• Dự án xây dựng mô hình khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào do chính địa phương tự quản lý được MCD tài trợ và tiến hành từ năm 2001. Đây là mô hình đầu tiên ở Việt Nam, điểm đặc biệt của mô hình là theo cơ chế từ dưới lên tức là do người dân tự xây dựng nên khu bảo vệ biển sau đó được cấp huyện, cấp tỉnh công nhận. Tuy nhiên vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về hiệu quả kinh tế của dự án, do đó đề tài đã tiến hành đánh giá kinh tế để thấy được tính hiệu quả của dự án.
• Phạm vi tiến hành dự án của MCD chủ yếu là các khu vực bảo tồn ven biển, do đó mô hình đánh giá hiệu quả kinh tế này có thể áp dụng cho những dự án về sau trong giai đoạn tiền dự án, giai đoạn tiến hành dự án và giai đoạn kết thúc dự án.
• Việc đánh giá được các giá trị về lợi ích lẫn chi phí đều phục vụ cho khâu quản lý tài nguyên tại khu vực, quản lý được các bước tiến hành dự án.
85 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả kinh tế Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào, Khánh Hòa do địa phương quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đánh giá hiệu quả kinh tế Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào, Khánh Hòa do địa phương quản lý
MỤC LỤC
GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
Từ viết tắt
Tiếng Việt
BQL
Ban quản lý
CVM
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên
IUCN
Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
KBT
Khu bảo tồn
KBTB
Khu bảo tồn biển
KBV
Khu bảo vệ
KBVB
Khu bảo vệ biển
KBVHSTB
Khu bảo vệ hệ sinh thái biển
MCD
Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng
NGO
Tổ chức phi chính phủ
UNESCO
Tổ chức văn hóa, giáo dục, khoa học liên hợp quốc
WTP
Mức sẵn lòng chi trả
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TÊN BẢNG
Bảng 1: Danh sách các điểm được đề xuất thành KBTB
Bảng 2 : Bảng so sánh hai mô hình
Bảng 3: Bảng so sánh phân tích chi phí- lợi ích với phân tích tài chính
Bảng 4: Tình hình sử dụng đất đai xã Vạn Hưng
Bảng 5: Dân số và lao động xã Vạn Hưng
Bảng 6: Số hộ tham gia các ngành nghề ở xã Vạn Hưng
Bảng 7: Mật độ (con/400m2) các nhóm cá rạn san hô tại khu vực Rạn Trào
Bảng 8 : Danh sách loài có tên trong Sách đỏ sinh sống ở KBVB Rạn Trào
Bảng 9. So sánh thành phần loài sinh vật ở Rạn Trào và vịnh Văn Phong
Bảng 10 : Bảng chi phí- lợi ích của dự án
Bảng 11 : Bảng chi phí trực tiếp của dự án
Bảng 12 : Bảng chi phí quản lý và vận hành dự án
Bảng 13 : Bảng tổng chi phí của dự án
Bảng 14 : Bảng sản lượng thủy sản qua các năm
Bảng 15 : Bảng tính giá thủy sản khai thác qua các năm
Bảng 16 : Bảng tính lợi ích từ đánh bắt thủy sản
Bảng 17 : Bảng sản lượng nuôi tôm hùm qua các năm
Bảng 18 : Bảng tính lợi ích từ nuôi tôm hùm qua các năm
Bảng 19 : Bảng tính lợi ích từ nuôi tôm sú qua các năm
Bảng 20 : Bảng tính lợi ích từ nuôi ốc hương qua các năm
Bảng 21 : Bảng lợi ích từ nuôi trồng qua các năm
Bảng 22 : Bảng giả định diện tích san hô bị mất qua các năm
Bảng 23: Bảng lợi ích từ chức năng sinh thái của 1ha san hô/năm
Bảng 24 : Bảng lợi ích từ chức năng sinh thái của san hô ở Rạn Trào qua các năm
Bảng 25: Các yếu tố có thể ảnh hưởng đên mức sẵn lòng chi trả (WTP)
Bảng 26: Bảng tổng hợp các lợi ích thu về qua các năm
