Luận văn Đánh giá kết quả điều trị phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Điều Dưỡng và phục hồi chức năng tỉnh Thái Nguyên

Tai biến mạch máu não (TBMMN) là một trong những bệnh nặng, thường gặp ở người cao tuổi. Từ nhiều thập kỷ trước đến nay, TBMMN đã và đang là vấn đề thời sự cấp thiết của y học nói chung, của ngành phục hồi chức năng (PHCN) nói riêng đối với mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. TBMMN là bệnh lý do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, người bệnh có thể tử vong nhanh chóng hoặc nếu sống sót sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề [2]. Theo báo cáo c ủa Tổ chức Y tế thế giới 1996 (TCYTTG), tỷ lệ TBMMN mới phát hiện (incidence) trong một năm từ 100 – 250/100.000 dân và tỷ lệ hiện mắc là từ 500 – 700/100.000 dân [12], [13]. Tỷ lệ tử vong do TBMMN đứng thứ ba trên thế giới sau các bệnh ung thư và tim mạch [16]. Tỷ lệ mắc bệnh TBMMN ở các nước phát triển rất cao. Hàng năm Hoa Kỳ có thêm 500.000 người bị tai biến mới, phần lớn xảy ra sau 55 tuổi, tỷ lệ tử vong cao khoảng 30% - 40% trong tháng đầu tiên sau tai biến, 2/3 số người được cứu sống bị tàn tật, hàng năm ước tính phải chi phí trên 7 tỷ đô la cho điều trị và PHCN bệnh nhân TBMMN [12]. Ở Trung Quốc, tỷ lệ mắc bệnh này tại Bắc Kinh hiện nay là 329/100.000 dân, còn ở Quảng Châu tỷ lệ này là 147/100.000 dân và tỷ lệ tử vong là 69 – 80/100.000 dân [20]. Tại Việt Nam, theo Nguyễn Văn Đăng (1997) thì tỷ lệ mắc bệnh TBMMN là 115,92/100.000 dân trong đó t ỷ lệ tử vong là 20,55/100.000 dân [15] . Theo phân loại của TCYTTG thì người bệnh bị liệt nửa người do TBMMN thuộc loại đa tàn tật, mà chủ yếu là giảm hoặc mất chức năng vận động kèm theo các rối loạn tri giác, nhận thức, tâm lý. Theo Nguyễn Văn Đăng, di chứng về vận động của TBMMN là 92,62%; di chứng nặng là 27,69%; di chứng vừa và nhẹ là 68,42% [13]. Rối loạn chức năng vận động gây ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng như khả năng tái hội nhập vào đời sống cộng đồng. Ngày nay ngành y tế luôn phát triển không ngừng với những kiến thức khoa học tiến bộ, những kỹ thuật tiên tiến, trang thiết bị hiện đại đã góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân, trong đó có bệnh nhân TBMMN. Điều đó đồng nghĩa với tỷ lệ bệnh nhân liệt nửa người sau TBMMN ngày càng tăng. Do đó PHCN vận động cho bệnh nhân TBMMN là một trong những nội dung quan trọng của ngành PHCN. Có rất nhiều phương pháp PHCN cho người bệnh bị TBMMN, nhưng hiện nay phương pháp Bobath được ứng dụng nhiều nhất. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu và ứng dụng phương pháp Bobath ở Việt Nam, và tại Thái Nguyên cũng có đề tài nghiên cứu về nhu cầu độc lập trong sinh hoạt, mức độ phục hồi cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não ở cộng đồng. Nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá được kết quả điều trị phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân TBMMN bằng phương pháp Bobath tại bệnh viện. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả điều trị PHCN vận động cho bệnh nhân TBMMN tại Bệnh viện Điều Dưỡng và PHCN tỉnh Thái Nguyên”. Nhằm mục tiêu sau: 1. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động của người bệnh sau Tai biến mạch máu não bằng phương pháp Bobath. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới kết quả phục hồi chức năng vận động trên bệnh nhân Tai biến mạch máu não.

