Với hơn 50 năm cầm bút, cuộc đời Viễn Phương đã cống hiến trọn vẹn cho cách mạng, cho
thơ văn đến tận hơi thở cuối cùng. Đó là một nhân cách đáng được trân trọng. Với tính cách khiêm
nhường, nụ cười đôn hậu, tâm hồn thanh cao, không màng bon chen danh lợi , nhân cách Viễn
Phương luôn toả sáng.
Đọc “Tuyển tập Viễn Phương”,người đọc sẽ không khỏi ngạc nhiên, vì số lượng tác phẩm
của ông tương đối lớn (10 tập truyện và ký, 7 tập thơ) nhưng rất ít người biết đến và nghiên cứu.
Mới đây, tác giả Mai Thuỵ Thanh Vân, với luận văn thạc sĩ của mình đã chọn và bảo vệ thành công
đề tài “Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Viễn Phương”. Hầu hết trong các thư viện của các
trường đại học cũng như thư viện các tỉnh, thư mục về Viễn Phương rất ít, và những công trình
nghiên cứu sâu về ông cũng thật hiếm hoi. Thiết nghĩ một nhà thơ tâm huyết với đời, với nghề văn
như Viễn Phương với tấm lòng đôn hậu, thuỷ chung, ấm áp tình người, tình đời như thế cần phải
được quan tâm nghiên cứu.
Là một người con miền Nam, với tấm lòng thành kính của mình, với đề tài luận văn thạc sĩ
“Đặc điểm thơ Viễn Phương”, tôi mạnh dạn đặt vấn đề tìm hiểu thơ Viễn Phương trên hai phương
diện nội dung và nghệ thuật nhằm khẳng định có cơ sở khoa học ý nghĩa và giá trị của thơ Viễn
Phương. Bằng cách như vậy, luận văn góp phần thẩm định sức sống của những tác phẩm của nhà
thơ Nam Bộ cùng với thời gian và lòng người. Với những tham vọng như trên, luận văn là tiếng nói
tri ân nhà thơ - người đã góp công vun đắp khu vườn văn học Nam Bộ với những hoa thơm trái ngọt
cho hậu thế hôm nay và mai sau.
Đây cũng chính là ý nghĩa thực tiễn, tính cấp thiết của đề tài để góp phần đưa Viễn Phương
nói riêng và các cây bút tài hoa của miền Nam nói chung có dịp khoe sắc trong vườn hoa văn học
của dân tộc, và góp phần tạo nên cái nhìn đa chiều, đa diện và sâu sắc hơn về một cuộc đời, một tâm
hồn của nhà văn, nhà thơ, nhà giáo Viễn Phương.
119 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2802 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm thơ Viễn Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Huỳnh Thị Ngọc Yến
ĐẶC ĐIỂM THƠ VIỄN PHƯƠNG
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN KHA
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn
Văn Kha – người Thầy luôn nhiệt thành hướng dẫn, giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ
Chí Minh, Phòng Khoa học Công nghệ và Sau đại học,
Quý Thầy Cô ở Khoa Văn Trường Đại học Sư Phạm và
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành
phố Hồ Chí Minh, đã tham gia giảng dạy chúng tôi trong
suốt thời gian học cao học tại Trường; Ban Giám Hiệu và
đồng nghiệp trường THPT Trần Phú đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong công tác để tôi có thể theo học
chương trình sau đại học; Tập thể Lớp Văn học Việt
Nam khoá 18 (2007-2010) đã gắn bó, động viên tôi trong
quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS
Phan Thanh Bình, gia đình nhà thơ Viễn Phương đã
nhiệt tình, cung cấp các hình ảnh, tư liệu quý về nhà thơ,
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn.
Xin cám ơn gia đình đã hết sức tận tuỵ, giúp đỡ và hỗ
trợ tôi để tôi có điều kiện hoàn thành tốt luận văn của
mình.
Cuối cùng, cho tôi xin được nói lời tri ân tất cả.