Bảng 27 : Bảng tính NPV của dự án
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1: Sơ đồ các loại hình KBT
Hình 2: Sơ đồ các loại hình KBTB
Hình 3: Mô hình quản lý ngành dọc có sự tham gia của cộng đồng
Hình 4: Mô hình do địa phương quản lý
Hình 5: Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa
Hình 6 : Bản đồ phân vùng chức năng vùng biển Rạn Trào
Hình 7 : Tổ chức quản lý KBVB Rạn Trào
Hình 8: Mô hình phát triển bền vững
LỜI NểI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Dự án xây dựng mô hình khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào do chính địa phương tự quản lý được MCD tài trợ và tiến hành từ năm 2001. Đây là mô hình đầu tiên ở Việt Nam, điểm đặc biệt của mô hình là theo cơ chế từ dưới lên tức là do người dân tự xây dựng nên khu bảo vệ biển sau đó được cấp huyện, cấp tỉnh công nhận. Tuy nhiên vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về hiệu quả kinh tế của dự án, do đó đề tài đã tiến hành đánh giá kinh tế để thấy được tính hiệu quả của dự án.
Phạm vi tiến hành dự án của MCD chủ yếu là các khu vực bảo tồn ven biển, do đó mô hình đánh giá hiệu quả kinh tế này có thể áp dụng cho những dự án về sau trong giai đoạn tiền dự án, giai đoạn tiến hành dự án và giai đoạn kết thúc dự án.
Việc đánh giá được các giá trị về lợi ích lẫn chi phí đều phục vụ cho khâu quản lý tài nguyên tại khu vực, quản lý được các bước tiến hành dự án.
2. Mục đích của đề tài:
Việc định giá giúp đo được tốc độ sử dụng và mức độ khan hiếm của tài nguyên
Phục vụ cho nhà ra quyết định đưa ra những quyết định công bằng và đầy đủ.
Bảo vệ môi trường và thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả.
Việc tiền tệ hoỏ cỏc giá trị làm tăng khả năng thuyết phục trong giáo dục cộng đồng.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Về không gian lãnh thổ: KBVHSTB Rạn Trào, xã Vạn Hưng.
Về thời gian nghiên cứu: dự tính điều tra, phỏng vấn người dân tại khu bảo vệ vào đầu tháng 4/2009, sử dụng số liệu từ 2000 đến nay.
Về giới hạn nghiên cứu: đề tài đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án thông qua các chỉ số kinh tế là BCR, NPV.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thu thập, xử lý thông tin.
Phương pháp thực địa.
Phương pháp điều tra xã hội học.
Phương pháp chuyên gia.
Phương pháp giá thị trường.
Phương pháp chi phí thay thế.
Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên.
Phương pháp tiếp cận thay đổi năng suất.
Phương pháp xử lý số liệu bằng Excel, SPSS.
5. Cấu trúc đề tài.
Ngoài lời nói đầu và kết thúc, luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý và đánh giá hiệu quả kinh tế KBTB. Chương II: Thực trạng mô hình quản lý tại KBVHST biển Rạn Trào.
Chương III: Áp dụng công cụ phân tích kinh tế nhằm đánh giá hiệu quản kinh tế KBVHSTB Rạn Trào do cộng đồng dân cư địa phương quản lý.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ KBTB
1.1.Khu bảo tồn biển
1.1.1. Khái niệm và phân loại
1.1.1.1. Khu bảo tồn
Định nghĩa: Theo IUCN:“Khu bảo tồn là một khu vực trên đất liền hoặc trên biển được khoanh vùng để bảo vệ đa dạng sinh học, các tài nguyên thiên nhiên và văn hoá đi kèm, được quản lý bằng các công cụ pháp luật hoặc các hình thức quản lý có hiệu quả khỏc” (IUCN 1994).
