Đểnâng cao chất lượng giảng dạy đại học, việc đánh giá chính xác kết
quảhọc tập của sinh viên là một vấn đềrất quan trọng. Trong thực trạng giáo
dục đại học còn nhiều tiêu cực và bất cập nhưhiện nay, việc áp dụng hình
thức thi, kiểm tra trắc nghiệm khách quan là một trong những biện pháp có
hiệu quảcho phép đánh giá tương đối chính xác kết quảhọc tập của sinh viên.
Khoa Công nghệthông tin - Đại học Thái Nguyên cũng nhưcác trường đại
học khác hiện đang tích cực áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan
cho khoảng 40% tổng sốcác môn học, coi đây là một trong những biện pháp
nhằm đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên một thực tếxảy ra là chất lượng các bộ đềthi trắc nghiệm khách
quan chưa được bảo đảm cảvề độgiá trịcũng như độtin cậy. Do đó tôi đã lựa
chọn đềtài “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng các bộ đềthi trắc
nghiệm khách quan tại Khoa Công nghệthông tin - Đại học Thái Nguyên”
Thực tếhiện nay việc xây dựng các bộ đềthi trắc nghiệm khách quan
được giao cho các nhóm giáo viên phụtrách môn học thực hiện. Các giáo
viên xây dựng bộ đềhầu hết đều theo kinh nghiệm chủquan của mình, chưa
được trang bị đầy đủvềkiến thức và kỹnăng thiết kế đềthi trắc nghiệm. Các
đềthi do giáo viên soạn thảo được đưa vào ứng dụng trực tiếp, không qua quá
trình thửnghiệm và đánh giá. Chính vì vậy phân bố điểm thi không thểhiện
tính chuẩn, do còn có nhiều câu hỏi kém chất lượng. Nhưchúng ta biết, hiện
nay chưa có công trình nào nghiên cứu cụthểvềvấn đềnày. Vì vậy chưa có
một kết luận chính xác về độtin cậy, độgiá trịcủa các bộ đềthi trắc nghiệm
khách quan cũng nhưcác yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bộ đềtrắc nghiệm
81 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng các bộ đềthi trắc nghiệm khách quan tại Khoa Công nghệthông tin - Đại học Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện.
Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này chưa hề được
công bố ở các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 9 năm 2009.
Tác giả
Nguyễn Anh Tuấn
1
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Công
Khanh đã hướng dẫn hết sức chu đáo, nhiệt tình trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo của Trung tâm Đảm bảo chất
lượng đào tạo & Nghiên cứu phát triển giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.
đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu
tại trường.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Khoa Công nghệ thông tin - Đại học
Thái Nguyên, các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong
quá trình tiến hành thực nghiệm đề tài.
Xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả trong quá trình thực hiện và hoàn thành
luận văn!
