Khuynh hướng văn xuôi trữtình, giàu chất thơlà một dòng chảy của văn học Việt Nam
hiện đại mà ĐỗChu là một ngòi bút tiêu biểu. Đây là một kiểu văn xuôi – thơhay nói nhưnhà
văn Nga C. Pauxtốpki là “chất thơcủa văn xuôi”rất đáng được lưu tâm nghiên cứu.
ĐỗChu là một nhà văn, một người lính trong cuộc đấu tranh chống Mỹcứu nước. Với
khối lượng sáng tác không dồi dào nhưng đã đểlại một ấn tượng đẹp trong lòng độc giả.Trong
sáng, trữtình và lãng mạn với các truyện ngắn đầu tay như Hương cỏmật, Ráng đỏ, Phù sa,
Mùa cá bột ngòi bút ấy càng trởnên dịu dàng, đằm thắm, sâu sắc hơn với Mảnh vườn xưa
hoang vắng và Một loài chim trên sóng.
Gần đây sựxuất hiện của hai tập tùy bút Tản mạn trước đèn(2005) và Thăm thẳm bóng
người(2008) đã tập trung sựchú ý của giới nghiên cứu phê bình và độc giả. Khi người ta đã
quen với một ĐỗChu truyện ngắn trữtình thì ông lại bức phá với hai tập tùy bút dày công lực.
Cái duyên tùy bút của ĐỗChu thăng hoa ở độtuổi thâm trầm, đểông có dịp bộc lộrõ nét một
cái “tôi” tinh tế, sâu sắc, đầy chất triết lý. Dù ởthểloại truyện ngắn hay tùy bút, người ta đều
bắt gặp một tâm hồn giàu chất thơcủa nhà văn.
Trải qua hơn 40 năm văn nghiệp, ĐỗChu không chỉkhẳng định vịtrí văn chương của
mình ở Giải thưởng nhà nước vềVăn học nghệthuật(2001), Giải thưởng Văn học Asean
(2004) vềtruyện ngắn mà còn ở Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam(2005) với tập tùy bút Tản
mạn trước đèn. Do đó, nhìn nhận, đánh giá tài năng, và nghiên cứu đặc trưng văn xuôi nghệ
thuật của ĐỗChu đểhoàn thiện chân dung một tác giảlà điều cần thiết.
Tác phẩm và tên tuổi của ĐỗChu thăng trầm qua từng giai đoạn lịch sử. Nhiều người biết
và ấn tượng về ĐỗChu. Song đểnghiên cứu một cách có hệthống các sáng tác của nhà văn
cũng nhưkhái quát toàn diện đặc trưng văn xuôi nghệthuật của ĐỗChu thì còn thấy hiếm. Rải
rác các bài phát biểu và nghiên cứu trên báo, tạp chí và một sốít sách nghiên cứu thiết nghĩ
chưa đủkhẳng định sức sống của một cây bút văn xuôi giàu chất thơnhư ĐỗChu. Luận văn
mong tiếp nối cái phần còn đểngỏ ấy.
114 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2247 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Đỗ Chu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
NGŨ NHỊ SONG HIỀN
ĐẶC TRƯNG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT
ĐỖ CHU
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 32
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HOÀI THANH
Thành phố Hồ Chí Minh – 2010
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn
của TS Nguyễn Hoài Thanh.
Công trình này chưa được công bố dưới bất kỳ một hình thức nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình này.
TP.HCM, ngày 25 tháng 09 năm 2010
Tác giả luận văn
Ngũ Nhị Song Hiền
LỜI CẢM ƠN
Đề tài “Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Đỗ Chu” được hoàn thành dưới sự
hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của TS Nguyễn Hoài Thanh, sự đóng góp ý kiến của
các Giáo sư – tiến sĩ phản biện, và các thầy cô phòng KHCN và SĐH.