Các loại hình KBT: Theo báo cáo quốc gia của VN về các KBT và phát triển.
Khu bảo tồn
Khu rừng đặc dụng
Đất ngập nước
Khu bảo tồn biển
Khu di sản thế giới
Khu dự trữ sinh quyển
Vườn quốc gia
Khu bảo tồn thiên nhiên
Khu rừng văn hóa lịch sử môi trường
Hình 1: Sơ đồ các loại hình KBT
Khu rừng đặc dụng: Rừng đặc dụng bao gồm các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu di tích lịch sử-văn húa-mụi trường, do bộ NN&PTNT trực tiếp quản lý. Tính đến tháng 12 năm 2002 Bộ NN&PTNT đã thống kê được 25 vườn quốc gia, 60 khu bảo tồn thiên nhiên, 37 khu di tích văn húa-lịch sử-mụi trường.
Đất ngập nước: Bằng việc thông qua Công ước đa dạng sinh học và Công ước Ramsar về đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, Chính phủ đã cam kết thành lập một mạng lưới các khu bảo tồn đất ngập nước. Kế hoạch hành động đa dạng sinh học bao gồm 61 khu đất ngập nước. Mới đây, 68 khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc gia đã được xác định trong đó có một số khu nằm trong hệ thống rừng đặc dụng. Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp khu đất ngập nước là Bộ TN&MT.
Các KBTB: Việt Nam hiện có 2 khu di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng và 3 khu di sản thế giới nữa là: Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An và tổ hợp các công trình Huế đã được UNESCO công nhận.
Các khu dự trữ sinh quyển: Chương trình con người và sinh quyển của UNESCO đã công nhận trên 370 khu dự trữ sinh quyển trên toàn thế giới. Rừng ngập mặn Cần Giờ là khu dự trữ con người và sinh quyển đầu tiên của Việt Nam. Mục tiêu của các khu dự trữ sinh quyển là kết hợp bảo tồn đa dạng sinh học với sử dụng bền vững tài nguyên cho con người.
1.1.1.2. Khu bảo vệ biển
Theo IUCN: “KBVB là bất cứ 1 khu vực lãnh thổ giữa 2 mức triều hoặc cận thủy triều cùng với khối nước che phủ và hệ động vật hệ thực vật kèm theo, các đặc điểm lịch sử và văn hóa, được luật pháp bảo hộ hoặc các biện pháp có hiệu quả khác cần để bảo vệ một bộ phận hay toàn bộ môi trường bao quanh”.
Theo đú thỡ mọi khu vực ven biển đều có thể trở thành các KBVB mà không phải có bất cứ điều kiện ràng buộc nào.
1.1.1.3. Khu bảo tồn biển
Định nghĩa
Theo IUCN: “KBTB được xác định là bất kỳ khu vực nào nằm trong vùng triều hoặc dưới triều cùng với toàn bộ bao gồm toàn bộ phần mặt nước phía trên cùng với các hệ động thực vật và các di sản văn hóa và lịch sử liên đới được lưu giữ bởi luật pháp và các phương thức hữu hiệu khác nhằm bảo vệ một phần hoặc toàn bộ môi trường liên quan”.
Theo nghị định số 27 của Chính phủ Việt Nam hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy sản: “KBTB là vùng biển được xác định (kể cả đảo có trong vùng biển đú) cú cỏc loài động vật, thực vật có giá trị và tầm quan trọng quốc gia hoặc quốc tế về khoa học, giáo dục, du lịch, giải trí được bảo vệ và quản lý theo quy chế của Khu Bảo tồn”.
Phân loại KBTB
Theo Nghị định số 57/2008/NĐ-CP: KBTB có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế được phân loại thành: Vườn quốc gia; Khu bảo tồn loài, sinh cảnh; Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủy sinh.