pdf87 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá kết quả điều trị phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Điều Dưỡng và phục hồi chức năng tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRẦN THỊ MỸ LUẬT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CỦA BỆNH NHÂN TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO TẠI BỆNH VIỆN ĐIỀU DƯỠNG-PHCN TỈNH THÁI NGUYÊN CHUYÊN NGÀNH : NỘI KHOA MÃ SỐ : 60.72.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y KHOA Hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG HỒNG THÁI Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 Thái nguyên, 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Lời cảm ơn Tôi xin chân thành c ảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại Học Y – Dược Thái Nguyên, Phòng Sau đại học, các bộ môn trường Đại Học Y –Dược Thái Nguyên. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Điều Dưỡng và PHCN Tỉnh Thái Nguyên, Phòng Kế hoạch tổng hợp - Bệnh viện Điều Dưỡng và PHCN Tỉnh Thái Nguyên. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các khoa phòng Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành c ảm ơn tới các thầy, cô giáo của trường Đại Học Y –Dược Thái Nguyên đ ã giảng dạy, tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành luận văn. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Dương Hồng Thái người thầy trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn tận tình, chu đáo và giúp đỡ tôi trong học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các bác sĩ, cán bộ nhân viên khoa Vật lý trị liệu – PHCN, khoa Khám bệnh cấp cứu - CLS Bệnh viện Điều Dưỡng và PHCN Tỉnh Thái Nguyên, lớp Cao học Nội khoa khóa 10 đã giành cho tôi nhiều thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi vô cùng biết ơn những người thân trong gia đình đã quan tâm sâu sắc, thường xuyên giúp đỡ và động viên tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2008 Trần Thị Mỹ Luật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN ............................................................................... 3 1.1. Đặc điểm dịch tễ học của tai biến mạch máu não................................ 3 1.2. Tình hình di chứng và tàn tật do tai biến mạch máu não ..................... 7 1.3. Phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não ................................................................................................ 8 1.4. Một số nghiên cứu liên quan đến mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não trên Thế giới và Việt Nam ................................................................................. 14 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 20 2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 20 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................... 20 2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 20 2.4. Xử lý số liệu ....................................................................................... 29 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 30 3.1. Một số đặc điểm chung ...................................................................... 30 3.2. Kết quả phục hồi chức năng vận động sau can thiệp ......................... 36 3.3. Mối liên quan trong thời gian tập luyện ........................................... 40 Chương 4: BÀN LUẬN ................................................................................. 47 4.1. Một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu .................................. 47 4.2. Kết quả phục hồi vận động sau tập luyện bằng phương pháp Bobath . 51 4.3. Các yếu tố liên quan đến kết quả phục hồi của bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não ......................................................... 54 Chương 5: KẾT LUẬN ................................................................................. 