Bến My Lăng ấy ở đâu? Câu hỏi ấy đã vang lên trong tâm trí của biết bao
người khi tiếp xúc với thi phẩm ấy. Tiếng gọi đò ngày ấy, chỉtiếng "gọi đò - thôi" mà
"run rẩy cảngành trăng" dội vào tâm trí tuổi thơ, đi suốt cảcuộc đời của thi sĩnhư
một nối niềm khắc khoải, đớn đau, oán trách và cũng tiếng gọi đò ấy thôi neo lòng
người lại với Bến My Lăng. Những ai yêu thơ, đã một lần lướt qua khu vườn Thơmới
ngày ấy dường như đã đểlòng mình lại, vương vấn Bến My Lăng, đểtiếng gọi đò khắc
khoải ấy dẫn mình đến với chàng thi sĩtài hoa xứ ĐồBàn cũ, đến với Yến Lan. Có cái
gì đó nhưthật bất công, khi mà nếu hỏi Yến Lan là ai thì chắc câu trảlời không sẵn có,
nhưng nếu bảo rằng đó là tác giả Bến My Lăngthì họliền "À " thích thú. Phải chăng
đó là sựbấtcông hay nói nhưChếLan Viên "Có nhiều lí do. Nhưng thơlà cái đẹp lặng
im, đi lầm lũi trong im lặng" [110, tr.10] thếnên thi sĩ ấy nhưmột kiếp tằm, rút ruột
nhảcho đời những sợi tơóng ánh đểrồi mình lặng im hóa kiếp chẳng ai hay, chỉbiết
rằng mình hoàn thành nhiệm vụ"trảnợdâu" và thanh thản! Yến Lan là thếchăng? Mà
suốt gần trọn một thếkỷdâng hiến cho đời biết bao khúc nhạc lòng mà người đời
dường nhưcốtình hờhững. Điều đó cho thấy trong suốt một thời gian dài, tên tuổi và
sựnghiệp thơvăn của Yến Lan dường nhưbịlãng quên. Cho đến những năm gần đây
tác phẩm của ông - sau khi vượt qua sựsàng lọc khắc nghiệt của thời gian - đã được
tuyển chọn, in trong hàng loạt các tuyển tập những bài thơhay, những câu thơtài hoa
Việt Nam, những bài thơtiêu biểu của thơca - đặc biệt là Thơmới Việt Nam giai đoạn
1932 - 1945. Không chỉcó vậy, sựghi nhận vềthành quảhoạt động nghệthuật của
Yến Lan còn ởgiải thưởng Xuân Diệu - Đào Tấn của hội văn học nghệthuật tỉnh Bình
Định 1997 cho tập thơ Cầm chân hoa; giải thưởng cấp nhà nước năm 2007 cho các tập
thơtừsau 1945: Nhữmg ngọn đèn, Tôi đến tôi yêu, Lẵng hoa hồng. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu và xuất bản thơYến Lan vẫn còn quá ít ỏi chưa xứng với những đóng góp
của ông cho thi ca dân tộc. Bởi vậy, nghiên cứu thơca Yến Lan đểgóp phần xác định
vịtrí vốn có và những đóng góp của ông trong nền thi ca nước nhà là việc làm cần
thiết.
130 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1850 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm thơ Yến Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
___________________
Lê Thị Thể
ĐẶC ĐIỂM THƠ YẾN LAN
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHÙNG QUÝ NHÂM
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
1.1.
….
