Luận văn Đánh giá hoạt động khai thác và sửdụng thư viện nhà trường phục vụ cho việc học tập của sinh viên năm cuối hệ đại học chính quy, Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

Ngày nay thếgiới đang ởgiai đoạn bùng nổvềthông tin. Chính nhờsự phát triển của công nghệthông tin mà các kiến thức của con người được bảo quản lâu dài và được truyền bá một các nhanh chóng. Các thưviện ngày nay đã thoát khỏi khía cạnh tĩnh của những kho chứa sách và phòng đọc sách đểtrởnên năng động hơn. Vai trò của thưviện đối với xã hội nói chung và đối với học sinh, sinh viên nói riêng ngày càng được đánh giá đúng mức. Trong đó, thưviện trường đại học đã làm nổi bật vai trò là một động lực đóng góp vào việc đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Nói đến cơsởvật chất của một trường đại học, người ta thường nghĩngay đến các giảng đường, các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành và thưviện. Hoạt động chính của một trường đại học chủyếu diễn ra ởbốn khu vực này. Có thể nói, nhìn mức độlàm việc, hiệu quảcông việc của sinh viên, giảng viên ởthư viện, người ta có thểhiểu được phần nào chất lượng hoạt động của trường đại học đó. Hiện nay, yêu cầu đổi mới giáo dục đại học đòi hỏi các trường đại học phải đổi mới cơbản, toàn diện vềmục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy – học, đội ngũgiảng viên, cơsởvật chất và trang thiết bịdạy học. Trong các yếu tố đó, thưviện là yếu tốrất đáng được quan tâm vì thưviện là bộphận không thểthiếu trong việc cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người học phát triển toàn diện. Có thểthấy, nếu ngoài giờhọc trên lớp sinh viên nghiên cứu, sưu tầm học hỏi thêm trong thưviện thì những điều sinh viên lĩnh hội được ở thưviện sẽ đào sâu kiến thức, suy luận và phương pháp làm việc của họvềmôn học. Do đó kiến thức của sinh viên vềmôn học đã sâu sắc hơn rất nhiều so với những gì họtiếp thu được trên lớp.

pdf93 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hoạt động khai thác và sửdụng thư viện nhà trường phục vụ cho việc học tập của sinh viên năm cuối hệ đại học chính quy, Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Phương Nga HÀ NỘI - 2010 VÀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ------------ Y — Z ------------ LÊ THU HOÀI ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THƯ VIỆN NHÀ TRƯỜNG PHỤC VỤ CHO VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY, HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong giáo dục Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRUNG TÂM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề: “Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ cho việc học tập của sinh viên năm cuối hệ đại học chính quy, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh” thuộc ngành: Quản lý giáo dục; chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục; là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả của bản luận văn này, hay bất kỳ phần nào trong bản luận văn đều chưa hề được công bố trong các tài liệu khoa học hay trong bất kỳ luận văn nào. Tác giả luận văn Lê Thu Hoài LỜI CẢM ƠN Trước hết, tác giả xin nói lời cảm ơn đặc biệt đến PGS – TS. Nguyễn Phương Nga, Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhờ sự nhiệt tình hướng dẫn của cô mà tác giả mới có thể hoàn thành được luận văn của mình một cách logic, chặt chẽ. