Cần Giờ với diện tích khoảng 70.421.58ha và được UNESSCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới và còn là lá phổi xanh của thành phố. Bên cạnh đó Cần Giờ còn là điểm hẹn du lịch lý tưởng cho du khách trên thế giới. Cần Giờ có khoảng 70.315 ngừơi, do thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên, tài nguyên khoáng sản nên Cần Giờ phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, nhưng cũng có nhiều vấn đề bức xức nảy sinh trong đó có chất thải rắn sinh hoạt, là một trong những vấn đề cần quan tâm. Hiện nay toàn bộ lượng rác được thu về BCL. Tuy nhiên phần đất dành cho việc chôn lấp của huyện không còn nhiều cho nên việc đổ rác vào bãi chôn lấp như hiện nay là không hợp lý, vì lượng rác thực phẩm chiếm tỉ lệ rất cao so với các loại chất thải rắn khác . Đây chính là nguyên nhân góp phần vào việc tăng chi phí xử lý chất thải rắn (xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, trạm xử lý nước rò rỉ,.), trong khi thành phần này cũng chính là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các nhà máy sản xuất phân compost. Ngoài ra, còn có các thành phần có khả năng tái chế như: giấy, nilon,. nếu được phân loại và tái chế, không chỉ giúp giảm chi phí quản lý chất thải rắn, mà còn giúp tiết kiệm nhiều tài nguyên, và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Vì thế yêu cầu đặt ra là phải có một giải pháp tốt hơn, phù hợp hơn để quản lý lượng rác thải đang gia tăng mạnh như hiện nay.
Nhận định được vấn đề nóng bỏng này, đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ” đã được chọn làm luận văn tốt nghiệp Khoa môi trường và Công nghệ Sinh học trường Đại Học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM.
88 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2039 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 : MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của đề tài :
Cần Giờ với diện tích khoảng 70.421.58ha và được UNESSCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới và còn là lá phổi xanh của thành phố. Bên cạnh đó Cần Giờ còn là điểm hẹn du lịch lý tưởng cho du khách trên thế giới. Cần Giờ có khoảng 70.315 ngừơi, do thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên, tài nguyên khoáng sản nên Cần Giờ phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, nhưng cũng có nhiều vấn đề bức xức nảy sinh trong đó có chất thải rắn sinh hoạt, là một trong những vấn đề cần quan tâm. Hiện nay toàn bộ lượng rác được thu về BCL. Tuy nhiên phần đất dành cho việc chôn lấp của huyện không còn nhiều cho nên việc đổ rác vào bãi chôn lấp như hiện nay là không hợp lý, vì lượng rác thực phẩm chiếm tỉ lệ rất cao so với các loại chất thải rắn khác . Đây chính là nguyên nhân góp phần vào việc tăng chi phí xử lý chất thải rắn (xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, trạm xử lý nước rò rỉ,...), trong khi thành phần này cũng chính là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các nhà máy sản xuất phân compost. Ngoài ra, còn có các thành phần có khả năng tái chế như: giấy, nilon,... nếu được phân loại và tái chế, không chỉ giúp giảm chi phí quản lý chất thải rắn, mà còn giúp tiết kiệm nhiều tài nguyên, và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Vì thế yêu cầu đặt ra là phải có một giải pháp tốt hơn, phù hợp hơn để quản lý lượng rác thải đang gia tăng mạnh như hiện nay.
Nhận định được vấn đề nóng bỏng này, đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ” đã được chọn làm luận văn tốt nghiệp Khoa môi trường và Công nghệ Sinh học trường Đại Học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM.
1.2. Mục đích của đề tài :
Đánh giá hiện trạng CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Cần Giờ
Đưa ra các giải pháp cải thiện hệ thống quản lý CTR sinh hoạt tại huyện Cần Giờ.
Đề tài nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý CTR , giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTR gây ra.