Khu bảo tồn biển
Vườn quốc gia
Khu bảo tồn loài, sinh cảnh
Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủy sinh
Hình 2: Sơ đồ các loại hình KBTB
- Vườn Quốc gia có đủ các điều kiện sau:
Là vùng biển có một hay nhiều hệ sinh thái điển hình như: san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn hay hệ sinh thái đầm phá, cửa sông còn nguyên vẹn hoặc ít bị tác động của con người; là nơi sinh cư của một hay nhiều loài động, thực vật biển hoang dã, quý hiếm, đang bị đe dọa có nguy cơ tuyệt chủng, cần được quản lý, bảo vệ, bảo tồn.
Diện tích Vườn Quốc gia nhỏ nhất không ít hơn 20.000 ha. Trong đó, diện tích các hệ sinh thái điển hình còn nguyên vẹn hoặc ít bị tác động của con người tối thiểu phải chiếm 1/3 diện tích của Vườn.
Là khu vực mà mục tiêu bảo tồn bảo đảm được thực hiện và không bị thay đổi bởi những hoạt động bất lợi của con người.
- Khu bảo tồn loài, sinh cảnh có đủ các điều kiện sau:
Là vùng biển có một hay nhiều loài động, thực vật biển hoang dã, quý hiếm, đang bị đe dọa có nguy cơ tuyệt chủng; cú cỏc hệ sinh thái điển hình như san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn, hay hệ sinh thái đầm phá, cửa sông còn nguyên vẹn hoặc ít bị tác động của con người, cần được quản lý, bảo vệ, bảo tồn.
Diện tích của Khu bảo tồn loài, sinh cảnh nhỏ nhất không ít hơn 10.000 ha. Trong đó, vùng bảo vệ nghiêm ngặt tối thiểu phải chiếm 1/5 diện tích của Khu bảo tồn.
Là khu vực mà mục tiêu bảo tồn bảo đảm được thực hiện và không bị thay đổi bởi những hoạt động bất lợi của con người.
- Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủy sinh có đủ các điều kiện sau:
Là vùng biển, nơi sinh cư của nhiều loài động, thực vật biển; cú cỏc bói đẻ hay khu vực tập trung các loài sinh vật biển chưa trưởng thành; nguồn giống bổ sung cho các vùng biển liền kề.
Diện tích của Khu dự trữ tài nguyên thiên nhiên nhỏ nhất không ít hơn 10.000 ha. Trong đó, diện tích cỏc bói đẻ hoặc khu vực tập trung các loài sinh vật biển chưa trưởng thành tối thiểu phải chiếm 2/3 diện tích của Khu bảo tồn.
Là khu vực mà mục tiêu bảo tồn bảo đảm được thực hiện và không bị thay đổi bởi những hoạt động bất lợi của con người.
Từ các quy định này ta thấy để trở thành KBTB thỡ cỏc khu vực ven biển phải đạt được rất nhiều tiêu chí. Đây lại chính là rào cản cho các vùng ven biển có giá trị nhưng không có được đầy đủ các điều kiện này. Theo định nghĩa của IUCN đó nờu ở trên thỡ cỏc khu vực không đạt các điều kiện về KBTB đều có thể trở thành các khu bảo vệ biển. Tuy nhiên đây là khái niệm do IUCN đưa ra trong khi luật pháp Việt Nam chưa có bất cứ quy định nào về Khu bảo vệ biển mà chỉ đưa ra một số hướng dẫn trong quản lý vùng ven bờ. Do đó, các khu bảo vệ biển nếu được thành lập thì cũng sẽ không nhận được bất cứ quyền lợi nào về mặt pháp lý. Có chăng thì chỉ là sự hỗ trợ từ phía địa phương.
Mặc dù khác nhau về quy mô diện tích nhưng mục tiêu, khó khăn, thách thức, cách thức quản lý… của KBTB và KBVB là hoàn toàn giống nhau. Do đó, trong phần phương pháp luận tuy nói về KBTB nhưng thực chất đó cũng là cơ sở lý luận về KBVB.