Tôi xin chân thành cám ơn
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Khuynh hướng văn xuôi trữ tình, giàu chất thơ là một dòng chảy của văn học Việt Nam
hiện đại mà Đỗ Chu là một ngòi bút tiêu biểu. Đây là một kiểu văn xuôi – thơ hay nói như nhà
văn Nga C. Pauxtốpki là “chất thơ của văn xuôi” rất đáng được lưu tâm nghiên cứu.
Đỗ Chu là một nhà văn, một người lính trong cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước. Với
khối lượng sáng tác không dồi dào nhưng đã để lại một ấn tượng đẹp trong lòng độc giả.Trong
sáng, trữ tình và lãng mạn với các truyện ngắn đầu tay như Hương cỏ mật, Ráng đỏ, Phù sa,
Mùa cá bột…ngòi bút ấy càng trở nên dịu dàng, đằm thắm, sâu sắc hơn với Mảnh vườn xưa
hoang vắng và Một loài chim trên sóng.
Gần đây sự xuất hiện của hai tập tùy bút Tản mạn trước đèn (2005) và Thăm thẳm bóng
người (2008) đã tập trung sự chú ý của giới nghiên cứu phê bình và độc giả. Khi người ta đã
quen với một Đỗ Chu truyện ngắn trữ tình thì ông lại bức phá với hai tập tùy bút dày công lực.
Cái duyên tùy bút của Đỗ Chu thăng hoa ở độ tuổi thâm trầm, để ông có dịp bộc lộ rõ nét một
cái “tôi” tinh tế, sâu sắc, đầy chất triết lý. Dù ở thể loại truyện ngắn hay tùy bút, người ta đều
bắt gặp một tâm hồn giàu chất thơ của nhà văn.
Trải qua hơn 40 năm văn nghiệp, Đỗ Chu không chỉ khẳng định vị trí văn chương của
mình ở Giải thưởng nhà nước về Văn học nghệ thuật (2001), Giải thưởng Văn học Asean
(2004) về truyện ngắn mà còn ở Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam (2005) với tập tùy bút Tản
mạn trước đèn. Do đó, nhìn nhận, đánh giá tài năng, và nghiên cứu đặc trưng văn xuôi nghệ
thuật của Đỗ Chu để hoàn thiện chân dung một tác giả là điều cần thiết.
Tác phẩm và tên tuổi của Đỗ Chu thăng trầm qua từng giai đoạn lịch sử. Nhiều người biết
và ấn tượng về Đỗ Chu. Song để nghiên cứu một cách có hệ thống các sáng tác của nhà văn
cũng như khái quát toàn diện đặc trưng văn xuôi nghệ thuật của Đỗ Chu thì còn thấy hiếm. Rải
rác các bài phát biểu và nghiên cứu trên báo, tạp chí và một số ít sách nghiên cứu thiết nghĩ
chưa đủ khẳng định sức sống của một cây bút văn xuôi giàu chất thơ như Đỗ Chu. Luận văn
mong tiếp nối cái phần còn để ngỏ ấy.
II. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đỗ Chu sáng tác tập trung nhất là vào hai mảng truyện ngắn và tùy bút. Do đó luận văn đi
sâu khảo sát và nghiên cứu hai thể loại này - hai thể loại đóng vai trò khẳng định phong cách và
tên tuổi Đỗ Chu trên văn đàn. Với đề tài Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Đỗ Chu, người viết đi
vào tìm hiểu, phân tích các tác phẩm trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật nhằm khái
quát lên đặc trưng, phong cách của nhà văn.
Với một số lượng tác phẩm không dồi dào, luận văn cố gắng tập hợp, khảo sát tất cả các
tuyển tập truyện ngắn và tùy bút của Đỗ Chu đã in thành sách hoặc đăng rải rác trên các báo và
tạp chí từ năm 1962 cho đến nay.
III. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Từ năm 1962, khi những truyện ngắn đầu tay của Đỗ Chu ra đời, văn đàn đã xôn xao tán
tụng. Nối tiếp những thành công từ các truyện đầu tay đó, các tuyển tập truyện ngắn của Đỗ
Chu đã ra đời. Có tuyển tập hay, được chú ý, có tuyển tập cũng “tàm tạm” nhưng cũng có tác
phẩm không mấy gây ấn tượng nên dần chìm vào quên lãng. Tuy nhiên tất cả thống nhất ở một
điểm: truyện Đỗ Chu giàu chất thơ, văn phong trang nhã, cẩn trọng trong từng câu chữ.
Đề cập đến đặc điểm truyện ngắn Đỗ Chu, giáo sư Nguyễn Văn Hạnh đã có một bài
nghiên cứu về Truyện ngắn của Đỗ Chu khá cụ thể và chi tiết in trên Tác phẩm mới
(17/9/1971). Ông phân tích cách lựa chọn đề tài, hệ thống nhân vật, bút pháp miêu tả nhân vật,
kết cấu, cốt truyện, ngôn ngữ và khả năng phản ánh hiện thực trong truyện ngắn của Đỗ Chu.
Về cách xây dựng nhân vật, ông cho rằng: “Mặc dù hoàn cảnh khác, tâm lý khác nhưng
nhân vật của Đỗ Chu đều có một cái lõi tính cách giống nhau” :“đều có những phẩm chất tốt
đẹp và rất đáng yêu.” [33,tr.437] Và vì thế nhân vật thuộc vào loại “ít hoạt động, mà nặng yêu
thương, tâm sự, hồi tưởng”. [33, tr.443 ] Lý giải về điều này, giáo sư Nguyễn Văn Hạnh cho
rằng: “nói chung cái nhìn của anh đang là một cái nhìn đậm màu sắc lý tưởng, khuôn định;
nguồn sống chủ yếu của tác phẩm anh đang là tâm hồn, một tâm hồn khá nhạy cảm, có thể nói
là tài hoa, nó đang được “phân thân” vào hầu hết các nhân vật và những bức tranh thiên nhiên
mà anh miêu tả”. [33, tr.441]
Về khả năng phản ánh hiện thực trong truyện ngắn của Đỗ Chu, giáo sư cho rằng : “Đỗ
Chu ít phân tích xã hội, không nhìn thấy hoặc né tránh những tình huống phức tạp.” Sự hạn chế
này dẫn đến “khả năng xây dựng nhiều loại tính cách, cũng như sức khái quát, nói chung còn
yếu”, “cốt truyện, kết cấu đều đơn giản, tự nhiên.” Cũng do tự nhiên, “thoải mái”nên Đỗ Chu
ít chú ý đến cốt truyện và kết cấu. Tác phẩm vì thế có khi “không cân đối, lỏng lẻo, dàn trải”.
Tuy nhiên giáo sư Nguyễn Văn Hạnh khen sự “giản dị và tự nhiên” trong văn phong của Đỗ
Chu : “Một nét rất đáng quý trong sáng tác của Đỗ Chu là tính chất giản dị và tự nhiên. Giản
dị và tự nhiên trong kết cấu, trong nghệ thuật dẫn dắt câu chuyện, trong giọng văn, trong lời
văn.” Những đoạn văn xúc động và giàu chất thơ có thể gần với phong cách của Nam Cao,
Nguyễn Đình Thi, Nguyên Ngọc, và xa hơn nữa là Sêkhốp, Pauxtốpki, Aimatốp nhưng “Đỗ
Chu vẫn có cái tươi mát, bồi hồi riêng biệt của anh”. [33, tr.446 –tr.449]
Ngô Thảo trong bài nghiên cứu Văn học về người lính có phân tích, đánh giá giá trị nội
