TTCK Việt Nam đã trải quahơn 10 năm hình thành và phát triển, dù 10 năm
không phải là quãng thời gian dài nhưngTTCK Việt Nam cũng đã có sự tăng trưởng
nhanh chóng. Riêng ngành quản lý quỹ, hiện nay với sự tham gia của 47 CTQLQ, 5 quỹ
đại chúng niêm yết và hơn 20 quỹ thành viên đã góp phần đa dạng hóa hoạt động của
TTCK, phát triểnkênh huy động vốn trung và dài hạn cho thị trường tài chính. Song
song với sự phát triển của thị trường, hoạt động của các CTQLQ ngày càng phát triển
trên cở sở pháp lý ngày càng được cải thiện, bổ sung và hoàn chỉnh nhằm đảm bảo cho
các hoạt động luôn tuân thủ theo quy định hiện hành với những chuẩn mực đạt tầm quốc
tế. Kết quả bước đầu là các QĐT, CTQLQ dần dần được xem như là một thước đo chuẩn
cho các hoạt động đầu tư và góp phần tạo sự ổn định cho thị trường, mà ở đó quỹ đóng
vai trò là một định chế tài chính tập hợp các NĐT nhỏ lẻ đầu tư một cách tốt nhất và
chuyên nghiệp nhất vào TTCK. Tuy nhiên, nếu so với quy mô phát triển của thị trường
hiện nay thì sự đóng góp này vẫn còn khá khiêm tốn, hạn chế.
Hiện nay, tổng giá trị vốn hóa của thị trường đạt gần740.000tỷđồng, chiếm hơn
37% GDP. Tổng sốvốn của các quỹđại chúng đang quản lý chỉ chiếm khoảng 4% tổng
giá trị vốn hóa. Ởnhữngthị trường phát triển thì các quỹđóng vai trò “dẫn dắt” thị
trường, nhưng lại chưa đúng với thị trường mới nổi như ởViệt Nam, khi NĐT cá nhân
chiếm đa số. Do đó, cần thiết phải nâng cao vai trò của ngành quản lý quỹtại thị trường
Việt Nam trước tiên từbản thân nội tại của CTQLQ và sau đó là sựhỗtrợtừcác cơ quan
quản lý và công chúng. Các cơ quan quản lý phải luôn cải tổ khung pháp lý phù hợp,
theo kịp xu hướng phát triển của thị trường và có định hướng phát triển lâu dàinhằm hỗ
trợ thị trường quỹ có điều kiện phát triển và đa dạng hóa sản phẩm của mình đáp ứng
được yêu cầu của các NĐT trong và ngoài nước, hướng đến quá trình quốc tế hóa các
hoạt động đầu tư của quỹ.
Do vai trò quan trọng của QĐT mà việc đánh giá lại quá trìnhhình thành, hoàn
thiện và phát triển cácQĐT có ý nghĩa quan trọng giúp TTCK đi vào quỹđạo đầu tư
chuyên nghiệp và bắt nhịp đi chung của TTCK toàn cầu.Với ý nghĩa đó, tôi đã chọn đề
tài “Đánh giá hoạt động của quỹđầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt
Nam”làm ý tưởng cho luận văn tốt nghiệp của mình
97 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hoạt động của quỹđầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
MAI PHỤNG CHIÊU
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2011
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA
QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
MAI PHỤNG CHIÊU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TRẦN THỊ THÙY LINH
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2011
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kinh tế tài chính – Ngân hàng
Mã số : 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi và những
nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực. Những số liệu,
bảng biểu phục vụ cho việc phân tích và dẫn dắt đề tài này được thu thập từ các nguồn
tài liệu khác nhau được ghi chú trong mục tài liệu tham khảo hoặc chú thích ngay bên
dưới các bảng biểu. Ngoài ra, đối với các tài liệu diễn giải để làm rõ thêm các luận
điểm đã phân tích và trích dẫn trong phần phụ lục cũng được chú thích nguồn gốc dữ
liệu.