Mà ông lão say trăng đầu gối sách
Để thuyền hồn bơi khỏi Bến My Lăng
Tiếng gọi đò, gọi đò như oán trách
Gọi đò - thôi, run rẩy cả ngành trăng…
…
Bến My Lăng ấy ở đâu? Câu hỏi ấy đã vang lên trong tâm trí của biết bao
người khi tiếp xúc với thi phẩm ấy. Tiếng gọi đò ngày ấy, chỉ tiếng "gọi đò - thôi" mà
"run rẩy cả ngành trăng" dội vào tâm trí tuổi thơ, đi suốt cả cuộc đời của thi sĩ như
một nối niềm khắc khoải, đớn đau, oán trách và cũng tiếng gọi đò ấy thôi neo lòng
người lại với Bến My Lăng. Những ai yêu thơ, đã một lần lướt qua khu vườn Thơ mới
ngày ấy dường như đã để lòng mình lại, vương vấn Bến My Lăng, để tiếng gọi đò khắc
khoải ấy dẫn mình đến với chàng thi sĩ tài hoa xứ Đồ Bàn cũ, đến với Yến Lan. Có cái
gì đó như thật bất công, khi mà nếu hỏi Yến Lan là ai thì chắc câu trả lời không sẵn có,
nhưng nếu bảo rằng đó là tác giả Bến My Lăng thì họ liền "À…" thích thú. Phải chăng
đó là sự bất công hay nói như Chế Lan Viên "Có nhiều lí do. Nhưng thơ là cái đẹp lặng
im, đi lầm lũi trong im lặng" [110, tr.10] thế nên thi sĩ ấy như một kiếp tằm, rút ruột
nhả cho đời những sợi tơ óng ánh để rồi mình lặng im hóa kiếp chẳng ai hay, chỉ biết
rằng mình hoàn thành nhiệm vụ "trả nợ dâu" và thanh thản! Yến Lan là thế chăng? Mà
suốt gần trọn một thế kỷ dâng hiến cho đời biết bao khúc nhạc lòng mà người đời
dường như cố tình hờ hững. Điều đó cho thấy trong suốt một thời gian dài, tên tuổi và
sự nghiệp thơ văn của Yến Lan dường như bị lãng quên. Cho đến những năm gần đây
tác phẩm của ông - sau khi vượt qua sự sàng lọc khắc nghiệt của thời gian - đã được
tuyển chọn, in trong hàng loạt các tuyển tập những bài thơ hay, những câu thơ tài hoa
Việt Nam, những bài thơ tiêu biểu của thơ ca - đặc biệt là Thơ mới Việt Nam giai đoạn
1932 - 1945. Không chỉ có vậy, sự ghi nhận về thành quả hoạt động nghệ thuật của
Yến Lan còn ở giải thưởng Xuân Diệu - Đào Tấn của hội văn học nghệ thuật tỉnh Bình
Định 1997 cho tập thơ Cầm chân hoa; giải thưởng cấp nhà nước năm 2007 cho các tập
thơ từ sau 1945: Nhữmg ngọn đèn, Tôi đến tôi yêu, Lẵng hoa hồng. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu và xuất bản thơ Yến Lan vẫn còn quá ít ỏi chưa xứng với những đóng góp
của ông cho thi ca dân tộc. Bởi vậy, nghiên cứu thơ ca Yến Lan để góp phần xác định
vị trí vốn có và những đóng góp của ông trong nền thi ca nước nhà là việc làm cần
thiết.
1.2. Nghiên cứu một tác gia văn học không chỉ dừng lại ở việc xác định vị trí
cá nhân của tác gia ấy. Mỗi nhà văn, nhà thơ đều thuộc về một giai đoạn lịch sử nhất
định. Bởi vậy nghiên cứu tác gia văn học còn có ý nghĩa không nhỏ về mặt lịch sử văn
học. Khám phá về đặc điểm thơ Yến Lan vì thế góp phần giúp cho việc hình dung diện
mạo thơ Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử dân tộc, qua những biến cố lịch sử cũng
là một việc làm cần thiết và quan trọng.
1.3.Qua đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ tích lũy được nhiều hơn tri thức
khoa học và phương pháp nghiên cứu để phục vụ cho quá trình nghiên cứu và giảng
dạy thơ ca sau này.