Người thực hiện luận văn
HUỲNH THỊ NGỌC YẾN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với hơn 50 năm cầm bút, cuộc đời Viễn Phương đã cống hiến trọn vẹn cho cách mạng, cho
thơ văn đến tận hơi thở cuối cùng. Đó là một nhân cách đáng được trân trọng. Với tính cách khiêm
nhường, nụ cười đôn hậu, tâm hồn thanh cao, không màng bon chen danh lợi…, nhân cách Viễn
Phương luôn toả sáng.
Đọc “Tuyển tập Viễn Phương”, người đọc sẽ không khỏi ngạc nhiên, vì số lượng tác phẩm
của ông tương đối lớn (10 tập truyện và ký, 7 tập thơ) nhưng rất ít người biết đến và nghiên cứu.
Mới đây, tác giả Mai Thuỵ Thanh Vân, với luận văn thạc sĩ của mình đã chọn và bảo vệ thành công
đề tài “Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Viễn Phương”. Hầu hết trong các thư viện của các
trường đại học cũng như thư viện các tỉnh, thư mục về Viễn Phương rất ít, và những công trình
nghiên cứu sâu về ông cũng thật hiếm hoi. Thiết nghĩ một nhà thơ tâm huyết với đời, với nghề văn
như Viễn Phương với tấm lòng đôn hậu, thuỷ chung, ấm áp tình người, tình đời như thế cần phải
được quan tâm nghiên cứu.
Là một người con miền Nam, với tấm lòng thành kính của mình, với đề tài luận văn thạc sĩ
“Đặc điểm thơ Viễn Phương”, tôi mạnh dạn đặt vấn đề tìm hiểu thơ Viễn Phương trên hai phương
diện nội dung và nghệ thuật nhằm khẳng định có cơ sở khoa học ý nghĩa và giá trị của thơ Viễn
Phương. Bằng cách như vậy, luận văn góp phần thẩm định sức sống của những tác phẩm của nhà
thơ Nam Bộ cùng với thời gian và lòng người. Với những tham vọng như trên, luận văn là tiếng nói
tri ân nhà thơ - người đã góp công vun đắp khu vườn văn học Nam Bộ với những hoa thơm trái ngọt
cho hậu thế hôm nay và mai sau.
Đây cũng chính là ý nghĩa thực tiễn, tính cấp thiết của đề tài để góp phần đưa Viễn Phương
nói riêng và các cây bút tài hoa của miền Nam nói chung có dịp khoe sắc trong vườn hoa văn học
của dân tộc, và góp phần tạo nên cái nhìn đa chiều, đa diện và sâu sắc hơn về một cuộc đời, một tâm
hồn của nhà văn, nhà thơ, nhà giáo Viễn Phương.
2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “Đặc điểm thơ Viễn Phương”, mục đích của chúng tôi hướng đến đó là:
- Tìm hiểu nội dung tư tưởng của thơ Viễn Phương thông qua những nét chủ đạo trong cảm
hứng sáng tác của nhà thơ;
- Phát hiện những tìm tòi, sáng tạo của nhà thơ Viễn Phương về phương diện nghệ thuật thơ,
góp thêm tiếng nói khẳng định sự đóng góp của ông cho thơ ca Nam Bộ, góp phần làm phong phú
nền văn học dân tộc.
3. Lịch sử vấn đề
Với 10 tập truyện và ký, 7 tập thơ, lao động nghệ thuật của Viễn Phương gắn với những giai
đoạn lịch sử sôi động của dân tộc: kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, công cuộc đổi mới, xây
dựng đất nước trong hoà bình. Thế nhưng, công trình nghiên cứu về Viễn Phương còn rất ít ỏi.
Viết lời tựa cho tập “Phù sa quê mẹ”, nhà thơ Chế Lan Viên phát hiện “nét tính cách tươi
sáng, tươi mát” trong thơ Viễn Phương. Đó là sự “lạc quan” “quán xuyến” toàn bộ thơ Viễn
Phương: “Tôi chú ý đến Viễn Phương tác giả “Đám cưới giữa mùa xuân” thấy anh lúc nào cũng
tủm tỉm cười. Giữa địa ngục của chiến tranh mà nghĩ đến mùa xuân, đến đám cưới, đó là nét lạc
quan chung của chúng ta lúc ấy, mà lại phù hợp với tính cách tươi sáng, tươi mát sau này tôi thấy
quán xuyến toàn bộ thơ của Viễn Phương” [124, tr.888].