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn của mình tới toàn thể các cán bộ trong Thư viện – Học viện Hành chính đã nhiệt tình giúp đỡ khi tôi đi học, đặc biệt là cô Thái Thị Thanh Hà, chủ nhiệm thư viện và cô Bùi Thị Mai, phó chủ nhiệm thư viện đã vô cùng tạo điều kiện cho tôi được theo hết khóa học này. Qua đây, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các giảng viên tham gia giảng dạy các môn trong khóa học vì đã cung cấp cho tác giả các kiến thức chuyên môn sâu rộng về chuyên ngành Đo lường – Đánh giá trong giáo dục và cách thức tiến hành nghiên cứu khoa học như PGS.TS. Lê Đức Ngọc, PGS.TS. Nguyễn Quý Thanh, PGS.TS. Nguyễn Công Khanh, TS. Phạm Xuân Thanh... Tác giả xin cảm ơn toàn bộ các giáo viên, sinh viên và những người đã giúp đỡ chúng tôi hoàn thành luận văn này. Do những hạn chế nhất định nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tôi rất trân trọng những ý kiến đóng góp của quý độc giả giúp luận văn hoàn chỉnh hơn. Xin trân trọng cảm ơn! MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU 1 1. Lý do nghiên cứu 1 2. Những mong đợi từ kết quả nghiên cứu của đề tài 2 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 3 5. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 3 6. Câu hỏi nghiên cứu: 4 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4 8. Bố cục và nội dung của luận văn 4 Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan 6 1.1. Các khái niệm, vai trò và những đóng góp của thư viện trường đại học đối với sự nghiệp giáo dục 6 1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan đến đề tài 10 Chương 2: Lịch sử hình thành, phát triển Học viện Hành chính và tình hình khai thác thư viện trong Học viện 22 2.1. Lịch sử hình thành, phát triển và các hoạt động của Học viện 22 Hành chính 2.2. Thư viện Học viện Hành chính và tình hình khai thác thư viện 24 Chương 3: Phương pháp luận triển khai nghiên cứu và kết quả nghiên cứu 28 3.1. Phương pháp luận triển khai nghiên cứu 3.1.1. Mô hình nghiên cứu 29 3.1.2. Thiết kế công cụ khảo sát 30 3.1.3. Triển khai nghiên cứu 32 3.2. Kết quả nghiên cứu 37 3.2.1. Phân tích các số liệu 37 3.2.2. Kết quả thống kê tần suất trả lời của sinh viên 41 3.2.3. Phân tích kết quả khảo sát bằng môi hình Rasch 44 3.2.4. Kết quả nghiên cứu 50 3.2.5. Kết luận chương 3 58 Chương 4: Kết luận và khuyến nghị 59 4.1. Kết luận 59 4.2. Đề xuất các giải pháp và khuyến nghị 61 PHỤ LỤC 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang Bảng 3.1 Thực tế khai thác thư viện 41 Bảng 3.2 Sự tương quan giữa thời lượng sinh viên tới thư viện trong tuần và mong muốn thư viện mở cửa vào giờ nghỉ 50 Bảng 3.3 Kiểm định Chi-bình phương về sự tương quan giữa thời lượng sinh viên tới thư viện trong tuần và mong muốn thư viện mở cửa vào giờ nghỉ 50 Bảng 3.4 Sự tương quan giữa thời lượng sinh viên tới thư viện trong tuần và mong muốn thư viện mở cửa vào ngày nghỉ 51 Bảng 3.5 Kiểm định Chi-bình phương về sự tương quan giữa thời lượng sinh viên tới thư viện trong tuần và mong muốn thư viện mở cửa vào ngày nghỉ 51 Bảng 3.6 Thực tế sinh viên tới các phòng phục vụ 52 Bảng 3.7 Loại tài liệu sinh viên tìm đọc 52 Bảng 3.8 Tần suất đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu tài liệu của thư viện 53 Bảng 3.9 Sự tương quan giữa mức độ đáp ứng nhu cầu về tài liệu và những khó khăn sinh viên gặp khi tới thư viện 53 Bảng 3.10 Kiểm định Chi-bình phương về sự tương quan giữa mức độ đáp ứng nhu cầu về tài liệu và những khó khăn sinh viên gặp khi tới thư viện 54 Bảng 3.11 Các nguồn thông tin sinh viên khai thác ngoài thư viện trường 55 Bảng 3.12 Các nội dung có tần suất yêu cầu thư viện thay đổi nhiều nhất 56 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1 Minh hoạ sự phù hợp của các câu hỏi. 39 Biểu đồ 3.2 Minh hoạ sự phù hợp của các câu hỏi sau khi loại bỏ cá thể ngoại lai. 40 Biểu đồ 3.3 Mức độ cần thiết cải tiến thư viện. 44 Biểu đồ 3.4 