1.3. Nội dung nghiên cứu :
Tổng quan về CTR
Sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường huyện Cần Giờ.
Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ.
Đánh giá hiện trạng CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Cần Giờ.
Đề xuất các giải pháp quản lý CTR sinh hoạt tại huyện Cần Giờ.
Kết luận và kiến nghị.
1.4. Phương pháp nghiên cứu :
1.4.1.Phương pháp luận :
Dựa vào hiện trạng diễn biến môi trường, các dữ liệu môi trường cơ sở phải được nghiên cứu, thu thập chính xác, khách quan. Từ đó, đánh giá phương án thực hiện cần thiết nhằm đem lại hiệu quả cao cho công tác quản lý môi trường.
Trong những năm gần đây, với sự gia tăng dân số, tốc độ đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế diễn ra mạnh mẽ tại huyện Cần Giờ tiền đề cho nguồn phát sinh CTR sinh hoạt ngày càng gia tăng cả về khối lượng và đa dạng về thành phần. Do đó, CTR sinh hoạt đã và đang xâm phạm mạnh vào các hệ sinh thái tự nhiên, môi trường gây ảnh hưởng tiêu cực đến vẻ mỹ quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường và sức khoẻ con người nếu không được quản lý và xử lý thích hợp.
Với khối lượng phát sinh lớn, việc thu gom và xử lý CTR sinh hoạt đang gây nhiều khó khăn cho Đội thu gom rác dân lập và Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Công ích, lượng CTR chưa được thu gom và xử lý triệt để đang là mối đe doạ lớn đến đời sống nhân dân, đây chính là vấn đề môi trường mà các cấp lãnh đạo, các cơ quan quản lý đô thị luôn quan tâm và tìm cách giải quyết.
1.4.2. Phương pháp cụ thể :
Phương pháp đánh giá nhanh và ước tính lượng chất thải: Sử dụng công thức Euler cải tiến để ước tính dân số gia tăng từ năm 2007 đến năm 2020 ( dựa trên số liệu thực tế của dân số năm 2007). Từ đó tính toán được lượng CTR phát sinh trong cùng khoảng thời gian đó.
Phương pháp phân tích và xử lý thông tin: Toàn bộ các số liệu được thực hiện trên các bảng biểu và đồ thị. Số liệu được quản lý và phân tích với phần mền Microsoft Excel và phần soạn thảo văn bản sử dụng phần mềm Microsoft Word.
Phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia: Thăm dò, tham khảo ý kiến của các cán bộ đầu ngành, những người trực tiếp làm việc trong công tác vệ sinh cùng các cơ quan liên quan (Sở TN và MT; Sở KH và CN; Công ty MTV Dịch vụ Công ích huyện Cần Giờ).
Thu thập tài liệu, số liệu tại Công ty TNHH Một Thành viên Dịch vụ Công ích Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp thực địa (điều tra hiện trường và khảo sát thực tế): Tiến hành khảo sát thực tế trên địa bàn huyện, các điểm tập kết rác, qui trình thu gom, vận chuyển và bãi xử lý rác huyện Cần Giờ. Nghi nhận những hình ảnh về hiện trạng của các hoạt động trên.
1.5. Ý nghĩa khoa học của đề tài :
Giải quyết ô nhiễm môi trường là vấn đề cấp bách và cần thiết, do đó việc đánh giá tác động môi trường là một công cụ khoa học kỹ thuật nhằm phân tích, dự báo các tác động có lợi, có hại trực tiếp hay gián tiếp, trước mắt và lâu dài góp phần hạn chế các tác động tiêu cực.
Tìm ra giải pháp thích hợp cho công tác quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Cần Giờ trên cơ sở đề xuất các biện pháp phân loại rác tại nguồn, thu gom hiệu quả, triệt để lượng CTR phát sinh hằng ngày
Qua đó thấy được việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng là vô cùng quan trọng nhất là trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài :
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về CTR sinh hoạt tại huyện Cần Giờ.