62 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 1. Tập luyện bằng phương pháp Bobath có hiệu quả trong việc phục hồi chức năng cho người bệnh liệt nửa người sau TBMMN .................... 62 2. Có một số yếu tố liên quan đến kết quả phục hồi chức năng ............... 62 Chương 6: KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ PHCN Phục hồi chức năng TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới TBMMN Tai biến mạch máu não Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và giới .................. 30 Bảng 3. 2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo bên liệt ........................................ 30 Bảng 3.3. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp ................................ 31 Bảng 3.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo loại tổn thương não .................... 32 Bảng 3.5. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian từ khi đột quỵ đến khi bắt đầu tập luyện ................................................................................... 33 Bảng 3.6. Mức độ thực hiện các hoạt động sống hàng ngày của đối tượng nghiên cứu trước khi vào viện ........................................................ 34 Bảng 3.7. Kh ả năng vận động của đối tượng nghiên cứu trước khi vào viện .......... 35 Bảng 3.8. Khả năng ngồi dậy của bệnh nhân trước và sau tập luyện ............. 36 Bảng 3.9. Khả năng đứng dậy của bệnh nhân trước và sau tập luyện ............ 37 Bảng 3.10. Khả năng đi của bệnh nhân trước và sau 6 tuần tập luyện ........... 38 Bảng 3.11. Khả năng phục hồi nhu cầu thực hiện các hoạt động sống trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân trước và sau tập luyện ............ 39 Bảng 3.12. Liên quan giữa tuổi và kết quả phục hồi sau 6 tuần ..................... 40 Bảng 3.13. Liên quan giữa giới và kết quả phục hồi sau 6 tuần ..................... 40 Bảng 3.14. Liên quan giữa bên bị liệt và kết quả phục hồi sau 6 tuần ........... 41 Bảng 3.15. Liên quan giữa loại tổn thương não và kết quả phục hồi sau 6 tuần 41 Bảng 3.16. Liên quan giữa thời gian từ khi đột quị đến khi bắt đầu PHCN và kết quả phục hồi sau 6 tuần ............................................................. 42 Bảng 3.17. Liên quan giữa chi bị liệt và kết quả phục hồi sau 6 tuần ............ 43 Bảng 3.18. Sự thay đổi Cholesterol máu ở bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não đổi dựa trên giá trị trung bình ......................... 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 Bảng 3.19. Tình trạng thay đổi Cholesterol máu ở bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não sau sáu tuần tập luyện ........................... 45 Bảng 3.20. Sự thay đổi Glucose máu ở bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não đổi dựa trên giá trị trung bình ................................. 45 Bảng 3.21. Tình trạng thay đổi Glucose máu ở bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não sau sáu tuần tập luyện. .................................... 46 Bảng 4.1. So sánh với kết quả của một số tác giả nước ngoài và trong nước 50 Bảng 4.2. So sánh một số nghiên cứu nước ngoài không có chương trình PHCN .............................................................................................. 52 Bảng 4.3. Khả năng độc lập trong đi của bệnh nhân liệt nửa người ............... 53 Bảng 4.4. So sánh kết quả phục hồi vận động chung ..................................... 53 Bảng 4.5. So sánh kết quả về độc lập trong sinh hoạt hàng ngày ................... 54 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN Biểu đồ 1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo bên liệt .................................. 31 Biểu đồ 2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp .......................... 