Luận văn Đặc điểm thơ nữ thế hệ chống Mỹ

1.1. Trong suốt chiều dài lịch sử văn học dân tộc, sáng tạo thi ca của các cây bút nữ chiếm một vị trí quan trọng. Dù ở thời điểm nào các nhà thơ nữ cũng đều thể hiện bản sắc và những sáng tạo độc đáo mang dấu ấn riêng. Chúng ta có thể khẳng định từ trong truyền thống đến hiện đại, bao giờ các cây bút thơ nữ cũng có đóng góp đáng được trân trọng. Đây là niềm tự hào mà không phải dân tộc nào cũng có được. Như một dòng chảy được tiếp nối không ngừng, đến thời kỳ chống Mỹ thơ nữ thực sự toả sáng và trưởng thành với những cây bút tuổi đời tuy còn trẻ nhưng dồi dào tài năng và lòng nhiệt huyết. 1.2. Nhìn vào sáng tác của Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ, Ý Nhi, Lê Thị Mây chúng ta dễ dàng nhận thấy đến các thi sĩ thế hệ chống Mỹ thì cái tôi cá nhân độc đáo của người phụ nữ mới thực sự bộc lộ rõ nét. Chúng ta có một Xuân Quỳnh mãnh liệt khao khát tình yêu hạnh phúc, một trái tim dám sống hết mình cho đời và cho thơ, một Phan Thị Thanh Nhàn nhẹ nhàng e ấp kín đáo, Lâm Thị Mỹ Dạ hồn nhiên, trầm lắng và Ý Nhi, Lê Thị Mây, Nguyễn Thị Hồng Ngát với những triết lý, suy tư chiêm nghiệm. Thơ các chị mang khát vọng âm thầm, mãnh liệt về tình yêu, về cuộc sống yên bình, đó là tiếng nói cá nhân không lẫn với ai. 1.3. Các nhà thơ Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ là những tác giả tiêu biểu nhất trong số các gương mặt thơ nữ thời kỳ này. Sáng tác của các chị được bạn đọc yêu thích, được giới nghiên cứu phê bình quan tâm chú ý. Một số bài thơ tiêu biểu của họ đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: Đặc điểm thơ nữ thế hệ chống Mỹ làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn của mình. Qua việc tìm hiểu những đặc điểm nổi bật trong thơ họ, chúng tôi muốn góp phần khẳng định những giá trị mà các nhà thơ nữ thế hệ chống Mỹ đã đóng góp cho nền văn học hiện đại.

doc118 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2216 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm thơ nữ thế hệ chống Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr­êng ®¹i häc vinh ph¹m thÞ hoan ®Æc ®iÓm th¬ n÷ thÕ hÖ chèng mü LuËn v¨n th¹c sÜ ng÷ v¨n Vinh - 2008 Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr­êng ®¹i häc vinh ph¹m thÞ hoan ®Æc ®iÓm th¬ n÷ thÕ hÖ chèng mü Chuyªn ngµnh: lý luËn v¨n häc M· sè: 60.22.32 LuËn v¨n th¹c sÜ ng÷ v¨n Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: PGS.TS. L­u Kh¸nh TH¬ Vinh - 2008 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 4. Phương pháp nghiên cứu 6 5. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa luận văn 6 6. Bố cục của luận văn 6 Chương 1. Nhìn chung về đội ngũ các nhà thơ nữ thế hệ chống Mỹ 7 1.1. Khái quát chung về thơ hiện đại Việt Nam sau 1954 7 1.2. Đội ngũ thơ nữ và sự hình thành các nhà thơ nữ thế hệ chống Mỹ 16 1.2.1. Điểm lại đội ngũ thơ nữ 16 1.2.2. Sự hình thành các nhà thơ nữ thế hệ chống Mỹ 19 1.3. Con đường phát triển của các nhà thơ nữ thế hệ chống Mỹ 25 Chương 2. Đặc điểm thơ nữ thế hệ chống Mỹ nhìn từ phương diện nội dung trữ tình 35 2.1. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước 35 2.2. Tình cảm dành cho người thân 45 2.3. Tình yêu và niềm hạnh phúc riêng tư 55 2.3.1. Nỗi khát khao tình yêu mãnh liệt 56 2.3.2. Những trăn trở về tình yêu, hạnh phúc 65 2.3.3. Ý thức sâu sắc về những bất hạnh, nỗi buồn và sự cô đơn 72 Chương 3. Đặc điểm thơ nữ thế hệ chống Mỹ nhìn từ phương diện nghệ thuật 81 3.1. Hình ảnh 81 3.1.1. Giới thuyết về khái niệm hình ảnh 81 3.1.2. Hình ảnh thể hiện sự gắn bó che chở 81 3.1.3. Hình ảnh thể hiện khát vọng tình yêu 83 3.1.4. Hình ảnh thể hiện thân phận nhỏ bé, lẻ loi cô đơn 87 3.2. Giọng điệu 90 3.2.1. Giới thuyết chung về khái niệm giọng điệu 90 3.2.2. Giọng điệu trong thơ nữ thế hệ chống Mỹ 90 3.3. Ngôn ngữ 96 3.3.1. Giới thuyết về ngôn ngữ 96 3.3.2. Ngôn ngữ mộc mạc giản dị 96 3.3.3. Ngôn ngữ giàu hình tượng 103 KẾT LUẬN 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong suốt chiều dài lịch sử văn học dân tộc, sáng tạo thi ca của các cây bút nữ chiếm một vị trí quan trọng. Dù ở thời điểm nào các nhà thơ nữ cũng đều thể hiện bản sắc và những sáng tạo độc đáo mang dấu ấn riêng. Chúng ta có thể khẳng định từ trong truyền thống đến hiện đại, bao giờ các cây bút thơ nữ cũng có đóng góp đáng được trân trọng. Đây là niềm tự hào mà không phải dân tộc nào cũng có được. Như một dòng chảy được tiếp nối không ngừng, đến thời kỳ chống Mỹ thơ nữ thực sự toả sáng và trưởng thành với những cây bút tuổi đời tuy còn trẻ nhưng dồi dào tài năng và lòng nhiệt huyết. 1.2. Nhìn vào sáng tác của Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ, Ý Nhi, Lê Thị Mây chúng ta dễ dàng nhận thấy đến các thi sĩ thế hệ chống Mỹ thì cái tôi cá nhân độc đáo của người phụ nữ mới thực sự bộc lộ rõ nét. Chúng ta có một Xuân Quỳnh mãnh liệt khao khát tình yêu hạnh phúc, một trái tim dám sống hết mình cho đời và cho thơ, một Phan Thị Thanh Nhàn nhẹ nhàng e ấp kín đáo, Lâm Thị Mỹ Dạ hồn nhiên, trầm lắng và Ý Nhi, Lê Thị Mây, Nguyễn Thị Hồng Ngát với những triết lý, suy tư chiêm nghiệm. Thơ các chị mang khát vọng âm thầm, mãnh liệt về tình yêu, về cuộc sống yên bình, đó là tiếng nói cá nhân không lẫn với ai. 1.3. Các nhà thơ Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn, Lâm Thị Mỹ Dạ là những tác giả tiêu biểu nhất trong số các gương mặt thơ nữ thời kỳ này. Sáng tác của các chị được bạn đọc yêu thích, được giới nghiên cứu phê bình quan tâm chú ý. Một số bài thơ tiêu biểu của họ đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: Đặc điểm thơ nữ thế hệ chống Mỹ làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn của mình. Qua việc tìm hiểu những đặc điểm nổi bật trong thơ họ, chúng tôi muốn góp phần khẳng định những giá trị mà các nhà thơ nữ thế hệ chống Mỹ đã đóng góp cho nền văn học hiện đại. 2. Lịch sử vấn đề Trong nền văn học dân tộc thơ nữ luôn có bước tiến song hành, nó không tách rời xu hướng phát triển cuả thơ ca dân tộc. Sự đóng góp của các nhà thơ nữ thế hệ chống Mỹ tạo nên một luồng sinh khí mới cho thi ca Việt Nam hiện đại.Nó trở thành đối tượng tìm hiểu nghiên cứu của giới phê bình văn học. Qua tìm hiểu khảo sát, thống kê chúng tôi đã tìm thấy nhiều bài viết liên quan đến đÒ tài. Nhìn vào những bài viết này một điều mà chúng tôi có thể khẳng định là cho đến nay những công trình nghiên cứu, tìm hiểu về c¸c nhà thơ Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Phan