Do giới hạn về thời gian nên đề tài chỉ đi sâu vào hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt của thành phố.
Qúa trình thực hiện dựa trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu, tổng hợp để làm rõ các vấn đề cần quan tâm.
Chương 2 : TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN
2.1 khái niệm về chất thải rắn
Chất thải rắn (Solid Waste) là tòan bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình ( bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng …) trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Rác là thuật ngữ được dùng để chỉ chất thải rắn có hình dạng tương đối cố định, bị vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động thường ngày của con người.
Chất thải rắn sinh hoạt là chất thải phát sinh từ các quá trình sinh hoạt của các hộ gia đình, các chợ, khu thương mại, cơ quan, trường học, công viên…
2.2 . Các nguồn phát sinh chất thải rắn :
Các nguồn chủ yếu phát sinh CTR đô thị bao gồm :
+ Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt) ( loại CTR phát sinh bao gồm chất thải thực phẩm, giấy, bía cứng, nhựa dẻo, đồ da ,đồ gỗ, thủy tinh, nhôm, kim loại, rác đường phố, chất thải sinh hoạt nguy hại…)
+ Từ các trung tâm thương mại
+ Từ các công sở, trường học, công trình công cộng
+ Từ các dịch vụ đô thị, sân bay
+ Từ các hoạt động công nghiệp
+ Từ các hoạt động xây dựng đô thị
+ Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường ống thoát nước của thành phố
2.3. Phân loại chất thải rắn :
Việc phân loại chất thải rắn là một công việc khá phức tạp bởi sự đa dạng về chủng loại, thành phần và tính chất của chúng. Có nhiều cách phân loại khác nhau nhằm mục đích chung là có biện pháp xử lý thích đáng, gia tăng khả năng tái chế và tái sử dụng lại các vật liệu trong chất thải nhằm đem lại hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.
CTR đa dạng vì vậy có nhiều cách phân loại khác nhau như :
Phân loại theo công nghệ quản lý_xử lý :
Phân loại CTR theo dạng này người ta chia làm các chất cháy được, các chất không cháy được, các chất hỗn hợp
Bảng 1: Phân loại theo công nghệ xử lý
Thành phần
Định nghĩa
Thí dụ
1.Các chất cháy được:
- Giấy
- Hàng dệt
- Rác thải
- Cỏ, rơm, gỗ củi
- Chất dẻo
- Da và cao su
- Các vật liệu làm từ giấy.
- Có nguồn gốc từ sợi.
- Các chất thải ra từ đồ ăn, thực phẩm.
- Các thực phẩm và vật liệu được chế tạo từ gỗ, tre.
- Các vật liệu và sản phẩm từ chất dẻo.
- Các vật liệu và sản phẩm từ thuộc da và cao su.
- Các túi giấy, các mảnh bìa, giấy vệ sinh, …
- Vải len, …
- Các rau quả, thực phẩm,…
- Đồ dùng bằng gỗ như bàn ghế, vỏ dừa,…
- Phim cuộn, bịch nilon,…
- Túi xách da, cặp da, vỏ ruột xe,…
2.Các chất không cháy được:
- Kim loại sắt
- Kim loại không phải sắt.
- Thuỷ tinh
- Đá và sành sứ
- Các loại vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt.
- Các kim loại không bị nam châm hút.
- Các vật liệu và sản phẩm chế tạo bằng thuỷ tinh.
- Các vật liệu không cháy khác ngoài kim loại và thuỷ tinh.
- Hàng rào, da, nắp lọ, …
- Vỏ hộp nhôm, đồ đựng bằng kim loại,…
- Chai lọ, đồ dùng bằng thuỷ tinh, bóng đèn,…
- Vỏ trai, ốc, gạch, đá, gốm sứ, …
3.Các chất hỗn hợp
- Tất cả các vật liệu khác không phân loại ở phần 1 và 2 đều thuộc loại này.
