Thực tiễn phát triển của các nư¬ớc trên thế giới những năm qua đã chứng tỏ rằng việc thành lập các Khu công nghiệp, Khu chế xuất là một trong những giải pháp quan trọng đối với việc đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và phát triển Kinh tế - Xã hội của đất nước. Cùng với sự phát triển ngày càng vượt bậc trên toàn thế giới, khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, nước ta đã bước vào giai đoạn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa thứ hai theo kế hoạch 10 năm với nhịp độ nhanh chóng và quy mô mạnh mẽ nhằm thực hiện thành công mục tiêu chiến lược của Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần VIII là “đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020”, hàng loạt các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao tập trung đã được thành lập, xây dựng và đi vào hoạt động theo chiến lược nền kinh tế công nghiệp quy mô lớn.
Mỗi Khu công nghiệp ra đời sẽ là đầu mối quan trọng trong việc thu hút nguồn đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, tạo ra điều kiện cho việc phát triển công nghiệp theo quy hoạch tổng thể, tạo điều kiện xử lý tập trung, hạn chế tình trạng phân tán chất thải công nghiệp Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình phát triển của Khu công nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do chất thải, nước thải và khí thải công nghiệp. Những thách thức này nếu không được giải quyết tốt có thể sẽ gây ra những thảm họa về môi trường và biến đổi khí hậu, tác động nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người dân hiện tại và tương lai, phá hỏng những thành tựu công nghiệp, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Vì vậy, xây dựng hệ thống quản lý môi trường trong các Khu công nghiệp là một phần quan trọng trong phát triển Khu công nghiệp.
Trước kia, để khắc phục tình trạng ô nhiễm do sản xuất trong các Khu công nghiệp thường chỉ là đưa ra các biện pháp để xử lý chất thải ở giai đoạn cuối nên hiệu quả khắc phục ô nhiễm không cao. Ngày nay với sự phát triển, tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, sự nỗ lực nghiên cứu của các nhà môi trường thì việc khắc phục và cải thiện ô nhiễm môi trong Khu công nghiệp đã hiệu quả hơn nhờ vào các biện pháp quản lý môi trường.
Hoà nhập với sự phát triển của đất nước, Quảng Ngãi là tỉnh nằm trong khu kinh tế trọng điểm của khu vực miền Trung, có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh chóng. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có nhiều Khu công nghiệp và Khu kinh tế, trong đó Khu công nghiệp Quảng Phú là một khu công nghiệp tập trung nhiều ngành công nghiệp chính của tỉnh, có tầm quan trọng lớn trong việc thay đổi bộ mặt của tỉnh, đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng GDP của tỉnh. Khu công nghiệp này nằm ở khu vực trung tâm của thành phố Quảng Ngãi, do đó các vấn đề về môi trường cần phải được quan tâm và chú trọng nhiều hơn nữa. Công tác quản lý môi trường tại Khu công nghiệp đã và đang được tiến hành, tuy nhiên một số doanh nghiệp vẫn chưa có được một định hướng cụ thể hay cách giải quyết cho từng vấn đề môi trường riêng của doanh nghiệp mình, các doanh nghiệp này vẫn dùng những quy định chưa rõ ràng và không thích hợp với điều kiện của Khu công nghiệp Quảng Phú. Để giảm những tác động môi trường do họat động sản xuất của Khu Công Nghiệp này trong tương lai, việc nghiên cứu hiện trạng quản lý, đề ra các giải pháp quản lý môi trường nhằm giảm thiểu các tác động môi trường là việc cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Vì vậy, đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất các giải pháp cải thiện cho Khu công nghiệp Quảng Phú – tỉnh Quảng Ngãi” được tác giả chọn làm đề tài đồ án tốt nghiệp tại Khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học trường Đại Học Kỹ thuật Công nghệ TP Hồ Chí Minh.
122 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1892 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất các giải pháp cải thiện cho Khu công nghiệp Quảng Phú – tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.
BQL : Ban quản lý.
BTNMT : Bộ Tài Nguyên Môi trường.
CTR : Chất thải rắn.
KKT : Khu kinh tế.
KCN : Khu công nghiệp
PTHT : Phát triển hạ tầng.