Thị Thanh Nhàn..., đều thống nhất đánh giá, thơ các chị là tiếng nói chân thành tha thiết của trái tim phụ nữ, một trái tim công dân có trách nhiệm với mình với đất nước, với những người mình yêu thương. Trong các gương mặt nữ tiêu biểu ấy nữ sĩ Xuân Quỳnh vẫn là đối tượng để lại nhiều trăn trở, suy nghĩ cho ngưêi đọc và giới phê bình văn học. Tiếng thơ của chị từ buổi đầu đã để lại trong lòng độc giả và các nhà nghiên cứu nhiều suy nghĩ. Ngay từ buổi đầu xuất hiện với tập thơ Chồi biếc đã ẩn chứa những suy nghĩ triết lý về cuộc sống của một trái tim đa cảm và khép lại với tập thơ Hoa cỏ may là người đàn bà trưởng thành, cảm nhận đầy đủ lẽ biến dịch cuộc đời, đã để lại bao tiếc nuối và khoảng trống trong lòng người đọc. Đã có nhiều bài nghiên cứu với nhiều phong cách khác nhau cảm nhận về người nghệ sĩ này: Nguyễn Quân với Phong cảnh mười bảy (thơ Xuân Quúnh), Nguyễn Thị Minh Thái với Một giọng thơ tình ám ảnh, Chu Văn Sơn với: Cánh chuồn chuồn trong giông bão, Hoàng Trung Thông với Hoa quỳnh mùa xuân, Giáo Sư Phan Ngọc với: Thơ tình Xuân Quỳnh tiếng nói mới của thơ dân tộc, Đặng Thị Đoàn Hương với Người đàn bà yêu và làm thơ, Nguyễn Xuân Nam với Vẻ đẹp thơ Xuân Quỳnh, Đông Mai với Xuân Quỳnh một nửa cuộc đời tôi, Mã Giang Lân với Nhớ Xuân Quỳnh nhớ một giọng thơ, Vương Trí Nhàn với Xuân Quỳnh cuộc đời để lại trong thơ, Chu Nga với Xuân Quỳnh một chồi thơ sắc biếc, Lại Nguyên Ân với Con ngưòi và nhà thơ. Các nhà nghiên cứu đã tiếp cận, cảm nhận Xuân Quỳnh với nhiều dáng vẻ khác nhau. Đó là trong hồi ức trong kỷ niệm, trong cảm nhận của bạn bè, người thân về người nữ sĩ này. Chúng tôi xin trích dẫn một số câu tiêu biểu nói về đặc điểm thơ của chị: “Thơ chị có bản sắc riêng đó là sự trẻ trung chân thành. Trước kia trong chùm thơ về tình yêu ta bắt găp sự chân thành ấy, sau này ta còn gặp những người làm việc trong gia đình: bà mẹ vất vả, người chị hay lo, những đứa con mỗi đứa mỗi tính, chị nói tự nhiên không khoa trương, không lạm dụng kỹ xảo. Đọc thơ chị ta gặp một con người với những lo âu, suy nghĩ vui buồn, gần gũi chị có lối viết thoải mái dễ dàng”(Nguyễn Xuân Nam). “Loạt thơ chống Mỹ của Xuân Quỳnh quả thật đã là những viên đá lát đường, những nhát cuốc, đúng như mong ước của chị góp phần xây dựng nên nền thơ ca chống Mỹ cứu nước hào hùng của chúng ta” (Thiếu Mai). “Thơ Xuân Quỳnh trước hết là sự tự thể hiện, ngoài bút của Xuân Quỳnh chủ yếu đi vào khai thác tâm trạng của chính nhà thơ” (Mai Hương). “Dù đi vào những vấn đề lớn của đất nước hay trở về với những tình cảm riêng tư, thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng của một tâm hồn phụ nữ thông minh sắc sảo đầy nữ tính.....Lấy sự chân thực làm điểm tựa cho cảm xúc sáng tạo của mình, sáng tác của Xuân Quỳnh chính là đời sống của chị, là những tâm trạng thật của chị trong mỗi bước vui buồn của đời sống” (Lưu Khánh Thơ). “Thơ của Quỳnh không phải là một thứ thơ tình thuận bằng trắc để dễ thuộc lòng, nhưng một khi đã đi vào hồn người nó sẽ măc lại ở đó và trở thành cái mà người ta vẫn gọi là những câu thơ thuộc nằm lòng” (Nguyễn Thị Minh Th¸i). Tất cả những bài viết này đã khái quát những đặc điểm nổi bật của thơ Xuân Quỳnh ghi khắc vào