Trong đời sống tinh thần của người Việt thì cưới là một chuyện hệtrọng trong
cuộc đời mỗi con người. Cưới là một phong tục, một nghi lễ đậm đà phong vị
dân tộc. Đểphong tục tập quán có một nền gốc quy củvững vàng, người xưa
đã đặt ra nghi lễhôn nhân. Ngoài sựnêu cao giá trịtối quan trọng câu nghĩa
vợchồng với tình cảm yêu đương cao quý cùng sựthuỷchung vẹn nghĩa trọn
tình, còn có mục đích tối hậu là bảo tồn tinh thần gia tộc, đềcao đạo hiếu
thảo, rèn luyện xây dựng con người biết tựtrọng và tôn trọng lẫn nhau, biết
giữtròn nhân cách trong đời sống.
Hôn lễViệt Nam tuy ban đầu chịu ảnh hưởng nặng nềtheo Chu Công Lễ, về
sau dần dà cải thiện theo phong tục tập quán và văn hoá riêng của dân tộc ta.
Hôn lễViệt Nam từ đây thiên vềxã hội tính, dành nhiều thoải mái cho trai
gái hơn và chuyện cấu kết thông gia cũng không nặng nềcâu nệtheo tín
ngưỡng và phép tắc, giáo điều Khổng Mạnh. Cho nên tới cuối thếkỷ19 và
đầu thếkỷ20, hôn lễtrong đời sống Việt Nam có tính cởi mởnhiều và ngày
càng giản lược nhưng thân hoà, ý nghĩa hơn.
Ca dao từng nhắn nhủ:
“ Dẫu yêu nhau thắm thiết đậm đà.
Nếu chưa hôn lễchưa thành vợchồng”
Do đó mọi người trong một đời phải trải qua một lần hôn lễ. Và trong một
hôn lễsẽcó sựchứng kiến, tham dựcủa hàng trăm thực khách. Có thểtiệc
cưới sẽmời thực khách tham dự ởtại tưgia hay được tổchức ởcác nhà hàng.
Tuy nhiên, thu nhập của người dân Thành phốHồChí Minh ngày càng được
nâng cao, trào lưu tiến triển xã hội ngày càng văn minh tiến bộvà yếu tố
không gian sẽgặp rất nhiều khó khăn khi mời thực khách đến dựtiệc cưới tại
tưgia nên các nhà hàng tổchức tiệc cưới tại TPHCM ngày càng phát triển cả
vềchất lẫn vềlượng.
Ngày nay, các đám cưới đã bắt đầu tổchức với phong cách mới và nếp sống
mới. Tiệc cưới là buổi tiệc của gia đình tổchức đểmời họhàng, bạn bè,
người thân đến đểchung vui đồng thời là đểra mắt của cô dâu, chú rễ đối với
họhàng, bạn bè và người thân của họ. Bữa tiệc này thường được tổchức rất
trang trọng tại các nhà hàng ởTPHCM
2
Nổi bật lên trong ngành dịch vụtiệc cưới tại TPHCM là Tổng Công Ty Du
Lịch Sài gòn (Saigontourist) đã định hướng cho sự đi lên không ngừng của
hoạt động kinh doanh dịch vụcủa công ty, trong đó không thểkhông nói đến
sựphát triển không ngừng của cụm nhà hàng tiệc cưới của công ty dịch vụdu
lịch Phú Thọ. Với sức chứa 2500 chỗngồi gồm 3 nhà hàng chính: Nhà Hàng
Thủy Tạ Đầm Sen, Nhà Hàng Phong Lan, và Nhà hàng Ngọc Lan sẽlà nơi lý
tưởng đểtổchức buổi tiệc cưới trang trọng này.
