Trải qua những thời kì thăng trầm của lịch sử, văn học có những bước chuyển mình
đáng kể. Lấy mốc từ năm 1975, sau mười năm chuyển tiếp, văn học bước vào thời kì đổi
mới sôi nổi, mạnh mẽ, từ năm 1986, văn học bước sang một chặng đường mới, một nền văn
học đương đại phong phú và đa dạng được hình thành. Sự xuất hiện của hàng loạt thế hệ nhà
văn mới, mỗi người mang một dáng vẻ, một giọng điệu góp phần to lớn vào công cuộc hiện
đại hóa văn học nước nhà. Đó là những Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài,
Nguyễn Ngọc Tư,
Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc nghiên cứu, phê bình chỉ chủ yếu đi sâu khai thác
những tác giả nổi bật trên, mà thiếu một cái nhìn toàn diện, bao quát vào những đóng góp
của nhiều nhà văn khác. Bởi bên cạnh những nhà văn tiêu biểu, có ảnh hưởng lớn trên văn
đàn, thì vẫn còn rất nhiều nhà văn có những đóng góp không nhỏ vào việc hiện đại hóa ngôn
ngữ văn học giai đoạn mới. Vì vậy, thiết nghĩ việc cần có những công trình nghiên cứu một
cách khoa học, nghiêm túc về những nhà văn này, để đem lại một cái nhìn toàn diện, sâu sắc
hơn về sự đóng góp của mỗi nhà văn là điều rất cần thiết.
Trong số những nhà văn ít được nhắc đến trên, có một tác giả với giọng văn rất lạ –
tôi muốn nhắc đến Bùi Ngọc Tấn. Cái tên Bùi Ngọc Tấn xuất hiện nổi bật trên văn đàn vào
năm 1991, với hồi ký Một thời để mất, sau đó là tiểu thuyết Chuyện kể năm 2000. Là một
nhà văn có cuộc đời và văn nghiệp nhiều những thăng trầm, dường như phận người và phận
văn gắn liền với nhau. Có những sáng tác, khi ra đời, được đón nhận nồng nhiệt. Nhưng
cũng có những tác phẩm buộc phải lùi về quá khứ. Những sáng tác của Bùi Ngọc Tấn chưa
được quan tâm và tới tay độc giả một cách dễ dàng. Với một giọng văn thâm trầm, trải đời,
Bùi Ngọc Tấn đã có những đóng góp mới cho tiến trình văn học giai đoạn sau.
121 trang |
Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn, tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Bùi Thị Kim Nga
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN,
TIỂU THUYẾT BÙI NGỌC TẤN
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Bùi Thị Kim Nga
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN,
TIỂU THUYẾT BÙI NGỌC TẤN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THÀNH THI
Thành phố Hồ Chí Minh – 2013
1
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ tận tình từ các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Với lòng kính
trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, các thầy cô giảng dạy chuyên ngành đã
luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành luận văn.
Các thầy cô trong hội đồng bảo vệ đã cho tôi những ý kiến đóng góp quý báu
để hoàn chỉnh luận văn này.
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, đã không ngại điều kiện sức khỏe, bớt chút thời gian
quý báu, tận tình giúp đỡ, cho tôi những lời chia sẻ rất cởi mở, chân tình, những tư
liệu rất cần thiết trong quá trình làm bài.