2 . Lịch sử vấn đề
Yến Lan tên thật là Lâm Thanh Lang, sinh năm 1916, mất năm 1998, quê quán
xã Nhơn Hưng, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Cuộc đời trải dài gần suốt thế kỷ XX,
qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử dân tộc. Đời thơ của Yến Lan bắt đầu từ rất
sớm, 16, 17 tuổi Yến Lan đã nổi tiếng với bài thơ Bến My Lăng và chỉ chịu dừng lại
trước khi ông về cõi vĩnh hằng độ mươi ngày. Trải qua những lúc hưng thịnh khác
nhau nhưng nhắc đến Yến Lan là người ta nhắc ngay đến Bến My Lăng ngày trước
cũng như những thi phẩm - tình cảm máu thịt của ông đối với quê hương Bình Định và
đồng thời người đọc cũng không quên được những dòng tứ tuyệt tuyệt vời mà ông đã
say đắm gửi trao cho tới ngày nhắm mắt. Tuy nhiên, như trên đã nói, Yến Lan là một
tác giả văn học ít được nghiên cứu. Những ý kiến, nhận định về thơ Yến Lan thường
rải rác tản mạn. Chúng tôi xin điểm lại những nhận định cơ bản về thơ Yến Lan qua
những giai đoạn sau:
2.1. Những ý kiến nhận định trước 1945
2.1.1 Chế Lan Viên, Bến My Lăng, tập thơ đầu của Yến Lan, đăng trên tiểu
thuyết thứ Năm ngày 11/ 5/1939.
Nhận định về sự xuất hiện của Yến Lan trên thi đàn qua tập Bến My Lăng,
Chế viết : "Hình như mặt trời sắp mọc - không, hình dung như mặt trăng thì đúng
hơn".[11,tr.11]
Viết về thơ Yến Lan , Chế giới thiệu "đây là sự thực thu nhỏ lại , vô cùng nhỏ
lại, cho đến lúc người ta có thể lẫn nó với mơ màng …cũng ở đây, người ta thấy sự
giản dị của những câu ca dao, vẻ hiền hòa của bao nhiêu khúc hát cổ , một cái gì thân
mật, tuy rằng mới lạ với chúng ta , như mặt trăng có tự muôn đời, hôm nay vẫn còn
gây thơ mộng"[11, tr.11].Yến Lan đã nói rằng thực sự thì tập thơ chưa xuất bản, nhiều
nhà in sau khi đọc bài giới thiệu của Chế Lan Viên thì có liên lạc với Yến Lan để in tập
thơ, nhưng Yến Lan chưa ưng ý lắm, muốn sửa chữa và hoàn chỉnh hơn, thế rồi chưa
kịp xuất bản thì tập thơ thất lạc. Nó chỉ còn lại là những bài được đăng trên Tiểu thuyết
thứ Năm mà thôi.
2.1.2 Hoài Thanh, 1942, trong cuốn Thi nhân Việt Nam, thì nhận định về thơ
Yến Lan
Xem thơ Yến Lan tôi mơ màng như đi trong mây mù. Khi đầu thì cũng hay
hay, nhưng lâu dần cơ hồ như ngạt thở. Chỉ thấy mờ mờ những con đường chảy, êm
như những dòng sông, và nhất là cái vừng trăng vẫn thường ám ảnh các nhà thơ Bình
Định [90, tr171]
Dường như tác giả Thi nhân Việt Nam không mấy mặn mà lắm với Yến Lan,
tuy nhiên trong nhận định của mình ông cũng nhận thấy một nét đặc trưng của thơ Yến
Lan mà cho đến tận bây giờ người đọc cũng vẫn bị cuốn hút: "cái không khí lạ lạ
nhưng nhẹ nhàng dễ khiến người ta thích". [90, tr171]
2.2 Những ý kiến nhận định từ 1945 cho đến trước 1975
2.2.1. Văn Cao, lời giới thiệu tập thơ “Những ngọn đèn”, NXB Hội nhà văn
1957.