- Đá, đất, cát
(Nguồn:Bảo vệ Môi trường trong xây dựng cơ bản, Lê Văn Nãi, Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thật,1999)
Phân loại theo quan điểm thông thường:
Rác thực phẩm: bao gồm phần thừa thải, không ăn được sinh ra trong quá trình lưu trữ, chế biến, nấu ăn, … Đặc điểm quan trọng của loại rác này là phân huỷ nhanh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Quá trình phân huỷ thường gây ra mùi hôi khó chịu.
Rác bỏ đi : bao gồm các chất cháy được và không cháy được, sinh ra từ các hộ gia đình, công sở, hoạt động thương mại, … Các chất cháy được như giấy, plastic, vải, cao su, da, gỗ, … và chất không cháy được như thủy tinh, vỏ hộp kim loại, …
Tro xỉ: vật chất còn lại trong quá trình đốt củi, than, rơm, rạ, lá,… ở các hộ gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy, xí nghiệp,…
Chất thải xây dựng và phá huỷ công trình: chất thải từ quá trình xây dựng, sửa chữa nhà ở tư nhân, công trình thương mại và những công trình khác gọi là chất thải xây dựng. Chất thải này bao gồm: bụi, đá, bê tông, gạch, gỗ, đường ống, dây điện, khối lượng của chúng rất khó tính toán.
Chất thải từ nhà máy xử lý: chất thải này có từ hệ thống xử lý nước thải, nước, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp. Thành phần chất thải loại này đa dạng và phụ thuộc vào bản chất của quá trình xử lý. Chất thải này thường là chất thải rắn hoặc bùn (nước chiếm 25 – 95%)
Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động nông nghiệp như gốc rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi,…
Chất thải nguy hại: bao gồm chất thải y tế, chất thải hoá chất, sinh học dễ cháy, dễ nổ hoặc mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người, động vật, thực vật. Những chất thải này thường xuất hiện ở thể lỏng, khí và rắn. Đối với chất thải loại này thì việc thu gom, vận chuyển và xử lý phải hết sức thận trọng, phù hợp và đúng kỹ thuật.
2.4 Tốc độ phát sinh chất thải rắn :
Việc tính toán tốc độ phát sinh CTR là một trong những yếu tố quan trọng trong việc quản lý rác thải bởi từ đó ta có thể xác định được lượng rác thải phát sinh trong tương lai ở một khu vực để có kế hoạch quản lý thích hợp.
Người ta sử dụng một số loại phân tích sau đây để định lượng rác thải ở một khu vực :
+ Đo khối lượng
+ Phân tích thống kê
+ Dựa trên các đơn vị thu gom rác ( vd:thùng chứa )
+ Phương pháp xác định tỉ lệ rác thải
+ Tính cân bằng vật chất.
Nhà máy
Xí nghiệp
Lượng vào (Nguyên liệu + nhiên liệu )
Lượng rác thải
Lượng ra
Hình 1 : Sơ đồ tính cân bằng vật chất
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát sinh CTR :
Sự phát triển kinh tế và nếp sống :
Các nghiên cứu cho thấy sự phát sinh chất thải liên hệ trực tiếp với phát triển kinh tế của một cộng đồng. Lượng chất thải sinh hoạt đã được ghi nhận là có giảm đi khi có sự suy giảm về kinh tế( rõ nhất là trong thời gian khủng hoảng của thế kỷ 17 ).Phần trăm vật liệu đóng gói ( đặc biệt là túi nilon ) đã tăng lên trong 3 thập kỷ qua và tương ứng là tỷ trọng khối lượng ( khi thu gom ) của chất thải cũng giảm đi.
