Ngày nay, trên thế giới, hàng ngày có tới 6.000 trẻ em bị tử vong do các bệnh tiêu chảy; khoảng 1 tỷ dân mà chủ yếu là trẻ em bị nhiễm bệnh do giun hay suy dinh dưỡng và nghèo đói. Tình trạng thiếu nước hay hạn hán ở nhiều nơi, nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật và tử vong ở người. Dự báo đến năm 2030, hơn một nửa dân số thế giới sẽ sống trong cảnh thiếu nước. Có thể nói, vệ sinh môi trường đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của những nhà quản lý môi trường đô thị trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Hiện tại, một số lượng lớn người dân trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển, vẫn chưa được đảm bảo những điều kiện cấp nước, vệ sinh, thoát nước và xử lý chất thải một cách đầy đủ. Và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ, nhất là khi mà do sự phát triển không đồng đều của hệ thống hạ tầng cơ sở kỹ thuật đang không chỉ gây ra rất nhiều những vấn đề bất cập trong quy hoạch mà còn gây ô nhiễm môi trường, mất cân đối trong việc giữ gìn và làm sạch cảnh quan môi trường đô thị, là một trong những yếu tố gây cản trở sự phát triển của nền kinh tế, cản trở quá trình hội nhập của đất nước.
Sẽ trở thành một đô thị loại III trong tương lai nhưng cho đến nay, thị xã Hà Giang chưa từng được đầu tư một hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường nhằm cải thiện hay nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây. Bên cạnh đó, việc không có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, thu gom và xử lý rác thải cũng đang gây ra những ảnh hưởng rất lớn tới môi trường và cảnh quan của thị xã, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm tầng mạch nông. Đặc biệt hơn nữa, khi sông Lô lại chính là một trong những con sông cung cấp nguồn nước cho nhà máy nước sạch thị xã Hà Giang ; là nơi đầu nguồn nên sẽ gây ra những ảnh hưởng đáng kể không chỉ cho khu vực này mà còn tới các vùng miền xuôi và hạ lưu. Tình trạng này đã đặt ra những nguy cơ lớn cùng những vấn đề bất cập trong việc bảo vệ sức khỏe người dân địa phương, hạn chế sự phát triển của các hoạt động kinh tế, xã hội, du lịch trong đô thị. Điều này cho thấy, việc xây dựng một hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ở Thị xã Hà Giang- Tỉnh Hà Giang là đòi hỏi cũng như một yêu cầu cấp thiết, nó sẽ đáp ứng cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế của khu đô thị trong tương lai. Vì thế tôi đã chọn đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình là: “Đánh giá hiệu quả Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Thị xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang” với mong muốn có thể mang đến một cái nhìn toàn diện hơn cho quan điểm vừa phát triển kinh tế đồng thời cũng tiến hành công tác bảo vệ môi trường.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu dự án được thực hiện trên một khu vực rộng lớn bao gồm toàn bộ thị xã Hà Giang (cả khu trung tâm và vùng lân cận) với diện tích gần 134.04 Km2.
Phương pháp nghiên cứu: Phân tích chi phí lợi ích.
Kết cấu của đề tài:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về việc xử lý nước thải và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chương II: Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang.
Chương III: Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội Dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang tỉnh Hà Giang
89 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Thị xã Hà Giang- Tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
I. Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ
Bảng 3.1: Bảng liệt kê chi phí di dân và giải phóng mặt bằng
Bảng 3.2: Bảng liệt kê chi phí xây dựng các hạng mục công trình
Bảng 3.3: Bảng liệt kê chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm
Bảng 3.4: Bảng liệt kê các phương pháp đánh giá chi phí- lợi ích
Bảng 3.5: Bảng chi phí di dân và giải phóng mặt bằng của dự án
Bảng 3.6: Bảng chi phí xây dựng các hạng mục công trình
Bảng 3.7: Chi phí vận hành vào bảo dưỡng hàng năm
Bảng 3.8: Lợi ích do giảm chi phí chữa bệnh khi hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đi vào hoạt động.