Thơ Yến Lan càng ngày càng muốn đi gần lại cuộc sống hiện đại: một
người đi từ vùng thủ công nghiệp đến một thành phố kỹ nghệ. Từ một người hiền lành,
bình dị, Yến Lan đang trở thành một người muốn thúc đẩy một sức gì đang làm trì trệ
cuộc sống của chúng ta.[10,tr6]
Văn Cao đã nhận thấy sự thay đổi mạnh mẽ của Yến Lan với sự vận động đổi
thay của đời sống văn học nước nhà, trong khi những nhà thơ khác chỉ còn là "sáng
ánh lân tinh". Và chính sự nhạy bén đổi thay trước thời cuộc đó mà thơ Yến Lan "còn
có thể làm bạn đường với nhiều lứa tuổi khác".[10,tr.6]. Và trong cái đổi thay đó Văn
Cao đã nhấn mạnh về tính chiến đấu trong thơ Yến Lan: "Thơ anh bắt đầu biết đề cao
những hành động, tình cảm của con người anh yêu lên để đả phá những bọn phá hoại
sự xây dựng của xã hội".[10,tr8]
Do hoàn cảnh lịch sử của một thời mà những lời giới thiệu đầy trang trọng của
Văn Cao với tập thơ ấy cũng đã tạo thành một trong những đề tài bị phê phán, bị lên
án, và rồi những con người thời ấy cũng gặp không ít lận đận với cái án văn chương.
2.3. Những ý kiến nhận định về thơ Yến Lan sau 1975
2.3.1 Chế Lan Viên, lời giới thiệu “Thơ Yến Lan”, NXB Văn học 1987
Những vần thơ, những ngôn từ mà Yến Lan đã sử dụng từ những ngày đầu
được Chế giới thiệu như là một tài năng hiếm gặp trong những ngày đầu Thơ mới
Hiện đại mà Việt Nam, mà dân tộc. Một nhà thơ có tài là có thể sử dụng thập
bát ban võ nghệ, là như cây xương rồng có hai cực đối lập, gai rất là gai mà hoa lại
hoa rất dịu dàng. Lan không phải chỉ có loại thơ điêu khắc kỳ khu vào đá ấy, mà lại có
loại nước chảy đưa ru như nhạc.[110,tr.7]
Bước đường sáng tạo của Yến Lan trong những ngày đầu gặp cách mạng, bén
duyên với thơ ca cách mạng Chế viết:
Có những người cách mạng đến thì viết hay ra, có người viết chỉ dài ra, âm
vang ngắn lại. Có người thì tắt nghỉm…. Lan là người sau cách mạng, nhờ cách mạng
đã viết không những khác đi mà lại hay hơn.[110,tr.8]
Bên cạnh đó những hạn chế, lệch lạc trong thơ Yến Lan của giai đoạn chuyển
đổi ấy cũng được Chế đề cập một cách khách quan: "Có điều, ai ỷ vào sở trường của
mình, thì có lúc cái ấy thành sở đoản. Đôi phen, Yến Lan chạy theo con mắt, chạy theo
cảnh, theo ngoại hình, mà câu thơ nặng cảnh nhẹ tình, nặng hình thức mà rung động
nhẹ".[110,tr.9]
Tuy nhiên cũng như bao nhiêu nhà nghiên cứu khác Chế không thể không
nhận thấy một nét đặc biệt thành công của bạn mình đó chính là thơ tứ tuyệt, cho dù cả
hai người cùng học thể thơ ấy từ Quách Tấn, nhưng Yến Lan vẫn có gì đó của riêng
mình trong thể loại tưởng rằng đơn giản mà lại bác học này:"Yến Lan cũng là người
viết tứ tuyệt thành công. Biết bao bài tứ tuyệt trên các báo hiện nay chỉ là thơ bốn câu,
tứ tuyệt của Yến Lan có tình và có thế võ của tứ tuyệt". [110,tr.9]
Chế nói rằng đường văn chương của bạn không may mắn như mình, nhưng
Chế cũng khẳng định rằng Yến Lan cũng sẽ trở thành bất tử trên hải trình văn chương,
như những tên tuổi khác cho dù họ chỉ đóng góp vào sự nghiệp ấy chỉ một vài sản
phẩm mà thôi:"Có người chỉ bắt được một con cá thôi mà cũng thành bất
tử".[110,tr.10]
2.3.2 Nguyễn Bao, Từ Bến My Lăng …, bài giới thiệu về Tuyển tập thơ Yến
Lan , NXB Văn học 1996.