Tác giả
Mai Phụng Chiêu
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình vẽ
Danh mục các bảng biểu
Danh mục các đồ thị
Lời mở đầu ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN............................... 4
1.1 Cơ sở lý luận chung về quỹ đầu tư.............................................................................. 4
1.1.1 Khái niệm về quỹ đầu tư ..................................................................................... .4
1.1.2 Nguồn gốc hình thành quỹ đầu tư ....................................................................... .4
1.1.3 Vai trò của quỹ đầu tư......................................................................................... .5
1.1.3.1 Huy động vốn cho phát triển kinh tế........................................................ .5
1.1.3.2 Bảo vệ lợi ích cho các NĐT. ................................................................... .5
1.1.3.3 Hỗ trợ các hoạt động của doanh nghiệp.................................................... 6
1.1.4 Các loại hình quỹ đầu tư ...................................................................................... 6
1.1.4.1 Căn cứ vào nguồn vốn huy động .............................................................. 7
1.1.4.2 Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn............................................................ 7
1.1.4.3 Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và quản lý hoạt động ...................................... 8
1.1.4.4 Một số loại hình quỹ đầu tư khác ............................................................. 9
1.2 Cơ chế hoạt động của quỹ đầu tư. ............................................................................ 10
1.2.1 Nghiệp vụ của quỹ đầu tư ................................................................................. 12
1.2.1.1Huy động vốn từ nhà đầu tư .................................................................... 12
1.2.1.2 Đa dạng hóa danh mục đầu tư ................................................................ 15
1.2.2 Cách thức đầu tư vào quỹ đầu tư ....................................................................... 15
1.2.2.1Nhận diện rủi ro khi đầu tư vào quỹ ........................................................ 15
1.2.2.2 Quy trình đầu tư vào quỹ........................................................................ 17
1.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư........................................................... 18
1.4 Thực tiễn phát triển mô hình quỹ đầu tư trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam ..................................................................................................................... 19
1.4.1 Phát triển quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ ....................................... 19
1.4.2 Phát triển quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán Singapore ............................. 20
1.4.3 Phát triển quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán Trung Quốc......................... 22
1.4.4 Phát triển quỹ đầu tư trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc............................. 23
1.4.5 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................................. 23
Kết luận chương 1............................................................................................................ 26
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ..................................................27
2.1 Đánh giá tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam, cơ sở cho sự
hình thành và phát triển của ngành công nghiệp quỹ ở Việt Nam.......................... .27
2.1.1 Đánh giá tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam ................ .27
2.1.2 Cơ sở hình thành và phát triển quỹ đầu tư ở Việt Nam ....................................... 32
2.2 Thực trạng về tình hình hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường
chứng khoán Việt Nam............................................................................................... 34
2.2.1 Đánh giá sơ lược tình hình hoạt động của các Công ty Quản lý Quỹ và Quỹ Đầu
Tư Chứng khoán trong nước .............................................................................. 34
2.2.2 Phân tích hoạt động của một số Công ty Quản lý Quỹ và Quỹ Đầu Tư Chứng
khoán trong nước ............................................................................................... 35
2.2.2.1 Công ty Liên Doanh Quản lý QĐT – Vietfund Management. ................. 35
2.2.2.2 CTQLQ Đầu Tư Prudential Việt Nam (PVFMC) ................................... 42
2.2.3 Đánh giá sơ lược tình hình hoạt động của các Công ty Quản lý Quỹ và Quỹ Đầu
Tư Chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam......................................................... 44
2.2.4 Phân tích hoạt động của một số Công ty Quản lý Quỹ và Quỹ Đầu Tư Chứng