Bảng 3.10: Lợi ích do thu phí thoát nước và xử lý nước thải
Bảng 3.11: Bảng tính toán các chi tiêu kinh tế.
II. Danh mục các hình vẽ
Hình 2.1: Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành
2002- 2006
Hình 2.2: Biểu đồ giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành
2002- 2006
Hình 2.3: Biểu đồ giá trị sản xuất nông nghiệp theo cơ cấu năm 2006
Hình 2.4: Biểu đồ về cơ cấu lao động của thị xã Hà Giang năm 2008
Hình 2.5: Biểu đồ về tỷ lệ giàu nghèo tại thị xã Hà Giang năm 2008
Hình 2.6: Sơ đồ thoát nước mưa hiện trạng ở thị xã Hà Giang
Hình 2.7: Sơ đồ thoát nước thải hiện trạng ở thị xã Hà Giang
Hình 2.8: Biểu đồ tình trạng nhà vệ sinh tại thị xã Hà Giang năm 2008
Hình 3.1: Biểu đồ phân tích độ nhạy với sự thay đổi của r
Hình 3.2: Biểu đồ phân tích độ nhạy với sự thay đổi của chi phí đầu tư ban đầu
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, trên thế giới, hàng ngày có tới 6.000 trẻ em bị tử vong do các bệnh tiêu chảy; khoảng 1 tỷ dân mà chủ yếu là trẻ em bị nhiễm bệnh do giun hay suy dinh dưỡng và nghèo đói. Tình trạng thiếu nước hay hạn hán ở nhiều nơi, nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật và tử vong ở người. Dự báo đến năm 2030, hơn một nửa dân số thế giới sẽ sống trong cảnh thiếu nước. Có thể nói, vệ sinh môi trường đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của những nhà quản lý môi trường đô thị trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Hiện tại, một số lượng lớn người dân trên thế giới, nhất là ở các nước đang phát triển, vẫn chưa được đảm bảo những điều kiện cấp nước, vệ sinh, thoát nước và xử lý chất thải một cách đầy đủ. Và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ, nhất là khi mà do sự phát triển không đồng đều của hệ thống hạ tầng cơ sở kỹ thuật đang không chỉ gây ra rất nhiều những vấn đề bất cập trong quy hoạch mà còn gây ô nhiễm môi trường, mất cân đối trong việc giữ gìn và làm sạch cảnh quan môi trường đô thị, là một trong những yếu tố gây cản trở sự phát triển của nền kinh tế, cản trở quá trình hội nhập của đất nước.
Sẽ trở thành một đô thị loại III trong tương lai nhưng cho đến nay, thị xã Hà Giang chưa từng được đầu tư một hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường nhằm cải thiện hay nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây. Bên cạnh đó, việc không có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, thu gom và xử lý rác thải cũng đang gây ra những ảnh hưởng rất lớn tới môi trường và cảnh quan của thị xã, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm tầng mạch nông.... Đặc biệt hơn nữa, khi sông Lô lại chính là một trong những con sông cung cấp nguồn nước cho nhà máy nước sạch thị xã Hà Giang ; là nơi đầu nguồn nên sẽ gây ra những ảnh hưởng đáng kể không chỉ cho khu vực này mà còn tới các vùng miền xuôi và hạ lưu. Tình trạng này đã đặt ra những nguy cơ lớn cùng những vấn đề bất cập trong việc bảo vệ sức khỏe người dân địa phương, hạn chế sự phát triển của các hoạt động kinh tế, xã hội, du lịch trong đô thị. Điều này cho thấy, việc xây dựng một hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ở Thị xã Hà Giang- Tỉnh Hà Giang là đòi hỏi cũng như một yêu cầu cấp thiết, nó sẽ đáp ứng cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế của khu đô thị trong tương lai. Vì thế tôi đã chọn đề tài cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình là: “Đánh giá hiệu quả Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Thị xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang” với mong muốn có thể mang đến một cái nhìn toàn diện hơn cho quan điểm vừa phát triển kinh tế đồng thời cũng tiến hành công tác bảo vệ môi trường.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu dự án được thực hiện trên một khu vực rộng lớn bao gồm toàn bộ thị xã Hà Giang (cả khu trung tâm và vùng lân cận) với diện tích gần 134.04 Km2.