Mô tả thực tế sinh viên khai thác thư viện. 44 Biểu đồ 3.5 Mô tả yêu cầu cải tiến thư viện. 48 Biểu đồ 3.6 Thống kê tần suất yêu cầu thay đổi thực trạng thư viện. 56 MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Ngày nay thế giới đang ở giai đoạn bùng nổ về thông tin. Chính nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin mà các kiến thức của con người được bảo quản lâu dài và được truyền bá một các nhanh chóng. Các thư viện ngày nay đã thoát khỏi khía cạnh tĩnh của những kho chứa sách và phòng đọc sách để trở nên năng động hơn. Vai trò của thư viện đối với xã hội nói chung và đối với học sinh, sinh viên nói riêng ngày càng được đánh giá đúng mức. Trong đó, thư viện trường đại học đã làm nổi bật vai trò là một động lực đóng góp vào việc đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng. Nói đến cơ sở vật chất của một trường đại học, người ta thường nghĩ ngay đến các giảng đường, các phòng thí nghiệm, xưởng thực hành và thư viện. Hoạt động chính của một trường đại học chủ yếu diễn ra ở bốn khu vực này. Có thể nói, nhìn mức độ làm việc, hiệu quả công việc của sinh viên, giảng viên ở thư viện, người ta có thể hiểu được phần nào chất lượng hoạt động của trường đại học đó. Hiện nay, yêu cầu đổi mới giáo dục đại học đòi hỏi các trường đại học phải đổi mới cơ bản, toàn diện về mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy – học, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Trong các yếu tố đó, thư viện là yếu tố rất đáng được quan tâm vì thư viện là bộ phận không thể thiếu trong việc cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người học phát triển toàn diện. Có thể thấy, nếu ngoài giờ học trên lớp sinh viên nghiên cứu, sưu tầm học hỏi thêm trong thư viện thì những điều sinh viên lĩnh hội được ở thư viện sẽ đào sâu kiến thức, suy luận và phương pháp làm việc của họ về môn học. Do đó kiến thức của sinh viên về môn học đã sâu sắc hơn rất nhiều so với những gì họ tiếp thu được trên lớp. 1 Từ những bối cảnh và xu thế phát triển chung của thế giới, từ những yêu cầu cụ thể đặt ra cho nền giáo dục nước nhà, tác giả chọn đề tài: “Đánh giá hoạt động khai thác và sử dụng thư viện nhà trường phục vụ cho việc học tập của sinh viên năm cuối hệ đại học chính quy, Học viện Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh” cho luận văn thạc sĩ của mình nhằm thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa thư viện và sinh viên trong Học viện cũng như vai trò của thư viện trong việc phục vụ cho việc học tập của sinh viên, nhất là sinh viên năm cuối. Từ đó đề xuất một số phương hướng phát triển thư viện để thư viện có thể phục vụ tốt nhất cho việc học của sinh viên trong Học viện. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh được thành lập từ tháng 5/2007 trên cơ sở hợp nhất hai Học viện: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Hành chính Quốc gia. Học viện Hành chính Quốc gia từ đây được đổi tên thành Học viện Hành Chính, là một đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Từ đây trở đi sẽ gọi là Học viện Hành chính để phân biệt với Học viện chủ quản. 2. Những mong đợi từ kết quả nghiên cứu của đề tài Qua đề tài nghiên cứu này, tác giả muốn làm rõ những tác động của thư viện đến việc học của sinh viên. Thay vì học thụ động, kiến thức sinh viên thu nhận được chỉ bó hẹp trong những bài giảng của giáo viên, sinh viên có thể đến thư viện đọc tài liệu, nghiên cứu và làm chủ kiến thức của mình. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu này cũng làm rõ vấn đề thư viện đã góp phần hỗ trợ việc tự học và tăng nguồn thông tin cho sinh viên nói chung và sinh viên năm cuối nói riêng như thế nào. Thay vì học thuộc lòng bài giảng hay giáo trình, sinh viên phải đến thư viện tìm kiếm tài liệu liên quan đến vấn đề thảo luận theo sự hướng dẫn của giáo viên. Thư viện sẽ cung cấp cho sinh viên nhiều nguồn thông tin, tri thức khác nhau; sinh viên phải làm công việc chọn 2 lựa, phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp những thông tin, tri thức này để đưa ra nhận xét và rút ra kết luận của riêng mình. Kết quả của phương pháp giảng dạy và học tập như vậy sẽ xoá bỏ lối học tầm chương, trích cú để đưa đến một nền giáo dục có tính chất học hỏi, truy tìm, sưu tầm, khảo cứu và sáng tạo trong Học viện Hành chính. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung giải quyết những vấn đề chủ yếu sau: 1. Đánh giá việc sinh viên năm cuối, hệ đại học chính quy khai thác, sử dụng thư viện và sự đáp ứng của thư viện đối với nhu cầu tìm kiếm tài liệu của sinh viên. 2. Đưa ra những giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ của thư viện để thu hút sinh viên đến khai thác sử dụng thư viện, từ đó góp phần nâng cao kết quả học tập của sinh viên. 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu việc khai thác, sử dụng thư viện phục vụ học tập và nghiên cứu của sinh viên năm cuối, hệ đại học chính quy, Học viện Hành chính. Mẫu khảo sát được lấy trong toàn bộ sinh viên khóa 7 (năm cuối) hệ đại học chính quy. 5. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Hồi cứu các tư liệu và các công trình nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp và khái quát hoá các tài liệu, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. - Khảo sát sinh viên bằng bảng hỏi - Phỏng vấn chọn lọc cán bộ thư viện trên cơ sở phân tích số liệu bảng hỏi để làm rõ thêm kết quả của bảng hỏi. 3 - Phân tích và xử lý số liệu bằng các phần mềm SPSS và Quest. 6. Câu hỏi nghiên cứu 1/ Sinh viên chính quy năm thứ tư đã khai thác thư viện của nhà trường để phục vụ cho việc học tập như thế nào? 2/ Thư viện đáp ứng nhu cầu khai thác tài liệu của sinh viên chính quy năm thứ tư ở mức độ nào? 3/ Ngoài thư viện trường, sinh viên còn khai thác thông tin từ những nguồn nào khác? 7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu là sinh viên năm cuối, hệ đại học chính quy của Học viện Hành chính - Đối tượng nghiên cứu là việc khai thác sử dụng thư viện trường phục vụ cho học tập. 8. Bố cục và nội dung của luận văn như sau Phần mở đầu: Phần này trình bày lý do nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, giới hạn nghiên cứu, phương pháp tiếp cận, các câu hỏi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan. Chương này trình bày các khái niệm, vai trò và những đóng góp của thư viện trường đại học đối với hoạt động giảng dạy và học tập của nhà trường. Ngoài ra, chương này cũng bàn về các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan đến đề tài. Chương 2: Lịch sử hình thành, phát triển Học viện Hành chính và tình hình khai thác thư viện trong Học viện. Chương này trình bày về lịch sử hình thành, phát triển và các hoạt động của Học viện Hành chính cũng như trình bày về thư viện trong Học viện Hành chính và tình hình khai thác thư viện. 4 Chương 3: Phương pháp luận triển khai nghiên cứu và kết quả nghiên cứu. Chương này bàn về việc thiết kế công cụ khảo sát, triển khai nghiên cứu, phân tích các số liệu và đưa ra kết quả nghiên cứu. Chương 4: Kết luận và khuyến nghị. Chương này tóm tắt các kết quả nghiên cứu chính và đề xuất các giải pháp và khuyến nghị. Cuối cùng là phần Phụ lục và Tài liệu tham khảo. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN Chương này bàn về các vấn đề bao gồm các khái niệm, vai trò và những đóng góp của thư viện trường đại học đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng; ngoài ra chương này cũng phân tích các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. 1.1. Các khái niệm, vai trò và những đóng góp của thư viện trường đại học đối với sự nghiệp giáo dục 1.1.1. Khái niệm thư viện trường đại học Theo định nghĩa của tác giả Reitz (2005) trong cuốn “Từ điển thông tin thư viện” (Dictionary for Library and Information Science) thì Thư viện trường đại học là “một thư viện hoặc một hệ thống thư viện do nhà trường thành lập, quản lý và cấp ngân sách hoạt động để đáp ứng các nhu cầu về thông tin, tra cứu và thông tin về môn học của sinh viên, các khoa và cán bộ của trường”. Theo định nghĩa này ta thấy: thư viện trong trường đại học có thể là một thư viện và cũng có thể là một hệ thống thư viện. Cũng theo tác giả này thì Hệ thống thư viện là một một tập hợp các thư viện chịu sự quản lý chung; cũng có thể là một nhóm các thư viện quản lý độc lập liên kết với nhau, chính thức hay không chính thức cùng thỏa thuận đạt đến một mục đích chung, mỗi thư viện được xem như là một thành viên (affiliate). Hình ảnh rõ nhất của sự liên kết này là một trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực đào tạo với các cơ sở thông tin độc lập liên kết với nhau bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm đáp ứng yêu cầu liên kết đào tạo và chia sẻ tài nguyên thông tin cũng như cơ sở vật chất. 6 Ở Việt Nam hiện nay, chúng ta mới chỉ có các thư viện của các trường đại học, các thư viện này hoạt động độc lập với nhau và hầu như không có một sự liên kết nào. 1.1.2. Vai trò của Thư viện trường đại học ThS. Lê Ngọc Oánh (2002) đã phát biểu: “những thư viện trên thế giới ngày nay đã thoát khỏi khía cạnh tĩnh của những kho chứa sách để trở nên năng động hơn với ba vai trò chính yếu sau đây: - Thư viện là một cơ quan truyền thông đại chúng; - Thư viện là một trung tâm phát triển văn hóa; - Thư viện là một động lực đóng góp vào việc đổi mới giáo dục. Giữa ba vai trò trên, thư viện trường đại học đã làm nổi bật vai trò là một động lực đóng góp vào việc đổi mới giáo dục.” (“Sổ tay quản lý Thông tin – Thư viện”, 2002, tr.92). Đúng vậy, thư viện ngày nay không chỉ là nơi lưu giữ, bảo quản sách mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công tác học tập và giảng dạy. Thư viện là nơi lưu trữ thông tin, tài liệu tham khảo, giáo trình, các tư liệu điện tử cập nhật nhất.... và sinh viên đến để tra cứu, tìm kiếm tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu. Sinh viên cần tăng cường tính tự học, tự đọc giáo trình, đọc tài liệu tham khảo – điều này hiện nay sinh viên Việt Nam chúng ta còn yếu. Thư viện với môi trường học thuật thuận lợi, tài liệu phong phú, công tác tra cứu, mượn/trả tài liệu thuận lợi và thời gian phục vụ được nới rộng, thái độ và trình độ thủ thư ngày một tốt hơn... sẽ góp phần thay đổi lề lối học tập trước đây của sinh viên, kết hợp tốt với phương pháp dạy mới, đổi mới hình thức thi... chất lượng đào tạo sẽ được nâng lên một bước, phát huy hiệu quả, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục đại học và yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế xã hội ở nước ta, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. 