Trước hết tác giả khẳng định về vị trí "khiêm nhường nhưng vững chắc" của
Yến Lan trong Thơ mới và trong lòng bạn đọc đã được xác định từ những năm 1940
qua "Thi nhân Việt Nam". Tiếp đó tác giả viết về cái đã tạo nên giọng thơ rất Yến Lan
Có lẽ sự am hiểu thơ Đường và thơ Pháp cộng với chất thơ cổ điển của cha
ông từ bao thế kỷ đã góp phần cho nhà thơ trẻ ngày ấy tạo nên những khóm chữ giàu
hình tượng và mới mẻ của thơ ca Việt Nam từ sáu mươi năm trước.[6,tr.11]
Yến Lan mạnh trong tạo hình, bằng vài nét chấm phá nhà thơ đủ sức gợi lên
cả một khung cảnh, một tình huống, một tâm trạng.[6,tr.12]
2.3.3 Thơ văn Bình Định thế kỷ XX. Nxb Văn học , 2003.
Hội văn học nghệ thuật Bình Định giới thiệu về Yến Lan và những người bạn
trong nhóm tứ linh bằng những lời lẽ trang trọng:
Ký ức cũng nhắc nhở mọi người, nhất là những ai yêu thơ ca, rằng trên dải
đất này, vào giữa thế kỷ trước, thế kỷ XX, đã là nơi hội tụ nhiều ngôi sao lớn của thơ
ca dân tộc làm nên cả trường thơ Bình Định, như nhiều nhà nghiên cứu văn học đã
viết, ghi lại một dấu ấn không phai mờ trong tiến trình phát triển Thơ mới , tiến trình
hiện đại hóa văn học Việt Nam. Đó là những tên tuổi Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế
Lan Viên, Yến Lan, Quách Tấn …[37,tr.5-6]
2.4. Bên trên là những ý kiến nhận định về thơ Yến Lan, về những tập thơ của
riêng ông. Ngoài ra trong giai đoạn đổi mới sau này, qua một số tạp chí, một số tiểu
luận, nghiên cứu của một số tác giả ta còn thấy nhiều bài viết đề cập về Yến Lan.
Đó có thể là những bài viết về cuộc đời về con người ông như: Về An Nhơn
với Yến Lan; Yến Lan những lời kể cuối cùng; Những chuyện tình chưa kể của nhà
thơ Yến Lan; Yến Lan và bài thơ không cùng; Nhà thơ Yến Lan bây giờ sống ra
sao; Người ẩn mình dưới tên gọi giai nhân….các tác giả đã khai thác về cuộc đời
riêng, về chuyện tình, về bút danh Yến Lan, về bản tính hiền lành cần kiệm hay thậm
chí về cuộc đời nghèo khổ của Yến Lan từ những ngày thơ ấu sống với dì ghẻ cho đến
cuộc sống vất vả thời tem phiếu, đến tận khi tóc bạc răng long mà cuộc sống vẫn còn
cơ cực. Những bài viết ấy giúp ta hiểu thêm về nghị lực của một con người, về phẩm
chất tốt đẹp của nhà thơ trước những khó khăn vất vả của cuộc sống mà như một nhà
thơ đã từng nói :
Thói đời cơ cực đang giơ vuốt
Cơm áo không đùa với khách thơ
Tuy nhiên, bên cạnh những bài viết về cuộc đời riêng ấy, ta cũng bắt gặp
không ít những ý kiến đây đó nhận xét về thơ Yến Lan:
2.4.1. Viết về đặc điểm thơ Yến Lan ta bắt gặp:
Đinh Quốc Toàn, Yến Lan thi sĩ của miền quê trăng thơ, Bình Định 10/4/ 92
Nguyễn Thanh Mừng - Bóng tà dương của một đời thơ; 50 năm nhà xuất bản
văn học - NXB Văn học 1998.