Khi quan niệm vềtính chất của buổi tiệc rất trang trọng cộng với sựra đời của
các nhà hàng tổchức tiệc cưới ởThành PhốHồChí Minh nói chung và của
công ty dịch vụdu lịch Phú Thọnói riêng, người sửdụng dịch vụnày sẽtrở
nên khó tính hơn, đòi hỏi cao hơn vềchất lượng dịch vụcủa buổi tiệc. Do đó
đểtạo sựhài lòng cho thực khách tham dựtiệc cưới cũng nhưgia tăng thêm
lượng khách hàng thì các nhà hàng phải không ngừng áp dụng công nghệvào
tổchức tiệc cưới, cũng nhưkhông ngừng cải tiến chất lượng dịch vụvì một
buổi tiệc có đến hàng trăm khách được tham dựvà truyền miệng cho nhau về
chất lượng phục vụcủa nhà hàng.
Việc tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụvà làm giảm sự
hài lòng của thực khách khi đến tham dựtiệc cưới ởnhà hàng của công ty
dịch vụdu lịch Phú Thọsẽgiúp ban lãnh đạo có giải pháp đúng đắn đểnâng
cao chất lượng dịch vụcũng nhưnâng cao lợi thếcạnh tranh của nhà hàng,
đây cũng là lý do tôi chọn đềtài “Đánh giá chất lượng dịch vụtiệc cưới của
công ty dịch vụdu lịch Phú Thọ” đểnghiên cứu.
96 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1828 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá chất lượng dịch vụ tiệc cưới của công ty dịch vụ du lịch Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------
HÀ THỊ HỚN TƯƠI
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TIỆC
CƯỚI CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ DU LỊCH
PHÚ THỌ
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ : 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ BÍCH CHÂM
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2008
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Thang đo Servqual 15
Bảng 2.1: Danh sách các chuyên viên thảo luận nghiên cứu định tính lần 1 33
Bảng 2.2: Thang đo Servqual được điều chỉnh bổ sung lần 1 35
Bảng 2.3: Thang đo Servqual được điều chỉnh bổ sung lần 2 39
Bảng 2.4: Số lượng khảo sát các nhà hàng tiệc cưới của công ty dịch vụ du lịch Phú
Thọ tiến hành đánh giá chất lượng 43
Bảng 2.5: Cronbach Alpha của các thành phần thang đo chất lượng dịch vụ 45
Bảng 2.6: Cronbach Alpha của mức độ hài lòng 47
Bảng 2.7: Kết quả EFA của thang đo chất lượng dịch vụ 47
Bảng 2.8: Kết quả EFA của thang đo mức độ hài lòng 49
Bảng 2.9: Thang đo chất lượng dịch vụ tiệc cưới sau khi phân tích EFA 49
Bảng 2.10: Trung bình các yếu tố thang đo chất lượng dịch vụ tiệc cưới 52
Bảng 2.11: Hệ số xác định sự phù hợp của mô hình 52
Bảng 2.12: Hệ số của phương trình hồi quy 53
Bảng 2.13: Hệ số tương quan 54
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Mô hình 5 khoảng cách chất lượng dịch vụ 17
Hình 1.2: Mô hình chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng 21
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu 32
Hình 2.2: Mô hình lý thuyết đã điều chỉnh 51
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 3
5. Ý nghĩa thực tiễn 3
6. Cấu trúc nghiên cứu của đề tài 3
CHƯƠNG 1: TIỆC CƯỚI VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG
DỊCH VỤ 5
1.1 Tiệc cưới 5
1.1.1 Khái niệm về tiệc cưới 5
1.1.2 Lịch sử của nghi thức cưới 5