Phương pháp nghiên cứu: Phân tích chi phí lợi ích.
Kết cấu của đề tài:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về việc xử lý nước thải và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chương II: Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang.
Chương III: Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội Dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang tỉnh Hà Giang
Chương I: Những vấn đề cơ bản về Đánh giá hiệu quả dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
1.1 Lý luận chung về dự án đầu tư
1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư
1.1.1.1 Các khái niệm liên quan
Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Các nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Đầu tư có thể được chia thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp:
Đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kế hoạch đầu tư.
Đầu tư gián tiếp: là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kế hoạch đầu tư.
Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp. Hoạt động đầu tư này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất và kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội.
1.1.1.2 Khái niệm về dự án đầu tư
Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Xét trên góc độ kế hoạch hóa: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ.
Xét trên góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài.
Xét về mặt nội dung: Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động với các chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai.
1.1.2.Phân loại dự án đầu tư
1.1.2.1 Theo cơ cấu tái sản xuất:
- Dự án đầu tư theo chiều rộng: Dự án đòi hỏi khối lượng vốn lớn, thời gian thực hiện và hoàn vốn lâu, tính chất kỹ thuật phức tạp, độ mạo hiểm cao.
- Dự án đầu tư theo chiều sâu: Dự án đòi hỏi khối lượng vốn ít hơn, thời gian thực hiện đầu tư và hoàn vốn không lâu, độ mạo hiểm thấp.
1.1.2.2 Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội:
- Dự án phát triển sản xuất kinh doanh.
- Dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật.
- Dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
1.1.2.3 Theo các giai đoạn hoạt động của dự án đầu tư trong quá trình sản xuất:
- Dự án đầu tư thương mại: là loại dự án đầu tư có thời gian thực hiện đầu tư và hoạt động của các kết quả đầu để thu hồi vốn đầu tư ngắn, tính chất bất định không cao lại dễ dự đoán và dự đoán dễ đạt độ chính xác cao.
- Dự án đầu tư sản xuất là loại dự án đầu tư có thời hạn hoạt động dài, vốn đầu tư lớn, việc thu hồi vốn chậm, thời gian thực hiện đầu tư lâu, độ mạo hiểm cao, tính chất kỹ thuật phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố bất động trong tương lai không thể dự đoán hết được và dự đoán không chính xác.
1.1.3. Sự khác nhau giữa dự án đầu tư kinh tế và dự án đầu tư môi trường
Dự án đầu tư kinh tế: là dự án được tiến hành nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội. Các dự án đầu tư kinh tế thường phải có các giá trị về phân tích tài chính lớn, nếu trong trường hợp lợi nhuận ròng của dự án mà nhỏ thì sẽ không được thực hiện.
Dự án đầu tư bảo vệ môi trường: là dự án đầu tư phát triển, thể hiện kế hoạch chi tiết công cuộc đầu tư bảo vệ môi trường, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ.
Khác với các dự án đầu tư phát triển kinh tế chủ yếu mang tính chất tư nhân, việc tiến hành đầu tư nhằm tối đa hóa lợi nhuận của các công ty hay doanh nghiệp; các dự án đầu tư bảo vệ môi trường lại là những dự án mang tính chất phúc lợi và phục vụ chung cho cộng đồng nên các giá trị về phân tích tài chính hoặc là lỗ, hoặc sẽ không đạt được giá trị cao, tuy nhiên nó lại có những đóng góp lớn vào việc cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư; vì thế người ta vẫn tiến hành đầu tư phát triển nhưng đồng thời cần phải đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án để có thể xác định được những ưu đãi đối với việc xây dựng và phát triển dự án đó trong những giai đoạn phát triển nhất định của nền kinh tế.
