Quá trình sinh sống và phát triển của con người trong một khu vực không tránh khỏi tác động vào môi trường, trong đó có môi trường không khí.
Thị xã Đồng Xoài là đơn vị hành chính trung tâm của tỉnh Bình Phước, từ ngày thành lập cho đến nay thị xã Đồng Xoài có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế chuyển dần sang công nghiệp-dịch vụ, hệ thống giao thông phát triển tạo nên bộ mặt mới của một tỉnh. Đồng Xoài là vùng kinh tế trọng điểm của toàn tỉnh Bình Phước. Có quốc lộ 14 và ĐT 741 đi qua trung tâm thị xã nối liền các tỉnh Tây nguyên với các tỉnh miền Đông Nam bộ là điều kiện quan trọng để giao thương về kinh tế, văn hóa, chính trị với các khu đô thị lớn trong cả nước. Ngoài ra, từ Đồng Xoài, có thể di chuyển dễ dàng đến các vùng kinh tế phát triển nhanh chóng như Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu và sang nước bạn Campuchia.
Thực tế là trong những năm trở lại đây, thị xã Đồng Xoài có tốc độ phát triển nhanh và mạnh trong các lĩnh vực như công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị. Nhóm ngành công nghiệp-dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao (>80%), trong khi nhóm ngành nông-lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp (<20%). Đồng Xoài được xếp vào đô thị loại IV, với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí càng cao. Tuy Đồng Xoài chiếm diện tích khá nhỏ trong tổng diện tích tỉnh Bình Phước (khoảng 2%), nhưng lại có dân số chiếm 8,5% dân số tỉnh Bình Phước. Mật độ dân số đạt hơn 400 người/km2, gấp hơn 3 lần trung bình của tỉnh. Với một mật độ tập trung dân số cao trong một khu vực nhỏ, lại càng đặt ra vấn đề quan trọng trong việc bảo vệ môi trường không khí, tránh gây ô nhiễm, không khí ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân dân.
Thị xã Đồng Xoài, bên cạnh mật độ dân số lớn, còn tập trung phát triển nhiều khu công nghiệp (KCN) và các cơ sở công nghiệp ngoài khu công nghiệp. Theo khảo sát, thị xã Đồng Xoài sẽ có 3-4 KCN và gần 300 cơ sở hoạt động sản xuất. Điều này tạo ra nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí lớn nếu không có một biện pháp quản lý, kiểm soát ô nhiễm hiệu quả. Hơn nữa, theo quy hoạch phát triển kinh tế của Đồng Xoài trong những năm sắp tới, công nghiệp-dịch vụ vẫn là nhóm ngành được ưu tiên phát triển. Đặc biệt, Bình Phước nói chung và Đồng Xoài nói riêng, có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm khá lớn, nổi bật là tiêu, điều, cao su. Việc phát triển các loại cây công nghiệp này, chắc chắn kéo theo trong tương lai, các nhóm ngành chế biến và sản xuất có liên quan.
Theo “Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm của tỉnh Bình Phước (2005-2009) thị xã Đồng Xoài đã có dấu hiệu ô nhiễm môi trường không khí cục bộ, đặc biệt là ô nhiễm bụi. Công tác bảo vệ môi trường không khí, cần được thực hiện tức thời và định hướng trong một thời gian đủ dài để phát huy hiệu quả, đồng thời phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường không khí trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa này, đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí thị xã Đồng Xoài - tỉnh Bình Phước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” là rất thiết thực và có ý nghĩa.
142 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2083 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí thị xã Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
TP. HỒ CHÍ MINH Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
KHOA MÔI TRƯỜNG & CN SINH HỌC
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
1. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Kim Thúy
MSSV: …107108074…… Lớp :……07DMT2………… Khóa: 2007-2011 …
2. Tên đề tài: …“Đánh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí thị xã Đồng Xoài - tỉnh Bình Phước đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020”
3. Họ và tên CB hướng dẫn: Th.S Tô Thị Hằng
4. Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 01/04/2011 đến ngày 01/07/2011
Nhiệm vụ Luận văn tốt nghiệp: Tiến hành thu thập và phân tích mẫu tại một số khu vực trọng điểm thị xã Đồng Xoài để đánh giá chất lượng không khí hiện tại, tìm nguồn phát sinh gây ô nhiễm và đề xuất biện pháp, chương trình dự án để kiểm soát ô nhiễm không khí thị xã Đồng Xoài đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Ngày nộp đồ án: ngày 12/07/2011.