1.1.3 Cưới hỏi trong phong tục tập quán của người Việt Nam 7
1.1.4 Ý nghĩa của việc cưới xin trong đời sống xã hội 11
1.2 Cơ sở lý thuyết về chất lượng dịch vụ 12
1.2.1 Khái niệm về chất lượng dịch vụ 12
1.2.1.1 Khái niệm về dịch vụ 12
1.2.1.2 Khái niệm về chất lượng 13
1.2.1.3 Mô hình chất lượng dịch vụ 14
1.2.2 Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng19
1.3 Tóm tắt 22
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ 23
2.1 Giới thiệu khái quát về cụm nhà hàng tổ chức tiệc cưới của công ty
dịch vụ du lịch Phú Thọ 23
2.2 Giới thiệu tiệc cưới của cụm nhà hàng công ty dịch vụ
du lịch Phú Thọ 25
2.2.1 Nghi thức tổ chức tiệc cưới 25
2.2.2 Thực đơn tiệc cưới 28
2.3 Thiết kế quy trình nghiên cứu 30
2.4 Xây dựng và điều chỉnh thang đo 33
2.4.1 Nghiên cứu định tính 33
2.4.2 Nghiên cứu định lượng 41
2.4.3 Mẫu nghiên cứu 42
2.5 Kết quả nghiên cứu 43
2.5.1 Thông tin mẫu nghiên cứu 43
2.5.2 Phương pháp xử lý số liệu 44
2.5.3 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha 45
2.5.3.1 Thang đo chất lượng dịch vụ 45
2.5.3.2 Thang đo mức độ hài lòng 46
2.5.4 Phân tích nhân tố khám phá EFA 47
2.5.4.1 Thang đo chất lượng dịch vụ 47
2.5.4.2 Thang đo mức độ hài lòng 48
2.5.4.3 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu 49
2.5.4.4 Ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng dịch vụ tiệc cưới 51
2.5.5 Phân tích hồi quy và phân tích tương quan 52
2.5.5.1 Phân tích hồi quy 52
2.5.5.2 Phân tích tương quan 53
2.5.6 Phân tích phương sai một yếu tố (One-Way Anova) 55
2.5.7 Thảo luận kết quả 56
2.6 Tóm tắt 58
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG DỊCH VỤ TIỆC CƯỚI CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ DU
LỊCH PHÚ THỌ 60
3.1 Một số giải pháp 60
3.1.1 Mức độ tin cậy và năng lực phục vụ 60
3.1.2 Mức độ đáp ứng 67
3.1.3 Phương tiện vật chất hữu hình 68
3.1.4 Mức độ tiếp cận thuận tiện và mức độ đồng cảm 69
3.2 Một số kiến nghị khác 70
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong đời sống tinh thần của người Việt thì cưới là một chuyện hệ trọng trong
cuộc đời mỗi con người. Cưới là một phong tục, một nghi lễ đậm đà phong vị
dân tộc. Để phong tục tập quán có một nền gốc quy củ vững vàng, người xưa
đã đặt ra nghi lễ hôn nhân. Ngoài sự nêu cao giá trị tối quan trọng câu nghĩa
vợ chồng với tình cảm yêu đương cao quý cùng sự thuỷ chung vẹn nghĩa trọn
tình, còn có mục đích tối hậu là bảo tồn tinh thần gia tộc, đề cao đạo hiếu
thảo, rèn luyện xây dựng con người biết tự trọng và tôn trọng lẫn nhau, biết
giữ tròn nhân cách trong đời sống.
Hôn lễ Việt Nam tuy ban đầu chịu ảnh hưởng nặng nề theo Chu Công Lễ, về
sau dần dà cải thiện theo phong tục tập quán và văn hoá riêng của dân tộc ta.
Hôn lễ Việt Nam từ đây thiên về xã hội tính, dành nhiều thoải mái cho trai
gái hơn và chuyện cấu kết thông gia cũng không nặng nề câu nệ theo tín
ngưỡng và phép tắc, giáo điều Khổng Mạnh. Cho nên tới cuối thế kỷ 19 và
đầu thế kỷ 20, hôn lễ trong đời sống Việt Nam có tính cởi mở nhiều và ngày
càng giản lược nhưng thân hoà, ý nghĩa hơn.
Ca dao từng nhắn nhủ:
“ Dẫu yêu nhau thắm thiết đậm đà.
