đáy (Tuệ Sĩ – Thi ca và tư tưởng – Giai phẩm Văn – tháng 5 – 1973 – trang 27). Tìm hiểu về một tác giả, những cứ liệu trên cũng chỉ dừng ở mức độ tham khảo. Đến năm 1997, tạp chí Thời Văn, số 19, ra số đặc biệt về nhà thơ Bùi Giáng, đã xuất hiện một số cây bút phê bình mới: Đôi nét về thi sĩ Bùi Giáng – Phạm Văn Hạng , Tản luận về Bùi Giáng – Ban biên tập báo, Bùi Giáng – Cuộc đùa vui ngôn ngữ - Vũ Đức Sao Biển, Mượn lời anh Sáu Giáng – Nguyễn Lương Vy, Bùi Giáng – Đào Hiếu, Bùi Giáng – Đi vào cõi thơ – Trần Hữu Dũng, Nguyên khởi về cõi tinh mật Bùi Giáng – Khiêm Lê Trung, Thử một lần đối diện với thơ và con người thơ Bùi Giáng – Trương Vũ Thiên An, Mùa xuân trong thơ Bùi Giáng – Hồ Ngạc Ngữ, Bùi Giáng với Ly Tao – Bửu Khánh Hồ, Vài cảm nghĩ về Bùi Giáng – Nhất Thanh, Bùi Giáng – Thi sĩ kỳ dị - Huỳnh Ngọc Chiến… Đọc qua những bài viết này, tôi thấy có những điểm nhìn quen thuộc trong các bài viết trước và một vài điểm mới. Cách nhìn của giới văn nghệ về thơ Bùi Giáng nhìn chung vẫn nghiêng về tư tưởng và ngôn từ. Tuy nhiên, một số cây bút đã có phần dè dặt hơn trong tiếp cận thế giới thơ ca Bùi Giáng. Họ đã có cái nhìn cẩn trọng hơn , nhưng đều đồng nhất Bùi Giáng là một hiện tượng độc đáo của văn học, một hiện tượng rất khó ` nắm bắt và thấu hiểu một cách chính xác. Vẫn còn đó những lời khen tặng, nhưng đã bớt phần dị thường. Ta thử điểm lại: Bùi Giáng là một hiện tượng thơ khá phức tạp của miền Nam trước 1975… Có thể nói cả đời ông là sự tận hiến cho thơ và vì thơ (Khiêm Lê Trung – Nguyên khởi về cõi tinh mật Bùi Giáng – trang 45). Có quá nhiều người viết về thơ Bùi Giáng – ông được gọi là tài hoa, ông là người nghỉ ra thơ, thở ra thơ, đi ra thơ, đứng ra thơ, chứ không phải nghĩ ra thơ, làm thơ (Trần Hữu Dũng – Bùi Giáng – Đi vào cõi thơ – trang 43). Chưa có ai dám sống và dám chết hết mình cho thi ca nhu Anh. Và cũng có thể nói rằng Anh là một trường hợp cực kỳ hiếm trong lịch sử thi ca Việt Nam (Nguyễn Lương Vỵ - Mượn lời anh Sáu Giáng – trang 42). Thêm vào hành trang cho chuyến du hành của tôi vào cõi thơ Bùi Giáng, đó là những đánh giá có sắc thái song hành trong lời đề tặng và phê phán: Hiện tượng Bùi Giáng không phải là hiện tượng thi ca hay tư tưởng mà là hiện tượng về sự phá hủy… Toàn bộ những suy nghĩ của ông chỉ là sự tập hợp của những khát vọng vụn vặt về tình ái và lẽ tử sinh… Hễ ai dính dáng tới ái tình, tới chuyện tử sinh là ông khen, bất chấp hay dở, cũ mới, lớn bé, bất chấp người đó là ông A bà B nào mà ông tình cờ nhặt được trong cơn nổi hứng. Đủ thấy “Thi ca tư tưởng” là một phê bình nhận định ngẫu hứng vừa sâu sắc vừa ba phải tào lao đến cở nào (Đào Hiếu – Bùi Giáng – trang 40). Những góc nhìn đó đã góp phần không nhỏ trong quá trình tìm hiểu đầy đủ hơn về con đường thơ đầy phức tạp của thí sinh Bùi Giáng. Và gần đây nhất, báo Thanh niên, những số báo trong tháng , năm 2005, ở trang Văn hóa nghệ thuật, tiêu đề Bùi Giáng – Thi sĩ kỳ dị, đã cho đăng tải nhiều kỳ các bài viết về con người và thơ Bùi Giáng. Nhìn chung, đó là những bài viết phần lớn nghiêng