31 Biểu đồ 3: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo loại tổn thương não .............. 32 Biểu đồ 4: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian từ khi đột quỵ đến khi bắt đầu tập luyện ............................................................................. 33 Biểu đồ 5: Mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của đối tượng nghiên cứu trước tập luyện ......................................................................... 34 Biểu đồ 6: Khả năng vận động của đối tượng nghiên cứu trước tập luyện .... 35 Biểu đồ 7: Khả năng ngồi dậy của bệnh nhân trước và sau tập luyện ............ 36 Biểu đồ 8: Khả năng đứng dậy của bệnh nhân trước và sau tập luyện ........... 37 Biểu đồ 9: Khả năng đi của bệnh nhân trước và sau tập luyện ....................... 38 Biểu đồ 10: Khả năng thực hiện được các hoạt động sống trong sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân trước và sau tập luyện ........................... 39 Biểu đồ 11: Liên quan giữa thời gian từ khi đột quỵ đến khi bắt đầu PHCN và kết quả phục hồi sau 6 tuần ............................................................. 43 Biểu đồ 12: Liên quan giữa chi bị liệt và kết quả phục hồi sau 6 tuần ........... 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tai biến mạch máu não (TBMMN) là một trong những bệnh nặng, thường gặp ở người cao tuổi. Từ nhiều thập kỷ trước đến nay, TBMMN đã và đang là vấn đề thời sự cấp thiết của y học nói chung, của ngành phục hồi chức năng (PHCN) nói riêng đối với mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. TBMMN là bệnh lý do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, người bệnh có thể tử vong nhanh chóng hoặc nếu sống sót sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề [2]. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới 1996 (TCYTTG), tỷ lệ TBMMN mới phát hiện (incidence) trong một năm từ 100 – 250/100.000 dân và tỷ lệ hiện mắc là từ 500 – 700/100.000 dân [12], [13]. Tỷ lệ tử v ong do TBMMN đứng thứ ba trên thế giới sau các bệnh ung thư và tim mạch [16]. Tỷ lệ mắc bệnh TBMMN ở các nước phát triển rất cao. Hàng năm Hoa Kỳ có thêm 500.000 người bị tai biến mới, phần lớn xảy ra sau 55 tuổi, tỷ lệ tử vong cao kho ảng 30% - 40% trong tháng đầu tiên sau tai biến, 2/3 số người được cứu sống bị tàn tật, hàng năm ước tính phải chi phí trên 7 tỷ đô la cho điều trị và PHCN bệnh nhân TBMMN [12]. Ở Trung Quốc, tỷ lệ mắc bệnh này tại Bắc Kinh hiện nay là 329/100.000 dân, còn ở Quảng Châu tỷ lệ này là 147/100.000 dân và tỷ lệ tử vong là 69 – 80/100.000 dân [20]. Tại Việt Nam, theo Nguyễn Văn Đăng (1997) thì tỷ lệ mắc bệnh TBMMN là 115,92/100.000 dân trong đó t ỷ lệ tử vong là 20,55/100.000 dân [15] . Theo phân loại của TCYTTG thì người bệnh bị liệt nửa người do TBMMN thuộc loại đa tàn tật, mà chủ yếu là giảm hoặc mất chức năng vận động kèm theo các rối loạn tri giác, nhận thức, tâm lý. Theo Nguyễn Văn Đăng, di chứng về vận động của TBMMN là 92,62%; di chứng nặng là 27,69%; di chứng vừa và nhẹ là 68, 42% [13]. Rối loạn chức năng vận động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 gây ảnh hưởng rất lớn và trực tiếp đến khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng như khả năng tái hội nhập vào đời sống cộng đồng. Ngày nay ngành y tế luôn phát triển không ngừng với những kiến thức khoa học tiến bộ, những kỹ thuật tiên tiến, trang thiết bị hiện đại đã góp phần cứu sống nhiều bệnh nhân, trong đó có bệnh nhân TBMMN. Điều đó đồng nghĩa với tỷ lệ bệnh nhân liệt nửa người sau TBMMN ngày càng tăng. Do đó PHCN vận động cho bệnh nhân TBMMN là một trong những nội dung quan trọng của ngành PHCN. Có rất nhiều phương pháp PHCN cho người bệnh bị TBMMN, nhưng hiện nay phương pháp Bobath được ứng dụng nhiều nhất. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu và ứng dụng phương pháp Bobath ở Việt Nam, và tại Thái Nguyên cũng có đề tài nghiên cứu về nhu cầu độc lập trong sinh hoạt, mức độ phục hồi cho bệnh nhân sau tai biến mạch máu não ở cộng đồng. Nhưng chưa có nghiên cứu nào đánh giá được kết quả điều trị phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân TBMMN bằng phương pháp Bobath tại bệnh viện. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá kết quả điều trị PHCN vận động cho bệnh nhân TBMMN tại Bệnh viện Điều Dưỡng và PHCN tỉnh Thái Nguyên”. Nhằm mục tiêu sau: 1. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động của người bệnh sau Tai biến mạch máu não bằng phương pháp Bobath. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới kết quả phục hồi chức năng vận động trên bệnh nhân Tai biến mạch máu não. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Đặc điểm dịch tễ học của tai biến mạch máu não 1.1.1. Đặc điểm giải phẫu tuần hoàn não * Não được tưới máu bởi 2 hệ động mạch: + Hệ động mạch cảnh cung cấp máu cho khoảng 2/3 trước của bán cầu đại não. Động mạch cảnh trong chia làm 4 ngành tận: động mạch não trước, động mạch não giữa, động mạch thông sau và động mạch mạch mạc trước. Mỗi loại động mạch lại chia 2 loại ngành: - Ngành nông cung cấp máu cho vỏ não. - Ngành sâu đi vào trong não. Có 2 nhánh sâu quan trọng là động mạch Huibuer (nhánh của động mạch não trước) và động m ạch thể vân ngoài còn gọi là động mạch Charcot (nhánh của động mạch não giữa). Đặc điểm quan trọng của hệ động mạch này là hệ thống nông và sâu độc lập nhau. Các nhánh nông có nối thông với nhau, còn các nhánh sâu có cấu trúc như nhánh tận. + Hệ động mạch sống nền: Hệ động mạch này phân bố máu cho thân não, tiểu não, mặt dưới của thuỳ thái dương và thùy chẩm. * Phân bố máu cho thân não, gồm 3 nhóm: - Nhóm các động mạch trung tâm đi vào sâu theo đường giữa. - Nhóm các động mạch vòng ngắn đi vào theo đường trước bên. - Nhóm các động mạch vòng dài đi bao quanh mặt bên của thân não và đi sâu theo đường sau bên. * Phân bố máu cho tiểu não gồm 3 động mạch: - Động mạch tiểu não trên. - Động mạch tiểu não trước dưới. - Động mạch tiểu não sau dưới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 * Phân bố cho thuỳ chẩm và mặt dưới thuỳ thái dương là động mạch não sau, đây là một nhánh động mạch tận. * Tuần hoàn não có 3 hệ thống nối thông quan trọng. - Hệ thống nối thông các động mạch lớn trước não, giữa động mạch cảnh trong, động mạch cảnh ngoài và giữa các động mạch đốt sống. - Hệ thống tạo đa giác willis gồm động mạch thông trước, động mạch não trước, động mạch thông sau và động mạch não sau. - Hệ thống ở quanh vỏ não với sự nối thông giữa các nhánh nông của các động mạch não. * Đặc điểm sinh lý và chuyển biến của tuần hoàn não. + Tiêu thụ oxy và glucoza của não: Não tiêu thụ O 2 trung bình 3,3 – 3,8ml/100g/phút, tiêu thụ glucoza của não trung bình 5,6mg/100g não/phút. + Lưu lượng tuần hoàn não: Theo Ingvar và cộng sự lưu lượng tuần hoàn não trung bình ở người lớn là: 49,8 ± 5,4ml/100g não/1 phút. Trong đó ở chất xám là 79,7 ± 10,7/100g não/1 phút, ch ất trắng là 20,5 ± 2,5ml/100g não/1 phút. + Đặc điểm chuyển hoá của não và điều hoà tuần hoàn não. - Khi lượng máu qua não xuống 20ml/100g/1phút về lâm sàng chưa có dấu hiệu gì, từ dưới 20ml/100g/1 phút thì ion K+ thoát ra khỏi tế bào não và ion Na+, Ca++ di chuyển vào trong tế bào và tế bào não bị huỷ hoại (do Ca++ hoạt hoá men tạo gốc tự do). - Năng lượng hoạt động của tế bào não là do sự oxy hoá glucoza, khi thiếu m áu, thiếu oxy, sự chuyển hoá chỉ tạo ra một lượng thấp ATP và nồng độ axit lactic tăng gây toan hóa vùng thiếu máu và sẽ làm huỷ hoại tế bào não. - Khi xảy ra thiếu máu cục bộ ở não, sẽ gây dãn các vi mạch tại vùng thiếu máu do các chất chuyển hoá gây ra. Lúc này lượng máu não biến đổi theo huyết áp toàn thân. Hậu quả là nếu huyết áp hạ thì làm máu lên não giảm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 làm tăng thêm thiếu máu cục bộ và nếu huyết áp tăng, máu lên não nhiều sẽ làm tăng quá trình thẩm thấu của hàng rào máu não gây phù não hoặc biến đổi ổ nhồi máu lúc đầu thành nhồi máu xuất huyết. 