khoán nước ngoài tại Việt Nam.......................................................................... 47
2.2.4.1 Công ty Quản lý Quỹ Vina Capital......................................................... 47
2.2.4.2 Công ty Quản lý QuỹMekong Capital ................................................... 50
2.3 Nhận định về các thành tựu và hạn chế của ngành công nghiệp Quỹ ở Việt Nam. 51
2.3.1 Thành tựu ngành công nghiệp Quỹ ở Việt Nam ................................................. 51
2.3.2 Hạn chế của ngành công nghiệp Quỹ ở Việt Nam .............................................. 53
Kết luận chương 2............................................................................................................ 58
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN.............. 59
3.1 Xu hướng phát triển quỹ đầu tư chứng khoán trên TTCK Việt Nam .................... 59
3.2 Các giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán .................................................. 60
3.2.1 Tăng cường phát triển các quỹ đại chúng ........................................................... 60
3.2.1.1 Giải pháp từ phía cơ quan nhà nước ....................................................... 60
3.2.1.2 Giải pháp từ phía công ty quản lý quỹ .................................................... 62
3.2.2 Triển khai loại hình quỹ đầu tư đại chúng dạng mở............................................ 62
3.2.3 Khuyến khích thành lập các quỹ đầu tư ETF ...................................................... 63
3.2.4 Mở rộng hoạt động huy động vốn và đầu tư quốc tế đối với các quỹ nội địa ...... 64
3.2.5 Nhóm các giải pháp phát triển thị trường chứng khoán ..................................... 66
3.2.5.1 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng hàng hóa cho TTCK...................... 66
3.2.5.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ của các công ty chứng khoán .................... 67
3.2.5.3 Xây dựng cơ chế giao dịch chứng khoán mới ......................................... 68
3.2.5.4 Xây dựng hệ thống định mức tín nhiệm nhằm quản lý rủi ro trên TTCK 69
3.2.6 Một số các giải pháp khác.................................................................................. 70
Kết luận chương 3 ............................................................................................................ 72
Kết luận ............................................................................................................................ 74
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 75
Phụ lục 01 ........................................................................................................................ 76
Phụ lục 02 ......................................................................................................................... 77
Phụ lục 03 ......................................................................................................................... 79
Phụ lục 04 ......................................................................................................................... 82
Phụ lục 05 ......................................................................................................................... 85
Phụ lục 06 ......................................................................................................................... 86
Phụ lục 07 ......................................................................................................................... 87
Phụ lục 08 ......................................................................................................................... 88
Phụ lục 09 ......................................................................................................................... 89
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TTCK Thị trường chứng khoán
UBCKNN Ủy ban chứng khoán Nhà nước
QĐT Quỹ đầu tư
NĐT Nhà đầu tư
NĐTNN Nhà đầu tư nước ngoài
CCQ Chứng chỉ quỹ đầu tư
SGDCK Sở Giao Dịch Chứng Khoán
TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán
CTQLQ Công ty quản lý quỹ
CTCK Công ty chứng khoán
IPO Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (Initial Public Offering)
OTC Thị trường giao dịch phi tập trung (Over the Counter)
VN-Index Chỉ số giá cổ phiếu tại SGDCK TPHCM
NYSE Sở giao dịch chứng khoán New York (New York Stock Exchange)
NASDAQ
Hiệp hội quốc gia của người mua bán chứng khoán có bảng giá được điện
tử hóa (National Association of Securities Dealers Automated Quotations)
NAV Giá trị tài sản ròng, phản ánh hiệu quả hoạt động của quỹ đầu tư
ETF Quỹ tương hỗ đầu tư chứng khoán ETF (Exchange-Traded Fund)
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
TPCP Trái phiếu chính phủ
TTLKCK Trung tâm Lưu ký Chứng khoán
MSCI
Tổ chức xây dựng các chỉ số chứng khoán cho các thị trường quốc gia và
quốc tế, bao gồm các nước phát triển, đang phát triển và cả chỉ số cho các
khu vực của MSCI (Morgan Stanley Capital International)