về thông tin hơn là tính nghiên cứu, học thuật. Nếu dùng công cụ tìm kiếm thông tin phổ biến nhất, nhanh nhất và hữu hiệu nhất hiện nay là “Google” để search những từ khoá (key) liên quan đến ` Bùi Giáng trên mạng internet, chúng ta sẽ không khỏi bất ngờ vì một số lượng khá lớn các trang tin có liên quan đến Bùi Giáng. Lẽ dĩ nhiên, công cụ tìm kiếm google chỉ có giá trị đầu tiên ở mặt cung cấp số lượng những trang tin, chứ chúng tôi chưa đủ sức để kiểm chứng độ chính xác của toàn bộ các trang tin vốn vẫn biến động từng ngày trong cái thế giới thông tin cứ rộng lên từng ngày. Tuy nhiên, số lượng không nhỏ các trang tin liên quan đến Bùi Giáng trên mạng internet cũng góp phần khẳng định sự hấp dẫn của tên tuổi cũng như văn nghiệp Bùi Giáng đối với bạn đọc Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Cuối cùng, chúng tôi xin trích lại nhận định đánh giá của tác giả T. Khuê viết về Bùi Giáng trong Từ điển văn học – NXB Thế giới – bộ mới , xuất bản năm 2004, để khép lại tiêu mục này: Bùi Giáng viết rất nhiều, nhưng những gì còn lại chính là thơ… Thơ Bùi Giáng ngay từ thuở đầu đã rong chơi lãng mạn, tinh nghịch, nhẹ nhàng, hóm hỉnh, luôn luôn là những lời vấn đáp lẩn thẩn về ý nghĩa cuộc đời, về lẽ sinh tồn, về những chuyện phù du, dâu bể, ẩn khuất khía cạnh dục tình khép mở Xuân Hương… Tính chất “bất khả tri” trong triết lý Đông phương và triết học hiện sinh gặp nhau trong thơ Bùi Giáng: nếu trường phái hiện sinh vô thần bác bỏ tính chất định mệnh, thì ở Bùi Giáng định mệnh và hiện sinh giao hưởng với nhau thành một cấu trúc tư tưởng mới, tạo nên những vần thơ đậm dấu Đạm Tiên, hắt ra những ảnh siêu thực… Bi kịch của Bùi Giáng là ông lặp lại chính mình, ngay cả trong thơ, cho nên những hình ảnh đẹp, những tư tưởng tân kỳ, nhiều khi được dùng lại nhiều lần trở thành sáo và vô nghĩa. Dù sao chăng nữa, Bùi giáng ao được một mẫu ngông thời đại, sáng tạo một kiểu say sưa, chán đời của thế kỷ XX, khác với Nguyễn Khuyến trong kỷ 19 hoặc Tản Đà đầu thế kỷ 20 (trang 163). ` 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng đa dạng phương pháp nghiên cứu, trong đó đặc biệt phát huy tối đa tác dụng của phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống và phương pháp thống kê, phân loại. Phương pháp phân tích và tổng hợp giúp chúng tôi nhìn sâu vào đề tài đã chọn, không những thế, phương pháp này còn giúp xem xét vấn đề đó trong mối liên quan với những vấn đề khác có những sự tương đồng tương đối. Phương pháp hệ thống giúp hệ thống hóa cách tiếp cận Bùi Giáng ở những phương diện khác nhau. Phương pháp thống kê phân loại rất cần thiết trong quá trình thực hiện luận văn này vì nó giúp chúng tôi thống kê được tần số xuất hiện của một số từ ngữ đặc biệt, những kết cấu dòng thơ đặc biệt…trong thơ Bùi Giáng. 4. MỘT SỐ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Luận văn hướng đến việc cung cấp một cái nhìn tương đối toàn diện về những cảm hứng chủ đạo và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong thơ Bùi Giáng, để từ đó góp thêm tiếng nói
Tài liệu liên quan