1.1.2. Mục tiêu KBTB
Theo IUCN, mục tiêu của các KBTB là nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và khả năng sinh sản (bao gồm sự sống sinh thái) của đại dương. IUCN cũng đã xác định mục tiêu cho mạng lưới các KBTB toàn cầu theo ngôn ngữ tiêu chuẩn trong Nghị quyết Đại hội đồng như sau: “Hỗ trợ bảo vệ, tái tạo, sử dụng một cách thông minh, am hiểu và tận hưởng vĩnh viễn các di sản biển trên thế giới thông qua việc thiết lập một hệ thống đại diện các KBTB toàn cầu và thông qua việc quản lý phù hợp với các nguyên tắc trong chiến lược bảo tồn thế giới về các hoạt động của con người có thể sử dụng hoặc ảnh hưởng tới môi trường biển”(Trích từ: Nghị quyết Đại hội đồng 17.38 năm 1998. Mục tiêu này cũng được lặp lại trong Nghị quyết Đại hội đồng 19.46 năm 1994 và trong nghị quyết tương tự của Đại hội hoang dã thế giới năm 1997).
1.1.3. Tính cấp thiết của việc thiết lập KBTB
Việt Nam trải dài qua 13 vĩ tuyến theo hướng Bắc - Nam với khoảng 3260 km bờ biển và 2.700 đảo lớn nhỏ. Các hệ sinh thái nhiệt đới điển hình như rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển phân bố rộng ở vùng ven biển và các đảo xa. Biển Việt Nam còn được coi là nơi có thành phần loài sinh vật khá cao, cung cấp nhiều nguồn lợi đáng kể. Nghề cá ở nước ta mang tính đa loài, giá trị các loài khác nhau nhiều. Ngoài nghề cá truyền thống, nhiều nguồn lợi mới mang lại lợi ích lớn. Biển và vùng ven biển nước ta còn cho một tiềm năng lớn về du lịch. Cảnh quan trên bờ và dưới nước ở vịnh Hạ long, Nha Trang,... đang thu hút du khách từ bốn phương. Nguồn lợi biển đã và đang được sử dụng với cường độ ngày càng cao. Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, hoạt động của con người đã gây ra nhiều tác động đối với tài nguyên và môi trường biển. Có thể kể đến một số tác động chính sau đây:
Khai thác quá mức: Nhờ các cải tiến về phương pháp đánh bắt và tăng số lượng, công suất tàu thuyền, sản lượng khai thác mỗi năm tăng. Tuy vậy, hiệu quả đánh bắt lại đang giảm. Những nguồn lợi có giá trị cao như tôm hùm, cá mú, hải sâm, bào ngư, cá ngựa,... được khai thác rất triệt để ở vùng nước nụng. Cỏc loài hiếm như rùa biển cũng bị khai thác làm thực phẩm. Sử dụng san hô làm mỹ nghệ rất phổ biến. Buôn bán cá cảnh biển phát triển kéo theo đánh bắt quá mức cá rạn san hô. Sự biến mất của một số loài có thể gây ra mất cân bằng sinh thái của các quần xã sinh vật biển.
Đánh cá huỷ diệt: Đánh cá bằng chất nổ, chất độc gây mê cá đã trở lên phổ biến trong nhiều năm qua.
Phá hoại các quần xã: Nghề nuôi tôm phát triển mạnh trong thời gian qua gắn liền với quá trình khai hoang rừng ngập mặn. Bên cạnh những tác động cơ học do hoạt động chủ động của con người, rạn san hô còn bị suy thoái do tăng lượng thải từ sông. Hoạt động trên đất liền làm tăng quá trình lắng đọng trầm tích và gây hại cho các rạn san hô ở cỏc vựng khỏc. Lắng đọng trầm tớch cũn do đánh cá bằng giã cào, nạo vét và xây dựng công trình ven biển. Hơn nữa, quần xã rạn san hô còn chịu ảnh hưởng tiêu cực của du lịch biển - một ngành mới phát triển. Ở vịnh Hạ Long, Nha Trang nhiều rạn đang bị phá huỷ do thả neo, bơi lặn và thu thập san hô, thân mềm làm lưu niệm. Sự suy thoái các quần xã không chỉ làm giảm các nguồn lợi và chất lượng môi trường mà còn liên quan đến tính bền vững của nguồn lợi vùng khơi. Trữ lượng của nhiều loài ở vùng xa bờ phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn giống được cung cấp từ cỏc bói sinh sản, ương giống ven bờ.