GVHD SVTHSV THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
(Ký, ghi rõ họ tên)
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Nguyễn Thị Kim Thúy. MSSV: 107108074.
Hiện đang là sinh viên lớp 07DMT2, khoa : Môi trường và Công nghệ sinh học, trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM.
Với đề tài luận văn tốt nghiệp: “Đánh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí thị xã Đồng Xoài - tỉnh Bình Phước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, những số liệu, tài liệu trong Luận văn được thu thập một cách trung thực và có cơ sở, có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM, Bộ Giáo dục - Đào tạo và trước pháp luật.
Tp. HCM, ngày tháng năm 2011
Sinh viên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình từ thầy cô, gia đình, bạn bè và những người xung quanh.
Lời đầu tiên, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Th.S .Tô Thị Hằng đã tận tình chỉ bảo em trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Cô đã chỉ bảo và góp ý rất nhiệt tình, cũng như đã truyền đạt rất nhiều kiến thức bổ ích về kinh nghiệm thực tế. Cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị công ty tư vấn và thẩm định Môi trường Vinacontrol đã tạo mọi điều kiện để em có thể hoàn thành luận văn này tốt nhất trong khả năng có thể.
Em cũng xin gởi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Môi Trường đã tạo điều kiện, giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ sở và chuyên ngành trong suốt những năm học vừa qua. Những kiến thức được học đã giúp em rất nhiều trong việc hoàn thành tốt luận văn này và sẽ là tài sản vô giá giúp em vững bước trên con đường tương lai.
Một lời cảm ơn chân thành xin dành cho các cô, chú, anh, chị trong phòng Tài nguyên & Môi trường, Ủy ban nhân dân thị xã Đồng Xoài; là những người luôn nhiệt tình giúp đỡ để thu thập thông tin cần thiết trong suốt thời gian em hoàn thành luạn văn tốt nghiệp của mình.
Xin gởi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã hỗ trợ trong việc tìm kiếm tài liệu, thông tin và trao đổi kiến thức.
Cuối cùng, xin kính chúc mọi người sức khỏe và thành công.
Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2011
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tên
CO
Cacbon monoxide
CO2
Cacbon dioxit
BTNMT
Bộ Tài nguyên Môi trường
CmHn
Các hợp chất hidrocacbon
DO (dầu diesel)
Sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ có thành phần chưng cất nằm giữa dầu hoả (kesosene) và dầu bôi trơn
DTTN
Diện tích tự nhiên
FO (Fuel Oil)
Dầu thô chưa chưng cất
KH & KT
Khoa học và kỹ thuật
NO2
Nitơ diôxit
NOx
Các oxit nitơ
SOx
Các oxit lưu huỳnh
SO2
Lưu huỳnh dioxit
STT
Số thứ tự
TN & MT
Tài nguyên và Môi trường
Tp.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
UBND
Uỷ ban nhân dân
VOCs
Thành phần các chất hữu cơ dễ bay hơi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thống kê diện tích theo địa hình 99916
Bảng 1.2: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm tại Đồng Xoài 12121219
Bảng 1.3: Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm tại Đồng Xoài 13131320
Bảng 1.4: Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm tại Đồng Xoài 14141421
Bảng 1.5: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm tại Đồng Xoài 15151522
Bảng 1.6: Giá trị sản xuất 2000-2005-2009 (theo giá cố định 1994) 24242330
Bảng 1.7: Đặc điểm dân số qua các năm 28282835
Bảng 2.1: Chất lượng không khí tại công ty TNHH SX-TM Sơn Thành, phường Tân Thiện 35353441
Bảng 2.2: Kết quả phân tích môi trường không khí của DNTN Phú Xuân, phường Tân Xuân 37373643
Bảng 2.3: Kết quả phân tích môi trường không khí của Công ty TNHH chế biến gỗ Hải Ngân, xã Tiến Thành 39393845
Bảng 2.4: Kết quả phân tích môi trường không khí xưởng phân bón Bromix thị xã Đồng Xoài 41414047
Bảng 2.5: Các ảnh hưởng tới sức khỏe của CO 49494855