1.2 Đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư môi trường
1.2.1 Khái niệm đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư môi trường
Đánh giá hiệu quả dự án của một dự án đầu tư môi trường là việc so sánh, đánh giá một cách có hệ thống giữa những chi phí và các lợi ích của dự án đem lại cho nền kinh tế, sự phát triển của xã hội và công cuộc bảo vệ môi trường trên quan điểm của toàn bộ nền kinh tế và toàn xã hội.
Đánh giá hiệu quả dự án hay phân tích kinh tế- xã hội- môi trường dự án đầu tư nhằm xác định sự đóng góp của dự án vào các mục tiêu phát triển cơ bản của nền kinh tế, bảo vệ môi trường và phúc lợi xã hội. Để nói lên hiệu quả của lợi ích kinh tế- xã hội- môi trường mà dự án mang lại, cần phải tiến hành so sánh giữa lợi ích mà nền kinh tế và toàn xã hội thu được với những chi phí xã hội đã bỏ ra hay là sự đóng góp của xã hội khi thực hiện dự án.
Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của nền kinh tế và toàn xã hội. Những sự đáp ứng này có thể mang tính chất định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước….
Chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi một dự án đầu tư được thực hiện bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng vào các công việc khác trong tương lai.
1.2.2 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả dự án đầu tư môi trường
Phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội- môi trường của dự án đầu tư là một trong những nội dung trong quá trình lập và thẩm định dự án đầu tư. Việc phân tích này có tác dụng không chỉ đối với nhà đầu tư mà còn có ý nghĩa đối với cơ quan có thẩm quyền của nhà nước và các định chế tài chính.
Đối với các nhà đầu tư: Phân tích khía cạnh kinh tế- xã hội- môi trường là căn cứ chủ yếu để nhà đầu tư thuyết phục các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận dự án và thuyết phục tài trợ vốn từ các định chế tài chính.
Đối với nhà nước: Đây là căn cứ quan trọng để quyết định có cho phép đầu tư hay không. Đối với các nhà đầu tư, mục tiêu chủ yếu của họ là đạt được lợi nhuận cao nhất, khả năng sinh lợi do một dự án nào đó mang lại chính là thước đo chủ yếu và là động lực thúc đẩy các nhà đầu tư bỏ vốn. Song, đối với nhà nước, trên phương diện của một quốc gia thì lợi ích kinh tế- xã hội- môi trường mà dự án mang lại chính là căn cứ để xem xét và cho phép đầu tư. Một dự án sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn nếu nó thực sự có đóng góp cho nền kinh tế và xã hội cũng như đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.
Đối với các định chế tài chính: đây là căn cứ quan trọng để họ quyết định có tài trợ vốn hay không. Một dự án khi chứng minh được một cách chắc chắn rằng sẽ mang lại các lợi ích cho nền kinh tế- xã hội- môi trường thì sẽ nhận được sự tài trợ của các định chế tài chính quốc gia cũng như các định chế tài chính quốc tế.
Đặc biệt, đối với các dự án đầu tư bảo vệ môi trường thì việc đánh giá, xem xét các khía cạnh về hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án lại càng cần thiết và có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các dự án đầu tư bảo vệ môi trường là những dự án mang tính chất phúc lợi và phục vụ chung cho cộng đồng nên các giá trị về phân tích tài chính hoặc là lỗ, hoặc sẽ không đạt được giá trị cao, tuy nhiên nó lại có những đóng góp lớn vào việc cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư; vì thế người ta cần phải tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án để có những ưu đãi đối với việc xây dựng và phát triển dự án đó trong những giai đoạn phát triển nhất định của nền kinh tế.