Nhiễm bẩn: Nhiễm bẩn biển chưa đến mức nghiêm trọng đối với tính đa dạng sinh học ở vùng ven bờ, ngoại trừ những nơi chịu ảnh hưởng lớn của sản xuất nông nghiệp hay công nghiệp. Tuy nhiên, sự giàu dinh dưỡng (chủ yếu là hàm lượng NO3 cao) đã được ghi nhận ở nhiều nơi. Sự nở hoa của tảo (trong đó cú cỏc loài tảo độc) cũng là một hệ quả của sự giàu dinh dưỡng và đã được quan sát thấy ở nhiều vùng ven biển ở Khánh Hoà, Bình Thuận, cửa sông Đồng Nai.
Tính đa dạng sinh học và nguồn lợi biển nước ta đang chịu những tác động có hại. Vì vậy, vấn đề bảo tồn thiên nhiên và sử dụng lâu bền đang được các nhà quản lý, khoa học và cộng đồng quan tâm. Luật bảo vệ môi trường đặc biệt nhấn mạnh đến bảo tồn các hệ sinh thái và nghiêm cấm các hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Trên thực tế, các luật lệ có hiệu lực rất thấp và tài nguyên biển đang suy giảm nghiêm trọng, các hệ sinh thái ven bờ tiếp tục bị huỷ diệt. Trong tỡnh hỡnh đú việc thiết lập các KBTB bao gồm các hệ sinh thái tiêu biểu với tính đa dạng sinh học cao là hết sức cần thiết nhằm giữ gìn một phần các quần thể sinh vật nguồn lợi và bảo tồn một phần các hệ sinh thái. KBTB là một phương thức hiệu quả, ít tốn kém để duy trì và quản lý nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ đa dạng sinh học và và đáp ứng nhu cầu sinh kế của con người. Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, mật độ sinh vật trong các khu bảo tồn biển tăng gấp đôi sau một thời gian thiết lập (thường là 5 năm), cung cấp ấu trùng và bổ sung hải sản non vào vùng biển xung quanh nhờ cỏc dũng hải lưu. Hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển và hệ sinh thái rừng ngập mặn cũng sẽ được khôi phục. Do vậy, nguồn lợi thuỷ sản không bị sụt giảm, dẫn đến tăng năng suất nghề cá. Ngoài ra, KBTB cũn có sức hấp dẫn đối với du khách, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học và giáo dục cộng đồng.