2
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan................................................................................................. 1
Lời cảm ơn .................................................................................................... 2
Mục lục.......................................................................................................... 3
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................. 5
Danh mục bảng ............................................................................................. 6
Danh mục hình .............................................................................................. 7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................... 8
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................... 9
3. Giới hạn nghiên cứu .......................................................................... 9
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 9
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
1.1. Các khái niệm về chất lượng bộ đề thi trắc nghiệm ..................... 11
1.1.1. Các công cụ đo lường đánh giá kết quả học tập................. 11
1.1.2. Trắc nghiệm và những vấn đề liên quan ............................ 13
1.1.3. Độ tin cậy của bộ câu hỏi trắc nghiệm ............................... 19
1.1.4. Độ giá trị (hiệu lực) của bộ câu hỏi trắc nghiệm................ 24
1.2. Quy trình xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm khách quan ................ 26
1.2.1. Các quy tắc viết câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn ........ 26
1.2.2. Xây dựng bảng trọng số của môn học ............................... 31
1.2.3. Xây dựng ngân hàng đề thi trắc nghiệm môn học ............. 32
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Những định hướng, trọng tâm nghiên cứu.................................... 34
2.1.1. Chuyên đề nghiên cứu thứ nhất.......................................... 34
3
2.1.2. Chuyên đề nghiên cứu thứ hai............................................ 34
2.1.3. Chuyên đề nghiên cứu thứ ba............................................. 35
2.2. Thiết kế mẫu phiếu điều tra đối với giáo viên.............................. 35
Chương 3. XỬ LÝ SỐ LIỆU KẾT QUẢ THI TRẮC NGHIỆM
3.1. Xử lý số liệu kết quả thi TNKQ ................................................... 39
3.1.1. Phân tích độ khó của item.................................................. 39
3.1.2. Phân tích độ phân biệt của item ......................................... 40
3.1.3. Đánh giá độ tin cậy của bài trắc nghiệm............................ 42
3.1.4. Xử lý số liệu đề thi trên mô hình QUEST ......................... 48
3.1.5. Kết luận về độ giá trị của các bộ đề ................................... 52
3.2. Xử lý số liệu mẫu phiếu hỏi trong giảng viên .............................. 52
3.2.1. Đánh giá độ tin cậy của công cụ đo (mẫu phiếu hỏi)......... 52
3.2.2. Đánh giá về độ giá trị của công cụ đo và sự phù hợp
của mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
bộ đề thi TNKQ qua xử lý phiếu hỏi................................. 62
3.3. Kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng
bộ đề TNKQ ................................................................................. 62
KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận ......................................................................................... 71
4.2. Đề xuất giải pháp .......................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 74
PHỤ LUC
Phụ lục 1. File dữ liệu mon01.Itn ........................................................ 75
Phụ lục 2. File dữ liệu mon01.map...................................................... 77
Phụ lục 3. Mẫu phiếu hỏi khảo sát giảng viên..................................... 81
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT VIẾT TẮT ĐỌC LÀ
1 ĐHTN Đại học Thái Nguyên
2 GD Giáo dục
3 GD – ĐT Giáo dục - đào tạo
4 GV Giảng viên
5 HS Học sinh
6 KT – ĐG Kiểm tra đánh giá
7 MCQ Câu hỏi nhiều lựa chọn
8 NXB Nhà xuất bản
9 SV Sinh viên
10 TNKQ Trắc nghiệm khách quan
5
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Ví dụ về bảng trọng số của 1 đề thi
hết học phần gồm 60 câu trắc nghiệm.....................................................32
Bảng 3.1: Kết quả phân tích độ tin cậy (Reliability Analysis Alpha)
của toàn bài trắc nghiệm trong đề số 1....................................... 44
Bảng 3.2: Các thông số về độ tin cậy (Reliability Statistics) ..................... 46
Bảng 3.3: Hệ số tin cậy Alpha Cronbach’s của 50 đề trắc nghiệm ............ 46
Bảng 3.4: Phân bố tương quan giữa độ khó của đề và năng lực học sinh .. 49
Bảng 3.5: Phân bố các item trong khoảng cho phép (infit mean square) ... 50
Bảng 3.6: Các thông số đo lường của từng item trong file mon1.itn ......... 51
Bảng 3.7: Hệ số tin cậy của từng item trên mẫu 50 giáo viên (N = 50) ..... 55
Bảng 3.8: Ma trận tương quan của các item qua xử lý phiếu hỏi ............... 57
Bảng 3.9: Ma trận phân bố của các item phiếu hỏi trong file Phieu.map... 60
Bảng 3.10: Phân bố của các item trong phiếu hỏi
trong khoảng cho phép (infit mean square).............................. 61
6
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Sơ đồ các phương pháp kiểm tra - đánh giá .............................. 12
Hình 3.1: Thủ tục Analyze \ Scale \ Reliability trong file SPSS.sav.......... 54
Hình 3.2: Phân bố thống kê của biến “diem.ptn” ....................................... 64
Hình 3.3: Biểu đồ phân chia mức khi Recode biến “diem.ptn”................. 65
Hình 3.4: Thủ tục Transform \ Recode \ Into Same Variables ................... 66
Hình 3.5: Thủ tục Transform \ Recode \ Into
Same Variables khi nhóm biến................................................... 65
Hình 3.6: Biểu đồ phân bố biến “chl.de” trên mẫu
kết quả thi của 50 bộ đề TNKQ...................................................................66
Hình 3.7: Phân bố mức của biến “chl.de” sau khi Recode ........................ 67
Hình 3.8: Thủ tục Bảng chéo (Statistics \ Summaries \ Crosstabs) ............ 68
Hình 3.9: Kết quả bảng chéo Crosstabs
giữa hai biến“diem.ptn.nhom” và “chl.de.nhom” ...................... 70
7
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để nâng cao chất lượng giảng dạy đại học, việc đánh giá chính xác kết
quả học tập của sinh viên là một vấn đề rất quan trọng. Trong thực trạng giáo
dục đại học còn nhiều tiêu cực và bất cập như hiện nay, việc áp dụng hình
thức thi, kiểm tra trắc nghiệm khách quan là một trong những biện pháp có
hiệu quả cho phép đánh giá tương đối chính xác kết quả học tập của sinh viên.