QLMT : Quản lý môi trường.
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam.
SXSH : Sản xuất sạch hơn.
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam.
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn.
UBND : Ủy Ban nhân dân.
ISO : International Organization of Standadization – Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm (oC). 6
Bảng 1.2. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm (%). 7
Bảng 1.3. Lượng mưa các tháng trong năm (mm). 8
Bảng 1.4. Số giờ nắng các tháng trong năm (giờ). 9
Bảng 1.5. Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp theo giá trị hiện hành. 15
Bảng 1.6. Giá trị sản xuất của ngành xây dựng theo giá hiện hành (triệu đồng). 23
Bảng 2.1. Các doanh nghiệp và ngành nghề sản xuất trong Khu công nghiệp. 27
Bảng 2.3. Quy hoạch sử dụng đất Khu công nghiệp Quảng Phú. 33
Bảng 2.4 Tổng hợp hệ thống giao thông đối ngoại. 36
Bảng 2.6 Nhu cầu sử dụng điện 38
Bảng 2.7 Bảng tổng hợp hệ thống thoát nước mưa. 40
Bảng 2.8 Bảng tổng hợp khối lượng hệ thống thu gom nước thải. 42
Bảng 3.1 Đặc trưng nước thải ngành công nghiệp giấy. 45
Bảng 3.2: Đặc trưng nước thải của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và chế biến nông – lâm – hải sản. 45
Bảng 3. 3: Đặc trưng nước thải của ngành công nghiệp sản xuất đồ gỗ, trang trí nội thất. 46
Bảng 3.4: Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải nồi hơi. 47
Bảng 3.5 Tải lượng các chất khí thải phát sinh từ các thiết bị giao thông vận tải. 48
Bảng 3.6 Chất thải rắn sản xuất phát sinh từ các quá trình sản xuất trong KCN. 50
Bảng 3.7 Vị trí lấy mẫu nước mặt. 52
Bảng 3.8 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt. 53
Bảng 3.9 Vị trí lấy mẫu nước mặt. 56
Bảng 3.10 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm. 57
Bảng 3.11 Ví trí nơi lấy mẫu nước thải. 58
Bảng 3.12 Kết quả phân tích chất lượng nước thải công nghiệp 59
Bảng 3.12 Vị trí lấy mẫu không khí. 61
Bảng 3.14 Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh. 64
Bảng 4.1 Hệ thống các văn bản về quản lý môi trường trong KCN Quảng Phú. 69
Bảng 4.2 Danh sách một số doanh nghiệp thực hiện công tác báo cáo kiểm soát ô nhiễm môi trường nhưng chưa đạt trên địa bàn KCN Quảng Phú. 90
DANH MỤC CÁC HÌNH.
Hình 2.1 Bản đồ quy hoạch KCN Quảng Phú. 25
Hình 2.2 Quy trình công nghệ sản xuất đồ gỗ 29
Hình 2.3 Quy trình chế biến tôm đông lạnh. 30
Hình 2.4 Quy trình công nghệ sản xuất bia. 31
Hình 2.5 Quy trình công nghệ sản xuất bánh 32
Hình 2.6 Quy trình công nghệ sản xuất kẹo 32
Hình 2.7 Biểu đồ quy hoạch sử dụng đất KCN Quảng Phú. 34
Hình 3.1 Biểu đồ biểu diễn hàm lượng COD và BOD trong nước mặt tại KCN. 55
Hình 3.2 Biểu đồ biểu diễn hàm lượng COD và BOD trong nước thải tại KCN 61
Hình 3.3 Biểu đồ biểu diễn hàm lượng bụi tại KCN Quảng Phú. 65
Hình 4.1. Sơ đồ nguyên tắc các mối quan hệ trong HT quản lý môi trường KCN. 71
Hình 4.2 Mô hình quản lý môi trường trong KCN Quảng Phú. 72
Hình 4.3 Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý KCN. 74
Hình 4.4 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải Nhà máy bia Quảng Ngãi. 78
Hình 4.5 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản Gallant Ocean 79
Hình 4.6 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải KCN Quảng Phú. 81
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Thực tiễn phát triển của các nước trên thế giới những năm qua đã chứng tỏ rằng việc thành lập các Khu công nghiệp, Khu chế xuất là một trong những giải pháp quan trọng đối với việc đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và phát triển Kinh tế - Xã hội của đất nước. Cùng với sự phát triển ngày càng vượt bậc trên toàn thế giới, khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, nước ta đã bước vào giai đoạn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa thứ hai theo kế hoạch 10 năm với nhịp độ nhanh chóng và quy mô mạnh mẽ nhằm thực hiện thành công mục tiêu chiến lược của Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần VIII là “đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020”, hàng loạt các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao tập trung đã được thành lập, xây dựng và đi vào hoạt động theo chiến lược nền kinh tế công nghiệp quy mô lớn.