Nếu chưa hôn lễ chưa thành vợ chồng”
Do đó mọi người trong một đời phải trải qua một lần hôn lễ. Và trong một
hôn lễ sẽ có sự chứng kiến, tham dự của hàng trăm thực khách. Có thể tiệc
cưới sẽ mời thực khách tham dự ở tại tư gia hay được tổ chức ở các nhà hàng.
Tuy nhiên, thu nhập của người dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng được
nâng cao, trào lưu tiến triển xã hội ngày càng văn minh tiến bộ và yếu tố
không gian sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi mời thực khách đến dự tiệc cưới tại
tư gia nên các nhà hàng tổ chức tiệc cưới tại TPHCM ngày càng phát triển cả
về chất lẫn về lượng.
Ngày nay, các đám cưới đã bắt đầu tổ chức với phong cách mới và nếp sống
mới. Tiệc cưới là buổi tiệc của gia đình tổ chức để mời họ hàng, bạn bè,
người thân đến để chung vui đồng thời là để ra mắt của cô dâu, chú rễ đối với
họ hàng, bạn bè và người thân của họ. Bữa tiệc này thường được tổ chức rất
trang trọng tại các nhà hàng ở TPHCM
2
Nổi bật lên trong ngành dịch vụ tiệc cưới tại TPHCM là Tổng Công Ty Du
Lịch Sài gòn (Saigontourist) đã định hướng cho sự đi lên không ngừng của
hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty, trong đó không thể không nói đến
sự phát triển không ngừng của cụm nhà hàng tiệc cưới của công ty dịch vụ du
lịch Phú Thọ. Với sức chứa 2500 chỗ ngồi gồm 3 nhà hàng chính: Nhà Hàng
Thủy Tạ Đầm Sen, Nhà Hàng Phong Lan, và Nhà hàng Ngọc Lan sẽ là nơi lý
tưởng để tổ chức buổi tiệc cưới trang trọng này.
Khi quan niệm về tính chất của buổi tiệc rất trang trọng cộng với sự ra đời của
các nhà hàng tổ chức tiệc cưới ở Thành Phố Hồ Chí Minh nói chung và của
công ty dịch vụ du lịch Phú Thọ nói riêng, người sử dụng dịch vụ này sẽ trở
nên khó tính hơn, đòi hỏi cao hơn về chất lượng dịch vụ của buổi tiệc. Do đó
để tạo sự hài lòng cho thực khách tham dự tiệc cưới cũng như gia tăng thêm
lượng khách hàng thì các nhà hàng phải không ngừng áp dụng công nghệ vào
tổ chức tiệc cưới, cũng như không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ vì một
buổi tiệc có đến hàng trăm khách được tham dự và truyền miệng cho nhau về
chất lượng phục vụ của nhà hàng.
Việc tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và làm giảm sự
hài lòng của thực khách khi đến tham dự tiệc cưới ở nhà hàng của công ty
dịch vụ du lịch Phú Thọ sẽ giúp ban lãnh đạo có giải pháp đúng đắn để nâng
cao chất lượng dịch vụ cũng như nâng cao lợi thế cạnh tranh của nhà hàng,
đây cũng là lý do tôi chọn đề tài “Đánh giá chất lượng dịch vụ tiệc cưới của
công ty dịch vụ du lịch Phú Thọ” để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu với các mục tiêu sau:
Xác định các yếu tố đo lường chất lượng dịch vụ tiệc cưới
Xây dựng và điều chỉnh thang đo chất lượng dịch vụ tiệc cưới
Đánh giá chất lượng dịch vụ tiệc cưới của công ty dịch vụ du lịch Phú Thọ.
Đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc cưới của công
ty dịch vụ du lịch Phú Thọ
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài mong muốn đưa ra những giải pháp phù hợp cho việc nâng cao chất
lượng dịch vụ nhà hàng tiệc cưới của công ty dịch vụ du lịch Phú Thọ, do đó
phạm vi đề tài là lĩnh vực cung cấp dịch vụ tiệc cưới và sẽ khảo sát, phỏng
3
vấn trực tiếp những thực khách đến dự tiệc cưới ở cụm nhà hàng của công ty
(đó là nhà hàng Thủy Tạ Đầm Sen, nhà hàng Phong Lan, và nhà hàng Ngọc
Lan) .