Đặc biệt, tôi xin được gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến Phó Giáo Sư – Tiến Sĩ
Nguyễn Thành Thi – Người Thầy đáng kính, đã luôn hết lòng dạy bảo, giúp đỡ và
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Bùi Thị Kim Nga
2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 1
MỤC LỤC .................................................................................................................... 2
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 4
2. Mục đích của luận văn ................................................................................................... 5
3. Lịch sử vấn đề ................................................................................................................. 5
4. Đóng góp mới của luận văn ............................................................................................ 7
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 7
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 8
7. Kết cấu của luận văn ...................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT BÙI NGỌC TẤN – TỪ QUAN
ĐIỂM SÁNG TÁC ĐẾN ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT ......................................... 10
1.1. Bùi Ngọc Tấn – từ cuộc đời đến cảm hứng nghệ thuật .......................................... 10
1.1.1. Đôi nét về cuộc đời ............................................................................................... 10
1.1.2. Tổng quan về văn nghiệp ...................................................................................... 11
1.1.3. Cảm hứng nghệ thuật ............................................................................................ 26
1.2. Truyện ngắn, tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn – nhìn từ hình thức nghệ thuật ............. 28
1.2.1. Quan niệm về hình thức nghệ thuật trong sáng tác văn học và sự chi phối của
quan điểm sáng tác đối với hình thức nghệ thuật ............................................................ 29
1.2.2. Nhìn chung về sự chi phối của quan điểm sáng tác tới hình thức nghệ thuật trong
truyện ngắn, tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn ........................................................................... 30
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT
BÙI NGỌC TẤN – NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC VÀ KĨ THUẬT TỰ SỰ ......... 38
2.1. Cốt truyện và tình huống truyện đặc sắc................................................................. 38
2.1.1. Dựng truyện “phi cốt truyện”, với nhiều đột biến bất ngờ .................................... 38
2.1.2. Tình huống tâm trạng, bộc lộ bi kịch .................................................................... 45
2.2. Kết cấu đơn giản mà hiện đại ................................................................................... 49
2.2.1. Kết cấu đơn tuyến chiếm ưu thế so với đa tuyến .................................................. 50
2.2.2. Kết cấu dòng ý thức đan xen kĩ thuật “lồng ghép” truyện .................................... 55
2.3. Khắc họa nhân vật – những số phận bi kịch ........................................................... 58
2.3.1. Khắc họa ngoại hình con người bé nhỏ, cô đơn .................................................... 58
2.3.2. Miêu tả hành vi kì dị, vô nghĩa lý, lời nói đậm chất hiện sinh .............................. 61
2.3.3. Bộc lộ tâm lý hoang mang, dằn vặt ....................................................................... 66
3
2.4. Trần thuật điềm tĩnh mà linh hoạt, mang đậm tính chủ thể ................................. 68
2.4.1. Chọn ngôi kể và dịch chuyển điểm nhìn ............................................................... 68
2.4.2. Xử lý tăng tốc và trì hoãn ...................................................................................... 74
2.4.3. Người kể chuyện mang hình bóng tác giả, tính tự thuật, tự truyện....................... 79
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT
BÙI NGỌC TẤN – NHÌN TỪ NGÔN TỪ, GIỌNG ĐIỆU ................................... 85
3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật ................................................................................................. 85
3.1.1. Sự kết hợp tự nhiên, hiệu quả giữa diễn ngôn của người kể chuyện và diễn ngôn
nhân vật ........................................................................................................................... 86
3.1.2. Những thủ pháp “lạ hóa” ngôn từ đầy ý vị ........................................................... 89
3.1.3. Cách đặt tên tác phẩm nhiều dụng ý ..................................................................... 92
3.2. Giọng văn trầm buồn, giàu chất suy cảm ................................................................ 96
3.2.1. Giọng bình thản, lạnh lùng, ẩn giấu nhiều suy tư ................................................. 96
3.2.2. Giọng từng trải, chiêm nghiệm ........................................................................... 100
3.2.3. Giọng hài hước, hóm hỉnh ................................................................................... 102
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 109
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 114
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua những thời kì thăng trầm của lịch sử, văn học có những bước chuyển mình
đáng kể. Lấy mốc từ năm 1975, sau mười năm chuyển tiếp, văn học bước vào thời kì đổi
mới sôi nổi, mạnh mẽ, từ năm 1986, văn học bước sang một chặng đường mới, một nền văn
học đương đại phong phú và đa dạng được hình thành. Sự xuất hiện của hàng loạt thế hệ nhà
văn mới, mỗi người mang một dáng vẻ, một giọng điệu góp phần to lớn vào công cuộc hiện
đại hóa văn học nước nhà. Đó là những Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài,
Nguyễn Ngọc Tư,
Tuy nhiên, từ trước đến nay, việc nghiên cứu, phê bình chỉ chủ yếu đi sâu khai thác
những tác giả nổi bật trên, mà thiếu một cái nhìn toàn diện, bao quát vào những đóng góp
của nhiều nhà văn khác. Bởi bên cạnh những nhà văn tiêu biểu, có ảnh hưởng lớn trên văn
đàn, thì vẫn còn rất nhiều nhà văn có những đóng góp không nhỏ vào việc hiện đại hóa ngôn
ngữ văn học giai đoạn mới. Vì vậy, thiết nghĩ việc cần có những công trình nghiên cứu một
cách khoa học, nghiêm túc về những nhà văn này, để đem lại một cái nhìn toàn diện, sâu sắc
hơn về sự đóng góp của mỗi nhà văn là điều rất cần thiết.
