Luận văn Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp cải tạo bãi rác tạm Suối Tre trên địa bàn thị xã Long Khánh

Ngày nay phát triển bền vững đã trở thành trung tâm của sự phát triển ở mọi lĩnh vực trong xã hội. Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở thành vấn đề đáng lưu tâm song song với sự đi lên nhanh chóng của nền kinh tế. Tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa khu vực nông thôn diễn ra nhanh chóng, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, mức sống dần được nâng lên đã đồng thời làm cho môi trường này càng bị tác động xấu, gây ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Thị xã (TX) Long Khánh là đơn vị hành chính được thành lập từ năm 2004, trên cơ sở chia tách từ huyện Long Khánh và thị trấn Xuân Lộc, là một đơn vị trung du nằm trên cửa ngõ vào thành phố Hồ Chí Minh. Tổng diện tích tự nhiên của TX là 194,09 km2, chiếm 3,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Đồng Nai. Dân số năm 2005 là 141.210 người, chiếm tỷ lệ 6,36% dân số toàn tỉnh. Với 15 đơn vị hành chính gồm: 6 phường (Phường Xuân Bình, phường Xuân An, phường Xuân Hòa, phường Xuân Trung, phường Xuân Thanh, phường Phú Bình) và 9 xã (xã Bàu Trâm, xã Bảo Vinh, xã Bảo Quang, xã Suối Tre, xã Xuân Lập, xã Bàu Sen, xã Xuân Tân, xã Hàng Gòn và xã Bình Lộc). Sau quá trình thành lập, bên cạnh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội (KTXH) dẫn theo lượng rác thải phát sinh tại thị xã ngày càng nhiều. Hiện nay, trên địa bàn TX. Long Khánh chưa có khu xử lý chất thải hợp vệ sinh theo đúng quy định. Toàn bộ lượng rác thải phát sinh hàng ngày được DNTN Trúc Anh thu gom, vận chuyển và xử lý tại bãi rác tạm đặt tại ấp Núi Tung – xã Suối Tre (BRT Suối Tre). Tuy nhiên, trong tương lai khu vực này sẽ được quy hoạch xây dựng thành cụm dân cư (CDC) nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân sau khi các cụm công nghiệp (CCN) và khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn TX đi vào hoạt động. Việc BRT Suối Tre hàng ngày phải tiếp nhận một lượng rác thải khá lớn đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người dân sinh sống trong khu vực, hạn chế sự phát triển kinh tế trên địa bàn xã nói riêng và toàn TX nói chung. Trước yêu cầu phát triển bền vững KTXH tại xã Suối Tre nói riêng và TX. Long Khánh nói chung, nhiệm vụ “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp cải tạo bãi rác tạm tại xã Suối Tre trên địa bàn thị xã Long Khánh” là điều hết sức cần thiết và cấp bách trong thời gian tới.

doc127 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2374 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp cải tạo bãi rác tạm Suối Tre trên địa bàn thị xã Long Khánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn đến tất cả Quý Thầy, Cô đã hết lòng giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập tại Khoa Môi trường và Công nghệ sinh học – Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Phùng Chí Sỹ và Trung tâm Công nghệ môi trường (ENTEC) đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, người thân đã động viên và giúp đỡ em hoàn thành khóa học./. Em xin chân thành cảm ơn Tp. HCM, ngày 01 tháng 7 năm 2010 Sinh viên thực hiện Trần Hoàng Vy DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BRT Bãi rác tạm CCN