Luận văn Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa chất lượng tại Thành phố Việt Trì- Tỉnh Phú Thọ

Cây lúa (Oryza sativa L) là cây trồng có từ lâu đời và gắn liền với quá trình phát triển của loài người. Từ buổi đầu của nền văn minh, cây lúa là cây trồng được gắn liền với quá trình phát triển của loài người và đã trở thành cây lương thực chính của Châu Á nói chung, người Việt Nam ta nói riêng và có vai trò quan trọng trong nét văn hoá ẩm thực của dân tộc ta. Khi xã hội càng phát triển, nhu cầu ăn ngon của người dân ngày càng tăng vì vậy lúa chất lượng đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của người dân trong và ngoài nước. Diện tích trồng lúa trên thế giới không ngừng tăng, hiện nay có khoảng gần 154 triệu ha. Tổng sản lượng lúa gạo đạt trên 615 triệu tấn, cung cấp cho cả dân số thế giới (Theo thông báo của tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên Hiệp Quốc). Tại Việt Nam từ khi giành được độc lập (1945) đến nay, diện tích trồng lúa gạo không ngừng được mở rộng, năng suất ngày một tăng, nhân dân ta có truyền thống cần cù trong lao động, thông minh sáng tạo trong thực tiễn lao động sản xuất, biết vận dụng và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (TBKHKT) vào sản xuất để không ngừng nâng cao năng suất của lúa gạo. Từ những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước (1986) chúng ta vẫn nằm trong danh sách các nước thiếu lương thực trầm trọng, song với đường lối đổi mới của Đảng ngành nông nghiệp đã có bước khởi sắc, chúng ta từ một nước nhập khẩu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu lúa gạo đứng thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan). Thành phố Việt Trì là đô thị loại 2, là trung tâm chính trị, kinh tế của tỉnh Phú Thọ. Trong tương lai gần Việt Trì hướng tới là trung tâm vùng của các tỉnh miền núi phía Tây Bắc. Việt Trì có dân số 172.454 người, đời sống vật chất không ngừng được nâng cao, nhu cầu lương thực ngày càng tăng theo xu hướng sử dụng gạo có chất lượng trong bữa ăn hàng ngày của người dân đô thị. Nhưng hiện tại mới có 1 vài nơi gieo trồng lúa chất lượng cao với quy mô nhỏ hẹp với tổng diện tích ước khoảng gần 100 ha, số lượng này chỉ đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ từ 5 – 10%, còn lại toàn bộ lượng thiếu hụt phải nhập từ các tỉnh lân cận khác. Trong khi đó đất đai Việt Trì màu mỡ, lao động dư thừa, khí hậu ôn hoà phù hợp cho mở rộng, phát triển diện tích lúa chất lượng. Sở dĩ chúng ta chưa khai thác lợi thế về tiềm năng và thị trường tiêu thụ bởi những năm qua chúng ta chưa có đề tài nghiên cứu và ứng dụng đưa các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích. Người dân chủ yếu trồng lúa bằng các giống lúa thuần, theo tính chất tự phát, thiếu bộ giống tốt, thiếu kỹ thuật, thiếu định hướng từ các cơ quan quản lý và các nhà chuyên môn, do đó diện tích lúa chất lượng tại Việt Trì còn ít, năng suất thấp và vì vậy hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Cơ cấu giống lúa nhất là các giống chất lượng có giá thành cao, có hiệu quả kinh tế tại địa bàn Thành phố Việt Trì còn đơn điệu, chưa có nhiều giống có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, ổn định và có thể sản xuất bền vững, đảm bảo đáp ứng được mục tiêu chung của xã hội. Thành phố Việt Trì có diện tích đất tự nhiên 10.636,94 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 5.581,46 ha chiếm 52,5% diện tích đất tự nhiên, đất 2 vụ lúa có 1.500 ha chiếm 26,9% diện tích đất nông nghiệp. Như vậy chúng ta thấy rằng diện tích đất 2 vụ chiếm một phần khá lớn trong tổng diện tích đất nông nghiệp. Hàng năm diện tích đất 2 vụ ở Việt Trì thường được trồng 2 vụ lúa nước vào vụ Xuân và vụ Mùa. Việc khai thác sử dụng đất 2 vụ trong vụ Xuân và vụ Mùa hiện nay ở Việt Trì đang được thúc đẩy theo hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nhằm nâng cao năng su ất, chất lượng và hiệu quả