Cũng với cách nhìn như Chế Lan Viên về Viễn Phương, Trần Thanh Đạm trong bài viết
“Vĩnh viễn nụ cười Viễn Phương”, cho rằng đó là “nét tự nhiên của người anh, đời anh”. Trần
Thanh Đạm viết: “Tôi cũng nghĩ lại có cái gì ở anh tạo ra sức quyến rũ đặc biệt ấy. Tất nhiên, đó là
vì thơ anh, văn anh, mà thơ văn của anh cũng là đời anh, người anh (…) Nhưng đó còn là và chính
là cái nụ cười rất dễ thương mà rất thâm trầm đó của anh. Phải là một con người có tâm hồn trong
trắng lắm mới có một nụ cười như vậy. Và mới có những vần thơ, câu văn như của anh. Chính cái
nụ cười ấy làm nên nhân cách và phong cách Viễn Phương trong đời và trong thơ” [124, tr.902].
Cũng trong bài viết nói trên, Trần Thanh Đạm nhìn thấy nét riêng trong thơ Viễn Phương:
“Viễn Phương là một con người rất đa mang, rất nặng lòng với quá khứ, với cách mạng, quá khứ
đấu tranh của dân tộc lẫn vào sâu sắc với thơ anh, với hồn anh, với đời anh” [124, tr.894]. Bởi cuộc
đời của Viễn Phương đã gắn bó và nặng ân tình với cách mạng: “Cũng như Tố Hữu, Viễn Phương
có một mối tình lớn nhất, thuỷ chung nhất trong thơ: đó là mối tình với cách mạng”, và chính hồn
thơ nhạy cảm, đa cảm ấy “yêu cho lắm thì càng đau buồn nhiều, nhất là trong thời gian về sau, khi
với cách mạng, con người ta đã thành vợ thành chồng, có con có cái với nhau chứ không phải như
buổi ban đầu, nhìn nhau toàn qua ánh sáng và màn sương lý tưởng” [124, tr.896].
Đất nước hoà bình, đổi mới, hồn thơ Viễn Phương càng được “gạn đục khơi trong”, như Chế
Lan Viên đã nhận xét rất tinh: “Thơ anh về sau, từ năm 1975 lại đây, đã thiên về nội tâm, trong lúc
vẫn bám vào thế giới bên ngoài” [124, tr.892]. Đó cũng chính là những tiếng vọng sâu xa của nội
tâm của Viễn Phương đối với thế giới bên ngoài bằng tấc lòng sâu nặng: hoài niệm về quá khứ, suy
ngẫm hiện tại và mơ ước tương lai.
Nhận định về giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của thơ Viễn Phương, nhà văn Triệu Xuân
có một cái nhìn khá sâu sắc về cảm hứng cũng như bút lực của Viễn Phương: “Sau chiến tranh,
những năm cuối đời, thơ ông bay bổng hơn, long lanh tình, giàu xúc cảm, nhưng vẫn quen trong
cách thể hiện cũ”, “Ông chuyên viết ký và những chuyện người thật việc thật, những sự tích mà ông
tận mắt chứng kiến (…) tạo nên những trang văn xuôi lấp lánh văn chương, lấp lánh tình đời” [124,
tr.8]. Mai Quốc Liên cũng đánh giá cao tài năng thơ của Viễn Phương: “Thơ Viễn Phương chân
tình, đằm thắm, chân thực. Anh viết trong trào lưu thơ cách mạng - chiến đấu nhưng bằng kinh
nghiệm sống và chất tâm hồn của riêng anh. Nhiều bài thơ của anh đã nổi tiếng, trở thành bài hát
được mọi người yêu mến” [124, tr.907].
Theo Nguyễn Xuân Nam, “Sau ngày Ðại thắng mùa xuân, trong những điều kiện mới, thơ
Viễn Phương cũng có những đổi mới. Anh đang cố gắng cho câu chữ súc tích hơn, gợi nhiều hơn tả,
dành phần rộng rãi cho người đọc tưởng tượng, sáng tạo thêm” [67]. Còn nhà văn, nhà báo Mai
Văn Tạo, người đồng hương với Viễn Phương đã khái quát nét đặc sắc trong phong cách thơ của
Viễn Phương: “Thơ Viễn Phương nền nã, thì thầm, man mác, bâng khuâng, day dứt, không gút mắt,
cầu kỳ, kênh kiệu, khoa ngôn. Hình ảnh nào trong đời sống anh cũng tìm thấy chất thơ” [102] .