Cụm công nghiệp CDC Cụm dân cư CTR Chất thải rắn CTRCN Chất thải rắn công nghiệp CTRNH Chất thải rắn nguy hại CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt DNTN Doanh nghiệp tư nhân KCN Khu công nghiệp KDC Khu dân cư KTXH Kinh tế xã hội TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TP Thành phố TX Thị xã DANH MỤC CÁC BẢNG Trang DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 2.1: Sơ đồ vị trí xã Suối Tre – TX. Long Khánh – Tỉnh Đồng Nai. 4 Hình 2.2: Biểu đồ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người và GDP thời kỳ 12 Hình 2.3: Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ 1995 – 2005 14 Hình 2.4: Biểu đồ dự báo chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2005 – 2020. 24 Hình 3.1: Bãi rác tạm xã Suối Tre – TX. Long Khánh 30 Hình 3.2: Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn tại TX.Long Khánh 31 Hình 3.3: Xe guồng ép rác loại tải trọng 6 tấn của DNTN Trúc Anh 32 Hình 3.4: Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác tạm Suối Tre 36 Hình 4.1: Cấu tạo của lớp phủ bãi đổ 64 Hình 4.2: Các kiểu thu khí bãi đổ 65 Hình 4.3: Thứ tự các lớp phủ. 68 Hình 4.4: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải từ bãi rác 69 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ v CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2 1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 1.4.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu 2 1.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa 3 1.4.3. Phương pháp thống kê, xử lý, phân tích số liệu 3 1.4.4. Phương pháp bản đồ và GIS 3 1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 1.6. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN 3 CHƯƠNG 2 : KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TẠI XÃ SUỐI TRE – THỊ XÃ LONG KHÁNH 4 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 4 2.1.1. Vị trí địa lý 4 2.1.2. Điều kiện địa hình, địa chất 5 2.1.3. Đặc điểm khí tượng, thủy văn 5 2.1.4. Tài nguyên nước 9 2.1.5. Tài nguyên đất 10 2.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI 10 2.2.1. Diện tích, dân số và tổ chức hành chính 10 2.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế 12 2.2.3. Hiện trạng phát triển xã hội 21 2.2.4. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội định hướng đến năm 2020 23 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 29 CHƯƠNG 3 : HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE 30 3.1. HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ TẠI BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE 30 3.1.1. Nguồn gốc, quá trình hình thành bãi rác tạm 30 3.1.2. Hoạt động thu gom và tiếp nhận tại bãi rác tạm Suối Tre 31 3.1.3. Khối lượng và thành phần rác thải đã chôn lấp 33 3.1.4. Công nghệ xử lý rác thải tại bãi rác Suối Tre 35 3.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE 37 3.2.1. Hiện trạng chất lượng nước mặt 37 3.2.2. Hiện trạng chất lượng nước ngầm 39 3.2.3. Hiện trạng nước rỉ từ bãi rác 41 3.2.4. Hiện trạng chất lượng không khí 44 3.2.5. Hiện trạng chất lượng đất 45 3.2.6. Tài nguyên sinh học 45 CHƯƠNG 4 : ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE 46 4.1. SƠ LƯỢC NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ CẢO TẠO CÁC BÃI RÁC Ở VIỆT NAM 46 4.