dung và nghệ thuật của những tác phẩm viết về người lính, trong đó có Đỗ Chu. Ngô Thảo nhìn
nhận Đỗ Chu là nhà văn có phong cách trữ tình. Ngay từ những tác phẩm đầu tay, Đỗ Chu đã
biểu hiện “một bản sắc riêng, một phong cách văn học đã chín…Hiện thực được lĩnh hội thể
nghiệm và biểu hiện qua góc độ trữ tình bởi sự nhào nặn bằng chất men riêng của tâm hồn
người viết.” [71, tr.44] Bên cạnh đó, Ngô Thảo cũng đã chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của nhà
văn. Mạnh là ở chỗ Đỗ Chu thể hiện rất hay những ấn tượng, cảm xúc, những phong tục và
không khí nông thôn. Nhưng hạn chế là ở khả năng bao quát đời sống rộng lớn. Trước những
biến động quyết liệt của hiện thực (cuộc chiến tranh phá hoại mở rộng), ngòi bút của ông trở
nên “lúng túng”, không còn giữ thế chủ động khi phản ánh. “Anh viết khá nhiều về các trận
đánh, các con đường mặt trận, những người ở tuyến trước, nhưng mọi thứ ở đây vẫn có cái gì
ngẫu nhiên, cá biệt.”[71, tr.45] Ngô Thảo cũng đã nhấn mạnh : “Cái phần hay của Đỗ Chu
chưa có nhiều người đạt tới nhưng cái phần còn yếu của anh lại đang là chỗ mạnh của nhiều
người viết khác.” [71, tr.44 - tr.45]
Ma Văn Kháng, Nguyễn Trí Nguyên cũng đã từng bày tỏ quan niệm về lối văn giàu chất
thơ của Đỗ Chu. Trong Sổ tay truyện ngắn, Ma Văn Kháng đã khen Ráng đỏ của Đỗ Chu tiêu
biểu cho lối văn nhẹ nhàng, đơn giản mà thấm sâu, có khả năng lưu lại được cái dư ba trong
lòng người : “Tóm lại, quan niệm truyện ngắn phải có cái gì bay bay một tí, không nên mơ
màng quá mà trần trụi quá cũng không ổn. […] Tôi thích những truyện có một cốt truyện thực,
lại phải có một cái bóng đằng sau, giúp cho người đọc liên tưởng sang nhiều chuyện khác. Ví
dụ Ráng đỏ (Đỗ Chu), Chiếc lá (Bùi Hiển)…[58, tr.66]
Nguyễn Trí Nguyên cũng nhận thấy ở nhà văn Đỗ Chu phảng phất nét “thơ mộng”, trữ
tình như những trang văn của A. Đô-đê : “Đọc những truyện ngắn của Đỗ Chu, điều đáng
mừng là tìm lại được phong cách văn học, âm hưởng thơ mộng trong truyện ngắn giàu hồi ức
của anh, những ấn tượng có ở truyện ngắn của A.Đô-đê.” [61, tr.116]
Trái lại, Nguyễn Quang Sáng lại tỏ ra không thích với lối “câu dầm, ngâm nga từng câu
từng chữ” của Đỗ Chu. Ông phục cách nhà văn Đỗ Chu gia công, cẩn trọng trong từng con chữ
của mình nhưng không thích đi theo cách viết của Đỗ Chu: “Tôi phục ông nhưng tôi vẫn viết
theo cách của tôi.” [58, tr.40]
Văn Chinh từng dành nhiều sự ưu ái cho phong cách văn xuôi lãng mạn trữ tình của Đỗ
Chu và xem đó như “một đám mây lạ” làm thức dậy cái đẹp, cái thơm thảo trong hồn người:
“Một chút lãng mạn Pháp, một chút cổ điển Nga và một chút lý tưởng hóa Nga Xô-viết đã như