Nhà văn Tô Hoài tâm sự: “tôi được nhìn thấy địa đạo Củ Chi vì đã đôi ba lần đến tham
quan, có khi ăn cơm nằm võng trưa ở vườn trên xóm đất cát pha còn hoang tàn. Nhưng phải đọc
Viễn Phương mới biết thấm thía những "Mưa nấm mối", "Ông địa đạo", "Hoa trong đất", "Những
ngày sống trong hố bom đìa". Cái giọng kể cười ra nước mắt, cứ tỉnh khô như không mà có, rất Ba
Phi, mà nhận ra cái triết lý sống đã tồn tại, đã chiến thắng của người Việt Nam ở một miền đất trải
liền hơn ba mươi năm chiến tranh” [35].
Có thể nói, thơ, văn Viễn Phương truyền tải hai nội dung chính: lao động và chiến đấu với
cảm hứng lãng mạn và cảm hứng sử thi là chủ đạo. Bên cạnh những vần thơ nên thơ, Chế Lan Viên
cũng nhận ra thơ Viễn Phương cũng “giàu chất thế tục và rất đời” ở bài thơ “Thích ở trần”. Nói như
Mai Quốc Liên, đó cũng là một Viễn Phương “thứ thiệt”, bởi “trữ tình đã là khó, trào phúng còn
khó và quý hơn” [124, tr.907]
Tuy nhiên, những mặt hạn chế về nghệ thuật trong thơ Viễn Phương cũng được các bạn văn
góp ý chân thành. Nhà văn Triệu Xuân nhận xét: “Trong thơ, Viễn Phương ít có sự bứt phá, thơ của
ông giản dị, thiên về tự sự, phản ánh hiện thực”. Đây có thể xem là mặt hạn chế về nghệ thuật trong
thơ Viễn Phương. Mai Quốc Liên thì nuối tiếc: “Tiếc rằng dầu khá tiếng Pháp, anh đã không tận
dụng nó để cải tiến câu thơ cho nó có nhiều chất và nhiều cách thể hiện hơn” [124, tr.907]
Tóm lại, hầu hết những nhận định trên đều xuất phát từ tấm lòng của những bạn văn, đồng
nghiệp, người cùng thời với nhà thơ qua những thăng trầm lịch sử. Nghiên cứu về thơ Viễn Phương
chưa được chú ý nhiều trong các chuyên luận nghiên cứu chuyên ngành. Mới đây (tháng 8/2009),
tác giả Mai Thụy Thanh Vân (trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) đã bảo vệ thành công
luận văn thạc sĩ với đề tài “Cuộc đời và sự nghiệp văn học của Viễn Phương” [119]. Như tên gọi
của đề tài, luận văn phác hoạ những nét chung về tiểu sử, sự nghiệp văn chương của Viễn Phương,
giúp hình dung đóng góp của Viễn Phương cho văn học cách mạng trong phạm vi địa phương Nam
Bộ nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung.
Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến quý báu của những nhà nghiên cứu, ý kiến của các nhà văn,
nhà thơ về tác phẩm của Viễn Phương, với lòng yêu mến và trân trọng nhà thơ của quê hương Nam
Bộ, chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài “Đặc điểm thơ Viễn Phương” để đánh giá có cơ sở khoa
học về thơ của Viễn Phương, góp tiếng nói khẳng định chỗ đứng của Viễn Phương trong khu vườn
văn học Nam Bộ đầy hương sắc.