Khoa Công nghệ thông tin - Đại học Thái Nguyên cũng như các trường đại
học khác hiện đang tích cực áp dụng hình thức thi trắc nghiệm khách quan
cho khoảng 40% tổng số các môn học, coi đây là một trong những biện pháp
nhằm đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên một thực tế xảy ra là chất lượng các bộ đề thi trắc nghiệm khách
quan chưa được bảo đảm cả về độ giá trị cũng như độ tin cậy. Do đó tôi đã lựa
chọn đề tài “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng các bộ đề thi trắc
nghiệm khách quan tại Khoa Công nghệ thông tin - Đại học Thái Nguyên”
Thực tế hiện nay việc xây dựng các bộ đề thi trắc nghiệm khách quan
được giao cho các nhóm giáo viên phụ trách môn học thực hiện. Các giáo
viên xây dựng bộ đề hầu hết đều theo kinh nghiệm chủ quan của mình, chưa
được trang bị đầy đủ về kiến thức và kỹ năng thiết kế đề thi trắc nghiệm. Các
đề thi do giáo viên soạn thảo được đưa vào ứng dụng trực tiếp, không qua quá
trình thử nghiệm và đánh giá. Chính vì vậy phân bố điểm thi không thể hiện
tính chuẩn, do còn có nhiều câu hỏi kém chất lượng. Như chúng ta biết, hiện
nay chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về vấn đề này. Vì vậy chưa có
một kết luận chính xác về độ tin cậy, độ giá trị của các bộ đề thi trắc nghiệm
khách quan cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bộ đề trắc nghiệm.
Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn sẽ đánh giá được thực chất
về độ giá trị, độ tin cậy của các bộ đề thi trắc nghiệm khách quan của Nhà
8
trường cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng các bộ đề thi trắc
nghiệm, từ đó chỉ ra được các giải pháp khắc phục.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu này hướng đến những mục tiêu như sau:
- Đánh giá độ tin cậy của bộ đề thi trắc nghiệm khách quan.
- Đánh giá độ giá trị của bộ đề thi trắc nghiệm khách quan.
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bộ đề trắc nghiệm.
3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Đề tài giới hạn trong việc nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy, độ giá trị của
50 bộ đề thi trắc nghiệm khách quan đã được sử dụng tại Khoa CNTT -
ĐHTN. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng đề thi trắc
nghiệm của 50 giáo viên thông qua xử lý phiếu điều tra ý kiến kết hợp xử lý
số liệu kết quả thi của các môn học tương ứng.
4 . Phương pháp nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu / giả thiết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là:
“Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình xây dựng các bộ đề trắc nghiệm”.
Các giả thiết nghiên cứu được đặt ra là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
đến chất lượng các bộ đề:
1- Yếu tố thời gian đầu tư cho công việc: Là thời gian thực tế giáo viên
dùng để nghiên cứu tài liệu và biên soạn đề thi, quỹ thời gian của nhà trường
dành cho việc này.