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÙ HỢP VỀ ĐỊA ĐIỂM, QUY MÔ, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG TẠI BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE 47 4.2.1. Đánh giá mức độ phù hợp về địa điểm 47 4.2.2. Đánh giá mức độ phù hợp về quy mô 53 4.2.3. Đánh giá mức độ phù hợp về công nghệ và môi trường 55 4.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐÓNG CỬA BÃI RÁC TẠM SUỐI TRE 57 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72 5.1. KẾT LUẬN 72 5.2. KIẾN NGHỊ 72 PHẦN PHỤ LỤC 75 GIỚI THIỆU CHUNG ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay phát triển bền vững đã trở thành trung tâm của sự phát triển ở mọi lĩnh vực trong xã hội. Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở thành vấn đề đáng lưu tâm song song với sự đi lên nhanh chóng của nền kinh tế. Tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa khu vực nông thôn diễn ra nhanh chóng, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, mức sống dần được nâng lên đã đồng thời làm cho môi trường này càng bị tác động xấu, gây ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Thị xã (TX) Long Khánh là đơn vị hành chính được thành lập từ năm 2004, trên cơ sở chia tách từ huyện Long Khánh và thị trấn Xuân Lộc, là một đơn vị trung du nằm trên cửa ngõ vào thành phố Hồ Chí Minh. Tổng diện tích tự nhiên của TX là 194,09 km2, chiếm 3,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Đồng Nai. Dân số năm 2005 là 141.210 người, chiếm tỷ lệ 6,36% dân số toàn tỉnh. Với 15 đơn vị hành chính gồm: 6 phường (Phường Xuân Bình, phường Xuân An, phường Xuân Hòa, phường Xuân Trung, phường Xuân Thanh, phường Phú Bình) và 9 xã (xã Bàu Trâm, xã Bảo Vinh, xã Bảo Quang, xã Suối Tre, xã Xuân Lập, xã Bàu Sen, xã Xuân Tân, xã Hàng Gòn và xã Bình Lộc). Sau quá trình thành lập, bên cạnh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội (KTXH) dẫn theo lượng rác thải phát sinh tại thị xã ngày càng nhiều. Hiện nay, trên địa bàn TX. Long Khánh chưa có khu xử lý chất thải hợp vệ sinh theo đúng quy định. Toàn bộ lượng rác thải phát sinh hàng ngày được DNTN Trúc Anh thu gom, vận chuyển và xử lý tại bãi rác tạm đặt tại ấp Núi Tung – xã Suối Tre (BRT Suối Tre). Tuy nhiên, trong tương lai khu vực này sẽ được quy hoạch xây dựng thành cụm dân cư (CDC) nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân sau khi các cụm công nghiệp (CCN) và khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn TX đi vào hoạt động. Việc BRT Suối Tre hàng ngày phải tiếp nhận một lượng rác thải khá lớn đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người dân sinh sống trong khu vực, hạn chế sự phát triển kinh tế trên địa bàn xã nói riêng và toàn TX nói chung. Trước yêu cầu phát triển bền vững KTXH tại xã Suối Tre nói riêng và TX. Long Khánh nói chung, nhiệm vụ “Đánh giá hiện trạng môi trường và đề xuất biện pháp cải tạo bãi rác tạm tại xã Suối Tre trên địa bàn thị xã Long Khánh” là điều hết sức cần thiết và cấp bách trong thời gian tới. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu của đề tài bao gồm: - Đánh giá được hiện trạng và tác động của BRT Suối Tre trên địa bàn TX đến các thành phần môi trường; - Đề xuất được biện pháp cải tạo thích hợp nhằm giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu đặt ra, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: - Điều tra, khảo sát, thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, KTXH tại xã Suối Tre – TX. Long Khánh - Đánh giá hiện trạng BRT gồm các nội dung: địa điểm bãi chôn lấp rác, khối lượng chất thải rắn tồn lưu tại bãi trong thời gian qua, hiện trạng công nghệ chôn lấp tại bãi rác; - Đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực bãi rác và vùng lân cận; - Đánh giá mức độ phù hợp của bãi rác và đề xuất phương án cải tạo thích hợp. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu, thông tin có liên quan một cách có chọn lọc từ đó đánh theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Nguồn tài liệu, số liệu sẵn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu được thu thập, tổng hợp từ các cơ quan quản lý nhà nước gồm: - Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Long Khánh; - UBND thị xã Long Khánh; - Phòng Thống kê thị xã Long Khánh. Ngoài ra, tác giả cũng tham khảo các tài liệu có liên quan tại Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC). Nguồn tài liệu, số liệu cần thu thập gồm: - Thu thập thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Suối Tre và thị xã Long Khánh; - Thu thập số liệu về hiện trạng môi trường từ các nguồn: Báo cáo HTMT, tình hình môi trường, đề tài, dự án nghiên cứu có liên quan, ... Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa Các phương pháp nghiên cứu thực địa nhằm so sánh, đối chiếu các khu vực khác nhau, kiểm định và khẳng định những kết quả đạt được từ quá trình phân tích hay tính toán, thu thập, đo đạc bổ sung các số liệu, tài liệu thực tế tại cái khu vực thiếu số liệu. Phương pháp thống kê, xử lý, phân tích số liệu Đề tài sử dụng phầm mềm Microft Excel để thống kê các số liệu thu thập từ các nguồn, phân tích bổ sung, vẽ biểu đồ, đồ thị và trình bày kết quả nghiên cứu. Phương pháp bản đồ và GIS Đề tài sử dụng công cụ Google Earth, GPS Garmin và bản đồ giấy xác định vị trí cần khảo sát trước khi khảo sát thực địa, bấm tọa độ và biểu diễn vị trí khảo sát lên bản đồ. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là bãi rác tạm Suối Tre thuộc địa bàn xã Suối Tre, thị xã Long Khánh. Đề tài sẽ tập trung đánh giá hiện trạng môi trường tại BRT Suối Tre và khu vực lân cận trong phạm vi ảnh hưởng của bãi rác này. Từ đó nghiên cứu các phương án cải tạo, khắc phục ô nhiễm. Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN Đề tài tiến hành khảo sát, thu thập thông tin, ý kiến đánh giá về mức độ tác động của BRT đến các thành phần môi trường bằng các số liệu thực tế. Đề tài sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc cải tạo bãi rác tạm theo hướng thích hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TẠI XÃ SUỐI TRE – THỊ XÃ LONG KHÁNH ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN Vị trí địa lý Xã Suối Tre có tổng diện tích tự nhiên là 2.444,29ha trải dài dọc theo quốc lộ 1A, cách TX. Long Khánh 5km về hướng Tây, cách thành phố Biên Hòa khoảng 50km về hướng Đông. Ranh giới hành chính của xã như sau: - Phía Nam giáp xã Bàu Sen; - Phía Bắc giáp xã Bình Lộc và xã Xuân Thiện (Huyện Thống Nhất); - Phía Đông giáp TX. Long Khánh và xã Bão Vinh; - Phía Tây giáp xã Xuân Lập và xã Xuân Thạnh (Huyện Thống Nhất). Sơ đồ vị trí xã Suối Tre được trình