Mỗi Khu công nghiệp ra đời sẽ là đầu mối quan trọng trong việc thu hút nguồn đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, tạo ra điều kiện cho việc phát triển công nghiệp theo quy hoạch tổng thể, tạo điều kiện xử lý tập trung, hạn chế tình trạng phân tán chất thải công nghiệp…Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình phát triển của Khu công nghiệp đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do chất thải, nước thải và khí thải công nghiệp. Những thách thức này nếu không được giải quyết tốt có thể sẽ gây ra những thảm họa về môi trường và biến đổi khí hậu, tác động nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người dân hiện tại và tương lai, phá hỏng những thành tựu công nghiệp, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Vì vậy, xây dựng hệ thống quản lý môi trường trong các Khu công nghiệp là một phần quan trọng trong phát triển Khu công nghiệp.
Trước kia, để khắc phục tình trạng ô nhiễm do sản xuất trong các Khu công nghiệp thường chỉ là đưa ra các biện pháp để xử lý chất thải ở giai đoạn cuối nên hiệu quả khắc phục ô nhiễm không cao. Ngày nay với sự phát triển, tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, sự nỗ lực nghiên cứu của các nhà môi trường thì việc khắc phục và cải thiện ô nhiễm môi trong Khu công nghiệp đã hiệu quả hơn nhờ vào các biện pháp quản lý môi trường.
Hoà nhập với sự phát triển của đất nước, Quảng Ngãi là tỉnh nằm trong khu kinh tế trọng điểm của khu vực miền Trung, có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh chóng. Hiện tại trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có nhiều Khu công nghiệp và Khu kinh tế, trong đó Khu công nghiệp Quảng Phú là một khu công nghiệp tập trung nhiều ngành công nghiệp chính của tỉnh, có tầm quan trọng lớn trong việc thay đổi bộ mặt của tỉnh, đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng GDP của tỉnh. Khu công nghiệp này nằm ở khu vực trung tâm của thành phố Quảng Ngãi, do đó các vấn đề về môi trường cần phải được quan tâm và chú trọng nhiều hơn nữa. Công tác quản lý môi trường tại Khu công nghiệp đã và đang được tiến hành, tuy nhiên một số doanh nghiệp vẫn chưa có được một định hướng cụ thể hay cách giải quyết cho từng vấn đề môi trường riêng của doanh nghiệp mình, các doanh nghiệp này vẫn dùng những quy định chưa rõ ràng và không thích hợp với điều kiện của Khu công nghiệp Quảng Phú. Để giảm những tác động môi trường do họat động sản xuất của Khu Công Nghiệp này trong tương lai, việc nghiên cứu hiện trạng quản lý, đề ra các giải pháp quản lý môi trường nhằm giảm thiểu các tác động môi trường là việc cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Vì vậy, đề tài “ Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất các giải pháp cải thiện cho Khu công nghiệp Quảng Phú – tỉnh Quảng Ngãi” được tác giả chọn làm đề tài đồ án tốt nghiệp tại Khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học trường Đại Học Kỹ thuật Công nghệ TP Hồ Chí Minh.
2.Tình hình các nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Kể từ khi Đảng và Nhà nước có chủ trương xây dựng chương trình quản lý môi trường trong các Khu công nghiệp đến nay, đã có những nghiên cứu về vấn đề này. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, các cơ quan nghiên cứu của Trung ương và các nhà quản lý Khu công nghiệp của nước ta đã tổ chức những hội thảo về quản lý và xây dựng chương trình bảo vệ môi trường các Khu công nghiệp, đề xuất các biện pháp cải thiện và quản lý môi trường trong các Khu công nghiệp, chính sách bảo vệ môi trường trong Khu công nghiệp, xây dựng khu công nghiệp thân thiện với môi trường...
Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về hiện trạng môi trường của các Khu công nghiệp, các giải pháp hoạt động giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp ở một số địa phương và nghiên cứu đưa ra các giải pháp quy hoạch, giải pháp quản lý môi trường trong Khu công nghiệp nhưng đề tài đánh giá hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất các giải pháp cải thiện tại Khu công nghiệp Quảng Phú thì chưa được thực hiện.
3. Mục đích của đề tài:
Mục tiêu của đồ án là đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại Khu công nghiệp Quảng Phú, từ đó đưa ra các giải pháp quy hoạch và quản lý, đề xuất các hướng cải thiện môi trường cho Khu công nghiệp Quảng Phú.
4. Nhiệm vụ của đề tài.
Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường của Khu công nghiệp Quảng Phú, phân tích các mặt đạt và chưa đạt trong quản lý môi trường từ đó đưa ra các hướng khắc phục. Các nhiệm vụ cụ thể của đề tài bao gồm:
- Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại KCN Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
- Tìm hiểu về hiện trạng quy hoạch tại KCN Quảng Phú.
- Thu thập hiện trạng môi trường tại KCN Quảng Phú.
- Khảo sát hiện trạng công tác quản lý môi trường tại KCN Quảng Phú.
- Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường cho KCN Quảng Phú.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Đồ án đã được thực hiện trên cơ sở các phương pháp sau đây:
Thu thập các tài liệu có liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường khu công nghiệp Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
Khảo sát thực địa tại khu công nghiệp Quảng Phú về phương thức hoạt động, công nghệ sản xuất, hiện trạng môi trường, các giải pháp kiểm soát chất thải…từ đó, xem xét, đánh giá chung về hiện trạng môi trường tại các cơ sở sản xuất.
Phương pháp phân tích hệ thống quản lý môi trường trong Khu công nghiệp Quảng Phú về các ưu điểm, nhược điểm của hệ thống quản lý đang áp dụng.
Vận dụng các nguyên lý của các công cụ quản lý môi trường để tổng hợp và đề xuất các giải pháp quản lý môi trường.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI.
Khu công nghiệp Quảng Phú thuộc phường Quảng Phú, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi. Do đó các đặc điểm của khu công nghiệp Quảng Phú đều chịu sự chi phối từ đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
1.1 Đặc điểm tự nhiên .
1.1.1 Vị trí.
Khu Công nghiệp Quảng Phú nằm về phía Tây Thành phố Quảng Ngãi. Thành phố Quảng Ngãi là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi, nằm ở vùng duyên hải Miền Trung, tựa vào dãy Trường Sơn hướng ra biển Đông, tại tọa độ địa lý 180048’Đ và 15008’B. Với diện tích tự nhiên 3.712 hecta. Vị trí địa lý được bao quanh bởi huyện Tư Nghĩa và huyện Sơn Tịnh.
Thành phố Quảng Ngãi có quốc lộ 1A chạy qua Thành phố, cách Hà Nội 883 km về phía Bắc, cách Thành Phố Hồ Chí Minh 838 km về phía Nam; quốc lộ 1A nối Thành phố Quảng Ngãi với Tây Nguyên, Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan.
1.1.2 Đặc điểm khí hậu, khí tượng thủy văn.
Thành phố Quảng Ngãi là một tỉnh nằm sâu trong đới nội chí tuyến với khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều vào nửa sau mùa nóng và nửa đầu mùa lạnh. Lượng bức xạ lớn (140-150kcal/cm2, số giờ chiếu sáng khoảng 4.500 giờ/năm, số giờ nắng từ 2.000-2.500 giờ/năm); nền nhiệt độ của tỉnh cao, thường từ 20-260C; lượng mưa trên 1.600mm/năm; độ ẩm trung bình toàn thành phố đạt 80-85%, có thời điểm có nơi xuống dưới 55%; Về gió, mùa đông có hướng gió chính là Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc; mùa hạ có hướng gió chính là Tây Nam, Đông Nam; gió Tây xuất hiện nhiều vào mùa hè thu. Tốc độ gió phổ biến từ 1-3m/s.
Thành phố Quảng Ngãi chịu ảnh hưởng của bão chủ yếu tập trung trong ba tháng 10, 11, 12. Tác hại lớn nhất của bão thường gây gió và mưa lớn ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và thủy sản.
1.1.2.1 Nhiệt độ không khí.
Theo số liệu của Trạm khí tượng Quảng Ngãi, nhiệt độ không khí trung bình tháng trong năm tại khu vực trong các năm gần đây được trình bày như trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm (oC).
Năm
2008
2008
2010
Trung bình
Tháng 1
22,1
21,9
21,9
21,9
Tháng 2
23,6
23,8
20,1
22,5
Tháng 3
24,9
25,5
23,8
24,7
Tháng 4
27,5
26,6
27,6
27,2
Tháng 5
28,3
28,1
28,0
28,1
Tháng 6
30,1
29,4
29,5
29,7
Tháng 7
29,9
28,8
29,3
29,3
Tháng 8
28,2
28,1
28,5
28,3
Tháng 9
27,2
28,0
27,7
27,6
Tháng 10
26,5
25,9
26,4
26,3
Tháng 11
25,8
23,1
24,6
24,5
Tháng 12
23,4
23,5
22,3
23,1
Trung bình năm
26,5
26,1
25,8
26,1
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi)
Theo số liệu trong bảng 1.1, nhiệt độ không khí tại khu vực phụ thuộc vào mùa. Chênh lệch nhiệt giữa 2 mùa không lớn lắm, trung bình khoảng từ 4 -6oC. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm đạt giá trị khoảng 26,1oC. Nhiệt độ trung bình tháng đạt giá trị lớn nhất vào các tháng 4, 5, 6, 7, 8 khoảng 27,2oC - 29,7oC.
1.1.2.2 Độ ẩm.
Bảng 1.2. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm (%).
Năm
2008
2009
2010
Trung bình
Tháng 1
86
87
86
86,3
Tháng 2
86
82
83
83,7
Tháng 3
82
84
83
83
Tháng 4
78
81
79
79,3
Tháng 5
76
81
79
78,7
Tháng 6
73
75
75
74,3
Tháng 7
72
78
75
75
Tháng 8
82
81
79
80,7
Tháng 9
83
79
82
81,3
Tháng 10
84
88
88
86,7
Tháng 11
83
86
88
85,7
Tháng 12
71
86
87
81,3
Trung bình năm
80
82
82
81,3
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi)
Độ ẩm tương đối trung bình năm của không khí tại khu vực tính trong 03 năm gần đây có giá trị khá lớn, trung bình khoảng 81,3%. Độ ẩm không khí trung bình tháng đạt giá trị lớn vào các tháng mùa mưa và mức độ chênh lệch về độ ẩm không khí trung bình tháng giữa hai mùa là không lớn lắm.
Trong một ngày đêm, độ ẩm tương đối tăng giảm đột ngột. Ban ngày, sau lúc mặt trời mọc độ ẩm giảm dần và đạt thấp nhất vào lúc quá trưa, sau tăng dần. Về ban đêm độ ẩm ít thay đổi và duy trì ở mức cao, thường đạt cực đại vào lúc sau 4h sáng cho đến trước khi mặt trời mọc.
1.1.2.3 Chế độ mưa.
Các đặc trưng của chế độ mưa trên địa bàn khu vực được tính toán và trình bày trong bảng 1.3.
Bảng 1.3. Lượng mưa các tháng trong năm (mm).