Trong số những nhà văn ít được nhắc đến trên, có một tác giả với giọng văn rất lạ –
tôi muốn nhắc đến Bùi Ngọc Tấn. Cái tên Bùi Ngọc Tấn xuất hiện nổi bật trên văn đàn vào
năm 1991, với hồi ký Một thời để mất, sau đó là tiểu thuyết Chuyện kể năm 2000. Là một
nhà văn có cuộc đời và văn nghiệp nhiều những thăng trầm, dường như phận người và phận
văn gắn liền với nhau. Có những sáng tác, khi ra đời, được đón nhận nồng nhiệt. Nhưng
cũng có những tác phẩm buộc phải lùi về quá khứ. Những sáng tác của Bùi Ngọc Tấn chưa
được quan tâm và tới tay độc giả một cách dễ dàng. Với một giọng văn thâm trầm, trải đời,
Bùi Ngọc Tấn đã có những đóng góp mới cho tiến trình văn học giai đoạn sau.
Tuy nhiên với một nhà văn có “phận người” và “phận văn” đầy đắng cay, những công
trình nghiên cứu nghiêm túc về những tác phẩm của ông còn rất hạn chế, dường như người
ta né tránh khi nói đến cái tên Bùi Ngọc Tấn. Những bài viết về ông chủ yếu là những bài
báo, những bài bình riêng lẻ của một số nhà văn, nhà phê bình, độc giả. Và những bài viết
này, thường chỉ khái quát về nội dung, chủ đề tư tưởng trong tác phẩm của ông, chưa đề cập
5
nhiều đến hình thức nghệ thuật, một yếu tố quan trọng tạo nên chỉnh thể tác phẩm. Thiết
nghĩ với một nhà văn có nhiều đóng góp như Bùi Ngọc Tấn, nên có những công trình
nghiên cứu nghiêm túc về văn nghiệp của nhà văn, để thấy rõ được những sáng tạo của ông
từ hình thức nghệ thuật tới nội dung chủ đề tác phẩm. Đó là lý do người viết chọn đề tài:
“Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn, tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn”.
2. Mục đích của luận văn
Mục đích của luận văn là khảo sát một cách toàn diện và có hệ thống những đặc điểm
về nghệ thuật truyện ngắn, tiểu thuyết của Bùi Ngọc Tấn. Từ những khám phá về hình thức
nghệ thuật, để có cái nhìn bao quát hơn về nội dung, chủ đề tư tưởng, thấy rõ những đóng
góp của ông trong văn học sau 1975.
3. Lịch sử vấn đề
Những công trình nghiên cứu về nhà văn Bùi Ngọc Tấn hiện rất hạn chế. Chủ yếu là
những bài báo riêng lẻ, những bài bình về từng tác phẩm của một số nhà văn, nhà phê bình.
Đa số các bài viết chủ yếu đi sâu vào nội dung, chủ đề tác phẩm, riêng về hình thức nghệ
thuật truyện ngắn, tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn hầu như chưa được đề cập đến.