Bảng 2.6: Một số các VOCs đáng quan tâm trong việc hạn chế để kiểm soát ô nhiễm không khí 51515057
Bảng 2.7: Chất lượng không khí thị xã Đồng Xoài vào mùa mưa 54545360
Bảng 2.8: Chất lượng không khí thị xã Đồng Xoài vào mùa khô 55555461
Bảng 2.9: Các vị trí lấy mẫu tiêu biểu tại thị xã Đồng Xoài 56565562
Bảng 3.1: Dự báo dân số qua các năm 64646370
Bảng 3.2: Kết quả tính toán hệ số ô nhiễm do khí thải sinh hoạt 64646370
Bảng 3.3: Tải lượng ô nhiễm khí thải sinh hoạt tại các khu dân cư thị xã Đồng Xoài 65656471
Bảng 3.4: Quy hoạch phát triển vận tải thị xã Đồng Xoài đến năm 2020 66666572
Bảng 3.5: Lượng xe khách và xe tải qua các năm 67676673
Bảng 3.6: Hệ số ô nhiễm không khí do WHO và dự án VIE/95/053 thiết lập 67676673
Bảng 3.7: Tải lượng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải của thị xã Đồng Xoài (tính trong phạm vi 1km) 68686774
Bảng 3.8: Tải lượng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải của thị xã Đồng Xoài vào năm 2015, 2020 68686774
Bảng 3.9: Tổng tải lượng ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải 69696875
Bảng 3.10: Dự báo tổng tải lượng ô nhiễm không khí tại các khu công nghiệp thị xã Đồng Xoài năm 2020 70706976
Bảng 4.1: Đánh giá mức độ tác động 71717077
Bảng 4.2: Thứ tự các nguồn gây ô nhiễm không khí ưu tiên kiểm soát giai đoạn 2011-2016 72727178
Bảng 4.3: Thứ tự các nguồn gây ô nhiễm không khí ưu tiên kiểm soát giai đoạn 2016-2020 76767582
Bảng 4.4: Xếp hạng các vấn đề ưu tiên thực hiện giai đoạn 2011-2016 73737279
Bảng 4.5: Xếp hạng các vấn đề ưu tiên thực hiện giai đoạn 2011-2016 77777683
Bảng 4.6: Hiệu quả lọc bụi của cây xanh 83838290
Bảng 4.7: Thời gian thực hiện dự án 969695103
Bảng 4.8: Đánh giá tính khả thi thực hiện dự án 979796104
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ % diện tích các phường, xã ở Đồng Xoài 88815
Biểu đồ 2.1: Nồng độ bụi trong không khí thị xã Đồng Xoài 57575662
Biểu đồ 2.2: Nồng độ SO2 trong không khí thị xã Đồng Xoài 58585764
Biểu đồ 2.3: Nồng độ NO2 trong không khí thị xã Đồng Xoài 60605965
Biểu đồ 2.4: Nồng độ CO trong không khí thị xã Đồng Xoài 61616067
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình sinh sống và phát triển của con người trong một khu vực không tránh khỏi tác động vào môi trường, trong đó có môi trường không khí.
Thị xã Đồng Xoài là đơn vị hành chính trung tâm của tỉnh Bình Phước, từ ngày thành lập cho đến nay thị xã Đồng Xoài có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, cơ cấu kinh tế chuyển dần sang công nghiệp-dịch vụ, hệ thống giao thông phát triển tạo nên bộ mặt mới của một tỉnh. Đồng Xoài là vùng kinh tế trọng điểm của toàn tỉnh Bình Phước. Có quốc lộ 14 và ĐT 741 đi qua trung tâm thị xã nối liền các tỉnh Tây nguyên với các tỉnh miền Đông Nam bộ là điều kiện quan trọng để giao thương về kinh tế, văn hóa, chính trị với các khu đô thị lớn trong cả nước. Ngoài ra, từ Đồng Xoài, có thể di chuyển dễ dàng đến các vùng kinh tế phát triển nhanh chóng như Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu và sang nước bạn Campuchia.
Thực tế là trong những năm trở lại đây, thị xã Đồng Xoài có tốc độ phát triển nhanh và mạnh trong các lĩnh vực như công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị. Nhóm ngành công nghiệp-dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao (>80%), trong khi nhóm ngành nông-lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp (<20%). Đồng Xoài được xếp vào đô thị loại IV, với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí càng cao. Tuy Đồng Xoài chiếm diện tích khá nhỏ trong tổng diện tích tỉnh Bình Phước (khoảng 2%), nhưng lại có dân số chiếm 8,5% dân số tỉnh Bình Phước. Mật độ dân số đạt hơn 400 người/km2, gấp hơn 3 lần trung bình của tỉnh. Với một mật độ tập trung dân số cao trong một khu vực nhỏ, lại càng đặt ra vấn đề quan trọng trong việc bảo vệ môi trường không khí, tránh gây ô nhiễm, không khí ảnh hưởng tới sức khỏe của nhân dân.