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạn:
Nghiên cứu sơ bộ: Sử dụng phương pháp định tính. Thảo luận nhóm để điều
chỉnh, bổ sung mô hình thang đo chất lượng dịch vụ tiệc cưới ở nhà hàng.
Nghiên cứu chính thức: Sử dụng phương pháp định lượng với kỹ thuật
phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi điều tra nhằm kiểm định mô hình
thang đo và xác định yếu tố quan trọng tác động đến sự hài lòng của thực
khách khi tham dự tiệc cưới ở các nhà hàng.
Xử lý số liệu nghiên cứu: Sử dụng phần mềm SPSS 11.5 để kiểm định thang
đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha, phân tích EFA, phân tích tương quan
hồi quy, và phân tích phương sai (Oneway Anova).
5. Ý nghĩa thực tiễn
Trong thời buổi kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là sự
ra đời hàng loạt các nhà hàng tiệc cưới thì chất lượng dịch vụ cũng như việc
làm thỏa mãn sự hài lòng khách hàng sẽ phải đựơc đặt lên hàng đầu. Do đó
việc vận dụng các công nghệ vào việc tổ chức tiệc cưới cũng như việc tập
trung phân tích chất lựơng dịch vụ của nhà hàng tiệc cưới sẽ trực tiếp giúp các
nhà quản lý của công ty dịch vụ du lịch Phú Thọ có cái nhìn toàn diện hơn về
tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ và có những giải pháp thích hợp để
nâng cao mức độ hài lòng của khách đối với dịch vụ tiệc cưới cũng như nâng
cao lợi thế cạnh tranh.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn là cơ sở khoa học để phát triển phương thức
phân tích định kỳ chất lượng phục vụ không chỉ ở nhà hàng tiệc cưới mà còn
có thể mở rộng sang các loại hình nhà hàng khác.
6. Cấu trúc nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc nghiên cứu của đề tài gồm có 3
chương:
4
Chương 1: Tiệc cưới và cơ sở lý thuyết về chất lượng dịch vụ
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu và kết quả nghiên cứu
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc cưới cụm
nhà hàng của công ty dịch vụ du lịch Phú Thọ
5
CHƯƠNG 1: TIỆC CƯỚI VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
1.1 Tiệc cưới
1.1.1 Khái niệm về tiệc cưới
“Tiệc” theo định nghĩa là sự bày vẽ mâm cỗ để thết đãi mọi người.
Vậy tiệc cưới được hiểu là một loại tiệc trong đó có những nghi lễ trang trọng
để công bố sự kết hợp giữa “tân lang” và “tân gia nhân”, cô dâu chú rễ trở
thành thành viên của gia tộc dưới sự cho phép của hai gia đình và trước sự
chứng kiến, chúc phúc của mọi người.
1.1.2 Lịch sử của nghi thức cưới
Trước khi được pháp luật công nhận, nghi thức đánh dấu thời khắc người đàn
ông và người đàn bà chính thức sinh sống cùng nhau đã trải qua nhiều thăng
trầm, gắn với lịch sử phát triển và tư duy nhân loại.
Cướp vợ: Hình thức cưới cổ xưa nhất trong lịch sử nhân loại không bao
hàm khái niệm yêu, thay vào đó là những mưu đồ chính trị và ý nghĩa sống
còn. Trong buổi bình minh của nhân loại, người ta cho rằng muốn bộ tộc lớn
mạnh thì phải tăng cường khả năng sinh tồn. Vì thế đàn ông của các bộ tộc
thường bắt các cô gái từ bộ tộc hay làng khác về làm vợ. Khi đó, phụ nữ
thường bị chú rễ cùng bạn bè và họ hàng của anh ta bắt cóc. Nhóm những
thanh niên này là manh nha của hình ảnh những “phù rể” trong các đám cưới
hiện đại. Ngay khi cô gái bị cướp về, lập tức cô được coi là tài sản của chú rể
và bộ tộc của anh ta. Để tránh sự trả thù của bộ tộc cô dâu, người chồng
thường dắt vợ đi sống cách ly. Đây chính là nguồn gốc của “tuần trăng mật”
ngay sau lễ cưới.