Ý kiến đánh giá chung về sự nghiệp, phong cách văn chương Bùi Ngọc Tấn
Phạm Xuân Nguyên viết về văn chương của nhà văn: Ông khẳng định văn chương
của nhà văn là “văn chương của sự thật”. “Bùi Ngọc Tấn viết văn trầm tĩnh và đôn hậu.
Hình như đây là kết quả của sự kết hợp bản tính người và trải nghiệm đời nơi ông. Sau
những gì đã xảy đến với ông, nếu văn ông có giọng cay độc, chua chát, cũng là điều dễ
hiểu. Nhưng không! Ngay cả sự trầm tĩnh và đôn hậu ở đây cũng không hề là phải cố ý,
gồng mình, tỏ vẻ. Đó là văn chương của sự thật”.
Những ý kiến đánh giá về đóng góp nghệ thuật qua một số tác phẩm cụ thể
Thụy Khuê trong bài viết “Bùi Ngọc Tấn, Chuyện kể năm 2000” (Tháng 3 năm 2000)
đã có những phát hiện mới, khẳng định vai trò của tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn trong giai đoạn
sau đổi mới: “Bùi Ngọc Tấn đã dẫn tiểu thuyết Việt Nam bước vào một ngõ ngoặt, một giai
đoạn mới: Giai đoạn mà nhà văn lại có quyền được in những tác phẩm nói lên sự thật, biện
6
hộ cho tự do, sau mười năm bặt vắng. Trong gần mười năm qua, tiểu thuyết Việt Nam đã
trải qua thời kỳ xuyên sa mạc. Sau những Thời Xa Vắng, những Nỗi Buồn Chiến Tranh,
những Bến Không Chồng, của thời kỳ đổi mới, văn học trong nước chuyển sang thời kỳ
hậu đổi mới, nhiều người nói đến sự tuyệt chủng của tiểu thuyết, nhưng dường như với bình
minh 2000, người đọc đang có quyền hy vọng. Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn xuất
hiện như sự trở mình của thần long ngủ quên trong lòng biển. Ðây không phải là một cuốn
tiểu thuyết bình thường mà là một tác phẩm có tầm vóc lớn” [22].
Vào tháng 1 – 2005, trên tạp chí “Xưa và Nay” số tết năm ất Dậu của hội Khoa Học
Lịch Sử Việt Nam, nhà văn Nguyên Ngọc đã có những nhận định về giọng điệu tiểu thuyết
Chuyện kể năm 2000: “Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn đi vào một “vùng cấm”:
Chuyện một người bị tù oan ức, chẳng vì cái gì cả, hoặc đúng hơn, vì những xung đột mờ
ám ở tận đâu đâu, chẳng dính dáng gì đến anh ta, một con người quá ư thật thà, trong
trắng, ngây thơ giữa một môi trường xã hội quá nhiều ám muội. Truyện được viết theo một
giọng văn “cổ điển”, không cố tình có những tìm tòi mới về phong cách, nhưng vẫn hấp dẫn
và đầy tính thuyết phục Bùi Ngọc Tấn đã đi xa hơn được rất nhiều việc mô tả một tấn bi
kịch cá nhân, thậm chí một bi kịch của chế độ – điều mà một số cuốn sách viết về nhà tù
thường rất tập trung – để nói đến một tình thế phi lý của cuộc sống, và vô hình chung, cuốn
sách trở thành như một thiên anh hùng ca, khiêm nhường mà cảm động về con người, con
người có thể đi qua được tất cả những gì xấu xa đen tối nhất, đi qua tất cả bùn lầy, giữ
vững chất người của mình chống lại tất cả thế lực đen tối nhất muốn trừ tiệt chất người ở
con người” [34].
Châu Diên trong bài viết “Những con chim bói cá của Bùi Ngọc Tấn” trên “Báo Lao
động cuối tuần” (tháng 12, 2009) đã nhìn Biển và chim bói cá dưới hai góc độ, như “một
phóng sự dài” và như “một tiểu thuyết”. Ông nhìn nhận tác phẩm được viết bởi một bàn tay
viết báo kì tài, với văn phong báo chí điêu luyện, trên cơ sở đó đi ngược lại vấn đề, ông
khẳng định đóng góp lớn của tác phẩm trên thể loại tiểu thuyết.