1.1.4. Một số trở ngại khi triển khai KBTB
Việt Nam là một nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh (GDP tăng 8 -9%/năm), phát triển kinh tế đang là ưu tiên của Chính phủ và cộng đồng. Đồng thời với mức sống được nâng cao, sức ép đối với tài nguyên và môi trường cũng gia tăng. Là một quốc gia biển với 70% dân cư sống ở vùng ven biển và các châu thổ, hoạt động kinh tế chủ yếu tập trung ở vùng ven biển và trên biển. Các khu vực đề xuất bảo tồn biển đang đứng trước các mối đe doạ với mức độ khác nhau. Tác động lớn nhất gây ra bởi khai thác nguồn lợi và du lịch biển thiếu kiểm soát. Tuy nhiên, điều đáng buồn là nhiều hành động vô ý thức cũng góp phần làm suy giảm tính đa dạng sinh học. Hiểu biết về bảo tồn thiên nhiên biển của cộng đồng và các nhà quản lý còn rất hạn chế. Dưới tầm nhìn của một số người, mục tiêu lợi nhuận vẫn được coi trọng hơn so với mục tiêu bảo tồn ngay cả trong kế hoạch thiếp lập KBTB. Các dự án phát triển ít khi quan tâm đến bảo tồn thiên nhiên và làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Khó khăn về tài chính đã hạn chế đầu tư của Nhà nước cho việc nghiên cứu thiết lập và quản lý các KBTB. Hơn nữa, các mục tiêu dài hạn về bảo tồn thiên nhiên (ví dụ như giáo dục ý thức) ít khi nhận được sự hỗ trợ lớn của các nhà hoạch định chính sách. Cạnh tranh trong nội bộ và giữa các cộng đồng cũng làm tăng sức ép với cỏc vựng đề xuất bảo tồn biển. Do hạn chế về năng lực tàu thuyền, vùng ven bờ thường là các ngư trường chính. Ngư dân không muốn mất đi khu vực khai thác hàng ngày của họ. Điều này không thuận lợi cho kiểu quản lý dựa trên cơ sở cộng đồng.
Một trở ngại khác là thiếu thông tin cần thiết liên quan đến việc thiết lập và quản lý KBTB. Các nghiên cứu cho đến nay chủ yếu tập trung về tính đa dạng sinh học mà chưa quan tâm nhiều đến các phương diện kinh tế-xã hội, tính hợp lý của hoạt động khai thác tài nguyên và đánh giá tác động môi trường. Cơ sở cho việc quy hoạch hệ thống KBTB chưa mang tính sinh thái cao do thiếu thông tin về các đặc trưng đa dạng sinh học và tài nguyên của các vùng biển. Đồng thời những khác biệt trong phân vùng chức năng giữa bảo tồn biển và trên cạn chưa được thống nhất. Thực chất, quản lý KBTB là quản lý tài nguyên và người sử dung tài nguyên. Tài nguyên nằm dưới nước, nhưng người sử dụng tài nguyên lại ở trên cạn. Vì vậy, không thể áp dụng máy móc nguyên tắc cho rằng bảo tồn biển chỉ lo phần dưới nước. Khái niệm vùng đệm đang sử dụng cho bảo tồn trên cạn cũng phải được hiểu rằng, đõy chớnh là vùng sinh sống của cộng đồng trờn cỏc đảo và vùng ven bờ. Vấn đề duy trì sự tồn tại của các KBTB sau khi thành lập cũng cần được suy nghĩ ngay từ bây giờ. Rõ ràng là đầu tư từ Nhà nước và các tổ chức quốc tế chỉ có được đáng kể ở giai đoạn đầu. Duy trì hoạt động bảo tồn trên biển chắc chắn sẽ khó khăn và tốn kém hơn nhiều so với trên đất liền. Giải quyết sinh kế cho cộng đồng ngư dân nghèo cũng là một vấn đề bức xúc của hoạt động bảo tồn biển. Các dự án bảo tồn chỉ có thể đóng góp bằng những hoạt động trong khuôn khổ bảo tồn biển. Trong đó, việc làm giàu nguồn lợi tự nhiên nếu quản lý tốt sẽ làm tăng nguồn thu nhập cho cộng đồng thông qua khai thác hợp lý. Những hổ trợ trực tiếp chỉ có thể đối với số ít ngư dân nghèo chịu ảnh hưởng do quy hoạch vựng khụng đánh bắt trong khu bảo tồn. Mặc dù việc thiết lập các KBTB đã được đề xuất vài năm trước đây, khả năng hiện thực hoá bị hạn chế do thiếu một cơ quan điều hành thống nhất cấp trung ương và chính sách quốc gia về bảo tồn thiên nhiên biển. Sự quan tâm riêng lẻ của các bộ, ngành, địa phương khó có thể dẫn đến thành công nếu không muốn nói là còn có tác dụng ngược lại. Một t