Những đám cưới mang tính chính trị: Sau thời kỳ đó, nếu các cô dâu
không bị bắt cóc thì cũng bị sử dụng như một phương tiện để kết nối những
gia đình có vị trí cao trong bộ lạc. Cô gái đẹp bị gia đình gả bán để đổi lấy
tiền bạc, gia cầm, đất đai hay những đồ vật giá trị khác. Hôn nhân thường
được thực hiện với ý đồ nâng cao địa vị xã hội của một hay cả hai người.
Thông thường, họ không biết mặt nhau cho đến tận ngày cưới.
Đám cưới thời trung cổ: Thời trung cổ, phụ nữ không còn bị coi là món
hàng trao đổi. Nếu một đôi uyên ương muốn làm đám cưới, cha xứ sẽ ban
6
phước cho họ - đó cũng chính là nghi thức đầu tiên nhưng bắt buộc. Những
đám cưới bí mật, không theo quy tắc nhà thờ không được coi là hợp pháp.
Tuy nhiên,đám cưới vẫn luôn bị gắn với những bản hợp đồng ghi rõ nghĩa vụ
và trách nhiệm của tất cả các bên có liên quan. Đám cưới hoàng gia và quý
tộc thường được thực hiện khi đôi trẻ mới lên 10 hoặc 12 tuổi, chủ yếu là vì
của cải và thừa kế. Tuy nhiên, với tầng lớp bình dân, những đám cưới vì tình
yêu diễn ra phổ biến hơn bởi tài sản và vị trí xã hội không phải quá quan trọng
đối với họ.
Đám cưới thời thuộc địa: Lại một lần nữa, đám cưới là phi vụ làm ăn nhiều
hơn ái tình thuần tuý. Gia đình chú rễ thường sắp đặt cuộc hôn nhân, định
trước cô gái sẽ về làm vợ con trai mình sau khi đã “điều tra” kỹ nhân thân,
điều kiện kinh tế của gia đình “bên kia”, sau đó gửi thư cho người cha của cô
gái. Trong lá thư này ngoài việc ca ngợi những khả năng của con trai mình,
người cha của chú rể tương lai còn chỉ rõ những lợi ích mà hai gia đình có
được nếu tác thành cho đôi trẻ. Nếu người cha của cô gái đồng ý, hai bên sẽ
chính thức tìm hiểu và sau khi có thỏa thuận về hồi môn, hôn lễ sẽ được cử
hành. Thông thường những đám cưới ở miền Nam nước Anh được tổ chức
như một ngày hội, trong đó những buổi tiệc lớn ê hề đồ ăn, thức uống cùng
những trò chơi linh đình.
Đám cưới thời Victoria (nước Anh): Ngay khi học xong (khoảng 17,18
tuổi), các cô gái chính thức bước vào tuổi cập kê. Lúc này gia đình thường
chuẩn bị áo quần, đồ trang điểm để cô trở nên xinh đẹp, quyến rủ nhất. Những
chàng trai vẫn chủ yếu để ý đến hôn nhân vì tài sản hơn là tình ái. Tầng lớp
thượng lưu thường gặp gỡ trong những bữa tiệc, còn những người bình dân
thì gặp nhau trong những buổi nguyện tại nhà thờ. Nếu đôi trẻ thấy quý mến
nhau và gia đình họ không quá khác biệt về thân phận thì có thể đính hôn.