Nguyễn Tiến Văn, trong bài viết “Kể Chuyện Cho Năm 2000” (đăng trên “Văn hóa
nghệ thuật”), nhận xét về văn phong của Bùi Ngọc Tấn: “Cách hành văn như thế là đã có
đổi mới. Sự đổi mới này chủ yếu nằm ở cấu trúc câu văn không phải thuần lý, cũng không bị
ép vào trong một khuôn ngữ pháp để cho mỗi câu văn là một đơn vị hoàn chỉnh, phân tích
7
được theo một diễn tiến đường thẳng”. Nguyễn Tiến Văn cho rằng Bùi Ngọc Tấn đã trở lại
với truyền thống kể chuyện trong văn học truyền miệng.
Những công trình nghiên cứu về đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn, tiểu thuyết, Bùi
Ngọc Tấn
Công trình đầu tiên có tính chất nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật trong sáng tác
của Bùi Ngọc Tấn là luận văn thạc sĩ với đề tài: “Nghệ thuật trần thuật trong văn xuôi Bùi
Ngọc Tấn” của Phan Thúy Hằng – Đại học Sư phạm Huế (2011). Luận văn chủ yếu đi sâu
khai thác về phương diện trần thuật nói riêng, nghiên cứu theo khuynh hướng tự sự học, có
những khám phá mới về phương diện trần thuật của Bùi Ngọc Tấn [16].
Nhìn chung, các bài viết, các công trình nêu trên đã có những đóng góp phần nào vào
việc phát hiện những sáng tạo trong lối viết của tác giả. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có bài
nghiên cứu nào đi khai thác một cách tổng quát về đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn và
tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn, để thấy được điểm mới và sự đóng góp của ông. Trên cơ sở tiếp
thu những nghiên cứu bước đầu, người viết cố gắng đi sâu khai thác về đặc điểm nghệ thuật
của truyện ngắn, tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn.
4. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu đặc điểm hình thức nghệ thuật truyện ngắn, tiểu thuyết
Bùi Ngọc Tấn để đánh giá đầy đủ, có cơ sở hơn những đóng góp của ông trong việc vận
dụng thể loại cũng như các phương tiện văn học đồng thời qua đó hiểu hơn về cá tính sáng
tạo của nhà văn.
Qua đó người viết mong được góp một tiếng nói khẳng định giá trị ngòi bút Bùi Ngọc
Tấn, đem đến một hướng tiếp cận mới, toàn diện hơn về mặt nghệ thuật – một yếu tố quan
trọng trong việc nghiên cứu văn chương Bùi Ngọc Tấn.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: “Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn, tiểu thuyết Bùi Ngọc
Tấn”.
8
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung khảo sát các tác phẩm truyện ngắn, tiểu
thuyết đã được xuất bản.
- Các tập truyện ngắn: “Người chăn kiến”, “Người ở cực bên kia” (Nxb Văn Nghệ,
2006).
- Hai tiểu thuyết tiêu biểu: Chuyện kể năm 2000 (Nxb Thanh Niên, 2000) và Biển và
chim bói cá (Nxb Hội Nhà Văn, 2008).
6. Phương pháp nghiên cứu
Người viết có ý sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp hệ thống, phương pháp so
sánh, phương pháp loại hình.
Phương pháp lịch sử được vận dụng trong việc đặt tác phẩm trong bối cảnh thời đại,
và những chuyển biến thời cuộc ảnh hưởng trong tác phẩm. Trong việc liên hệ hoàn cảnh
lịch sử tác động đến con người và tư tưởng nhà văn.
Phương pháp hệ thống được sử dụng trong việc tổng hợp các hình ảnh, chi tiết về nội
dung và nghệ thuật từ các truyện ngắn và tiểu thuyết.
Phương pháp so sánh được dùng để làm rõ sự khác biệt giữa sáng tác của tác giả với
những sáng tác của các nhà văn cùng thời.