bày trong hình 2.1. Hình 2.1: Sơ đồ vị trí xã Suối Tre – TX. Long Khánh – Tỉnh Đồng Nai. Điều kiện địa hình, địa chất Địa hình xã Suối Tre không bằng phẳng, độ cao trung bình là 269,5m so với mực nước biển. Địa hình cao từ hướng Bắc trải dần về hướng Nam. Điểm cao nhất của xã Suối Tre là Đồi Tây với độ cao 390,3m so với mực nước biển. Trong xã có khá nhiều đồi núi như: đồi Núi Tung, đồi Núi Thị, đồi Ông Chớ, đồi Ông Đinh, đồi Cộng Đồng, … các đồi này có độ dốc trung bình từ 150 – 250. Diện tích đất bằng phẳng phân bố dọc theo hai bên quốc lộ 1A. Đặc điểm khí tượng, thủy văn Khí hậu xã Suối Tre nói riêng và TX. Long Khánh nói chung nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mỗi năm chia ra làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng V đến tháng XI, mùa khô từ tháng XII đến tháng IV. 2.1.3.1. Nhiệt độ không khí Nhiệt độ trung bình tháng và năm tại trạm Long Khánh giai đoạn 2005 - 2008 được trình bày như trong bảng 2.1. Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình tháng và năm tại trạm Long Khánh. ĐVT: 0C  Năm Tháng 2005 2006 2007 2008 I 24,1 26,4 25,3 25,0 II 26,3 27,9 25,6 25,0 III 27,2 28,3 27,2 26,2 IV 28,5 29,2 28,4 28,0 V 27,8 28,8 27,1 26,2 VI 26,8 28,0 26,8 26,4 VII 25,7 27,3 25,9 26,4 VIII 26,2 27,2 25,9 25,7 IX 26,0 27,0 25,9 25,7 X 26,3 27,2 25,9 26,0 XI 25,9 27,9 25,0 25,2 XII 24,1 26,6 25,2 24,7 Cả năm 26,3 27,7 26,2 25,9 Nguồn: Niên Giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2008. Nhiệt độ trung bình năm 2008 là 29,90C, nhiệt độ cao nhất là 280C vào tháng IV và thấp nhất là 24,70C vào tháng XII. Độ ẩm Độ ẩm trung bình tháng và năm tại Long Khánh được trình bày trong bảng 2.2. Bảng 2.2: Độ ẩm trung bình tháng và năm tại trạm Long Khánh. ĐVT: %   Năm Tháng 2005 2006 2007 2008 I 73 78 71 76 II 71 72 68 71 III 70 74 74 71 IV 70 75 72 75 V 82 81 84 86 VI 86 85 86 86 VII 86 88 88 85 VIII 84 88 87 87 IX 87 88 88 88 X 87 87 88 87 XI 85 80 83 85 XII 85 79 78 81 Cả năm 80 81 81 82 Nguồn: Niên Giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2008. Độ ẩm tương đối trung bình năm dao động từ 73,3 - 75,7%, độ ẩm cao nhất được ghi nhận vào các tháng mùa mưa và thấp nhất vào các tháng mùa khô. Các tháng có độ ẩm cao nhất trong năm là các tháng IX và X, các tháng có độ ẩm nhỏ nhất là tháng II và III. Chênh lêch độ ẩm giữa tháng khô nhất và tháng ẩm nhất trong khu vực là 17%. 2.1.3.3. Số giờ nắng trong năm Số giờ nắng trung bình tháng và năm tại trạm Long Khánh được trình bày trong bảng 2.3. Bảng 2.3: Số giờ nắng trung bình tháng và năm tại trạm Long Khánh. ĐVT: giờ  Năm Tháng 2005 2006 2007 2008 I 219 217 184 189 II 241 229 252 180 III 266 248 232 215 IV 236 238 217 217 V 189 215 192 196 VI 195 187 218 199 VII 143 144 162 533 VIII 172 158 135 191 IX 139 151 127 160 X 171 182 140 170 XI 161 221 166 155 XII 111 215 178 183 Cả năm 2.243 2.405 2.202 2.286 Nguồn: Niên Giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2008. Lượng mưa Lượng mưa trung bình tháng và năm tại trạm Long Khánh được trình bày trong bảng 2.4. Bảng 2.4: Lượng mưa trung bình tháng và năm tại trạm Long Khánh. ĐVT: mm Năm Tháng 2005 2006 2007 2008 I - 0,4 2,9 8,1 II - 1,4 0,0 8,4 III 0,9 9,2 76,8 12,5 IV 21,8 65,9 17,0 72,9 V 365,7 177,4 278,8 382,3 VI 304,0 250,2 246,5 162,1 VII 426,7 230,2 