Luận văn Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện

Năng lượng là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người và là một yếu tố đầu vào không thể thiếu được của hoạt động kinh tế. Khi mức sống của người dân càng cao, trình độ sản xuất của nền kinh tế ngày càng hiện đại thì nhu cầu về năng lượng cũng ngày càng lớn, và việc thỏa mãn nhu cầu này thực sự là một thách thức đối với hầu hết mọi quốc gia. Việt Nam cũng hiện đang phải đối mặt với thách thức của an ninh năng lượng khi các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng khan hiếm trong khi nhu cầu nguồn điện cung ứng cho sản xuất và tiêu dùng luôn ở mức cao. Điều này dẫn tới tình trạng ngành điện phải cắt điện luân phiên và nhập khẩu điện từ Trung Quốc trong thời gian gần đây. Nhiệt điện và thủy điện chiếm phần lớn trong cơ cấu nguồn điện tại Việt Nam nhưng hai nguồn năng lượng này kéo theo nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường (nhiệt điện) và các vấn đề xã hội, di cư, mất đất canh tác (thủy điện). Do đó, vấn đề đa dạng hóa các nguồn năng lượng nhằm tăng cường sản lượng điện và giảm thiểu rủi ro là rất cấp bách. Một điều đáng lưu ý là trong hàng loạt giải pháp phát triển nguồn điện để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế (như nhập khẩu điện, phát triển thủy điện, hay điện hạt nhân), dường như Việt Nam còn bỏ quên điện gió, một nguồn điện mà trong mấy năm trở lại đây có tốc độ phát triển cao nhất trên thị trường điện thế giới, hơn nữa giá thành ngày càng rẻ và rất thân thiện với môi trường. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, tiềm năng điện gió ở Việt Nam là lớn nhất Đông Nam Á. Trong đó, một số vùng hải đảo và duyên hải miền Trung có vận tốc gió lớn và thuận lợi về mặt địa hình để có thể xây dựng các nhà máy phong điện. Nhiều nhà đầu tư ngần ngại trong việc đầu tư sản xuất điện gió do e ngại tính chất phức tạp khó khăn về công nghệ, và lợi nhuận thấp hơn so với các lĩnh vực năng lượng khác. Vì vậy, Cơ chế phát triển sạch là cơ hội tăng sự hấp dẫn về mặt tài chính cho các dự án phong điện, đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp đầu tư và cho kinh tế, môi trường, xã hội địa phương và quốc gia. Nhằm đánh giá cụ thể hiệu quả kinh tế xã hội của một dự án phong điện kết hợp với Cơ chế phát triển sạch và xem xét khả năng ứng dụng trên qui mô rộng của các dự án phong điện, tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án Phong điện 1 – Bình Thuận theo cơ chế phát triển sạch”.

pdf114 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2137 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1. Tên chuyên đề: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Phong điện 1-Bình Thuận theo Cơ chế phát triển sạch 2. Lý do chọn đề tài và sự phù hợp của đề tài với mục tiêu/nội dung đào tạo chuyên ngành KT & QLMT: Mục đích của đề tài là nhằm đánh giá cụ thể hiệu quả kinh tế xã hội của một dự án phong điện kết hợp với Cơ chế phát triển sạch và xem xét khả năng ứng dụng trên qui mô rộng của các dự án phong điện. Đề tài phân tích hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của dự án Phong điện 1-Bình Thuận theo Cơ chế phát triển sạch, phù hợp với mục tiêu và nội dung đào tạo chuyên ngành KT & QLMT. 3. Những hoạt động/ kết quả nghiên cứu sản xuất kinh doanh tại nơi thực tập có liên quan trực tiếp đến đề tài: Tại Viện Chiến lược phát triển, các đề tài về qui hoạch phát triển vùng đến năm 2020 được thực hiện, trong đó có nghiên cứu về qui hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình Thuận. 4. Mục tiêu của chuyên đề :Giới thiệu hiệu quả kinh tế xã hội của năng lượng tái tạo và cơ chế phát triển sạch thông qua một dự án phong điện theo phương pháp phân tích chi phí lợi ích. 5. Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề: Phạm vi thời gian: Đề tài đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án dự định thực hiện trong thời gian từ năm 2007-2033. Phạm vi không gian: Vị trí dự án tại xã Chí Công và Bình Thạch, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận 6. Các phương pháp nghiên cứu sẽ sử dụng: Phương pháp thu thập dữ liệu và xử lý thông tin: Tổng hợp các nguồn thông tin dữ liệu qua các nguồn khác nhau, phân tích, sử dụng trong đề tài. Phương pháp phân tích tài chính và phương pháp phân tích chi phí lợi ích: Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của thầy hướng dẫn và tư vấn ý kiến của các thầy cô trong khoa. 7. Các môn học chuyên ngành có liên quan trực tiếp đến chuyên đề:  Phân tích chi phí –lợi ích  Kinh tế môi