1.2.3 Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả dự án đầu tư môi trường
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội phải đảm bảo rằng khi một dự án đầu tư chứng minh được rằng sẽ đem lại cho xã hội một lợi ích lớn hơn cái giá mà xã hội phải trả đồng thời đáp ứng được những mục tiêu cơ bản trong giai đoạn phát triển nhất định thì dự án mới xứng đáng hưởng những ưu đãi mà nền kinh tế đã dành cho nó. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án đầu tư được thể hiện qua:
1.2.3.1 Hiệu quả về mặt kinh tế
- Mức độ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của dân cư: được thể hiện gián tiếp qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc dân, mức gia tăng tích lũy vốn, tốc độ phát triển.
- Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ: Tiết kiệm và tăng nguồn thu ngoại tệ sở hữu nhằm hạn chế dần sự phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài và tạo nên cán cân thanh toán hợp lý là hết sức cần thiết nhất là đối với các nước đang phát triển như nước ta. Vì vậy đây cũng là một chỉ tiêu rất đáng quan tâm khi phân tích một dự án đầu tư. Để tính được chỉ tiêu này phải tính ra được tổng số ngoại tệ tiết kiệm và thu được, sau đó trừ đi tổng phí tổn về ngoại tệ trong quá trình triển khai dự án.
- Tăng thu cho ngân sách: Nguồn ngân sách được sử dụng chủ yếu với mục đích đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, xây dựng cơ sở hạ tầng, trợ giúp các ngành vì lợi ích chung của toàn xã hội và cần thiết phải phát triển, do đó mà dự án đầu tư nào càng đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nước thông qua các loại thuế và các hình thức thu khác thì hiệu quả của nó càng lớn khi xét về lợi ích kinh tế- xã hội mà nó thu được. Để xem xét chỉ tiêu này, ta có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ đóng góp vào ngân sách trên tổng vốn đầu tư.
1.2.3.2 Hiệu quả về mặt xã hội
- Tác động đến phân phối thu nhập và công bằng xã hội: Đây là một chỉ tiêu quan trọng, nó giúp đánh giá sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện mục tiêu phân phối và xác định những tác động của dự án đến quá trình điều tiết thu nhập theo nhóm dân cư và theo vùng lãnh thổ. Thực chất của chỉ tiêu này là xem xét xem phần giá trị tăng thêm của dự án và các dự án liên quan sẽ được phân phối cho các nhóm đối tượng khác nhau (bao gồm: người làm công ăn lương, người hưởng lợi nhuận, nhà nước) hoặc giữa các vùng lãnh thổ như thế nào, có đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế xã hôi trong những giai đoạn nhất định hay không.
- Ảnh hưởng lan tỏa: Do xu hướng phát triển của phân công lao động xã hội mà mối liên hệ giữa các ngành nghề, các vùng miền trong nền kinh tế ngày càng được liên kết và gắn bó một cách chặt chẽ. Vì vậy lợi ích kinh tế xã hội của một dự án không chỉ đóng góp cho bản thân ngành được đầu tư mà còn tạo ra ảnh hưởng lan truyền thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác. Tuy nhiên ảnh hưởng dây chuyền này không chỉ đem lại những tác động tích cực mà trong một số trường hợp nó cũng gây ra những tác động tiêu cực. Vì vậy khi phân tích hiệu quả của một dự án cần tính đến cả hai yếu tố này.
- Những ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và kết cấu hạ tầng: Có những dự án mà ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế và xã hội của địa phương là rất rõ rệt. Đặc biệt là đối với các dự án tại các địa phương nghèo, vùng núi, nông thôn với mức sống và trình độ dân trí thấp. Nếu dự án được triển khai tại các địa phương trên, tất yếu sẽ kéo theo việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Những năng lực mới của kết cấu hạ tầng được tạo ra từ các dự án nói trên, không những chỉ có tác dụng đối với chính dự án đó mà còn có ảnh hưởng đến các dự án khác, từ đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của địa phương.