Thị xã Đồng Xoài, bên cạnh mật độ dân số lớn, còn tập trung phát triển nhiều khu công nghiệp (KCN) và các cơ sở công nghiệp ngoài khu công nghiệp. Theo khảo sát, thị xã Đồng Xoài sẽ có 3-4 KCN và gần 300 cơ sở hoạt động sản xuất. Điều này tạo ra nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí lớn nếu không có một biện pháp quản lý, kiểm soát ô nhiễm hiệu quả. Hơn nữa, theo quy hoạch phát triển kinh tế của Đồng Xoài trong những năm sắp tới, công nghiệp-dịch vụ vẫn là nhóm ngành được ưu tiên phát triển. Đặc biệt, Bình Phước nói chung và Đồng Xoài nói riêng, có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm khá lớn, nổi bật là tiêu, điều, cao su. Việc phát triển các loại cây công nghiệp này, chắc chắn kéo theo trong tương lai, các nhóm ngành chế biến và sản xuất có liên quan.
Theo “Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm của tỉnh Bình Phước (2005-2009) thị xã Đồng Xoài đã có dấu hiệu ô nhiễm môi trường không khí cục bộ, đặc biệt là ô nhiễm bụi. Công tác bảo vệ môi trường không khí, cần được thực hiện tức thời và định hướng trong một thời gian đủ dài để phát huy hiệu quả, đồng thời phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường không khí trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa này, đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí thị xã Đồng Xoài - tỉnh Bình Phước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” là rất thiết thực và có ý nghĩa.
2. Tình hình nghiên cứu
2.1 Ngoài nước
Trong những năm vừa qua, cùng với tốc độ phát triển kinh kế và khoa học công nghệ của các nước đã làm cho môi trường không khí toàn cầu bị ảnh hưởng khá mạnh mẽ. Đó là hiện tượng nóng lên toàn cầu, thiên tai hạn hán ở một số nước (Philipin, Thái Lan, Mỹ…), vấn đề mưa axít, suy giảm tầng ôzôn… Để khắc phục hậu quả này các nước trên thế giới đã cùng nhau vạch ra những kế hoạch thực thi để bảo vệ môi trường không khí.
Tại hội nghị liên hợp quốc về vấn đề bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế (2003), các quốc gia đã cùng thống nhất đi đến một kế hoạch chung là hướng đến phát triển môi trường bền vững, trong đó có môi trường không khí. Trong 158 nước tham gia vào hội nghị này thì có 84 nước (chiếm 54%) đã đề ra cho mình ít nhất một kế hoạch môi trường không khí, một tỉ lệ lớn hơn nhiều so với 3 năm trước đó. [2]
Theo chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) có được một môi trường không khí bền vững không chỉ là mối quan tâm của riêng quốc gia nào mà còn là mối quan tâm đặc biệt của quốc tế. Bằng việc chú ý và kết hợp các nhân tố môi trường với quá trình thực hiện các kế hoạch xóa đói giảm nghèo và các chiến lược kinh tế, nhiều quốc gia sẽ đạt được những thành tựu lớn. [2]
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) khuyến cáo một môi trường khỏe mạnh và bền vững (trong đó có môi trường không khí) là một tài sản vô giá của quốc gia và khi nó bị xâm hại, những người nghèo nhất chính là những người hứng chịu nhiều nhất. [2]
Cũng theo UNDP điều cần nhất là các quốc gia phải đề ra nguyên tắc chung về môi trường bền vững mà môi trường không khí là thành phần quan trọng,và rồi lập kế hoạch phát triển kinh tế dựa vào các điều kiện tự nhiên của bản thân đất nước họ. [2]
Dựa vào những kế hoạch của các quốc gia và các tổ chức bảo vệ môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng trên thế giới là kinh nghiệm và cơ sở khoa học bổ ích cho việc tiếp cận và lập ra các biện pháp kiểm soát môi trường không khí phù hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế của từng quốc gia, từng địa phương.
2.2 Trong nước
Kế hoạch bảo vệ môi trường không khí và Quy hoạch môi trường không khí ở Việt Nam đang là hai chương trình phát triển được các Bộ, ngành quan tâm, đặc biệt là Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường…, thu hút được nhiều sự tham gia của các tổ chức khoa học công nghệ và nhiều các cá nhân đầu tư công sức nghiên cứu. Trong đó, các chương trình, dự án bảo vệ môi trường không khí là một hành động cụ thể bám sát thực hiện các mục tiêu chiến lược đề ra nhằm hạn chế tối đa những rủi ro của môi trường không khí và đảm bảo phát triển bền vững.