7 Ở môi trường đại học, thư viện trở thành một trong những nơi cung cấp tri thức hiệu quả nhất cho sinh viên. Thư viện lưu trữ thông tin, giáo trình, tài liệu tham khảo, các tư liệu điện tử… phục vụ cho hoạt động tìm kiếm tài liệu, nghiên cứu khoa học của sinh viên. Có thể khẳng định thư viện là trái tim tri thức của một trường đại học. Qua tầm vóc, quy mô của thư viện ta cũng có thể đánh giá được phần nào quy mô, chất lượng đào tạo của trường đại học đó. Hơn ai hết sinh viên phải ý thức rõ nét về vị trí và vai trò của thư viện ở bậc đại học thì mới đề ra phương pháp học tập đúng đắn cho mình trong suốt quá trình học. Với phương pháp giảng dạy và học tập mới mỗi sinh viên cần phải coi thư viện là “giảng đường thứ hai” thì mới có thể hoàn thành được những yêu cầu về khối lượng cũng như chất lượng kiến thức của các môn học. Muốn thực hiện tốt điều đó các trường đại học cần phải chú trọng đến công tác xây dựng thư viện để thư viện trường đại học thật sự là nguồn cung cấp thông tin tài liệu phong phú và chất lượng cho cán bộ, giảng viên và sinh viên trong trường Thư viện là nơi cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho người đọc phát triển toàn diện, đặc biệt là tư duy sáng tạo, góp phần giúp nhà trường hoàn thành sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Để thư viện trường đại học thật sự là nơi đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục, đòi hỏi phải tăng cường vốn tài liệu, đảm bảo về nội dung, bao gồm đầy đủ các loại hình sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo, sách chuyên ngành phù hợp với ngành nghề đào tạo của nhà trường. Vốn tài liệu phải đa dạng về thể loại: ngoài các loại tài liệu sách, báo, tạp chí truyền thống, cần có cả luận văn, luận án, báo cáo khoa học, các báo cáo ngoại khóa theo chuyên đề… và thu thập đầy đủ các sản phẩm thông tin ở bất kỳ nơi nào và dưới bất cứ dạng nào. Đặc biệt là chất lượng tài liệu phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu đào tạo, đáp ứng được yêu cầu sử dụng của sinh viên. 8 1.1.3. Những đóng góp của thư viện đối với hoạt động giảng dạy và học tập Trong lời phát biểu tại Hội nghị Giáo dục Đại học từ ngày 01 đến ngày 03/10/2001, Thủ tướng Phan Văn Khải đã gợi ý rằng: “ Trường đại học cần giúp sinh viên thu nhận được những những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất và chủ yếu dạy cho sinh viên biết cách học, cách tư duy sáng tạo. Người sinh viên biết cách học và quen tư duy sáng tạo thì mới có thể thích ứng với mọi tình huống trong thị trường lao động và trong đời sống khi ra trường…”; “…Dạy đại học là chủ yếu dạy cho sinh viên cách học phát huy tính chủ động, óc sáng tạo của sinh viên”. Trước những gợi ý nhiệt tình đổi mới giáo dục, nhất là giáo dục đại học của Thủ tướng, chúng ta cùng xem xét thư viện trường đại học đã làm gì để hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy và học tập ở trong trường Đại học. Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta đã được Đảng, Nhà nước cũng như các cấp quản lý giáo dục rất quan tâm. Chiến lược phát triển Giáo dục 2001 – 2010 đã đề ra phương hướng: Cùng hòa nhịp vào xu hướng đổi mới phương pháp dạy học đang diễn ra sôi nổi khắp nơi trên thế giới, việc đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta cần được xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa trên cơ sở những quan điểm đầy đủ và thống nhất về đổi mới phương pháp dạy và học cũng như những giải pháp phù hợp, khả thi. Như vậy, những định hướng lớn cho tương lai phát triển của ngành giáo dục đã nhấn mạnh đến đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập. Để đổi mới phương pháp dạy và học đòi hỏi: “Người dạy phải dạy thật, người học phải học thật”. Vậy thì lối dạy và học mới như thế nào? Lối dạy mới tập trung vào việc làm sao cho học trò hoạt động tư duy càng nhiều càng tốt, Thầy chỉ là người tổ chức, trọng tài cho các nhóm làm việc, học sinh tranh luận chất vấn nhau nếu có điểm nào tranh cãi chưa ngã
Tài liệu liên quan