lòng người đọc. Bên cạnh những bài viết có tính chất khái quát chung về thơ Xuân Quỳnh còn có những bài đi vào tìm hiểu từng tác phẩm cụ thể như: Bài thơ Sóng của tác giả Phạm Đình Ân, Trái tim nữ và bài thơ tự hát của Xuân Quỳnh (Bùi Minh Huệ), Mùa hoa doi (Vũ Quần Phương). Cùng thế hệ với Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh Nhàn và Lâm Thị Mỹ Dạ là hai nhà thơ cùng trưởng thành trong nền thơ chống Mỹ. Nếu ta bắt gặp một Xuân Quỳnh ồn ào mãnh liệt sâu lắng trong từng câu thơ thì cũng có một Mỹ Dạ trầm tư chiêm nghiệm với những cách cảm nhận cuộc sống riêng. Đã có thời nhà thơ “Nhìn dòng sông đen qua tâm hồn đau đớn để rồi tự nhận ra sau hai mươi sau năm dòng sông ấy không đen mà nó rất trong”. Viết về Lâm Thị Mỹ Dạ không nhiều, nhưng những bài viết của các nhà nghiên cứu thường đưa ra những cảm nhận tinh tế, nét riêng biệt tạo nên một gương mặt Mỹ Dạ không lẫn với ai. Nguyễn Trọng Tạo cho rằng: “Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ khao khát vươn tới cái đẹp của lòng nhân hậu ưu ái của ngưòi phụ nữ. hình như chị không muốn nói thẳng vào nỗi đau. trong thơ chị nỗi đau như vết thương đã lên da thịt hồng hào rồi phải giữ g×n đừng vô ý và đừng hữu ý chạm vào nó nữa”. Tác giả Hồ Thế Hà trong bài Khuynh hướng hiện đại trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ lại viết “Trải qua một chặng đường lao động nghệ thuật, tìm tòi sáng tạo Lâm Thị Mỹ Dạ đã tự tạo cho mình một chất thơ riêng, ngọt ngào trong trẻo nhưng không dừng lại ở cảm xúc bề ngoài mà bao giờ cũng đi sâu vào bên trong các đối tượng để khám phá, phát hiện ra bản chất vấn đề thể hiện tài quan sát, sức liên tưởng phong phú của một hồn thơ dễ xúc động”. Bên cạnh đó nhà nghiên cứu Phạm Phú Phong lại đưa ra những cảm nhận riêng của mình về Lâm Thị Mỹ Dạ: “Người đọc có thể nhận ra đằng sau câu chữ, ẩn dưới những chi tiết bình thường dường như chỉ dùng để mô tả là hình tượng tác giả đầy mơ ước, khát vọng đến cháy bỏng trước cuộc đời không thiếu những eo xèo, nhiễu nhương và bất trắc. Chính điều ấy đã nâng tầm đưa Lâm Thị Mỹ Dạ xếp vào hàng những nhà thơ nữ tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại”. Tác giả Ngô Văn Phú cũng rất nhạy cảm và sâu sắc khi phát hiện ra: “Thơ Lâm Thị Mỹ Dạ hay ở chỗ bất thần, ngơ ngác, và những rung cảm đầy nữ tính”. Giống như Xuân Quỳnh, Lâm Thị Mỹ Dạ, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn cũng trưởng thành trong nền thơ chống Mỹ. Một điều mà chúng ta nhận thấy khá rõ nét đó là thơ chị nhẹ nhàng kín đáo, e ấp thầm kín nhưng cũng đằm thắm yêu thương. Tác giả Vân Thanh trong bài viết Phan Thị Thanh Nhàn: Hương thầm đã đưa ra nhận xét “Thơ Thanh Nhàn không chỉ nói đến tình yêu, tình vợ chồng, tình mẹ con... chị đang trên đà mở rộng sự khám phá của mình từ tình cảm đến những mối quan hệ của đời sống gia đình sang nhiều lĩnh vực xã hội”. Trong khi đó tác giả Thiếu Mai với bài viết Một nét thơ đáng yêu lại đưa ra nhận xét về thơ Phan Thị Thanh Nhàn “Hồn thơ Thanh Nhàn dễ cảm xúc, rung động trước mọi vẻ đẹp của đất nước”, bên cạnh đó còn có các bài bình về các tác phẩm cụ thể. Đặc biệt là bài thơ Hương thầm ngay từ lúc ra đời và cho đến ngày nay vẫn là bài thơ mang nhiều tâm sự