2- Động cơ của người thực hiện: Là các yếu tố như sự say mê, hứng thú
của cá nhân các giáo viên hay đơn giản là phải hoàn thành nhiệm vụ.
3- Mức độ người ra đề được trang bị kỹ thuật thiết kế đề trắc nghiệm:
Thể hiện ở mức độ được tập huấn, tự nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng đề thi
trắc nghiệm.
9
4- Sự quan tâm của nhà trường: Thể hiện ở sự khuyến khích, động viên
bằng tinh thần hay vật chất cụ thể.
5- Tính chất các nhóm môn học: Là đặc thù của nhóm môn học đến việc
ra đề trắc nghiệm (phù hợp hay khó thực hiện).
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là số liệu kết quả thi của 50 bộ đề trắc nghiệm
khách quan tại Khoa CNTT và các giáo viên trực tiếp xây dựng các bộ đề đó.
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng các bộ đề
thi trắc nghiệm.
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
1. Phương pháp khảo cứu lý thuyết: Nghiên cứu các quy định về triển
khai thực hiện việc thi trắc nghiệm và xây dựng ngân hàng thi trắc nghiệm
của Bộ GD&ĐT; Các lý thuyết về đo lường đánh giá trong giáo dục.
2. Phương pháp điều tra khảo sát: Thực hiện qua hai bước chính là
nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
- Nghiên cứu sơ bộ: Thực hiện thông qua phương pháp định tính, sử dụng
kỹ thuật thảo luận nhóm để bổ sung mô hình.
- Nghiên cứu chính thức: Thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu
định lượng, sử dụng kỹ thuật thu thập thông tin qua việc phỏng vấn, lấy phiếu
điều tra trên các đối tượng giáo viên. Mục đích nghiên cứu này là để sàng lọc
các biến quan sát, xác định thành phần cũng như giá trị độ tin cậy của thang
đo và kiểm định mô hình lý thuyết.
3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên
gia có kinh nghiệm trong giáo dục đại học và đo lường đánh giá trong giáo dục.
4. Phương pháp thống kê toán học: Thu thập và xử lý số liệu (gồm kết
quả các môn thi trắc nghiệm và phiếu điều tra đối với giáo viên ra đề thi trắc
nghiệm) trong quá trình nghiên cứu bằng các phần mềm SPSS và QUEST.
10
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
Để đổi mới phương pháp dạy học theo phương châm “Lấy người học
làm trung tâm” đã có rất nhiều biện pháp, trong đó việc sử dụng các bộ đề thi
trắc nghiệm khách quan (TNKQ) như là một công cụ để đánh giá chính xác
kết quả học tập của sinh viên cũng như nâng cao hiệu quả của việc dạy học
tích cực, đang được áp dụng một cách có hiệu quả. Tuy nhiên chất lượng của
các bộ đề thi TNKQ lại là một vấn đề chưa được xem xét một cách hệ thống
và đầy đủ. Trên thế giới, các quy trình biên soạn đề thi TNKQ được thực hiện
một cách chặt chẽ và các bộ đề được đánh giá một cách khoa học trước khi
đem sử dụng. Đối với giáo dục đại học ở Việt Nam, việc áp dụng hình thức
thi TNKQ vẫn còn là mới mẻ, mặc dù đã có quy định về quy trình biên soạn
các câu hỏi thi TNKQ nhưng việc biên soạn cụ thể tại các nhà trường vẫn
nặng về tính chủ quan và cũng chưa có các công trình nghiên cứu đánh giá
một cách cụ thể về chất lượng của các bộ đề thi TNKQ. Việc các nhà trường
tự đánh giá chất lượng các bộ đề thi TNKQ cũng như tìm các biện pháp nâng
cao chất lượng các bộ đề TNKQ là rất cần thiết trong việc nâng cao chất
lượng dạy và học của nhà trường.