FTSE
Tổ chức xây dựng các chỉ số chứng khoán cho các thị trường quốc gia và
quốc tế, bao gồm các nước phát triển, đang phát triển và cả chỉ số cho các
khu vực của FTSE (Financial Time Stock Exchange)
FII Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FII (Foreign Indirect Investment)
FDI Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment)
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Phân loại quỹ đầu tư
Hình 1.2 Mô hình quỹ đầu tư
Hình 1.3 Quy trình phát hành và niêm yết CCQ
Hình 1.4 Cách thức phát hành CCQ
Hình 2.1 Cơ cấu danh mục đầu tư theo ngành (%NAV) của VF1
Hình 2.2 Cơ cấu danh mục đầu tư theo ngành (%NAV) của VF4
Hình 2.3 Phân bổ tài sản theo ngành (%) của VFA
Hình 3.1 Sơ đồ hệ thống giải pháp
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 So sánh các loại quỹ tương hỗ
Bảng 2.1 Mức vốn hóa TTCK Việt Nam giai đoạn 2000-2010
Bảng 2.2 Tốc độ tăng trưởng số lượng CTCK, CTQLQ giai đoạn 2000-2010
Bảng 2.3 Báo cáo NAV của VF1 qua các năm 2004-2010
Bảng 2.4 Báo cáo NAV của VF4 qua các năm 2008-2010
Bảng 2.5 Tóm lược Quỹ đầu tư nước ngoài giai đoạn 1990-2002
Bảng 2.6 Biến động NAV của VOF giai đoạn 2007-03/2011
Bảng 2.7 Thống kê hoạt động một số loại quỹ tại Việt Nam
Bảng 3.1 Lộ trình phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011-2020
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Biểu đồ 2.1 Thống kê mã chứng khoán niêm yết (2000-2010)
Biểu đồ 2.2 So sánh NAV của CCQ VF1 so với VN-Index
Biểu đồ 2.3 Phân bổ tài sản (%NAV) của VF1
Biểu đồ 2.4 Phân bổ tài sản (%NAV) của VF4
Biểu đồ 2.5 So sánh NAV của CCQ VFA so với VN-Index
Biểu đồ 2.6 Phân bổ tài sản theo chiến lược đầu tư (%NAV) của VFA
Biểu đồ 2.7 Phân bổ tài sản của PRUBF1 tại ngày 31/12/2010
Biểu đồ 2.8 So sánh NAV trên mỗi đơn vị quỹ và thị giá mỗi đơn vị quỹ PRUBF1
Biểu đồ 2.9 Cơ cấu danh mục của VOF tính đến 31/03/2011
Biểu đồ 2.10 Cơ cấu danh mục của VNI tính đến 31/03/2011
Biểu đồ 2.11 Cơ cấu danh mục của VNL tính đến 31/03/2011
1LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
TTCK Việt Nam đã trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, dù 10 năm
không phải là quãng thời gian dài nhưng TTCK Việt Nam cũng đã có sự tăng trưởng
nhanh chóng. Riêng ngành quản lý quỹ, hiện nay với sự tham gia của 47 CTQLQ, 5 quỹ
đại chúng niêm yết và hơn 20 quỹ thành viên đã góp phần đa dạng hóa hoạt động của
TTCK, phát triển kênh huy động vốn trung và dài hạn cho thị trường tài chính. Song
song với sự phát triển của thị trường, hoạt động của các CTQLQ ngày càng phát triển
trên cở sở pháp lý ngày càng được cải thiện, bổ sung và hoàn chỉnh nhằm đảm bảo cho
các hoạt động luôn tuân thủ theo quy định hiện hành với những chuẩn mực đạt tầm quốc
tế. Kết quả bước đầu là các QĐT, CTQLQ dần dần được xem như là một thước đo chuẩn
cho các hoạt động đầu tư và góp phần tạo sự ổn định cho thị trường, mà ở đó quỹ đóng
vai trò là một định chế tài chính tập hợp các NĐT nhỏ lẻ đầu tư một cách tốt nhất và
chuyên nghiệp nhất vào TTCK. Tuy nhiên, nếu so với quy mô phát triển của thị trường
hiện nay thì sự đóng góp này vẫn còn khá khiêm tốn, hạn chế.
Hiện nay, tổng giá trị vốn hóa của thị trường đạt gần 740.000 tỷ đồng, chiếm hơn
37% GDP. Tổng số vốn của các quỹ đại chúng đang quản lý chỉ chiếm khoảng 4% tổng
giá trị vốn hóa. Ở những thị trường phát triển thì các quỹ đóng vai trò “dẫn dắt” thị
trường, nhưng lại chưa đúng với thị trường mới nổi như ở Việt Nam, khi NĐT cá nhân
chiếm đa số. Do đó, cần thiết phải nâng cao vai trò của ngành quản lý quỹ tại thị trường
Việt Nam trước tiên từ bản thân nội tại của CTQLQ và sau đó là sự hỗ trợ từ các cơ quan
quản lý và công chúng. Các cơ quan quản lý phải luôn cải tổ khung pháp lý phù hợp,
theo kịp xu hướng phát triển của thị trường và có định hướng phát triển lâu dài nhằm hỗ
trợ thị trường quỹ có điều kiện phát triển và đa dạng hóa sản phẩm của mình đáp ứng
được yêu cầu của các NĐT trong và ngoài nước, hướng đến quá trình quốc tế hóa các
hoạt động đầu tư của quỹ.
Do vai trò quan trọng của QĐT mà việc đánh giá lại quá trình hình thành, hoàn
thiện và phát triển các QĐT có ý nghĩa quan trọng giúp TTCK đi vào quỹ đạo đầu tư
chuyên nghiệp và bắt nhịp đi chung của TTCK toàn cầu. Với ý nghĩa đó, tôi đã chọn đề
tài “Đánh giá hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt
Nam” làm ý tưởng cho luận văn tốt nghiệp của mình.
22. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Luận văn đưa ra những đóng góp chính như sau:
Điểm qua một số biến động của TTCK Việt Nam trong thời gian qua. Đánh
giá những thành tựu và hạn chế của hoạt động đầu tư trên TTCK, qua đó cần thiết có sự
ra đời của những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp.
Phân tích vai trò của các QĐT, qua đó thấy được sự cần thiết phát triển và mở
rộng mô hình này nhằm tăng tính ổn định cho TTCK.
Đánh giá hoạt động của các QĐT, trình bày thành tựu của quỹ, đồng thời chỉ
ra các hạn chế tồn tại để tìm giải pháp khắc phục và hoàn thiện.
Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động hiệu quả của các
QĐT trong thời gian tới để tạo tính chuyên nghiệp và đa dạng cho hoạt động đầu tư trên
TTCK Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu lý luận cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của CTQLQ,
QĐT, các hình thức tồn tại và cơ chế hoạt động và phương thức vận hành của các QĐT,
cũng như thực tiễn phát triển của mô hình QĐT trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam.
Nghiên cứu thực trạng tình hình phát triển của TTCK Việt Nam và QĐT trong
thời gian qua thông qua phân tích những điều kiện thuận lợi và hạn chế của các hoạt
động đầu tư diễn ra trên thị trường.
Nghiên cứu xu hướng đầu tư của các QĐT và định hướng của thị trường quỹ
trong giai đoạn sắp tới.
Nghiên cứu các giải pháp phát triển QĐT nói riêng và nhóm giải pháp bổ trợ
phát triển TTCK nói chung.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là TTCK Việt Nam, QĐT nói chung và QĐT
quốc tế nói riêng.
Nội dung nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu hoạt
động, vai trò và ý nghĩa sự ra đời của các QĐT, đề xuất hướng đi mới cho thị trường quỹ
là phát triển các QĐT quốc tế. Đề tài không đi sâu phân tích chi tiết phương thức hoạt
động và vận hành của TTCK Việt Nam cũng như các giải pháp chuyên sâu phát triển
TTCK Việt Nam.
35. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích chủ đạo trong phạm vi nghiên cứu của đề tài là phương
pháp luận, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp thu thập
và xử lý thông tin.
6. Kết cấu của luận văn:
Phần mở đầu : Lời giới thiệu.
Chương 1 : Tổng quan về quỹ đầu tư chứng khoán.
Chương 2 : Tình hình hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.
Chương 3 : Giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán.
Phần cuối : Kết luận và các phụ lục đính kèm.
4CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
1.1 Cơ sở lý luận chung về quỹ đầu tư :
1.1.1 Khái niệm về quỹ đầu tư :
Theo định nghĩa của Cadogan Financials thì QĐT là một định chế tài chính phi
ngân hàng, trung gian giữa người có vốn (thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn thông tin khác
nhau) và người cần vốn (sử dụng các khoản tiền đó để đầu tư vào các tài sản khác nhau
thông qua công cụ cổ phiếu, trái phiếu và tiền tệ). Tất cả các khoản đầu tư này đều được
quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi CTQLQ, ngân hàng giám sát và các cơ quan thẩm
quyền khác.
Theo định nghĩa của Luật Công Ty Đầu Tư 1940 của Mỹ thì QĐT là các tổ chức
tài chính được quản lý chặt chẽ và phải tuân theo các điều luật và quy chế của Liên bang và
các tiểu bang.
Theo định nghĩa Luật Chứng Khoán của Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam số 70/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 thì QĐT chứng khoán là quỹ
hình thành từ vốn góp của NĐT với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng
khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác, kể cả bất động sản, trong đó NĐT không có quyền
kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ.
Khi tham gia vào quỹ, các NĐT sẽ nhận được CCQ là loại chứng khoán do
CTQLQ đại diện phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của NĐT đối với tài sản
hoặc vốn của quỹ theo tỷ lệ tương ứng với số đơn vị quỹ của NĐT đó trong vốn điều lệ quỹ.
1.1.2 Nguồn gốc hình thành quỹ đầu tư :
QĐT có nguồn gốc từ Châu Âu, khởi thủy ở Hà Lan từ giữa thế kỷ 19, đến nửa cuối
thế kỷ 19 thì được du nhập sang Anh. Mặc dù có nguồn gốc từ Châu Âu nhưng Mỹ mới là
nơi các QĐT phát triển mạnh nhất. QĐT đầu tiên chính thức xuất hiện ở Mỹ vào năm 1924,
có tên là Massachusetts Investor Trust, với quy mô ban đầu là 50.000USD. Sau này, quy mô
quỹ này đã tăng lên 392.000USD với sự tham gia của trên 200 NĐT.
Trong thời kỳ từ 1929 đến 1951, suy thoái kinh tế và những vụ sụp đổ của TTCK thế
giới đã kiềm hãm tốc độ tăng trưởng của ngành quản lý quỹ. Tuy nhiên, sự phục hồi của
TTCK trong những năm 1950 đến 1960 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các QĐT.
Một hiện tượng mang tính tiêu biểu trong giai đoạn này là sự bùng nổ các QĐT chuyên đầu
tư vào cổ phiếu có t