trường  Quản lý môi trường  Đánh giá tác động môi trường  Kinh tế quản lý tài nguyên 8. Nội dung chuyên đề và tiến độ thực hiện Nội dung công việc Thời gian Sản phẩm 1 2 3 4 5 Thu thập tài liệu/số liệu/điều tra CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN PHONG ĐIỆN 1 - BÌNH THUẬN I. Tổng quan về cơ chế phát triển sạch II. Dự án CDM III. Đánh giá hiệu quả của dự án CDM CHƯƠNG II : TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC VÀ NĂNG LƯỢNG GIÓ TẠI VIỆT NAM I. Tổng quan về phát triển điện lực Việt Nam II. Tổng quan về năng lượng gió CHƯƠNG III : DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT PHONG ĐIỆN 1 - BÌNH THUẬN I. Giới thiệu về huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận II. Giới thiệu về dự án Phong điện 1- Bình Thuận CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN PHONG ĐIỆN 1 - BÌNH THUẬN I. Xác định chi phí và lợi ích dự án nền II. Xác định chi phí và lợi ích của dự án Từ 08/03 đến 15/03/2009 Từ 16/03 đến 20/03/2009 Từ 20/03 đến 23/03/2009 Từ 23/03 đến 27/03/2009 Từ 27/03 đến 31/03/2009 Báo cáo Chương I Báo cáo Chương II Báo cáo Chương III Báo cáo Chương IV 6 7 khi bán được CERs III. Phân tích độ nhạy của dự án CDM IV. Hiệu quả về môi trường và xã hội CHƯƠNG V: KIẾN NGHỊ Chỉnh sửa và hoàn thiện Từ 01/04 đến 03/04/2009 Từ 05/04 đến 30/04/2009 Báo cáo Chương V Báo cáo hoàn chỉnh GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ADB (Asian Development Bank) : Ngân hàng phát triển châu Á AWEA (American Wind Energy Association): Hiệp hội năng lượng gió của Mỹ BCR (Benefit to Cost Ratio): Tỷ suất lợi ích chi phí BM (Build margin): Biên xây dựng BO (Build-Operate): Phương thức xây dựng-khai thác CDM (Clean Development Mechanism): Cơ chế phát triển sạch CVM (Contingent Valuation Method): Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên CERs (Certified Emissions Reductions): Chứng chí giảm phát thải CM (Combined margin): Biên kết hợp CNECB: Ban tư vấn chỉ đạo liên ngành COP (Conference of Parties): Hội nghị các bên tham gia DNA (Designated National Authorities): Cơ quan có thẩm quyền quốc gia về CDM DOE (Designated Operational Entity): Cơ quan tác nghiệp thẩm tra CDM EB (Executive Board): Ban điều hành CDM của Liên hiệp quốc EPTC (Electric Power Trading Company): Công ty cổ phần mua bán điện ET (Emissions Trading): Cơ chế thương mại phát triển EU ETS (European Union Greenhouse Gas Emission Trading Scheme): Hệ thống thương mại phát thải châu Âu FSR (Feasibility study report): Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án GHGs (Greenhouse Gases): Khí nhà kính GWEC (Global Wind Energy Council): Tổ chức năng lượng gió toàn cầu IPP (Independent power plant): Nhà máy điện độc lập IRR (Internal Rate of Return): Hệ số hoàn vốn nội tại JI (Joint Implementation): Cơ chế đồng thực hiện LDCs (Least Developed Countries): Các nước kém phát triển nhất LoA (Letter of Approval): Thư tán thành LoE (Letter of Endorsement): Thư phê chuẩn MONRE (Ministry of Natural Resources and Environment): Bộ Tài nguyên và Môi trường NPV (Net Present Value): Giá trị hiện tại ròng ODA (Oficial Development Assistance): Hỗ trợ phát triển chính thức OM (Operating margin): Biên vận hành O&M (Operation & Maintance): Vận hành và bảo dưỡng PB (Projected Payback): Thời gian hoàn vốn của dự án PDD (Project Design Document): Văn kiện thiết kế dự án PIN (Project Idea Note) : Ý tưởng dự án UNFCCC (United Nations Framework Convention on Climate Change): Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu VAT (Value Added Tax): Thuế giá trị gia tăng WB (World Bank): Ngân hàng thế giới WTA (Willing To Accept): Sẵn lòng chấp nhận WTP (Willing To Pay): Sẵn lòng chi trả MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN PHONG ĐIỆN 1 - BÌNH THUẬN ............................................................. 3 I. TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH (CDM) ................................. 3 1.1 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto .................................................................................................................... 3 1.2 Vai trò và lợi ích của CDM đối với sự phát triển bền vững .............................. 4 1.3 Tình hình thực hiện CDM trên thế giới ............................................................ 5 1.4. Việt Nam với CDM .......................................................................................... 8 II. DỰ ÁN CDM ................................................................................................... 