những đám mây lạ được làn gió chuyển mùa làm nên mưa xuân trên vùng quê văn hóa màu mỡ
là Kinh Bắc, khiến hạt mầm nghệ sĩ vẫn còn phong kín trong lòng đứa con rồi ra sẽ làm vinh dự
cho quê hương, một đứa trẻ buồn nỗi con côi pha lẫn niềm bâng khuâng vị thành niên đã bật
lên truyện Hương phù sa, Mùa cá bột, Chiến sĩ quân bưu, Đường qua nhà, Thành phố bên kia
cầu…vẫn với những nhân vật đầy trìu mến, nhiều tài hoa nhưng cũng lặng lẽ, quả cảm, chúng
đều khiến thức dậy cái đẹp, cái thơm thảo trong lòng người đọc để ta có thể yên tâm gọi đó là
chùm Hương cỏ mật.” [7] Chỉ đến Mảnh vườn xưa hoang vắng, Văn Chinh mới khẳng định tài
năng của Đỗ Chu. Ông đánh giá cao về lối viết thung dung, tự nhiên và giàu nhạc điệu:
“Đỗ Chu là nhà văn có năng lực làm chủ ngòi bút của mình. Truyện của anh thường có
bố cục công phu, nghiêm túc. Văn mạch đi thung dung, nhàn nhã, tự nhiên mà như những trái
chín cây. Văn anh giàu biểu cảm, duyên dáng nhưng không ẻo lả. Dù truyện dài trăm trang
nhưng đều nằm gọn hết trong một nhạc điệu trầm và trang trọng, làm tĩnh tâm bạn trước khi
tiếp nhận những tư tưởng sắc sảo, cao thượng.” [7]
Nhiều người dành tình yêu mến cho tuyển tập Phù sa của Đỗ Chu. Vương Trí Nhàn trong
bài nghiên cứu Một cuộc gặp gỡ để lại nhiều cảm tình đã có những đánh giá cao về tập truyện
ngắn đầu tay này. Ông cho rằng văn phong Đỗ Chu có “duyên” và có “một sắc thái riêng”:
“Cái duyên của câu văn, cách bố trí khi dài khi ngắn, âm điệu bằng trắc thế nào, Đỗ Chu gần
như có được từ bản năng. Những truyện Mùa cá bột, Đường qua nhà nhỏ xinh như một bài thơ,
đọc xong lại muốn đọc lại.” [57, tr.20] Và các truyện ngắn đều cho thấy “một sắc thái riêng
trong chất văn Đỗ Chu”. [57, tr.21] Tuy về mặt hình thức, Vương Trí Nhàn cho là “không chặt
chẽ, kể lan man”. [57, tr.22] Nhưng ông nhấn mạnh “vẻ duyên dáng thì không vì thế mà giảm
sút”. [57, tr.22] Về nhân vật thì ông khá thống nhất với các nhận xét khác, “chưa có nhân vật
nào đủ hình đủ bóng, chưa có con người nào khả dĩ vượt khỏi trang sách chuyện trò cùng
chúng ta”. [57, tr.25] Bởi vì “hoạt động tâm lý chưa bật lên thành cá thể có linh hồn riêng”.
[57, tr.25] Và cuối cùng ông kết luận rằng “nhân vật duy nhất trong các truyện ngắn từ trước
đến nay của Đỗ Chu chính là bản thân tác giả”. [57, tr.25] Còn Phan Thị Minh Thư lại khen
ngợi Phù sa về cách sắp xếp, bố trí tình tiết truyện như một người chỉ huy dàn dựng trận địa
khéo : “Một truyện ngắn bình thường nhưng vừa đủ số chữ cần thiết, “vào ra” truyện đúng lúc,
chính xác ở cả mỗi ngắt đoạn.” [84, tr.94 ]