- Tác động đến lao động và việc làm: Các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng đều trong tình trạng yếu kém về kĩ thuật sản xuất và công nghệ nhưng lại dư thừa nhân công. Chính vì vậy chỉ tiêu này cũng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá tác động của dự án đầu tư. Ta xem xét chỉ tiêu này dưới cả 2 góc độ là tuyệt đối và tương đối: chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện dự án và chỉ tiêu số lao động có việc làm tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư.
Số lao động có việc làm: bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp cho dự án và số lao động có việc là ở các dự án liên đới (nếu có). Các dự án liên đới là các dự án khác được thực hiện do sự đòi hỏi của dự án đang được xem xét.
Số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư: được tính bằng số lao động có việc làm trực tiếp của dự án trên số vốn đầu tư trực tiếp của dự án.
à Cả 2 chỉ tiêu trên có giá trị càng cao thì dự án càng có tác động lớn đến nền kinh tế và xã hội.
- Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, trình độ nghề nghiệp của người lao động, trình độ quản lý của các nhà quản lý, nâng cao năng suất lao động, nâng cao thu nhập của người lao động.
1.2.3.3 Hiệu quả về mặt môi trường
- Tận dụng hay khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới phát hiện.
- Bảo vệ và làm đẹp cảnh quan môi trường.
- Cải thiện và nâng cao điều kiện cũng như chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư địa phương.
1.2.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả của dự án
1.2.4.1 Đánh giá hiệu quả dự án trên khía cạnh kinh tế- xã hội
Đối với các nhà đầu tư: Phương pháp được áp dụng là dựa trực tiếp vào số liệu báo cáo tài chính để tính toán các chỉ tiêu định lượng và thực hiện các quyết định mang tính chất định tính.
Dưới góc độ quản lý vĩ mô của nhà nước, của địa phương và của các ban ngành: Phương pháp được sử dụng ở đây là sử dụng các báo cáo tài chính, tính lại các đầu vào và đầu ra theo giá xã hội (giá ẩn, giá tham khảo); Ở đây ta không lấy giá thị trường để tính toán cho các chi phí và lợi ích kinh tế- xã hội vì nó không phản ánh đúng chi phí thực tế mà xã hội bỏ ra do phải chịu ảnh hưởng từ các chính sách tài chính, kinh tế của nhà nước.
Các tiêu chuẩn đánh giá:
- Nâng cao mức sống của dân cư.
- Phân phối thu nhập và công bằng xã hội.
- Gia tăng số lao động có việc làm.
1.2.4.2 Đánh giá hiệu quả dự án trên khía cạnh môi trường
Các phương pháp được áp dụng bao gồm:
- Phương pháp liệt kê số liệu
- Phương pháp danh mục đơn giản.
- Phương pháp ma trận đơn giản
- Phương pháp phân tích chi phí lợi ích.
Phương pháp liệt kê số liệu: Đây là phương pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng nhưng thông tin không đầy đủ và không liên quan trực tiếp nhiều đến quá trình đánh giá tác động môi trường. Theo phương pháp này các nhà phân tích đánh giá tác động môi trường sẽ phân tích hoạt động phát triển, chọn ra một thông số liên quan đến môi trường, liệt kê và cho ra các số liệu liên quan đến các thông số đó và chuyển tới người ra quyết định xem xét.
Phương pháp ma trận đơn giản: Phương pháp này liệt kê đồng thời các hoạt động của dự án với danh mục các điều kiện hoặc các đặc trưng môi trường có thể bị tác động. Trong phương pháp này người ta thường trục hoành là trục liệt kê các hoạt động của dự án còn trục tung liệt kê các nhân tố môi trường. Hoạt động nào gây tác động đến nhân tố nào sẽ được đánh dấu nằm giữa hàng nhân tố và cột hoạt động.
Phương pháp danh mục đơn giản: trình bày bảng liệt kê các nhân tố môi trường cần phải đề cập, tuy nhiên chưa cung cấp được thông tin về nhu cầu số liệu riêng, phương pháp đo hoặc dự báo đánh giá tác động.
Phương pháp phân tích chi phí lợi ích: Phân tích chi phí lợi ích (CBA) là