Trong thời gian qua Cục Môi trường và một số địa phương đã đầu tư nghiên cứu kế hoạch môi trường (trong đó có môi trường không khí) và cả phương pháp áp dụng cho các dự án cụ thể. Các cơ quan quản lý môi trường cấp cao nhất của nước ta cũng nhận thấy tầm quan trọng của các biện pháp cụ thể trong công tác quy hoạch bảo vệ môi trường thể hiện thông qua các văn bản pháp quy về môi trường được ban hành: Chiến lược bảo tồn quốc gia năm (1996), Kế hoạch hành động quốc gia về môi trường và phát triển bền vững giai đoạn 1991-2000 (1991), Kế hoạch hành động quốc gia về môi trường giai đoạn 1996-2000 (1995), Kế hoạch hành động quốc gia về bảo vệ môi trường 2001-2005, kế hoạch hành động đa dạng sinh học (1995), Kế hoạch bảo vệ môi trường quốc gia đến 2010 và định hướng đến năm 2020, Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường 2001-2010… Hiện nay, theo quan điểm của các nhà làm công tác bảo vệ môi trường của nước ta, các ưu tiên về môi trường không khí phải được lồng ghép trong các kế hoạch phát triển của quốc gia, ngành và địa phương. Bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên được xem là những tiêu chí để xác định các ưu tiên phát triển quốc gia và sẽ là những chính sách bao trùm trong chiến lược GEF (Quỹ Môi Trường thế giới). Các chính sách then chốt trong các kế hoạch phát triển tài nguyên của các ngành hiện tại thể hiện các ưu tiên và cam kết của chính phủ theo các nguyên tắc của GEF.
Hiện nay, một số thành phố lớn như: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hạ Long… đã xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường nói chung và bước đầu đã đi vào thực hiện sơ bộ các dự án. Các thị xã, huyện đang đầu tư phát triển thành đô thị hiện đại văn minh cũng bước đầu tiến hành thực hiện các kế hoạch bảo vệ môi trường (đất, nước, không khí) như huyện Đức Phổ tỉnh Quãng Ngãi và một số huyện, thị khác trong cả nước. [2]
Đối với các địa phương khác, vấn đề hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường nói chung đã được quan tâm nhiều trong những năm gần đây, đặc biệt là trong giai đoạn đất nước đang đặt mục tiêu phát triển thành một quốc gia công nghiệp vào năm 2020. Các tỉnh như Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An, Bình Dương, Đồng Nai và một số địa phương khác đã xây dựng các biện pháp cũng như chiến lược bảo vệ môi trường không khí từ cấp huyện đến tỉnh. Hiện nay, các biện pháp đó đang được triển khai và phát huy tác dụng khá tốt trong công tác bảo vệ môi trường không khí.
Ở Bình Phước, vấn đề bảo vệ môi trường không khí đã được nhắc đến trong rất nhiều chương trình, hội thảo, dự án như “Dự án quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, “ Báo cáo hiện trạng môi trường 5 năm tỉnh Bình Phước (2005-2009). Riêng thị xã Đồng Xoài, đây vẫn còn là vấn đề còn khá mới mẻ, nó đã từng được nhắc đến Ttrong báo cáo hiện trạng môi trường của toàn tỉnh Bình Phước, khu vực thị xã Đồng Xoài được đề cập chỉ mang tính khái quát về hiện trạng môi trường không khí, đề ra nhưng chỉ mang tính khái quát chung, biện pháp chung để kiểm soát ô nhiễm môi trường,chưa chưa cụ thể ở từng môi trường lĩnh vực, ngành nghề sản xuất trên địa bàn của toàn thị xã Đồng Xoài.
Mục đích nghiên cứu
Xác định các vấn đề môi trường không khí, tìm ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí trên cơ sở khảo sát,Đ đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường không khí trên địa bàn thị xã Đồng Xoài đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Dự báo diễn biến chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thị xã Đồng Xoài.
Đề xuất Kiến nghị một số giải pháp cụ thể, khả thi và đề xuất một số chương trình thực hiện nhằm kiểm soát ô nhiễmbảo vệ môi trường không khí thị xã Đồng Xoài đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
phục vụ phát triển bền vững thị xã Đồng Xoài đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Trình bày dựa trên kết quả khảo sát thực địa, xác định các cơ sở sản xuất và phân chia thành nhóm ngành; các trục giao thông chính, khu vực dịch vụ có tiềm năng gây ô nhiễm không khí. Tiến hành lấy mẫu và phân tích khí thải. Đánh giá mức độ ô nhiễm không khí hiện tại.