Phương pháp loại hình được dùng để làm rõ những đặc trưng về thể loại truyện ngắn,
tiểu thuyết.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được triển khai
theo ba chương:
Chương 1: Truyện ngắn, tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn – từ quan điểm sáng tác đến
đặc điểm nghệ thuật
Tập trung tìm hiểu mối quan hệ giữa quan điểm sáng tác, nội dung tư tưởng và hình
thức nghệ thuật trong tác phẩm.
9
Chương 2: Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn, tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn – nhìn
từ phương thức và kĩ thuật tự sự
Đi sâu vào khảo sát từng đặc điểm nghệ thuật, nhìn ở phương thức và kĩ thuật tự sự,
về cách xây dựng cốt truyện, tình huống, khắc họa nhân vật, kết cấu, trần thuật.
Chương 3: Đặc điểm truyện ngắn, tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn – nhìn từ ngôn từ,
giọng điệu
Tập trung làm rõ những đặc điểm về cách sử dụng ngôn từ, và những giọng điệu
chính trong tác phẩm của nhà văn.
10
CHƯƠNG 1: TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT BÙI NGỌC TẤN –
TỪ QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC ĐẾN ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT
1.1. Bùi Ngọc Tấn – từ cuộc đời đến cảm hứng nghệ thuật
1.1.1. Đôi nét về cuộc đời
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn sinh ngày 3 tháng 7 năm 1934 tại làng Câu Tử Ngoại, xã Hợp
Thành, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Ông sinh ra trong một gia đình địa chủ
nhỏ có bốn anh em trai, anh cả là Bùi Ngọc Châu, anh thứ hai là Bùi Đức Thành, anh thứ ba
là Bùi Ngọc Chương và ông – là con út. Hòa mình với những năm tháng mưa bom bão đạn
của dân tộc, cùng với bao người, gia đình ông đến với cách mạng với lòng khao khát độc lập
tự do. Bố ông làm chủ tịch xã khi cách mạng thành công và làm chủ tịch mặt trận Liên Việt
huyện Thủy Nguyên khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
Năm 1947 Thủy Nguyên bị quân Pháp chiếm đóng, ông theo bố mẹ tản cư lên Bắc
Giang, Thái Nguyên và tiếp tục học văn hóa. Ông học rất giỏi. Thi tiểu học, ông đỗ đầu liên
khu Việt Bắc. Suốt thời gian học trung học, ông đều đứng đầu lớp, và được học bổng toàn
phần. Năm 1954, ông vào đội Thanh niên xung phong tiếp quản Thủ Đô. Cuối năm 1954,
kết thúc đợt tiếp quản, ông từ chối đi học kỹ thuật ở nước ngoài, về làm phóng viên báo
Tiền Phong (Trung Ương Đoàn Thanh Niên Lao Động Việt Nam) và bắt đầu cuộc đời viết
văn chuyên nghiệp. Cuối năm 1959, ông chuyển về báo Hải Phòng. Trở về thành phố quê
hương, thâm nhập vào đời sống thực tế, mong viết được những tác phẩm để đời.
Đang trong những tháng ngày đầy nhiệt huyết, sức viết “khỏe” nhất thì vào tháng 11
năm 1968 ông bị cáo buộc tội “Tuyên truyền phản cách mạng” và bị đưa đi tập trung cải tạo
cho đến tháng 4 năm 1973. Năm năm ròng rã, khi rời khỏi chốn lao tù, tưởng chừng như
những ngày tháng đau khổ nhất đã khép lại. Nhưng cuộc đời thật trớ trêu, ông và gia đình
lại tiếp tục vật lộn với những chông gai tiếp theo. Quay về với con số không, với hai bàn tay
trắng, thật khó để ông có thể tìm được chỗ đứng như xưa. Hai năm trời thất nghiệp, ông đã
phải lăn lộn rất nhiều nghề như bốc vác, thợ sắt, đi buôn, kéo xe bò, và có lúc phải vi