Chất lượng một bộ đề thi nói chung phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng chủ
yếu và trực tiếp là các yếu tố tác động đến chính bản thân người ra đề. Trong
điều kiện giảng dạy hiện nay, có thể khái quát thành 5 nhóm yếu tố giả thuyết
có ảnh hưởng đến người ra đề, đó là:
- Thời gian đầu tư cho công việc.
- Động cơ của người thực hiện.
- Mức độ được trang bị kỹ thuật.
- Sự quan tâm của nhà trường.
- Tính chất các nhóm môn học.
11
Các nghiên cứu của đề tài sẽ thực hiện phỏng vấn trên phiếu điều tra đối
với các đối tượng là giáo viên trực tiếp ra đề thi trắc nghiệm. Kết hợp xử lý số
liệu về độ giá trị, độ tin cậy của các bộ đề thi để tìm ra tương quan thực tế
giữa các yếu tố giả thuyết và chất lượng bộ đề. Trên cơ sở đó kiểm nghiệm lại
độ tin cậy của thang đo được thiết kế trên phiếu điều tra.
1.1. Các khái niệm về chất lượng bộ đề thi trắc nghiệm
1.1.1. Các công cụ đo lường kết quả học tập
Dựa vào hình thức diễn đạt, có thể hình dung hệ thống các phương pháp
kiểm tra - đánh giá trong dạy học qua sơ đồ sau đây:
QUAN SÁT
CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA
VIẾT VẤN ĐÁP
TỰ LUẬN TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN
Cung cấp thông tinTiểu luận
Nhiều lựa chọnĐúng saiDiễn giải Điền khuyếtGhép đôi
Hình 1.1: Sơ đồ các phương pháp kiểm tra - đánh giá.
1.1.1.1. Phương pháp quan sát
Quan sát giúp xác định cử chỉ, thái độ, hành vi, sự phản ứng, thao tác
thực hành, kĩ năng thực hành và một số kĩ năng về nhận thức khác của người
được kiểm tra. Phương pháp này chủ yếu mang tính chất định tính nên thường
dùng trong đánh giá kết quả thực hành.
12
1.1.1.2. Phương pháp vấn đáp
Vấn đáp (hỏi và trả lời) có thể dùng lời hoặc không dùng lời. Đối với
trắc nghiệm không dùng lời thì người hỏi dùng điệu bộ, phim, tranh ảnh..,
người trả lời có thể dùng lời hoặc không. Phương pháp dùng lời được phổ
biến hơn mà chúng ta hay gọi là kiểm tra vấn đáp. Phương pháp này vừa định
tính vừa định lượng, độ chính xác tương đối cao, có giá trị nhiều mặt. Nó
thích hợp với cả người dạy và người học, đặc biệt có lợi trong kiểm tra xử lí
tình huống, rèn phản ứng nhanh nhạy cho HS. Tuy nhiên phương pháp này
không thích hợp cho việc đánh giá một phổ rộng với khối lượng lớn kiến
thức, trên nhiều HS trong một thời gian ngắn. Câu hỏi để HS trả lời đa số chỉ
nằm trong một nội dung hẹp nào đó.
1.1.1.3. Phương pháp kiểm tra viết
Đây là hình thức được dùng phổ biến trong dạy học. Kiểm tra theo kiểu
này có những ưu điểm sau:
- Cho phép kiểm tra nhiều HS một lần.
- Cung cấp một bản ghi rõ ràng các câu trả lời của thí sinh dùng cho việc
chấm điểm.
- Cho phép thí sinh cân nhắc trước khi trả lời các câu hỏi, do đó kiểm tra
được sự phát triển trí tuệ ở mức cao hơn.
- Dễ quản lí vì bản thân người chấm không tham gia trực tiếp trong thời
gian kiểm tra.