4. Phạm vi nghiên cứu
Viễn Phương sáng tác cả thơ và văn xuôi. Trong phạm vi của một đề tài luận văn thạc sĩ,
chúng tôi giới hạn khảo sát những tác phẩm thơ của ông đã được in ở trong các tập thơ:
- Mắt sáng học trò (1970)
- Nhớ lời di chúc (trường ca, 1972)
- Như mây mùa xuân (1978)
- Phù sa quê mẹ (1991)
- Gió lay hương quỳnh (2005)
Thơ Viễn Phương gắn bó với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ và cả thời kỳ xây
dựng đổi mới đất nước. Do vậy, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi luôn đặt thơ Viễn Phương
trong mối quan hệ chặt chẽ với thơ ca trong thời kỳ này, nhằm có thêm cơ sở nhìn nhận, đánh giá và
khai thác một cách có hiệu quả những đóng góp của thơ Viễn Phương trên nhiều phương diện. Qua
đó, giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, giá trị và ý nghĩa của thơ Viễn Phương trong nền
thơ Việt Nam hiện đại.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài, người viết sử dụng các phương pháp chính sau đây: phương pháp tiểu
sử, phương pháp cấu trúc - hệ thống, phương pháp thống kê - phân loại.
Phương pháp tiểu sử: phương pháp này được chúng tôi sử dụng chủ yếu ở chương 1 - tìm
hiểu con người tác giả, những yếu tố hình thành tài năng văn chương của Viễn Phương. Để tránh
chủ quan, phiến diện, chúng tôi chú ý tìm hiểu tiểu sử, sự nghiệp văn thơ Viễn Phương trong mối
quan hệ với thời đại, đời sống xã hội và văn hoá con người Nam Bộ.
Phương pháp cấu trúc – hệ thống: Viễn Phương sống và sáng tác trải qua những biến
động lịch sử của đất nước, dân tộc. Nghiên cứu thơ Viễn Phương trong bối cảnh lịch sử có nhiều
biến đổi, người viết luôn đặt thơ ông trong hệ quy chiếu là tư tưởng sáng tạo của người nghệ sĩ luôn
trung thành với lý tưởng cách mạng, thuỷ chung với lẽ sống mà mình đã chọn. Xuất phát từ điểm
nhìn này trong nghiên cứu, chúng tôi coi thơ Viễn Phương viết trong và sau chiến tranh là tiếng nói
của một chủ thể sáng tạo. Xác định được quan điểm này trong nghiên cứu giúp chúng tôi lý giải một
cách nhất quán thơ Viễn Phương ở các giai đoạn sáng tác khác nhau. Ngoài ra, phương pháp cấu
trúc - hệ thống giúp người viết nhìn thơ Viễn Phương trong mối tương quan với nền văn học Việt
Nam hiện đại. Tìm hiểu quá trình ổn định và phát triển của thơ Viễn Phương trong cái nền chung
của thi ca Việt Nam giúp người viết nhận ra những nét riêng không hoà lẫn của Viễn Phương so với
các nhà thơ cùng thời.
Phương pháp thi pháp học: Vận dụng tri thức về thi pháp học, luận văn khảo sát những yếu
tố hình thức mang tính nội dung biểu hiện trong thơ Viễn Phương. Từ sự hài hoà giữa hình thức và
nội dung để khẳng định thơ Viễn Phương vừa có cái Chân nhưng cũng hướng về cái Thiện, cái Mĩ.
Phương pháp thống kê – phân loại: Khảo sát phương diện hình thức của thơ Viễn Phương,
chúng tôi vận dụng phương pháp thống kê – phân loại để thẩm định, đánh giá thơ Viễn Phương một
cách khoa học và chính xác.
Ngoài những phương pháp chính trên, trong quá trình thực hiện luận văn, phương pháp so
sánh, phương pháp phân tích – tổng hợp cũng được chúng tôi sử dụng.
6. Đóng góp của luận văn
Với đề tài “Đặc điểm thơ Viễn Phương”, luận văn có những đóng góp mới sau đây:
- Từ những nét chủ đạo trong cảm hứng nghệ thuật toát lên nhân cách của nhà thơ Nam Bộ -
giàu lòng yêu nước, thuỷ chung với cách mạng, giàu lòng vị tha, nhân ái. Nhân cách gắn với những
giá trị văn hoá truyền thống – trước đó nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã tiếp thu và thể hiện hoà vào
không khí văn học trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Đến Viễn Phương, ông đã tiếp thu tinh
thần của thời đại, tiếng thơ của ông đã hoà vào không khí cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
- Về phương diện nghệ thuật, cùng với quá trình hiện đại hoá thơ ca dân tộc, thơ tự do của
Viễn Phương cũng có những đóng góp, góp phần định hình một khuôn mặt riêng cho thơ ca Nam
Bộ trên một vài phương diện như: hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu (7 trang), phần Kết luận (4 trang) và Tài liệu tham khảo (8 trang), kèm
theo Phụ lục (14 trang), phần nội dung chính của luận văn (112 trang) được trình bày theo ba
chương:
Chương 1: Tiểu sử và sự nghiệp sáng tác văn chương của Viễn Phương.