1.1.2. Định nghĩa tai biến mạch máu não Theo Tổ chức Y tế Thế giới: “ Tai biến mạch máu não là dấu hiệu phát triển nhanh trên lâm sàng của một rối loạn khu trú chức năng của não kéo dài trên 24 giờ thường do nguyên nhân huyết quản. Như vậy trên lâm sàng đây là những biểu hiện bệnh lý bao gồm phần lớn các trường hợp chảy máu trong não, chảy máu dưới nhện, nhồi máu não và không đề cập đến trường hợp thiếu máu não thỏang qua hoặc bệnh lý mạch máu não lan toả khởi đầu lặng lẽ ” [19]. 1.1.3. Phân loại tai biến mạch máu não Tai biến mạch máu não gồm hai loại chính: * Nhồi máu hoặc thiếu máu cục bộ: Là tình trạng khi một mạch máu bị tắc nghẽn, khu vực não mà mạch máu đó cung cấp bị thiếu máu và hoại tử. Phân ra 3 loại thiếu máu não cục bộ: + Cơn thiếu máu não thoảng qua: Tai biến phục hồi trong 24 giờ. + Thiếu máu não cục bộ hồi phục: Tai biến phục hồi trên 24 giờ và không để lại di chứng. + Thiếu máu não cục bộ hình thành: Thời gian phục hồi kéo dài, để lại di chứng hoặc tử vong. * Chảy máu não: Là loại thoát máu khỏi mạch máu chảy vào nhu mô não. Có thể chảy máu ở nhiều vị trí trong não như vùng bao trong, vùng nhân xám trung ương, thuỳ não, tiểu não. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 1.1.4. Tình hình tai biến mạch máu não trên Thế giới và Việt Nam * Thế giới Tai biến mạch máu não là một bệnh thường gặp, theo Tổ chức điều trị dự phòng TBMMN Châu Âu (1993) số người mắc TBMMN lần đầu tiên giao động trong phạm vi từ 141- 219/ 100.000 dân [16]. Theo hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (1999) ước tính mỗi năm có kh oảng 500.000 người Mỹ bị tai biến lần đầu hoặc tái phát, trong đó có khoảng 150.000 trường hợp tử vong, chiếm 1/10 tổng số tử vong do mọi nguyên nhân. Chi phí điều trị PHCN tai biến mạch máu não ở Hoa Kỳ xấp xỉ 40 tỷ đô la Mỹ [12], [16], [44]. Tại Pháp, tỷ lệ mắc tai biến mạch máu não ở người trẻ từ 10-30/100.000 dân/ năm, chiếm 5% toàn bộ các trường hợp tai biến mạch máu não. Ở Châu Á, nhiều nghiên cứu cho thấy các nước có nền công nghiệp phát triển cao như: Nhật Bản, Hàn Quốc,.... có tỷ lệ bệnh nhân bị ta i biến mạc máu não tương đương với các nước phát triển ở châu Âu, Mỹ. Còn các nước khác tình hình tai biến mạch máu não đang tăng lên, có nơi ở mức nghiêm trọng [27]. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới( Murray,1996), năm 1990 ước tính có tới 2,1 triệu người tử vong vì TBMMN tại châu Á, bao gồm 1,3 triệu người ở Trung Quốc, 448.000 người ở Ấn Độ [18]. * Việt Nam Trong những năm gần đây, ở nước ta TBMMN đang có chiều hướng gia tăng, cướp đi sinh mạng của nhiều người hoặc để lại di chứng nặng nề gây thiệt hại to lớn cho gia đình và xã hội. Theo Nguyễn Văn Đăng, tại khoa thần kinh Bệnh viện Bạch Mai từ 1991 đến năm 1993 có 631 trường hợp tai biến mạch máu não, tăng gấp 2,5 lần so với thời kỳ 1986-1989 và tỷ lệ mới mắc là 53,2/100.000 dân/năm.[12] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Theo Lê Văn Thành, tỷ lệ tử vong do TBMMN là 21,4%, còn theo Phạm Ngọc Rao là 44,4%. Theo Ngô Đăng Thục, từ năm 1981 - 1983 số bệnh nhân TBMMN tăng lên 2,3 lần [38],[40]. 1.2. Tình hình di chứng và tàn tật do tai biến mạch máu não 1.2.1. Trên thế giới Theo tổ chức Y tế Thế giới có từ 1/4 – 2/3 số người sống sót sau tai biến mạch máu não trở thành tàn tật vĩnh viễn, còn theo Hakett (1992) cho biết 61% người bệnh sống sót sau tai biến mạch máu não để lại di chứng, 50% số người phải phụ thuộc vào người khác trong sinh hoạt hàng ngày [9]. Theo Davies các di ch ứng thường gặp trong tai biến mạch máu não như: Đau khớp vai bên liệt do không cử động được hết tầm chiếm 45% bệnh nhân liệt nửa người. Gập khớp khuỷu do cơ gập
Tài liệu liên quan