Năm
2008
2009
2010
Trung bình
Tháng 1
125
197
236
186
Tháng 2
54
1
42
32,3
Tháng 3
2
102
42
48,7
Tháng 4
13
48
7
22,7
Tháng 5
69
132
114
105
Tháng 6
5
48
52
35
Tháng 7
121
41
19
60,3
Tháng 8
233
244
103
193,3
Tháng 9
331
107
257
231,7
Tháng 10
276
797
1.000
691
Tháng 11
221
1.328
621
723,3
Tháng 12
273
78
458
269,7
Cả năm
1.723
3.123
2.950
2.598,7
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi)
Qua bảng 1.3 cho thấy lượng mưa trung bình trong các năm gần đây tại khu vực đạt khoảng 2.598,7 mm. Tháng 11 là tháng có lượng mưa trung bình tháng cao nhất, khoảng 723,3 mm. Chênh lệch về lượng mưa giữa tháng có lượng mưa lớn nhất và tháng có lượng mưa thấp nhất là khá lớn. Tháng có lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là tháng 4 khoảng 22,7 mm.
1.1.2.4 Chế độ gió.
Thành phố Quảng Ngãi nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vào mùa đông chịu sự ảnh hưởng của gió mùa Tây Bắc, vào mùa hè chịu sự ảnh hưởng của gió Đông và Đông Nam. Từ tháng 4 đến tháng 7 hướng gió chủ đạo là hướng Đông và Đông Nam; từ tháng 9 đến tháng 02 năm sau hướng gió chủ đạo trong khu vực là hướng Bắc và Tây Bắc; vào tháng 3 hướng gió chuyển từ Bắc - Tây Bắc sang Nam - Đông Nam và tháng 8 thì ngược lại hướng gió chuyển từ Nam - Đông Nam sang Tây - Tây Bắc.
Thời kỳ xuất hiện các giá trị lớn của vận tốc gió thường là vào các tháng mùa mưa (khoảng tháng 9 đến tháng 12), đây là thời kỳ hoạt động của các cơn bão ở biển Đông gây ảnh hưởng đến các vùng ven biển.
1.1.2.5 Chế độ bức xạ.
Hàng năm Quảng Ngãi có hai lần mặt trời đi qua thiên đỉnh, lần thứ nhất vào khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5, lần thứ hai vào trung tuần tháng 8. Cường độ bức xạ trong khu vực thường đạt giá trị cao vào các tháng 4 và 6, lớn hơn 14 kcal/cm2 và đạt giá trị nhỏ hơn vào các tháng 11 đến tháng 01 năm sau, nhỏ hơn 8 kcal/cm2. Lượng bức xạ tổng cộng thực tế phổ biến từ 130-150 Kcal/cm2/năm, trong ngày, lượng bức xạ đạt giá trị cao nhất vào buổi trưa, khoảng từ 11 giờ đến 13 giờ, lượng bức xạ tổng cộng phân bố không đồng đều theo các tháng và tất yếu dẫn đến phân bố không đều trong các mùa. Lượng bức xạ tổng cộng mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 7) chiếm đến 70-75%, mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12) chỉ chiếm từ 25-30%. Lượng bức xạ tổng cộng vụ Đông Xuân chiếm 41%, còn vụ Hè Thu chiếm 59%.
1.1.2.6 Số giờ nắng.
Theo số liệu thống kê của Trạm Khí tượng Quảng Ngãi, số giờ nắng trong tháng của các năm gần đây được trình bày như trong bảng 1.4.
Bảng 1.4. Số giờ nắng các tháng trong năm (giờ).
Năm
2008
2009
2010
Trung bình
Tháng 1
96
53
113
87,3
Tháng 2
128
193
31
117,3
Tháng 3
205
196
150
183,7
Tháng 4
231
180
144
185
Tháng 5
247
199
211
219
Tháng 6
269
180
228
225,7
Tháng 7
177
196
272
215
Tháng 8
183
165
200
182,7
Tháng 9
170
195
177
180,7
Tháng 10
190
109
116
138,3
Tháng 11
202
65
58
108,3
Tháng 12
93
90
68
83,7
Cả năm
2.191
1.821
1.767
1.926,3
(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ngãi)
Như vậy, các năm gần đây trung bình một năm có khoảng 1.926,3 giờ nắng. Thời điểm có số giờ nắng cao chủ yếu tập trung vào các tháng 5, 6, 7.
1.1.2.7 Thủy văn.
Toàn bộ khu vực theo địa hình tự nhiên chia thành các lưu vực sau:
- Lưu vực kênh Thạch Nham: Bề mặt kênh rộng 3-5m, tính từ chân taluy trung bình khoảng 7m. Kênh Thạch Nham thuộc hệ thống kênh Bắc, kênh cấp I B8, hành lang bảo vệ kênh quy định là 3m.