Khi nhìn nhận và tổng kết lại tình hình văn xuôi Việt Nam năm 2002, Nguyễn Hòa đã
đánh giá cao sự đóng góp của Đỗ Chu cho nền văn học nước nhà. Tác giả cho rằng Đỗ Chu là
người có bút lực dồi dào, văn phong trang hoàng và đẹp đến chuẩn mực. “Nhìn vào giải thưởng
Hội nhà văn năm 2001, có thể nhận thấy nổi lên là sự có mặt của Đỗ Chu với tập truyện ngắn
Một loài chim trên sóng. Đỗ Chu viết không nhiều nhưng anh lại là một trong số hiếm hoi
những cây bút mà chúng ta vẫn gọi là “viết có văn”- nghĩa là trang viết khiến người ta thấy
hay, thấy nhớ, thấy đọng lại đôi điều.” [37] Cũng như Phan Cự Đệ, Nguyễn Trí Nguyên,
Nguyễn Hòa đã xếp Đỗ Chu vào “hệ những nhà văn rất chú trọng đến vẻ đẹp của câu chữ, như
các bậc tiền bối Thạch Lam, Hồ Dzếnh. Bút lực của ông không mấy dồi dào nhưng họ viết chậm
và kỹ, câu văn nghiêng về cái đẹp mảnh mai.” [37]
Nguyễn Thanh Tú lại có một bài viết về Đặc điểm kết cấu truyện ngắn Đỗ Chu đăng trên
báo Văn nghệ quân đội năm 2003. Đọc Tuyển tập truyện ngắn Đỗ Chu xuất bản năm 2003,
Thanh Tú phát hiện ra một kết cấu riêng, mang dấu ấn của Đỗ Chu rõ nét: “Tuyển tập đã thể
hiện một phong cách văn xuôi Đỗ Chu trữ tình, đậm chất thơ, tinh tế, tài hoa mà theo chúng tôi
điều này thể hiện rõ nhất ở đặc điểm kết cấu rất riêng, mang rõ dấu ấn Đỗ Chu”. [88, tr.98]
Thanh Tú đi vào phân tích hình thức “truyện lồng trong truyện khá đặc sắc” qua một số truyện
tiêu biểu. Sự lan man tưởng chừng như là nhược điểm của Đỗ Chu lại là “đặc điểm trong hệ
thống các câu chuyện được kể”. Và chính kết cấu này cũng quy định một giọng điệu trong văn
xuôi của Đỗ Chu: “giọng tâm tình thân mật”. Nguyễn Thanh Tú khẳng định : “Đỗ Chu là
người viết sớm và sớm tạo cho mình một cách viết riêng, một giọng điệu riêng.” [88, tr.98]
Thạc sĩ Lê Hương Thủy đã có một bài nghiên cứu khá cụ thể về Đặc trưng truyện ngắn
Đỗ Chu in trên tạp chí Nghiên cứu văn học số 9 năm 2006. Trong bài viết này, Lê Hương Thủy
đề cập đến cảm hứng sáng tác, đề tài, hệ thống nhân vật, và cách dẫn dắt chuyện của Đỗ Chu.
Trước 1975, cảm hứng lãng mạn cách mạng là nguồn mạch chính trong các truyện ngắn của
ông. Nguồn mạch này chi phối đến hệ đề tài, khiến Đỗ Chu thiên về khai thác cái đẹp, chất thơ
trong đời sống. Nó biểu hiện ở vẻ đẹp tâm hồn, thế giới tinh thần phong phú của nhân vật, cách
nhìn về thiên nhiên và cách phản ánh hiện thực đời sống. Tuy nhiên từ sau năm 1975, cảm hứng
bi kịch trở nên đậm đặc. Nhân vật của ông trở nên đời hơn, và cũng có phần nghiệt ngã hơn.
Nhiều mảng tối của đời sống được lật xới lên.Tuy nhiên dù viết về bi kịch thì các tác phẩm của
ông vẫn lấp lánh niềm tin và lạc quan.