Nhìn chung cho đến tận thời kỳ này, hôn nhân cũng chỉ như thực hiện một
hợp đồng, nặng tính vật chất hơn là tinh thần. Tuy nhiên người phụ nữ đã độc
lập hơn trong hôn nhân. Họ có quyền từ chối không kết hôn nếu hoàn toàn
không có tình cảm gì với “đối tượng”.
Như vậy nghi thức cưới đã trải qua nhiều giai đoạn của thăng trầm lịch sử,
mỗi giai đoạn mang tính chất, ý nghĩa khác nhau. Và trong thời đại ngày nay,
đám cưới như là kết quả của một tình yêu đã đơm hoa kết trái, là hình ảnh
mang giá trị văn hóa truyền thống và nhân văn sâu sắc trong tâm thức của mỗi
con người.
7
1.1.3 Cưới hỏi trong phong tục tập quán của người Việt Nam
Trong đời sống thường ngày, chúng ta hay nhắc đến hai chữ “phong tục” để
lý giải những vấn đề ta phải làm mà không cần biết tại sao vì mọi người đều
làm như vậy. Vậy “phong tục” là gì? “Phong” có nghĩa là “gió”, “tục” là “thói
quen chung”. Vậy “phong tục” là thói quen lan rộng
.
Trong từ điển Hán Việt của Nguyễn Văn Khôn, ông định nghĩa “phong tục”
là “thói quen chung của số đông người từ lâu đời đúc thành khuôn khổ nhất
định”. Qua định nghĩa trên ta thấy, phong tục tức là những điều mà mọi người
vẫn theo từ trước tới nay và đã trở nên thói quen trong xã hội.
Nhìn chung, các thói quen và tục lệ không phải lúc nào cũng luôn luôn là hay
là tốt. Có thói quen ở thời đại này là hay nhưng sang thời đại sau đã không
còn ý nghĩa nữa. Vì vậy phong tục luôn luôn thay đổi theo thời gian dưới sự
tác động của đời sống bản thân con người trong xã hội.
Nghe qua như có sự mâu thuẫn khi nói tới đời sống bản thân qua phong tục.
Thật ra, mặc dầu là thói tục chung, nhưng phong tục vẫn chịu sự ảnh hưởng
bởi những sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày của con người. Với thời gian
và sự phát triển xã hội, phong tục tập quán đã được sàng lọc rất nhiều, những
tập tục lạc hậu mê tín dần dần bị đào thải, những cái tốt đẹp trong truyền
thống được bảo tồn và ngày càng phát huy để phù hợp với nhận thức và sự
phát triển của nhân loại. Điển hình là việc tiến hành nghi thức trong lễ cưới
của ta ngày xưa và ngày nay. Chỉ xét về mặt kinh tế ta đã thấy sự khác biệt
giữa nền kinh tế nông nghiệp lúa nước với nền kinh tế đang trên đường công
nghiệp hoá, hiện đại hóa như hiện nay. Cuộc sống trong thời đại công nghiệp
hoá khiến con người không còn thời gian chạy theo nhưng phong tục quá
rườm rà và lạc hậu.
Hiện nay, với nhịp sống đô thị ồn ào náo nhiệt, có mấy ai biết được hết những
phong tục của địa phương mình chứ đừng nói đến những phong tục chung của
cả nước. Giả sử như việc cưới xin, ai ai cũng cho đó là việc hệ trọng của cả
đời người nhưng không hẳn ai ai cũng biết nó xuất phát từ đâu và mục đích
của việc tổ chức lễ cưới nhằm vào điều gì?