Hương thầm xứng đáng được gọi là một bài thơ hay trong thơ tình yêu, cũng xứng đáng là một bài thơ hay của thời đánh giặc. Nó đúng là một thứ “hương thầm thơm mãi bước ngưòi đi”. Ý Nhi, Lê Thị Mây, Nguyễn Thị Hồng Ngát cũng là những tác giả nữ có những sáng tác góp phần vào nền thơ chống Mỹ. Tuy nhiên thành tựu không nhiều do vậy chúng tôi chỉ điểm qua để có cái nhìn mang tính hệ thống. Thành tựu của các nhà thơ nay chỉ thực sự nở rộ ở các thời kỳ sau Việc tìm hiểu các bài nghiên cứu trên đây giúp người đọc phần nào hình dung được diện mạo sáng tác của các thi sĩ nữ trong nền thơ chống Mỹ. Điều này phần nào khơi gợi cho đường hướng nghiên cứu của chúng tôi khi đi vào tìm hiểu đặc điểm thơ của các nhà thơ nữ thế hệ chống Mỹ. Những đóng góp của các chị đã tạo nên một dáng vẻ mới cho nền thơ hiện đại. Qua đó góp phần tìm hiểu một cách sâu sắc, đầy đủ hơn về một thế hệ thi sĩ nữ có quá trình sáng tạo bền bỉ và đạt được những thành tựu không nhỏ. Chính vì lẽ đó chúng tôi chọn đề tài: “Đặc điểm thơ nữ thế hệ chống Mỹ” làm đối tượng, nghiên cứu của mình với mong muốn khẳng định vị trí, những đóng góp đáng trân trọng của các nhà thơ nữ thế hệ chống Mỹ trong nền thơ Việt Nam hiện đại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung tìm hiểu những đặc điểm chính về nội dung cũng như nghệ thuật trong sáng tác thơ ca thời kỳ chống Mỹ của một số nhà thơ nữ tiêu biểu. Qua đó nhằm tìm ra những nét chung và riêng của mỗi người. Do yêu cầu của đề tài chúng tôi đi vào khảo sát kỹ phần thơ của các tác giả sáng tác trong khoảng 10 năm (từ 1965 đến 1975). Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu cũng được mở rộng sang các sáng tác của các thời kỳ trước và sau đó để có sự so sánh đối chiếu khi cần thiết.. 4. Phương pháp nghiên cứu Để nhằm đạt được mục đích trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp: 4.1. Phương pháp thống kê. 4.2. Phương pháp phân loại. 4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu. 4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp… 5. Môc ®Ých nghiªn cøu vµ ý nghÜa luËn v¨n 5.1. Môc ®Ých nghiªn cøu Tìm hiÓu ®Æc ®iÓm th¬ n÷ thÕ hÖ chèng Mü qua những tác giả th¬ tiªu biÓu, để tõ ®ã thÊy ®­îc nÐt ®Æc tr­ng riªng trªn hai ph­¬ng diÖn néi dung vµ nghÖ thuËt. 5.2 Ý nghÜa cña luËn v¨n LuËn v¨n mong muốn đưa ra một cách nhìn đầy đủ và có hệ thống, bæ sung vµo nh÷ng ®¸nh gi¸, nhËn ®Þnh vÒ mét thÕ hÖ c¸c nhµ th¬ n÷ cã nhiÒu ®ãng gãp cho th¬ ViÖt Nam hiÖn ®¹i. Kh¸i qu¸t ®­îc diÖn m¹o cña thÕ hÖ c¸c nhµ th¬ nữ trong mét giai ®o¹n thơ ca có nhiều thành tựu - giai đoạn chống Mỹ cứu nước 6. Bè côc cña luËn v¨n LuËn v¨n bao gåm: PhÇn më ®Çu, phÇn néi dung vµ phÇn kÕt luËn. PhÇn néi dung gåm 3 ch­¬ng: Ch­¬ng 1: Nh×n chung vÒ ®éi ngò c¸c nhµ th¬ n÷ thÕ hÖ chèng Mü. Ch­¬ng 2: §Æc ®iÓm th¬ n÷ thÕ hÖ chèng Mü nh×n tõ ph­¬ng diÖn néi dung tr÷ t×nh. Ch­¬ng 3: §Æc ®iÓm th¬ n÷ thÕ hÖ chèng Mü nh×n tõ ph­¬ng diÖn nghÖ thuËt. Chương 1 NHÌN CHUNG VỀ ĐỘI NGŨ CÁC NHÀ THƠ NỮ THẾ HỆ CHỐNG MỸ 1.1. Khái quát chung về thơ hiện đại Việt Nam sau 1954 Kết thúc cuộc kháng chiến chống pháp thắng lợi dân tộc ta lại gồng mình chống đỡ với đế quốc Mỹ trong một thời gian khá dài (1954-1975). Hai mươi năm đi cùng chặng đường