- Lưu vực sông Ông Trung (sông Bàu Giang): Nằm ở phía Nam và Đông Nam khu vực khảo sát. Hướng dòng chảy từ Tây sang Đông. Bề mặt sông rộng: 6-10m.
Ngoài ra, khu vực còn chịu ảnh hưởng đáng kể thủy văn sông Trà Khúc.
- Lưu vực sông Trà Khúc: sông Trà Khúc chảy qua thoát nước cho toàn bộ khu vực vùng núi phía Tây, Tây Nam tỉnh Quảng Ngãi. Sông Trà Khúc bắt nguồn từ núi Ngọc Rin ở độ cao 1550m thuộc huyện Konplong (Kon Tum) chảy qua tỉnh Quãng Ngãi và đổ ra biển Đông tại cửa Cổ Lũy. Sông dài 135Km đoạn chảy qua tỉnh Quãng Ngãi dài: 42,35Km. Diện tích lưu vực tính đến cửa Cổ Luỹ là 3240Km2, với hướng chảy chính là Tây - Đông.
Một số đặc điểm thuỷ văn sông Trà Khúc:
+ Chiều dài sông : 135Km.
+ Chiều dài lưu vực: 42,35Km.
+ Diện tích lưu vực : F = 3240Km2.
+ Chiều rộng trung bình lưu vực : 26,3Km.
+ Chiều dài lưu vực : 123Km.
+ Độ dốc trung bình lưu vực : 18,5%.
+ Độ dốc lòng sông : 0,083%.
Mùa lũ bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 12. Mùa nước cạn bắt đầu từ tháng 1 và kéo dài tới tháng 9.
Mực nước cao nhất năm thường xuất hiện vào các tháng 10 và tháng 11.Trận lũ lịch sử xuất hiện năm 1999 tại trạm Trà Khúc (thị xã Quảng Ngãi) với mức nước Hlũ = +8,36m tương ứng với tần suất 5%. Ngoài ra theo thống kê tại trạm Trà Khúc có mực nước lũ của các năm như sau:
+ Năm 1993 có mức nước đỉnh lũ H = +6,02m.
+ Năm 1994 có mức nước đỉnh lũ H = +6,02m.
+ Năm 1995 có mức nước đỉnh lũ H = +6.79m.
+ Năm 1996 có mức nước đỉnh lũ H = +7,69m.
+ Năm 1997 có mức nước đỉnh lũ H = +7,14m.
+ Năm 1998 có mức nước đỉnh lũ H = +7,72m.
+ Năm 1999 có mức nước đỉnh lũ H = +8,36m.
+ Năm 2000 có mức nước đỉnh lũ H = +6,39m.
+ Năm 2001 có mức nước đỉnh lũ H = +6,71m.
+ Năm 2002 có mức nước đỉnh lũ H = +6,21m.
+ Năm 2003 có mức nước đỉnh lũ H = +8,08m.
- Theo tính toán của Viện Khoa Học Thuỷ Lợi: Chọn trận lũ năm 1996 làm trận lũ điển hình để tính toán đường quá trình lũ chính vụ thiết kế với tần suất P = 10% với lưu lượng Qmax = 10.100m3/s thì mực nước lớn nhất của lũ chính vụ tại vị trí cầu Trà Khúc có Hmax = +7,07m
- Đặc trưng mực nước cao nhất năm tại trạm Trà Khúc ( thành phố Quảng Ngãi)
+ Mực nước cao nhất năm : Hmax = + 8,36m.
+ Mực nước trung bình năm : Htb = + 6,67m.
+ Mực nước thấp nhất năm : Hmin = + 4,47m.
- Hiện nay theo qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010, tỉnh Quảng Ngãi đang tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp và nạo vét lòng hồ thuỷ lợi Thạch Nham, hồ Nước Trong, xây dựng thuỷ điện Đakring (CS: 100MW) và các thuỷ điện nhỏ trên thượng nguồn sông Trà Khúc.... các dự án này góp phần hạn chế thiên tai do lũ lụt gây ra vì vậy