Mật độ dân số :
Các nghiên cứu xác minh rằng khi mật độ dân số tăng lên, nhà chức trách sẽ phải thải bỏ nhiều rác thải hơn, nhưng không phải rằng dân số ở cộng đồng có mật độ cao hơn sản sinh ra nhiều rác thải hơn mà là dân số ở cộng đồng có mật độ thấp có các phương pháp khác chẳng hạn như làm phân compost trong vườn hay đốt rác sau vườn.
Sự thay đổi theo mùa :
Trong những dịp như lễ giáng sinh, tết âm lịch ( tiêu thụ đỉnh điểm ) và cuối năm tài chính ( tiêu thụ thấp ) thì sự thay đổi về lượng rác thải đã được ghi nhận.
Tần số và phương pháp thu gom :
Vì các vấn đề này nảy sinh đối với rác thải trong và quanh nhà, các gia đình sẽ tìm cách khác để thải rác. Người ta phát hiện rằng nếu tần số thu gom rác thải giảm đi, với sự thay đổi giữa các thùng 90 lít sang các thùng di động 240 lít lượng rác thải đã tăng lên đặc biệt là rác thải vườn. Do đó vấn đề rất quan trọng trong việc xác định lượng rác phát sinh không chỉ từ lượng rác được thu gom mà còn xác định lượng rác được vận chuyển thẳng ra nơi chôn lấp, vì rác thải vườn đã từng được xe vận chuyển đến nơi chôn lấp.
Ngoài ra còn có các yếu tố khác như : dư luận, ý thức cộng đồng…Theo dự án môi trường Việt Nam Canada ( Viet Nam Canada Environment Project ) thì tốc độ phát sinh rác đô thị ở Việt Nam như sau :
+ Rác thải khu dân cư ( Residential wastes ) : 0,3-0,7 Kg/người/ngày
+ Rác thải thương mại ( commercial wastes ): 0,1- 0,2 Kg/người/ngày
+ Rác thải quét đường ( Steet sweeping wastes ): 0,05- 0,2 Kg/người/ngày
+ Rác thải công sở ( Institution wastes ): 0,05- 0,2 Kg/người/ngày
Tính trung bình thì rác thải sinh hoạt của một người khoảng ở Việt Nam : 0,5-0,7 Kg/người/ngày
2.5 Thành phần của chất thải rắn :
Giá trị của các thành phần trong CTR đô thị có thể thay đổi theo vị trí, theo mùa, theo điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Thành phần CTR đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý rác thải.
Bảng 2 : Thành phần CTR đô thị phân theo nguồn phát sinh
Nguồn chất thải
Phần trăm trọng lượng
Dao động
Trung bình
Nhà ở và khu thương mại, trừ các chất thải đặc biệt và nguy hiểm
50-75
62.0
Chất thải đặc biệt ( dầu, lốp xe, thiết bị điện, bình điện )
3 - 12
5.0
Chất thải nguy hại
0,1 - 1,0
0,1
Cơ quan
3 – 5
3,4
Xây dựng và phá dỡ
8 – 20
14.0
Làm sạch đường phố
2 – 5
3,8
Cây xanh và phong cảnh
2 – 5
3,0
Công viên và các khu vực tiêu khiển
1,5_3
2,0
Lưu vực đánh bắt
0,5_1,2
0,7
Bùn đặc từ nhà máy xử lý
3 – 8
6,0
Tổng cộng
100
(Nguồn: Geoge Tchobanaglous,etal, Megraw-Hill Inc, 1993)
Bảng 3 : Thành phần của CTR đô thị theo tính chất vật lý
Thành phần
Phần trăm trọng lượng
Khoảng giá trị
Trung bình
Thực phẩm
6 - 25
15
Giấy
25 - 45
40
Bìa cứng