Về kỹ thuật viết truyện, Lê Hương Thủy đánh giá cao cách dẫn chuyện tự nhiên, nhưng
cốt truyện thì đơn giản. “Không chú trọng vào việc khai thác những yếu tố bất ngờ, những khúc
quanh của số phận, truyện của Đỗ Chu thường ít có những tình huống lắt léo, và vì thế khó kể
lại rành mạch theo trình tự của cốt truyện thông thường. Nhiều truyện ngắn hấp dẫn người đọc
bởi cách dẫn chuyện, kể, tả và độc thoại nội tâm.” [81, tr.123 ] Và cuối cùng theo Lê Hương
Thủy, điều khiến truyện ngắn của Đỗ Chu đến được và lắng lại với người đọc là bởi “lối văn
giàu xúc cảm, ở chất giọng trữ tình, ở sự tạo kết những giá trị văn hóa trên những trang viết và
ý thức đổi mới ngòi bút.” [81, tr.126]
Phan Cự Đệ trong cuốn Truyện ngắn Việt Nam, Lịch sử - Thi pháp - Chân dung đã giới
thiệu cho độc giả một chân dung truyện ngắn Đỗ Chu. Trong bài nghiên cứu này, Phan Cự Đệ
phân tích sở trường và sở đoản trong truyện ngắn của Đỗ Chu. Bài nghiên cứu tập hợp các ý
kiến đánh giá về Đỗ Chu cũng như phát biểu của các nhà văn xoay quanh vấn đề truyện ngắn và
quá trình sáng tác, các bước chuyển mình, thay đổi của truyện ngắn Đỗ Chu. Phan Cự Đệ trân
trọng xếp Đỗ Chu vào danh sách các nhà văn có “phong cách trữ tình” và phân hạng ông là học
trò của Thạch Lam, Nguyễn Thành Long và C. Pautốpxki và A. Đôđê: “Đỗ Chu là một nhà văn
viết truyện ngắn có phong cách – phong cách trữ tình. Nếu được phép nhân hạng thì ông là học
trò của Thạch Lam, Nguyễn Thành Long (các nhà văn Việt Nam) và C. Pautopxki (nhà văn
Nga) và A. Đô-đê (nhà văn Pháp). Phong cách trữ tình của Đỗ Chu tạo nên một kiểu văn xuôi
giàu chất thơ.” Phan Cự Đệ phát hiện ra sở trường của Đỗ Chu : “ Có thể nói Đỗ Chu là nhà
văn mạnh về trực giác”. Bởi lẽ Đỗ Chu “có cái nhìn đời tươi xanh, lãng mạn, thơ mộng, biết
rung động trước những biến thái nhỏ nhất, linh diệu nhất của đời sống.” [23, tr.744] Vì thế khi
đọc truyện ngắn Đỗ Chu, người đọc như được sống trong một không khí truyện đặc thù, cái
không khí được tạo nên bởi cảm giác – cảm xúc rất mạnh của nhà văn. Điều này tạo nên sắc
điệu, giọng điệu trữ tình của truyện ngắn Đỗ Chu.
Ông cho rằng văn của Đỗ Chu “có vẻ dềnh dàng, nhấm nháp, nhàn tản, thiếu tính nhập
cuộc” nhưng đó không phải là một nhược điểm mà là “một đặc điểm thuộc về “tạng” nhà
văn”. [23, tr.744] Ông đi sâu phân tích “lối văn có nhịp điệu” của Đỗ Chu. Câu văn trong
truyện ngắn Đỗ Chu “đan xen ngắn, dài làm cho câu chuyện được kể lại cũng “khúc khuỷu”,
“nhiều nhánh rẽ” song vẫn có “sợi chỉ đỏ” xâu chuỗi. Đó chính là “cái tứ của truyện”.