12 2.1 Khái niệm dự án CDM..................................................................................... 12 2.2 Lĩnh vực thực hiện dự án CDM ...................................................................... 13 2.3 Đường cơ sở ................................................................................................... 13 2.4 Quy trình của dự án CDM ............................................................................... 14 2.5 Các tiêu chuẩn quốc gia để phê duyệt dự án CDM tại Việt Nam ...................... 17 III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN CDM ................................................. 19 3.1. Phân tích chi phí lợi ích (CBA) ....................................................................... 19 3.2. Các bước tiến hành CBA của dự án CDM....................................................... 19 CHƯƠNG II : TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC VÀ NĂNG LƯỢNG GIÓ TẠI VIỆT NAM .................................................................................................... 25 I. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN ĐIỆN LỰC TẠI VIỆT NAM ........................ 25 II. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG GIÓ .......................................................... 28 2.1 Khái quát về năng lượng gió ............................................................................ 28 2.2 Nguyên lý hoạt động của các máy phong điện ................................................. 29 2.3 Phân loại tua bin điện gió................................................................................. 29 2.4 Ưu nhược điểm của điện gió ............................................................................ 31 2.5 Tình hình ứng dụng và phát triển năng lượng gió trên thế giới ......................... 35 2.6 Hiện trạng và tiềm năng về năng lượng gió tại Việt Nam ................................ 38 CHƯƠNG III : DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT PHONG ĐIỆN 1 - BÌNH THUẬN I. GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN TUY PHONG, TỈNH BÌNH THUẬN ...................... 45 1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 45 1.2. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 45 II. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN PHONG ĐIỆN 1-BÌNH THUẬN ............................. 47 2.1 Giới thiệu chung về dự án ................................................................................ 47 2.2 Vị trí của dự án ................................................................................................ 49 2.3 Sơ đồ bố trí các cột tua bin gió......................................................................... 51 2.4. Các tác động của dự án tới môi trường............................................................ 52 2.5 Các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của tua bin gió đến môi trường ......... 58 2.6 Tính toán lượng giảm phát thải khí nhà kính của dự án .................................... 59 2.7 Phân tích rủi ro và các biện pháp kiểm soát rủi ro của dự án ............................ 64 CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN PHONG ĐIỆN 1 - BÌNH THUẬN ............................................................................................................... 67 I. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VÀ LỢI ÍCH CỦA DỰ ÁN NỀN .................................... 68 1.1 Xác định chi phí của dự án nền ........................................................................ 68 1.2 Xác định lợi ích ............................................................................................... 72 1.3 Tổng hợp chi phí và lợi ích của dự án nền........................................................ 73 1.4 Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án nền.......................................................... 734 1.5 Tính toán giá thành điện năng ........................................................................ 755 II. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VÀ LỢI ÍCH CỦA DỰ ÁN KHI BÁN ĐƯỢC CERs ..... 75 2.1 Xác định chi phí .............................................................................................. 75 2.2 Xác định lợi ích ............................................................................................... 77 2.3 Tổng hợp chi phí và lợi ích của dự án khi bán được CERs ............................... 