lịch sử của dân tộc, chúng ta có một nền thơ chiến đấu giàu sức sống, đa dạng trong cách biểu hiện. Đó là tiếng nói tâm hồn của những người Việt Nam trong những năm đánh Mỹ. Thơ bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ không chút bỡ ngỡ, nó như người lính chiến già dặn kinh nghiệm nay lại hoà mình vào cuộc chiến mới.Các nhà thơ chống Mỹ luôn theo kịp bước đi của lịch sử dân tộc. Ngay từ những chiến thắng đầu tiên đã có thơ vang lên, động viên cổ vũ kịp thời. Thơ theo vào hầm chiến đấu, đi theo mỗi bước đường hành quân. Nó phản ánh cuộc chiến đấu, phản ánh tâm hồn người chiến sĩ trong những giờ khắc thiêng liêng nhất. Khó có một nền thơ nào phản ánh đầy đủ toàn diện cuộc chiến tranh, sự khốc liệt, những mất mát hi sinh và vẻ đẹp tâm hồn của con ng­êi Việt Nam như thơ chống Mỹ. Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng: thơ ca Việt Nam là tiếng nói của lòng yêu nước và chủ nghĩa nhân văn sâu sắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng đề cao sức mạnh và vai trò của một nền thơ chiến đấu: Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong Chất thép là tinh thần cách mạng, là mũi nhọn tấn công thù, thơ phải có tinh thần cổ vũ động viên người ra trận.Có thể nói, mỗi chặng đường lịch sử dân tộc ta đều có thơ, nhưng độ dày, sức nặng của nó ở mỗi thời điểm là khác nhau. Điều đó do hoàn cảnh sống, điều kiện lịch sử khơi nguồn sáng tạo cho các nhà thơ. Tiếng thơ chống Mỹ bắt đầu từ những năm 1955, 1956 ở miền Nam khi những tên xâm lược bắt đầu đặt chân lên thành phố Sài Gòn. Đó là tiếng nói sôi sục căm hờn, là những vần thơ thể hiện tấm lòng son sắt với cách mạng. Thanh Hải, Giang Nam là những nhà thơ đầu tiên lên tiếng, tiÕp nối nguồn thơ c¸ch mạng tuôn chảy như một mạch ngầm trong tâm hồn mỗi người Việt Nam. Những bài thơ của Giang Nam, Thanh Hải ®ược ví như cánh én báo hiệu mùa xuân về. §ây là dấu hiệu của một nền thơ sinh thành lớn dậy từ máu lửa. Nó sẽ là một phần không thể thiếu của thơ chống Mỹ. Tình yêu quê hương đất nước của Giang Nam gắn liền víi nơi chôn rau c¾t rốn, nơi in dấu dòng máu đã đổ xuống của người thân. Mỗi vần thơ xãt xa nhưng cũng là tiếng thét căm hờn: Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm Có những ngày trốn học bị đòn roi Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất Có một phÇn xương thịt của em tôi. (Quê hương) Đó còn là ý thức trách nhiệm với quê hương, với những người thân yêu của mình đã ngã xuống. Tiếng thơ hối thúc từ bên trong tâm hồn của mỗi con người. Nó là nỗi đau mà đòi hỏi mỗi người dân Việt Nam phải làm sao xoa dịu nỗi đau ấy. Từ những năm 1960, tiÕng nói thơ ca miền Bắc đã hoà cùng tiếng nói thơ ca miền Nam. Đó là những vần thơ đầy yêu thương trách nhiệm với miền Nam, là tiếng nói căm thù đối với kẻ thù xâm lược chà đạp lên miền Nam thân yêu, khúc ruột của cả nước. Thơ trong những năm chống Mỹ có cuộc sèng phong phú, phản ánh đầy đủ các cung bậc cảm xúc trong đời sống tình cảm của người Việt Nam.Có nhà nghiên cứu từng nói “Khi đại bác gầm chim hoạ mi im tiếng”.