- Dự báo tải lượng ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải, hoạt động dân sinh, hoạt động công nghiệp đến năm 2020.
- Xác định các vấn đề ưu tiên thực hiện bảo vệ môi trường không khí:
+ Các vấn đề ưu tiên thực hiện giai đoạn 2011-2015.
+ Các vấn đề ưu tiên thực hiện giai đoạn 2016-2020.
- Đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Khảo sát thực địa, lấy mẫu.
Thu thập các tài liệu, thông tin liên quan đến nguồn phát sinh ô nhiễm không khí trên địa bàn thị xã Đồng Xoài
Phân tích, tổng hợp và đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý khí thải của các cơ sở sản xuất, các nhà máy trong các khu công nghiệp của thị xã Đồng Xoài.
Xử lý các số liệu thống kê đã thu thập được, các kết quả phân tích mẫu.
Nghiên cứu các tài liệu về các chính sách, các chương trình có liên quan đến vấn đề môi trường không khí.
6. Các kết quả đạt được của đề tài
Đánh gía được hiện trạng môi trường không khí thời điểm hiện tại, tìm ra các nguồn có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí và có biện pháp ngăn chặn phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí ở thị xã Đồng Xoài từ nay đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
7. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp
Kết cấu gồm 4 chương:
Chương I: Tổng quan về thị xã Đồng Xoài
Chương II: Hiện trạng môi trường không khí thị xã Đồng Xoài
Chương III: Dự báo ô nhiễm môi trường không khí thị xã Đồng Xoài
Chương IV: Đề xuất biện pháp kiểm soát môi trường không khí thị xã Đồng Xoài nói riêng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI
1.1 Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Đồng Xoài nằm ở phía Nam tỉnh Bình Phước, có tổng diện tích tự nhiên là 16.769,83 ha, gần bằng 2,44% diện tích của cả tỉnh Bình Phước và bằng khoảng 0,05% diện tích toàn quốc. Toàn thị xã được chia làm 05 phường và 03 xã (theo NĐ số 49/2007/NĐ-CP ngày 28/03/2007 thành lập phường mới trên cơ sở chia tách phường Tân Xuân). Trung tâm thị xã đặt tại phường Tân Phú.
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ % diện tích các phường, xã ở Đồng Xoài
Ranh giới hành chính được xác định bởi:
Phía Đông, Nam, Bắc: giáp huyện Đồng Phú
Phía Tây Nam: giáp tỉnh Bình Dương
Phía Tây: giáp huyện Chơn Thành
Thị xã Đồng Xoài nằm trong địa bàn phát triển kinh tế trọng điểm phía nam, có Quốc lộ 14 chạy dọc theo hướng Đông-Tây, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100km về phía Bắc; là một trong các vùng kinh tế quan trọng và có vị trí chiến lược.
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Tuy là khu vực miền đồi núi, nhưng Đồng Xoài có địa hình tương đối bằng, rất thuận lợi cho việc bố trí sử dụng đất.
Thống kê diện tích theo địa hình cho thấy: độ dốc rất thuận lợi cho sử dụng đất, trong đó địa hình <3o có 10.228,32 ha (60,99% diện tích tự nhiên), độ dốc 3-8o có 4.757,38 ha (28,37%), độ dốc 8-15o có 1,237,44 ha (7,59%). [16]
Bảng 1.1 Thống kê diện tích theo địa hình THỐNG KÊ DIỆN TÍCH THEO ĐỊA HÌNH
STT
Cấp độ dốc-Địa hình
Diện tích
Định hướng sử dụng đất nông nghiệp
(ha)
(%)
1
Ít dốc (<3o)
10.228,32
60,99
Thích hợp trồng cây lâu năm và hàng năm.
2
Ít dốc đến dốc nhẹ (3-8o)
4.757,38
28,37
Thích hợp trồng cây lâu năm và các cây trồng sản xuất nông nghiệp khác.
3
Dốc trung bình(8-15o)
1,237,44
7,59
Thích hợp trồng cây lâu năm.
4
Sông suối, ao hồ
510,24
3,04
Tổng diện tích
16.769,83
100
Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTN Nguyen Thi Kim Thuy.doc
- THUY.PDF