3 - 15
4
Chất dẻo
2 - 8
3
Vải vụn
0 - 4
2
Cao su
0 - 2
0,5
Da vụn
0 - 2
0,5
Sản phẩm vườn
0 - 20
12
Gỗ
1 - 4
2
Thuỷ tinh
4 - 16
8
Xốp
2 - 8
6
Kim loại không thép
0 - 1
1
Kim loại thép
1 - 4
2
Bụi, tro, gạch
0 - 10
4
Tổng cộng
100
(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, quản lý CTR, Hà Nội, 2001)
Bảng 4 : Sự thay đổi thành phần theo mùa đặc trưng của CTR sinh hoạt
Chất thải
Phần trăm khối lượng
Phần trăm thay đổi
Mùa mưa
Mùa khô
Giảm
Tăng
Thực phẩm
11,1
13,5
21,0
Giấy
45,2
40,6
11,5
Nhựa dẻo
9,1
8,2
9,9
Chất hữu cơ khác
4,0
4,6
15,0
Chất thải vườn
18,7
24,0
28,3
Thuỷ tinh
3,5
2,5
28,6
Kim loại
4,1
3,1
24,4
Chất trơ và chất thải khác
4,3
4,1
4,7
Tổng cộng
100
100
(Nguồn: George Tchobanaglous và cộng sự)
2.6. Thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn:
2.6.1. Thu gom CTR:
Quy hoạch thu gom CTR là việc đánh giá các cách thức sử dụng nguồn nhân lực và thiết bị để tìm ra một cách sắp ếp hiệu quả nhất. Các yếu tố cần xem xét khi tiến hành quy hoạch thu gom CTR bao gồm :
CTR được tạo ra : số lựơng, tỷ trọng, nguồn tạo thành.
Phương thức thu gom : thu gom riêng biệt hay kết hợp.
Mức độ dịch vụ cần cung cấp : lề đường, lối đi..
Tần suất thu gom và năng suất thu gom : số công nhân và tổ chức của một kíp, lập lộ trình thu gom theo từng khu vực, ghi chép nhật ký và báo cáo.
Sử dụng hợp đồng huyện hoặc các dịch vụ tư nhân.
Thiết bị thu gom : kích cỡ, chủng loại, số lượng, sự thích ứng với các công việc khác.
Khôi phục nguồn lực : giá thành, thị trường, thu gom, phân loại,…
Tiêu hủy : phương pháp, địa điểm, chuyên chở, tính pháp lý.
Mật độ dân số : kích thước nhà cửa, số lượng điểm dừng, lượng CTR tại mỗi điểm, những điểm dừng công cụ…
Các đặc tính vật lý của khu vực : hình dạng và chiều rộng đường phố, địa hình, mô hình giao thông ( giờ cao điểm, đường một chiều…)
Khí hậu : mưa gió, nhiệt độ…
Đối tượng và khu vực phục vụ : dân cư ( các hộ cá thể và những điểm dừng công cộng ), doanh nghiệp, nhà máy, khu thương mại.
Các nguồn tài chính và nhân lực.
Các tiêu chí chính đặc trưng cho hiệu quả thu gom :
+ Số tấn chất thải được thu gom trong một giờ.
+ Tổng số hộ được phục vụ trong một giờ làm việc của một kíp.
+ Chi phí của một ngày thu gom.
+ Chi phí cho mỗi lần dừng để thu gom.
+ Số lượng người được phục vụ bới 1 xe trong 1 tuần.
2.6.2.Các phương thức thu gom :
Thu gom định kỳ tại từng hộ gia đình : trong hệ thống này các xe thu gom chạy theo một quy trình đều đặn, theo tần suất đã được thỏa thuận trước. Có nhiều cách áp dụng khác nhau nhưng điểm chung là mỗi gia đình được yêu cầu phải có thùng rác riêng trong nhà và mang đến cho người thu gom rác vào những thời điểm và địa điểm đã được quy định trước.