Đại bác và hoạ mi, thơ và chiến tranh không đi đôi với nhau. Sự tàn phá huỷ diệt của kẻ thù không làm mất đi tiếng nói của thơ, không thể huỷ diệt được sức sống tiềm tàng lòng yêu đời, niềm tin vào chiến thắng của người Việt Nam.Trong bom đạn ta vẫn bắt gặp tiếng thơ ngät ngào, tràn ngập sức sống, tin tưởng vào tương lai. Điều này sẽ tạo nên sức mạnh của con ngưêi Việt Nam: Đêm qua bom nổ trước thềm Sớm ra,trời vẫn ngọt mềm tiếng chim Nghe hương cây vội đi tìm Hái chùm ổi chín lặng im cuối vườn. (Lâm Thị Mỹ Dạ) Trong chiến tranh tiếng thơ của các nhà thơ chống Mỹ vẫn nói về tình yêu, đó là những phút giây ngọt ngào ở hai đầu thương nhớ: Anh ở xa, em ở xa Vầng trăng ở giữa đôi ta gợi hình Đêm nhìn lên mặt trăng xinh Vầng trăng nơi ấy chúng mình có nhau. Chỉ có những vần thơ những ngày chống Mỹ mới có được tình yêu thiêng liêng cao quý đến như vậy. Đó phải chăng là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi người lính trên đường ra trận. Lý giải sức mạnh của dân tộc Việt Nam có thể chiến thắng được tên đế quốc hùng mạnh nhất, đó phải chăng là niềm tin chiÕn thắng, sức sống tiềm tàng từ bên trong tâm hồn mỗi người Việt Nam, làm nên sức mạnh thần kỳ. Mỗi bài thơ, trang văn ngày đánh Mỹ nó là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi người lính. Trong chiến đấu ác liệt vẫn có những phót giây nhớ về hình bóng người yêu dấu. Điều đó phản ánh đúng bản chất con người Việt Nam, cái chung và cái riêng được hoà làm một: Những đêm dài hành quân nung nấu Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu. (Chế Lan Viên) Thơ chống Mỹ đã nối liền tình cảm suy nghĩ mỗi người thành tiếng nói chung, trở thành nhịp đập chung của trái tim dân tộc. Trong những năm tháng ấy thơ trở thành một phần không thể thiếu nó, là sự cổ vũ động viên lớp người ra trận. Nếu không có hiện thực những năm đánh Mỹ chắc sẽ không có những vần thơ. Lớp cha trước lớp con sau Đã thành đồng chí chung câu quân hành. (Hoàng Trung Thông) Nền thơ chống Mỹ có sự góp mặt không thể thiếu đó là tiếng thơ của quần chúng, nhất là thơ bộ đội, từ truyền thống của anh vệ quốc trong kháng chiến chống Pháp đến những ngày đánh Mỹ, lại có thơ: Có bản giao hưởng nào hơn giao hưởng Trường Sơn Tiếng người tiếng xe hơn dáng ngưòi dáng núi Dáng cây cầu ngẩn ngơ chờ đợi. (Chào những đéi quân tuyền tuyến- Phạm Tiến Duật) Thơ hoà cùng dòng người: Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phới phơi dËy tương lai. Từ hiện thực đó cho thấy những cuộc thi thơ, những cây bút trẻ được giải cao đều là những người lính. Ta không khó khăn gì khi điểm tên những Phạm Tiến Duật,Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Duy,Nguyễn Đức Mậu. Đó là những nhà thơ thực sự chiến đấu ở chiến trường. Hiện thực cuộc sống sôi động tạo nên những vần thơ của các nhà thơ đồng thời là những người lính trên mặt trận. Hiện thực khốc liệt sôi động đã đi vào thơ ca của họ như một nguồn mạch chính.Họ mang vào thơ không khí của chiến trường, hơi thở của thời đại. Trong những gương mặt ấy Phạm Tiến Duật là nhà thơ để lại nhiều dấu ấn bởi c¸ch nói, cách thể hiện có nhiều điểm khác biệt: Xe không kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng Nhìn thÊy giã lïa xe m¾t ®¾ng Thấy con đường chạy thẳng vào tim. (Tiểu đội xe không kính) Trong khắc nghiệt vẫn có tiếng cười mang đậm chất lính, sự lãng mạn, niềm tin phơi phới ở tương
Tài liệu liên quan