Chương 2: Những nét chủ đạo trong cảm hứng nghệ thuật thơ Viễn Phương .
Chương 3: Đặc điểm thơ Viễn Phương nhìn từ phương diện hình thức thể hiện.
Chương 1
TIỂU SỬ VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC VĂN CHƯƠNG
CỦA VIỄN PHƯƠNG
1.1. Tiểu sử nhà thơ Viễn Phương
1.1.1. Cuộc đời nhà thơ Viễn Phương (1928 - 2005)
Nhà thơ Viễn Phương tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, sinh ngày 01 tháng 5 năm 1928 tại
tại xã Bình Ðức, quận Châu Thành, tỉnh Long Xuyên (nay là tỉnh An Giang). Vùng đồng bằng
chiêm trũng này quanh năm được phù sa bồi đắp, nhưng đây cũng là nơi gánh chịu thiên tai, lụt lội
hàng năm. “Thuở nhỏ tôi sống ở một xã heo hắt vùng biên giới. Trên vùng đất nghèo khổ mà năm
nào Trời cũng giáng thiên tai, lụt lội, gạo cơm còn thiếu, chữ nghĩa ai màng” [124, tr.881]. Năm
1945, khi Viễn Phương tròn 17 tuổi, đang theo học trường Colège Cần Thơ (nay là trường Châu
Văn Liêm), Cách mạng tháng Tám nổ ra, với nhiệt huyết của người thanh niên yêu nước, Viễn
Phương xếp bút nghiên lên đường theo tiếng gọi của cách mạng.
Viễn Phương hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên của tổ chức Đoàn thanh niên
xung phong. Ông đã từng là Vệ quốc quân chống Pháp ở đồng bằng Nam Bộ, làm chiến sĩ trinh sát
Chi đội 25, tham gia đánh đồn Rạch Gòi, Phong Điền, Phụng Hiệp, Bình Thuỷ, Cái Răng. Có lúc
Viễn Phương còn đột nhập vô chợ Cần Thơ nắm tình hình địch và tâm tư của người dân đô thị.
Trong thời gian này, ông bắt đầu sáng tác và bài thơ đầu tiên được đăng báo là bài “Tiếng súng
kháng địch” (đăng trên tờ báo của Khu 9 Nam Bộ). Năm 1954, trường ca “Chiến thắng Hoà Bình”
của ông được tặng giải nhì về thơ Nam Bộ. Sau hiệp định Genève, Viễn Phương về Sài Gòn hoạt
động. Giữa đô thị lớn, là trung tâm chính trị, kinh tế của chính quyền Sài Gòn, để giữ bí mật và hoạt
động có hiệu quả, Viễn Phương phải đóng nhiều vai: nhà giáo, thư ký hãng buôn, thầy cò làng
báo… nhưng ông vẫn sáng tác văn thơ với nội dung yêu nước và cổ vũ tinh thần dân tộc. Những
sáng tác của ông (với bút danh Viễn Phương) được đăng trên các báo ở Sài Gòn như Nhân loại,
Hừng sáng, Công lý…
Năm 1960, ông bị chính quyền Sài Gòn bắt và giam ở đề lao Gia Định, khám Chí Hoà, ngục
Phú Lợi. Trong tù, Viễn Phương vẫn tiếp tục dùng thơ ca để động viên các bạn tù giữ vững khí tiết
và phẩm chất cách mạng. Khi tự thuật về cuộc đời mình, Viễn Phương đã kể lại: “Vào tù, đối với
chúng tôi chỉ là sự thay đổi địa bàn hoạt động. Trong tù, tôi vẫn tiếp tục làm thơ. Tôi làm thơ không
giấy bút chỉ âm thầm làm thơ bằng trí nhớ và chí căm thù. Thơ từ thuở ấy là đồ quốc cấm, bọn chúa
ngục luôn tìm cách huỷ hoại, nhưng thơ tù vẫn tồn tại vì nó được in sâu vào trong tim trong máu
của anh em” [89].