77 2.4 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án CDM ................................................ 779 III. PHÂN TÍCH ĐỘ NHẬY CỦA DỰ ÁN CDM ................................................. 80 3.1 Phân tích độ nhậy với sự thay đổi giá bán điện ................................................ 80 3.2 Phân tích độ nhậy với sự thay đổi của giá bán CER ....................................... 811 3.3 Phân tích độ nhậy với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu ................................... 822 3.4 Phân tích độ nhạy với sự thay đổi sản lượng điện phát ................................... 833 IV. HIỆU QUẢ VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI............................................... 844 4.1 Hiệu quả về môi trường ................................................................................. 855 4.2 Hiệu quả về xã hội ......................................................................................... 855 CHƯƠNG V: KIẾN NGHỊ .............................................................................. 888 I. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI DỰ ÁN PHONG ĐIỆN 1- BÌNH THUẬN .................. 888 II. KIẾN NGHỊ CHUNG ..................................................................................... 899 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 944 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Số liệu thống kê các dự án CDM và CERs (tháng 3/2009) ....................... 6 Bảng 1.2: Các tiêu chuẩn ưu tiên cho các dự án CDM tại Việt Nam ...................... 18 Bảng 2.1: Đánh giá tiềm năng các nguồn cung cấp năng lượng tại Việt Nam ........ 27 Bảng 2.2: Phân loại tua bin theo kích cỡ ................................................................ 29 Bảng 2.3: Tiềm năng về năng lượng gió của Đông Nam Á (ở độ cao 65m) ........... 38 Bảng 3.1: Tổng sản lượng điện và tổng phát thải CO2 của các nguồn điện Việt Nam giai đoạn 2005-2007 .............................................................................................. 61 Bảng 3.2: Nguồn bổ sung công suất vào lưới Quốc gia chiếm 20% tổng công suất của hệ thống (GWh) và được xây dựng gần đây nhất ............................................. 62 Bảng 4.1: Bảng tổng hợp mức đầu tư ban đầu ....................................................... 68 Bảng 4.2: Bảng tổng hợp chi phí O&M qua các năm (Đơn vị: Triệu đ) ................. 70 Bảng 4.3: Bảng tổng hợp chi phí của dự án nền (đơn vị: Triệu đồng) .................... 71 Bảng 4.4: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án nền .................... 74 Bảng 4.5: Bảng tổng hợp các chi phí CDM............................................................ 76 Bảng 4.6: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án CDM ............... 799 Bảng 4.7: Kết quả phân tích độ nhạy của dự án với sự thay đổi giá bán điện ......... 80 Bảng 4.8: Kết quả phân tích độ nhạy của dự án với sự thay đổi giá bán CERs ..... 822 Bảng 4.9: Kết quả phân tích độ nhạy của dự án ................................................... 823 Bảng 4.10: Kết quả phân tích độ nhạy với sự thay đổi sản lượng điện phát .......... 834 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Sự gia tăng về số lượng dự án CDM đã đăng ký, số dự án theo danh mục các nước và số lượng CERs tính theo các dự án ....................................................... 6 Hình 1.2: Số lượng các dự án đã được đăng ký CDM theo lĩnh vực ......................... 7 Hình 1.3: Các dự án CDM đã đăng ký theo nước chủ nhà........................................ 7 Hình 1.4: Lượng phát thải GHGs trong 3 khu vực kinh tế chính tại Việt Nam ......... 8 Hình 1.5: Các dự án CDM tại Viêt Nam thẩm định quốc tế theo lĩnh vực ............. 12 Hình 1.6: Mô hình dự án CDM đơn phương và song phương ................................ 12 Hình 1.7: Đường cơ sở của dự án CDM ................................................................. 14 Hình 1.8: Sơ đồ chu trình dự án CDM ................................................................... 15 Hình 1.9: Đồ thị biểu diễn IRR .............................................................................. 22 Hình 2.1: Nhu cầu về điện phân theo ngành kinh tế (1981 – 2005) ........................ 25 Hình 2.2: Cơ cấu nguồn điện dự đoán năm 2020 ................................................... 26 Hình 2.3: Giá thành điện gió từ năm 1980-2005 .................................................... 32 Hình 2.4: Số lao động làm việc trong lĩnh vực năng lượng gió .............................. 