366,1 336,9 VIII 237,8 345,0 344,4 266,7 IX 211,1 307,1 445,9 433,8 X 287,8 257,9 258,7 211,0 XI 181,9 22,5 205,3 160,0 XII 127,1 106,6 1,7 25,4 Cả năm 2.164,8 1.690,8 2.244,1 2.080,1 Nguồn: Niên Giám thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2008. - Thời gian bắt đầu mùa mưa: khoảng đầu tháng V - VI; - Thời gian kết thúc mùa mưa: cuối tháng X - XI; - Lượng mưa trung bình: 2.080,1mm/năm (năm 2008); - Lượng mưa ngày trong tháng lớn nhất: 16,5 mm/ngày. Gió và hướng gió Hướng gió chủ đạo thay đổi theo hai mùa: mùa mưa và mùa khô. - Về mùa mưa, gió thịnh hành là Tây - Tây Nam tốc độ gió trung bình 3,5m/s; - Về mùa khô, gió thịnh hành là Bắc - Đông Bắc tốc độ gió trung bình 2,4m/s. Tốc độ gió tại Biên Hoà (m/s) được trình bày trong bảng 2.5. Bảng 2.5: Tốc độ gió tại Biên Hoà (m/s). Tháng Hướng gió Tốc độ gió (m/s) Tần suất lặng gió (%) I Bắc, Đông Nam 2,5 9,0 II Bắc 2,6 10,0 III Nam 3,1 9,7 IV Nam, Đông Nam 2,8 8,0 V Nam, Đông Nam 2,8 13,3 VI Tây 2,9 13,5 VII Tây 3,0 9,3 VIII Tây 2,6 15,6 IX Tây 2,2 15,1 X Tây, Bắc 2,2 16,3 XI Bắc 2,2 15,0 XII Bắc 2,3 16,5 Nguồn: Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng cầu Đồng Nai, tháng 12/2007. Thủy văn Trên địa bàn xã Suối Tre không có sông lớn mà chỉ có hệ thống các suối nhỏ và hồ Suối Tre. Vào mùa khô thì hầu hết các con suối nhỏ đều cạn, chỉ còn hồ Suối Tre cấp nước phục vụ tưới tiêu cho 100ha đất nông nghiệp. Hệ thống các suối chính chảy qua địa bàn xã Suối Tre được trình bày trong bảng 2.6. Bảng 2.6: Hệ thống các suối chính chảy qua địa bàn xã Suối Tre. Stt Tên suối Điểm đầu Điểm cuối Dài (km) Rộng (m) Diện tích (ha) 1 Suối Tre Hồ Suối Tre Cầu Bình Lộc 2,45 5 1,2250 2 Suối Cấp Rang – DĐ Đồi Tây Hồ Suối Tre 4,55 12 5,4600 3 Suối Cấp Rang Đồi Tây Xã Bàu Sen 4,875 7 3,4125 4 Suối Sàng Dốc Cầu dốc C Quốc lộ 1 5,175 6 3,1050 5 Các suối nhỏ khác 22,4375 Nguồn: UBND xã Suối Tre năm 2007. Tài nguyên nước Xã Suối Tre có hệ thống các con suối tương đối nhiều, nhưng hầu hết chỉ có nước vào mùa mưa, còn mùa khô thì hầu hết các con suối đều cạn, trừ hồ Suối Tre phục vụ tưới nước cho khoảng 100ha. Nguồn nước ngầm thì hết sức hạn chế, độ sâu trung bình có nước khoảng 18m – 20m, riêng ở khu vựa dốc C, đồi Tây thì ở độ sâu 50m vẫn chưa có nước. Vì vậy khả năng khai thác và sử dựng nước ngầm ở khu vực này rất khó khăn. Khu vực ấp Cáp Rang và ấp Suối Tre thì giếng khoan hoặc đào chỉ phục vụ cho sinh hoạt, còn về phục vụ cho tưới tiêu thì rất hạn chế. Riêng khi vực Núi Tung khi khoan giếng thì có khả năng phục vụ cho tưới nhưng cũng rất hạn chế. Tài nguyên đất Xã Suối Tre có diện tích đất tự nhiên là 2.444,29ha. Bao gồm 3 nhóm đất chính: - Nhóm đất đỏ (Ferrasols) có diện tích 1939,94ha, chiếm 79,35% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó nhóm đất đỏ được phân ra làm 2 đơn vị đất là đất đỏ thẫm và đất đỏ vàng, đồng thời chia thành 2 đơn vị phụ là đất đỏ thẫm tích tụ sét và đất đỏ vàng tích tụ sét. - Nhóm đất đen (Luvisols) có diện tích 425,39ha, chiếm 17,4% tổng diện tích đất tự nhiên. Nhóm đất đen được phân ra 1 đơn vị đất là đất nâu thẫm, đơn vị phụ là đất nâu thẫm tầng đá nông. - Nhóm đất đá bọt (Andosols) có diện tích 79,45ha, chiếm 3,25% tổng diện tích đất tự nhiên. Nhóm đất đá bọt cũng được chia ra 1 đơn vị đất là đất đá bọt điển hình, 1 đơn vị phụ là đất đá bọt điển hình tầng đá nông. Như vậy xã Suối Tre có 2 loại đất chính là đất đỏ (chiếm tỷ lệ khá lớn khoảng 80%) và đất đen (20%). Hầu hết các loại đất này đều được hình thành trên nền đá mẹ Bazan. Đất đen phân bố ở phía Tây của xã, nằm trên vùng đồi có độ dốc cao (phần lớn ở đồi Tây). Đất đỏ phân bố ở vùng tương đối bằng phẳng và trải rộng trong phạm vi hành chính của xã. Đất đen được sử dụng trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như: cà phê, tiêu, điều, các loại cây ăn quả (sầu riêng, chôm chôm, chuối, …) và các loại cây màu (bắp, đậu, …), đất đỏ được sử dụng phần lớn trồng cây cao su, còn lại trồng cây cà phê và điều. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI Diện tích, dân số và tổ chức hành chính Dân số TX. Long Khánh có tổng số dân là 141.242 người (năm 2005), trong đó xã Suối Tre chiếm khoảng 10.952 người trên tổng số 2.078 hộ; số nhân khẩu nữ là 5.520 người, số nhân khẩu nam là 5.432 người. Trên địa bàn xã Suối Tre dân cư sống tập trung thành các cụm dân cư được phân bố ở 4 ấp gồm: ấp Núi Tung, ấp Dưỡng Đường, ấp Suối Tre và ấp Cấp Rang. Trong đó ấp Suối Tre có vai trò rất quan trọng vì trên địa bàn ấp có khu văn hóa Suối Tre, vì vậy khu dân cư này có thể phát triển thành khu trung tâm của xã. Ngoài ra khu dân cư tại ấp Núi Tung cũng cần lưu ý để phát triển mở rộng do khu dân cư này nằm giáp với TX. Long Khánh nên vấn đề đi lại, buôn bán rất thuận lợi. Trong những năm qua, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình được chỉ đạo thực hiện tốt, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và cơ học bình quân của xã Suối Tre là 1,3%. Mật độ dân số Mật độ phân bố dân cư tại xã Suối Tre là 430 người/km2, thuộc vào mức trung bình so với các xã khác. Cơ cấu dân số và mật độ dân cư được trình bày trong bảng 2.7. Bảng 2.7: Dân số và phân bố dân cư theo các xã, phường 2004. Stt Đơn vị hành chính Dân số (người) Diện tích (km2) Mật độ (người/km2) Tổng số 139.237 194.091 717 1 Phường Xuân Trung 11.374 1,00 11.374 2 Phường Xuân Thanh 7.778 1,36 5.719 3 Phường Xuân An 13.491 1,39 9.705 4 Phường Xuân Bình 9.800 1,23 7.967 5 Phường Xuân Hòa 7.092 1,71 4.147 6 Phường Phú Bình 9.491 16,09 590 7 Xã Xuân Lập 9.491 16,09 590 8 Xã Bàu Sen 5.885 12,87 457 9 Xã Suối Tre 10.952 25,30 430 10 Xã Bình Lộc 8.842 21,81 405 11 Xã Bảo Quang 8.836 35,07 246 12 Xã Bảo Vinh 14.240 15,94 893 13 Xã Xuân Tân 8.842 10,39 851 14 Xã Hàng Gòn 11.754 34,12 344 15 Xã Bàu Trâm 5.588 14,32 390 Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thị xã Long Khánh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Tình hình sử dụng nguồn lao động Trong những năm qua số người trong độ tuổi lao động tăng nhanh chiếm 60,5% so với dân số năm 2005. Dân số trên địa bàn xã Suối Tre trong độ tuổi lao động hầu hết làm công nhân cho nông trường cao su An Lộc thuộc Công ty cao su Đồng Nai (chiếm khoảng 80%). Trung bình mỗi hộ khoảng có khoảng 3 lao động, như vậy với tổng số lao động xã khoảng 6.234 lao động trong đó nữ chiếm 42%, thì công nhân làm việc cho nông trường cao su An Lộc khoảng 4.987 người. Vì thế vấn đề việc làm trên địa bàn xã tương đối ổn định, tình trạng thất nghiệp hầu như không có. Nhìn chung, n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuan van chep dia w.doc
Tài liệu liên quan