1.1.2. Trắc nghiệm và những vấn đề liên quan
1.1.2.1. Khái niệm về trắc nghiệm
Trắc nghiệm “test” trong tiếng Anh có nghĩa là “sự khảo sát hoặc thử các
phẩm chất của một người hoặc vật”; còn trong tiếng Hán thì “trắc” có nghĩa là
“đo lường”, “nghiệm” có nghĩa là “suy xét, chứng thực”.
13
Theo Trần Bá Hoành: “Trắc nghiệm trong giáo dục là một phương pháp
đo để thăm dò một số đặc điểm năng lực trí tuệ của HS như chú ý, ghi nhớ,
tưởng tượng… hoặc để kiểm tra đánh giá một số kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo,
thái độ của HS”.
Theo Dương Thiệu Tống: “Trắc nghiệm là công cụ hoặc quy trình có
tính hệ thống nhằm đo lường một mẫu các hành vi. Trắc nghiệm giúp ta trả
lời câu hỏi: thành tích của các cá nhân như thế nào khi so sánh với những
người khác hay so sánh với một lĩnh vực các nhiệm vụ dự kiến?”.
1.1.2.2. Trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan
Trắc nghiệm viết bao gồm hai loại: trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm
khách quan
- Trắc nghiệm tự luận (Essay test).
Trắc nghiệm tự luận bao gồm nhiều dạng khác nhau nhưng nhìn chung
HS có thể diễn đạt tư tưởng, câu văn nhờ kiến thức và kinh nghiệm học tập đã
có. Phương pháp này có thể đo được khả năng suy luận cũng như phát huy
được óc sáng tạo, khéo léo khi giải quyết vấn đề của HS, khuyến khích HS
thói quen suy diễn, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, tạo điều kiện cho HS
luyện cách diễn đạt, sử dụng từ ngữ. Việc soạn các câu hỏi dạng này không
mấy khó khăn. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là khó chấm
điểm, tính khách quan không cao nên độ tin cậy thấp. Mặt khác, trong một đề
thi chỉ kiểm tra được ít nội dung kiến thức.
- Trắc nghiệm khách quan (Objective test).
Trắc nghiệm khách quan là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi có
kèm theo những câu trả lời sẵn. Loại câu hỏi này cung cấp cho HS một phần
hay tất cả thông tin cần thiết và đòi hỏi HS phải chọn một câu để trả lời hoặc
chỉ cần thêm một vài từ. Đây là một phương pháp có khả năng đánh giá được
các mức độ nhận thức. Gọi là khách quan vì hệ thống cho điểm là khách quan.
14
Kết qủa của bài trắc nghiệm không phụ thuộc vào việc ai chấm bài trắc
nghiệm đó.
Thông thường, một bài TNKQ gồm nhiều câu hỏi hơn một bài trắc nghiệm
tự luận; mỗi câu hỏi có một phương án trả lời đúng, các phương án còn lại là
phương án nhiễu. Tuy nhiên, TNKQ chỉ có việc chấm điểm là khách quan, tính
chủ quan có thể nằm ở việc lựa chọn nội dung đề kiểm tra và việc định ra câu
trả lời. Nhiều người thường gọi tắt TNKQ là “trắc nghiệm”, do vậy khi dùng từ
“trắc nghiệm” mà không nói gì thêm thì chúng ta ngầm hiểu đây là TNKQ.
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, đến nay các chuyên gia về phương pháp
dạy học của nhiều nước trên thế giới đã thừa nhận việc KT - ĐG bằng trắc
nghiệm có khả năng đảm bảo tính khách quan cao.
Bên cạnh đó, thực tế việc sử dụng hình thức KT - ĐG bằng trắc nghiệm
trong dạy học cũng thu được những hiệu quả rõ rệt, đó là:
- Đối với nhà trường: Tăng uy tín của nhà trường thông qua việc nâng
cao năng lực của đội ngũ GV về các phương pháp dạy - học - đánh giá; có các
công cụ để kiểm tra nhanh chóng và chính xác thành quả học tập; nâng cao
hiệu quả và tiết kiệm thời gian trong việc đánh giá.
- Đối với HS: Tăn