Năm 1962, ông ra tù và vào công tác ở chiến trường Củ Chi cho đến ngày giải phóng. Cuối
năm 1962, Hội văn nghệ khu Sài Gòn – Gia Định - Chợ Lớn thành lập, Viễn Phương được bầu làm
Tổng thư ký. Chính vùng lửa đạn nơi tuyến đầu Nam Bộ (Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, đặc biệt là
đất thép Củ Chi) là những nguồn cảm hứng thực tế đã giúp cho thơ văn Viễn Phương có sức sống
mạnh mẽ. Cũng kể từ ấy, mảnh đất Củ Chi đã trở nên máu thịt trong thơ văn của Viễn Phương,
những tác phẩm của ông ra đời trong giai đoạn này giàu tính chiến đấu và dạt dào cảm xúc. Chiến
trường Củ Chi lúc ấy vô cùng ác liệt, hồ sơ chôn dưới đất còn bị giật tung lên nên làm được bài thơ
nào, viết được bài văn nào, Viễn Phương cũng đều chép ra một bản gửi về R. R lại tiếp tục gửi ra
Hà Nội. Vì thế, tuy chiến đấu ở Củ Chi nhưng thỉnh thoảng tác phẩm của Viễn Phương cũng được
phát trên Ðài Tiếng nói Việt Nam và tuy chiến đấu ở miền Nam nhưng Viễn Phương cũng đã có vài
tập thơ văn xuất bản ở Hà Nội.
Năm 1968, “Anh hùng mìn gạt”, được dịch sang tiếng Anh và tiếng Pháp đã giới thiệu cho
bạn đọc cả nước và thế giới hiểu thêm về một vùng đất địa đạo của miền Nam anh dũng. Những
giải thưởng văn học cao quý: Truyện “Lòng mẹ” (Giải nhì cuộc thi viết cho thiếu nhi); Truyện ký
“Quê hương địa đạo” (Giải thưởng Nhà nước đợt 1 năm 2001); Truyện ký “Chuyện đời má Bảy”
(Giải nhì cuộc thi viết về Bà mẹ Việt Nam anh hùng), Văn bia “Đền Tưởng niệm Bến Dược – Củ
Chi”, càng khẳng định khả năng, bút lực của Viễn Phương ở thể loại truyện – ký.
Năm 1995, nhân kỷ niệm hai mươi năm giải phóng thành phố Hồ Chí Minh và toàn miền
Nam, Ban Giám Đốc khu di tích Bến Dược (Củ Chi) đã tổ chức cuộc thi viết “Văn bia cho Bến
Dược”. Trong số 250 tác phẩm từ khắp mọi miền Tổ quốc gửi về dự, bài văn bia của Viễn Phương
“Đời đời ghi nhớ” đã được đánh giá cao và được chọn khắc tại Đền tưởng niệm các liệt sĩ Bến
Dược.
Ngoài bút danh Viễn Phương, ông còn lấy bút danh Phương Viễn, ông sáng tác cả thơ và văn
xuôi. Bên cạnh bài thơ “Viếng lăng Bác” đã được Hoàng Hiệp phổ nhạc sống mãi trong lòng người
đọc, “Đám cưới giữa mùa xuân”, “Lá thư em gái”, “Tiếng hát dưới gầm cầu”… được giới thanh
niên, học sinh, sinh viên thời ấy yêu thích. Những tác phẩm này đã theo đường Trường Sơn đến với
bạn đọc và tuổi trẻ miền Bắc.
Vào đợt tổng công kích Mậu Thân (1968), bị địch đuổi gắt, Viễn Phương đã bỏ lại túi ba lô
của mình bên rặng dừa nước. Sau đó, chiếc ba lô có đựng những quyển bản thảo thơ của ông bị thất
lạc. Thời gian sau này, nơi chiến trường Củ Chi ác liệt, ông đã cẩn thận ngồi chép lại. Có những ch