Hoài Anh, Yến Lan, ông lái đó trên Bến My Lăng giao cảm, Văn số 97/
1999.
Ngô Văn Phú, Yến Lan, hồn thơ Việt - Văn chương và người thưởng thức.
NXb Hội nhà văn H. 2000
Anh Chi, Yến Lan tiền chiến và lận đận Bến My Lăng, Thơ, phụ bản báo
văn nghệ quý II/2003.
Võ Văn Trực, Từ bến My Lăng, - Gương mặt những nhà thơ, NXB Thanh
Hóa, 2004.
Thanh Thảo, 2004, Người cuối cùng của "trường thơ Bình Định" đã ra đi,
Mãi mãi là bí mật - phê bình và tiểu luận.
Qua các bài viết ấy, các tác giả, các nhà nghiên cứu đã khẳng định về những
nét rất riêng của Yến Lan : Ông không lao vào ca tụng tình ái, khao khát yêu đương
như những nhà thơ mới cùng thời mà đi vào chính hiện thực cuộc sống, cuộc sống của
chính mình và " cảnh sắc phong vị miền Trung" nhuần nhuyễn đến tự nhiên, để từ đó
tạo ra những nét " gần gũi", " đồng cảm", "trầm lặng, tinh nhã", "thanh sáng, tinh túy
và cao thượng" qua từng câu thơ, bài thơ.… Đặc biệt cái không khí trong thơ Yến Lan
mà như Hoài Thanh đã nhận xét gần nửa thế kỷ trước, nay lại được bạn đọc một lần
nữa làm sống dậy: " hư hư, thực thực", " bàng bạc, khắc khoải và ẩn chứa". Các tác giả
cũng ngợi ca sự khổ luyện trong lao động nghệ thuật mà Yến Lan đã khắc được những
"dấu ấn sâu sắc, khó phai" trong lòng người đọc. Hay thậm chí tác giả Hoài Anh đã
say mê ví thơ Yến Lan như "vị thuốc ngâm rượu bổ đặc sánh và có hậu, người uống
vào khiến tình cảm khỏe ra, nhưng vẫn vương chút chạnh trong tâm hồn".
2.4.2. Viết về hình tượng trong thơ Yến Lan ta thấy các bài viết sau:
Mang Viên Long, 74 tuổi, nhà thơ Yến Lan - vẫn chờ xuân đến, báo Bình
Định 1990.
Ngô Văn Phú, Yến Lan, hồn thơ Việt - Văn chương và người thưởng thức.
NXb Hội nhà văn H. 2000
Mang Viên Long, Tình hoa trong thơ Yến Lan, Bình Định nguyệt san
Mang Viên Long, Bình Định qua ba bài thơ của Yến Lan, Bình Định nguyệt san.
Thanh Huyền (2002), Yến Lan bến sông và phố huyện, Văn hiến số 81.
Nguyễn Thanh Mừng, Năm tháng còn trên mấy đốt tay, Bình Định nguyệt san.
Đặng Tấn Tới, Về lại Bến My Lăng, Bình Định nguyệt san.
Trước hết về hình tượng thiên nhiên. Với Yến Lan thì thiên nhiên với ông là
người bạn, nên ông đến với nó "bằng tấm lòng trân trọng, chí thành và hồn nhiên".