Phan Cự Đệ còn đi vào phân tích chứng minh kỹ thuật viết truyện ngắn của Đỗ Chu. Ông
đánh giá “Đỗ Chu là cây truyện ngắn có nghề, hay nói cách khác nhà văn rất chú ý đến kỹ
thuật truyện ngắn. Đỗ Chu khi viết truyện ngắn rất chú ý, dụng công tô đậm cái mở đầu và kết
thúc. Bắt đầu từ việc tìm tứ, tìm cảm hứng tổ chức một “trận đánh”, làm sao tạo ra sức chứa và
sức nổ ở kết thúc.” [23, tr.751]
Chuyển sang thể loại tùy bút, trong những năm đầu của thế kỷ XXI, độc giả bàn tán nhiều
về hai tập tùy bút Thăm thẳm bóng người và Tản mạn trước đèn của Đỗ Chu. Có khá nhiều bài
viết, bài cảm nhận trên báo, tạp chí và mạng Internet khen chê về hai tập tùy bút này như bài
viết của Hoàng Ngọc Hiến, Lý Hoài Thu, Thu Hà, Thạch Linh, Phan Huy Dũng, Nguyễn Hòa,
Nguyễn La, Hà Khải Hưng, Tô Hoàng, Nguyễn Thanh Kim… Tuy nhiên đó chỉ là những cảm
nhận, suy nghĩ mang tính cá nhân và tính tin tức thời sự. Tùy bút của Đỗ Chu chưa được đặt
trong dòng chảy của tùy bút Việt Nam để phân tích, so sánh và tìm ra đặc trưng riêng. Đa số các
tác giả đều cho rằng Đỗ Chu đến với thể tùy bút như một sự hối thúc tự nhiên để trải nghiệm
vốn sống, vốn hiểu biết cùng những suy tư, trăn trở của mình trước sự đổi thay của đất nước,
con người, cuộc đời và nghề văn…Đỗ Chu “hiểu rành rẽ từng khúc quanh của dòng sông văn
học, lúc này đang chứng kiến một thời kỳ mới của sáng tác với rất nhiều bề bộn, lẫn lộn cái
thực, cái giả chen nhau, cái đích thực và cái thời thượng xem ra không dễ phân biệt.” [22,
tr.57]
Phan Huy Dũng khi giới thiệu về Tập tùy bút Tản mạn trước đèn đã khen sự tài hoa, tinh
tế trong văn phong Đỗ Chu: “Ta được gặp lại ở Tản mạn trước đèn vẫn một Đỗ Chu thời
Hương cỏ mật, Mùa cá bột – người từng thể hiện rất tinh tế, tài hoa những cảm xúc ân tình ân
nghĩa trong đời sống cộng đồng, đưa lại cho độc giả một cảm giác ấm áp, tin yêu. Thời thế bây
giờ khác xưa khá nhiều, vậy mà vẫn giữ được phần lớn cách nhìn ấy và giọng văn ấy, xét ở một
khía cạnh nào đó, có thể nói người viết tỏ ra rất tin ở mình hay nói cách khác là có bản lĩnh.”
[22, tr.60] Phan Huy Dũng nhấn mạnh bản lĩnh văn hóa, những trăn trở về nghề văn và nghệ
thuật của nhà văn: “Khi viết Tản mạn trước đèn, ông muốn đặt lại và tái khẳng định vấn đề
trách nhiệm của nhà văn đối với vận mệnh đất nước, bản lĩnh văn hóa của người viết, sự cô đơn
của nghệ sĩ trên hành trình đi tìm cái đẹp, sự tỉnh táo cần thiết của một nhà văn giữa muôn nẻo
đường sáng tạo để làm sao thoát khỏi mê lầm.”[22, tr.57]
Thạch Linh nhận thấy vốn sống văn hóa thâm sâu và lối viết tùy bút nhẹ nhàng, sâu lắng
của Đỗ Chu : “Đỗ Chu giấu cả trong mình một kho văn hóa dân gian, bác học, lịch sử, huyền
tích, cái trông thấy và cái nghe thấy, cái sống và cái ngẫm, trộn tất cả vào mình rồi rút ra bằng
những câu văn như kể chuyện mà như tâm sự, giãi bày, khiến cho những điều ông nói ra được
đọng lại day dứt, ngậm ngùi, có cả những điều khó nói cũng được ông nói ra nhẹ nhàng, sâu
lắng.” [52]
Về phương diện nghệ thuật, Hà Khải Hưng khi nhận xét về tập Thăm thẳm bóng người đã
khẳng định vẻ đẹp ngôn ngữ và phong cách trữ tình đằm thắm trong các trang tùy bút của Đỗ
Chu: “Ngoài việc cài cắm được nhiều thông tin văn hóa, xã hội…, ông