33 Hình 2.5: Lượng giảm phát thải khí CO2 toàn cầu từ năng lượng gió ..................... 34 Hình 2.6: Cơ cấu sản lượng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo năm 2007 ..... 36 Hình 2.7: Sản lượng điện gió được lắp đặt trên thế giới 1996-2007 ....................... 36 Hình 2.8: Sản lượng điện gió dự đoán đến cuối năm 2012 tại các khu vực............. 36 Hình 2.9: Năng lượng gió ở độ cao 65 m vào tháng 12 đến tháng 2 ....................... 40 Hình 2.10:Tiềm năng năng lượng gió tại khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Nguyên tại Việt Nam ............................................................................................. 40 Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Bình Thuận ......................................................................... 50 Hình 3.2: Bản đồ huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận ............................................ 50 Hình 3.3: Vận tốc gió trung bình các tháng trong năm ........................................... 51 Hình 3.4: Sơ đồ bố trí các tua bin gió tại vị trí dự án .............................................. 52 Hình 3.5: Cường độ âm thanh của các nguồn âm thanh từ khoảng cách 350m ....... 56 Hình 3.6: Nguyên nhân gây chết chim (tính trên 10.000 ca) .................................. 57 Hình 4.1: Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam 2005 - 2008 ............................................... 67 Hình 4.2: Lợi ích ròng hàng năm của dự án nền (đã tính chiết khấu) .................... 73 Hình 4.3: Giá trị tích luỹ của dự án nền theo thời gian ........................................... 74 Hình 4.4: Quy định đăng ký CERs cho dự án CDM ............................................. 766 Hình 4.5: Lợi ích ròng hàng năm của dự án CDM (đã tính chiết khấu) ................. 79 Hình 4.6: Giá trị tích luỹ của dự án CDM theo thời gian ........................................ 79 Hình 4.7: Phân tích độ nhạy NPV của dự án với sự thay đổi giá bán điện .............. 81 Hình 4.8: Độ nhạy NPV của dự án với sự thay đổi giá bán CERs ....................... 832 Hình 4.9: Độ nhạy NPV của dự án với sự thay đổi tỷ lệ chiết khấu ...................... 833 Hình 4.10: Độ nhạy của NPV với sự thay đổi sản lượng điện phát ......................... 84 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năng lượng là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người và là một yếu tố đầu vào không thể thiếu được của hoạt động kinh tế. Khi mức sống của người dân càng cao, trình độ sản xuất của nền kinh tế ngày càng hiện đại thì nhu cầu về năng lượng cũng ngày càng lớn, và việc thỏa mãn nhu cầu này thực sự là một thách thức đối với hầu hết mọi quốc gia. Việt Nam cũng hiện đang phải đối mặt với thách thức của an ninh năng lượng khi các nguồn năng lượng hóa thạch ngày càng khan hiếm trong khi nhu cầu nguồn điện cung ứng cho sản xuất và tiêu dùng luôn ở mức cao. Điều này dẫn tới tình trạng ngành điện phải cắt điện luân phiên và nhập khẩu điện từ Trung Quốc trong thời gian gần đây. Nhiệt điện và thủy điện chiếm phần lớn trong cơ cấu nguồn điện tại Việt Nam nhưng hai nguồn năng lượng này kéo theo nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường (nhiệt điện) và các vấn đề xã hội, di cư, mất đất canh tác (thủy điện). Do đó, vấn đề đa dạng hóa các nguồn năng lượng nhằm tăng cường sản lượng điện và giảm thiểu rủi ro là rất cấp bách. Một điều đáng lưu ý là trong hàng loạt giải pháp phát triển nguồn điện để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế (như nhập khẩu điện, phát triển thủy điện, hay điện hạt nhân), dường như Việt Nam còn bỏ quên điện gió, một nguồn điện mà trong mấy năm trở lại đây có tốc độ phát triển cao nhất trên thị trường điện thế giới, hơn nữa giá thành ngày càng rẻ và rất thân thiện với môi trường. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, tiềm năng điện gió ở Việt Nam là lớn nhất Đông Nam Á. Trong đó, một số vùng hải đảo và duyên hải miền Trung có vận tốc gió lớn và thuận lợi về mặt địa hình để có thể xây dựng các nhà máy phong điện. Nhiều nhà đầu tư ngần ngại trong việc đầu tư sản xuất điện gió do e ngại tính chất phức tạp khó khăn về công nghệ, và lợi nhuận thấp hơn so với các lĩnh vực năng lượng khác. Vì vậy, Cơ chế phát triển sạch là cơ hội tăng sự hấp dẫn về mặt tài chính cho các dự án phong điện, đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp đầu tư và cho kinh tế, môi trường, xã hội địa phương và quốc gia. Nhằm đánh giá cụ thể hiệu quả kinh tế xã hội của một dự án phong điệ