Qua hoa, lá mà Yến Lan " vẽ được khung cảnh" chất chứa tâm sự. Còn trăng nó là "một
lực hấp dẫn" không chỉ với riêng ông mà còn với các thi sĩ khác của xứ Đồ Bàn. Trăng
trong thơ ông "vừa lay động, vừa an tĩnh trong từng hơi thở", ông yêu trăng đến thành
"bệnh", " đờ đẫn đến quên hết mọi sự".
Quê hương Bình Định cũng là một hình tượng nghệ thuật đặc biệt trong thơ
ông. Ông "khắc khoải với quê hương" và viết về nó "sâu đậm và tạo ấn tượng lâu dài
trong lòng người đọc".
2.4.3 Ngoài ra thơ tứ tuyệt của Yến Lan cũng gợi nhiều cảm hứng trong các
bài viết
2.4.3.1. Chế Lan Viên, lời giới thiệu Thơ Yến Lan, NXB Văn học 1987
Yến Lan cũng là người viết tứ tuyệt thành công. Biết bao bài tứ tuyệt trên các
báo hiện nay chỉ là thơ bốn câu, tứ tuyệt của Yến Lan có tình và có thế võ của tứ tuyệt.
2.4.3.2. Nguyễn Bao, từ Bến My Lăng …, báo văn nghệ 1996
Chính bởi có tài khắc họa và điêu luyện trong chọn chữ , sắp xếp câu nên Yến
Lan đã nổi tiếng trong làng thơ hiện đại của chúng ta về tứ tuyệt
2.4.3.3. Từ Quốc Hoài, Yến Lan cốt cách một đời thơ, Bình Định xuân Kỷ
Mão 99
Thơ tứ tuyệt Yến Lan, những tác phẩm nghệ thuật được ông tinh lọc từ bao
cảnh đời, tình đời, giống như những bức tượng, những phù điêu được chạm khắc tinh
xảo, đặt bên cạnh ngọn cổ tháp - Bình Định 1935 - tạo nên một " bảo tàng văn hóa"
mang phong cách rất riêng của Yến Lan. Thơ tứ tuyệt Yến Lan mang đậm phong vị
Đường thi, song vẫn phảng phất cái không khí mơ hồ bảng lảng hư hư thực thực của
những bài kệ của các bậc thiền sư.
2.4.3.4. Mang Viên Long, Những bài thơ sau cùng của Yến Lan, Bình Định
nguyệt san số 10/ 2002
Thơ tứ tuyệt là loại thơ sở trường của ông, Yến Lan đã rất thành công khi
sáng tác thể thơ này. Lời, ý trong thơ tứ tuyệt của ông được chắt lọc, được dồn nén,
tích lũy để bùng vỡ thành tiếng thơ - dịu dàng, mà sâu sắc, luôn thấm sâu vào hồn
người đọc.
2.4.3.5. Đặng Tấn Tới, Về lại Bến My Lăng, Bình Định nguyệt san
Bên cạnh tứ tuyệt sâu lắng, nghiêm cẩn, chặt chẽ thi pháp Tống Đường của
Quách Tấn, tứ tuyệt có nét độc đáo bất ngờ của Chế Lan Viên, tứ tuyệt Yến Lan tinh tế,
tài hoa.