Thu gom ven đường : trong một số trường hợp chính quyền địa phương cung cấp những thùng rác đã được tiêu chuẩn hóa cho từng hộ gia đình, thùng rác này được đặt trước cửa nhà để công nhân vệ sinh thu gom lên xe rác. Hệ thống thu gom này phải được thực hiện đều đặn và một thời gian biểu tương đối chính xác
2.6.3.Hệ thống thu gom và vận chuyển CTR :
- Hệ thống thu gom được chia thành 2 loại dựa theo kiểu vận hành gồm hệ thống xe thùng di động và hệ thống xe thùng cố định.
Hệ tống xe thùng di động : là hệ thống thu gom trong đó các thùng chứa đầy rác được chuyên chở đến bãi thải rồi đưa thùng không về vị trí tập kết rác ban đầu. Hệ thống này phù hợp để vận chuyển CTR từ các nguồn tạo ra nhiều CTR,
Cũng có thể nhấc thùng rác đã đầy lên xe và thay bằng thùng rỗng tại điểm tập kết.
Hệ thống xe thùng cố định : là hệ thống thu gom trong đó các thùng chứa đầy rác vẫn cố định đặt ở nơi tập kết rác, trừ một khoảng thời gian rất ngắn nhấc lên đổ rác vào xe thu gom.
Bảng 5: các loại thùng chứa sử dụng với các hệ thống thu gom khác nhau
Xe
Kiểu thùng chứa
Dung tích ( yd3)
Hệ thống tùng chứa di động
Xe nâng
Xe sàn nghiêng
Xe có tời kéo
Sử dụng với bộ phận ép cố định
Hở phía trên
Sử dụng bộ phận ép cố định
Thùng chứa được trang bị máy ép
Hở phía trên, có moóc kéo
Thùng kín có moóc kéo phía trên được trang bị máy ép
6-12
12-50
15-40
20-40
15-40
20-40
Hệ thống thùng chứa cố định
Xe ép, bốc dỡ bằng máy
Xe ép, bốc dỡ bằng máy
Xe ép, bốc dỡ bằng máy
Phía trên kín và bốc dỡ bên cạnh
Thùng chứa đặc biệt để thu gom rác sinh hoạt từ các nhà ở riêng rẽ
Các thùng chứa nhỏ bằng nhựa dẻo hay kim loại mạ điện, các túi nhựa hay giấy có sẵn
1-8
0,23-0,45
( 60-120gal )
0,08-0,21
( 22-55gal )
( nguồn : George Tchobanoglous, et al, Mc Graw-Hill Inc, 1993 )
Chú thích : yd3 * 0,7646 = m3
Gal * 0,003785 = m3
2.6.4.Sơ đồ hóa hệ thống thu gom :
2.6.4.1.Sơ đồ trình tự vận hành với hệ thống xe thùng di động :
Kiểu thông thường :
Từ cơ quan bắt đầu hành trình làm việc
Về cơ quan kết thúc ca làm việc
Chở thùng đầy
Chở thùng không
Điểm tập trung
(bãi chôn lấp, trạm trung chuyển hoặc xử lý)
Kiểu thay thùng ( thay đổi vị trí thùng )
Từ cơ quan đến với thùng không bắt đầu hành trình làm việc
Xe với thùng không về cơ quan kết thúc ca làm việc
Điểm tập trung ( bãi chôn lấp, trạm trung chuyển hoặc xử lý )
Hình 2 : sơ đồ trình tự vận hành- hoạt động của loại xe thùng di động
2.6.4.2.Trình tự vận hành với hệ thống xe thùng cố định :
Điểm tập trung
Xe không từ cơ quan đến
Xe đã đầy thùng CTR
Xe chở không tải đến hành trình tiếp theo hoặc về cơ quan kết thúc ca làm việc
Hình 3 : sơ đồ trình tự vận hành – hoạt động của loại xe thùng cố định
2.6.5. Chọn tuyến đường thu gom, vận chuyển :
Các yếu tố cần xem xét khi chọn tuyến đường vận chuyển
+ Xét đến chính sách và quy tắc hiện hành có liên