Hôn lễ của nước ta trước đây theo nghi thức của Trung Hoa nhưng có sự thay
đổi đôi chút. Theo sử sách thì những nghi lễ này do Nhân Diên, thái thú quận
Cửu Chân truyền sang Việt Nam đầu tiên. Khi trình bày về hôn lễ, ông Thân
Trọng Huề có viết: “Đã lập hôn thì không lễ không thành hôn”. Lễ ở đây
8
chính là lễ do thái thú Nhân Diên truyền sang buổi ban đầu gồm sáu lễ, được
mệnh danh là “Chu Công lục lễ”
Lễ Nạp Thái: đôi bên nhà trai, nhà gái đính ước. Nhà trai dùng con nhạn
mang tới nhà gái với ý nghĩa là đã chọn được nơi. Vì theo tục lệ Trung Hoa
thì sau khi nghị hôn rồi, nhà trai mang sang nhà gái một cặp “nhạn”. Sở dĩ
đem chim nhạn là vì chim nhạn là loài chim rất chung tình, không sánh đôi
hai lần. Tương truyền rằng loài chim nhạn rất thảo ăn, khi chúng nó gặp mồi
thì kêu nhau ăn chung, vừa lúc đẻ trứng thì khi nở thế nào cũng có một con
trống và một con mái mà thôi. Khác với các loại chim khác, chim nhạn khi có
một con chết thì một con còn lại cũng buồn rầu mà chết theo. Sau này, người
Trung Hoa nào còn theo cỗ lễ thì chỉ dùng ngỗng thay thế cho chim
nhạn.(Loài ngỗng tuy ngông nghênh, nhưng rất chung tình).
Lễ Vấn Danh: là hỏi tên và họ của cô gái là gì? Được bao nhiêu tuổi, đã có
hứa hôn với ai chưa?
Lễ Nạp Cát: Sau khi xem xét tuổi và hai bên gia đình đồng ý, thì bên đàng
trai sẽ sắm sửa lễ phẩm đem sang nhà gái cầu hôn. Tùy theo nhà giàu thì lễ
quí, còn nghèo thì chút đỉnh gọi là.
Lễ Nạp Chưng: còn gọi là Lễ Nạp Tệ (“chưng” nghĩa là chứng, “Tệ” nghĩa
là lụa) là lễ đem hàng lụa hay vật phẩm quý giá đến nhà gái làm tang chứng
cho sự hứa hôn chắc chắn, rồi chỉ chờ ngày cưới dâu. Đây là lễ quan trọng
trong việc hôn nhân. Ngày cử lễ, nhà trai dẫn đến nhà gái đồ lễ gồm bánh,
trái, rượu, trà, trầu cau. Nhà gái nhận đồ lễ của nhà trai đem chia cho thân
bằng quyến thuộc để báo tin mừng (ở tỉnh thành ngày này có kèm theo thiệp
báo hỉ). Nhận lễ ăn hỏi tức là nhà gái đã nhận hẳn việc gả con cho nhà trai.
Sau đó, chàng rễ phải “sêu tết” nhà vợ chưa cưới, nghĩa là vào những dịp tết
Nguyên Đán, tết Đoan Ngọ, những ngày giỗ chính của nhà gái thì chàng rễ
phải có đồ lễ tới gia đình nhà vợ. Có nhiều nơi, chàng rễ phải tới ở rễ nhà vợ
một thời gian trước khi làm lễ cưới, nhưng chỉ ở trong thời kì chưa cưới này
thôi. Tuy nhiên, nhiều chàng trai đã sang ở rễ hẳn bên vợ.
Lễ Thỉnh Kỳ: là lễ xin định ngày giờ làm Lễ Cưới, nhưng ngày giờ cũng do
bên trai định, rồi hỏi lại ý kiến bên gái mà thôi, song thế nào nhà gái cũng tùy
ý bên trai.
Lễ Thân Nghinh: còn gọi là Lễ “Nghênh hôn”,là đã được nhà gái ưng thuận
ngày giờ đã định của bên trai. Trong lễ này có lễ dẫn cưới, nên trước khi ấn
9
định lễ rước dâu nhà gái thường thách cưới nhà trai (và những đồ lễ nhà gái
đòi, đôi khi nhà trai không lo nỗi vì nhà gái đã thách nào tiền dẫn cưới, nào đồ
trang sức, quần áo cho cô dâu