Như giọt sương tròn vẹn long lanh chứa cả đại ngàn và biển cả, tứ tuyệt - Yến
Lan - luôn được những đợt sóng thơ bất tận dồn nén, đưa về vô hạn
2.4.4. Từ điển văn học (Bộ mới), 2004, NXB Thế giới mới. Nguyễn Văn
Long giới thiệu về Yến Lan: "Thơ Yến Lan có cốt cách khỏe, hình ảnh và ngôn ngữ sắc
nét, giọng điệu phóng khoáng".[32,tr. 2116]
2.4.5. Năm 2005, Trần Tiến Thành bảo vệ luận văn cao học tại trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh với đề tài " Thế giới nghệ thuật
thơ Yến Lan". Trong luận văn này tác giả đã tìm hiểu những chi tiết về cuộc đời ảnh
hưởng đến thơ Yến Lan. Về thơ Yến Lan, tác giả luận văn đã khai thác ở phương diện
cảm hứng trong sáng tác, đi vào ngôn ngữ thơ và giọng điệu thơ Yến Lan. Tác giả luận
văn đã lập những bảng đối chiếu, so sánh về các thể thơ mà Yến Lan đã sử dụng qua
từng giai đoạn và những đặc điểm về lời thơ, câu thơ, giọng điệu riêng của Yến Lan để
từ đó kết luận:
"Kế thừa và dung hòa truyền thống, thơ Yến Lan vừa có sức vang vọng của
thanh âm nguồn cội, vừa có hơi thở thời đại nuôi sống hồn thơ. Phong cách nghệ thuật
thơ Yến Lan phát triển đa dạng, phong phú ở nhiều thể loại, ở những giai đoạn khác
nhau nhưng lại thống nhất trong cội nguồn gốc rễ. Với giọng thơ hiền hòa, nhỏ nhẹ mà
lay động, xoáy sâu trong dư ba vang vọng, Yến Lan đã mở ra cho đời và cho thơ một
lối đi giữa lòng cuộc đời." [91,tr113].
Có thể nói rằng đây là một công trình nghiên cứu khoa học công phu của tác
giả, đã góp phần vào nhìn nhận và đưa thơ Yến Lan đến gần người đọc hơn, là một tài
liệu tham khảo đáng quý cho những ai quan tâm đến thơ ca nói chung và thơ Yến Lan
nói riêng. Tuy nhiên, luận văn vẫn chưa có một sự đối sánh để đánh giá cho đúng, cho
xứng tầm những đóng góp của Yến Lan cho thơ ca nước nhà trong từng giai đoạn. Do
đó thơ Yến Lan dường như vẫn còn lẩn khuất.
Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu thơ ca Yến Lan:
- Việc tìm hiểu về thơ ca Yến Lan, ngoài lời bạt cho ba tập thơ của Yến Lan
thì còn lại hầu hết đều tản mạn ở các báo - đa phần là chuyên san của địa phương Bình
Định hoặc An Nhơn - chỉ là những bài nhận xét về một hoặc vài bài thơ của ông mà
người đọc tâm đắc.
- Các nghiên cứu đều thống nhất ở một số điểm sau: về phương diện nội dung,
thơ Yến Lan chan chứa tình cảm với con người, với quê hương đặc biệt là Bình Định -
thị trấn Bình Định - quê hương ông; về nghệ thuật, phần thành công nhất của ông chính
là sử dụng thể thơ tứ tuyệt một cách nhuần nhuyễn, ngôn ngữ thơ từ chỗ mơ hồ đã gần
gũi, đời thường và nồng thắm.
Vấn đề còn tồn tại:
- Cuộc đời thơ của Yến Lan trải dài theo hoàn cảnh lịch sử của đất nước: Từ
những ngày đầu của phong trào Thơ mới - với Bàn thành tứ hữu tại Bình Định, rồi khi
ông tập kết ra Bắc, những ngày kháng chiến và sau khi đất nước thống nhất giai đoạn
nào Yến Lan cũng sáng tác thơ không nhiều thì ít. Các sáng tác ấy đều có sự vận động
biến đổi theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể, thế nhưng các bài viết các công trình nghiên
cứu hầu như còn thiếu một chút sự chuyên sâu để nghiên cứu những bước vận động
biến đổi của nghệ thuật thơ Yến Lan qua từng giai đoạn.
- Nghiên cứu thơ ca Yến Lan tất nhiên còn nhiều vấn đề cần được đi sâu khai
thác những khía cạnh tiêu biểu, nổi bật tạo nên một vị thế đúng và xứng đáng với
những đóng góp của ông cho thơ Việt Nam nói chung; việc tiếp cận cũng cần được tiến
hành từ nhiều hướng phong phú hơn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp mới của luận văn
3.1. Nhi