kinh tế góp phần không nhỏ trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của Thành phố, giải quyết vấn đề lương thực nhất là gạo có chất lượng cho người dân đô thị, tận dụng nguồn lao động nông nhàn sẵn có, ngoài ra khai thác đất 2 vụ gieo trồng bằng các giống lúa chất lượng cũng là góp phần làm thay đổi tập quán, phương thức sản xuất tự cung, tự cấp, chuyển sang sản xuất hàng hoá của một bộ phận nông dân nông thôn, đó là những mặt tích cực mà việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nhất là chuyển dịch cơ cấu giống lúa trong nông nghiệp đem lại cho nông dân. Tuy nhiên do bước đầu triển khai thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhất là giống lúa chất lượng còn gặp phảI khó khăn đó là thay đổi tập quán lâu đời của người dân khi họ chỉ biết sản xuất ra các sản phẩm tự cung, tự cấp, họ ít quan tâm đến sản xuất hàng hoá vì vậy người dân còn đang lúng túng chưa tìm ra một loại giống lúa chất lượng có giá trị kinh tế vào sản xuất. Mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới là góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân trên m ột đơn vị diện tích, thực hiện thành công chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong vụ Xuân, vụ Mùa tiến tới khai thác các cây trồng vụ Đông, xây dựng thành công mô hình những cánh đồng đạt và vượt 50 triệu đồng trên 1 ha theo phong trào thi đua mà ngành nông nghiệp phát động. Để thực hiện chủ trương của Thành uỷ, uỷ ban nhân dân (UBND) Thành phố Việt Trì về việc thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng mở rộng diện tích gieo cấy lúa chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, góp phần cung cấp lượng lúa gạo chất lượng phục vụ cho tiêu dùng tại chỗ, theo hướng đó Việt Trì cũng cần có vùng chuyên canh gieo c ấy lúa chất lượng, không những đủ thoả mãn cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ mà còn cung cấp cho 1 số tỉnh bạn, Hà Nội và có thể tham gia vào chương trình xuất khẩu chung của toàn ngành. Tuy nhiên muốn làm được điều đó, trước hết cần phải có những nghiên cứu thử nghiệm ban đầu để làm mô hình khuyến cáo mở rộng. Xuất phát từ tình hình trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa chất lượng tại Thành phố Việt Trì- Tỉnh Phú Thọ”.

pdf128 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1534 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa chất lượng tại Thành phố Việt Trì- Tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ----------&--------- NGUYỄN VĂN HƯỞNG “ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG TẠI THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ TỈNH PHÚ THỌ” Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng Thái Nguyên 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Nguyễn Văn Hưởng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Lời cảm ơn Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân, các cơ quan, chính quyền địa phương và nhân dân địa bàn nơi thực hiện đề tài. Trước tiên cho phép tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo: PGS. TS. Nguyễn Hữu Hồng- người hướng dẫn khoa học, cùng toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Sau đại học, các thầy giáo, cô giáo giảng dạy chuyên ngành Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã có những đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành tốt bản luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn: Thành uỷ Việt Trì, UBND thành phố Việt Trì, trung tâm khí tượng thuỷ văn khu vực Việt Bắc, Trung tâm chuyển giao công nghệ và khuyến nông - Viện cây lương thực và thực phẩm, phòng Nông nghiệp và PTNT thành phố Việt Trì, phòng Thống kê thành phố Việt Trì, Đảng uỷ, UBND, hợp tác xã nông nghiệp, cán bộ khuyến nông cơ sở các xã Thụy Vân, Vân Phú, phường Thanh Miếu, các hộ nông dân tham gia thực hiện đề tài đã quan tâm hỗ trợ kinh phí và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi thực hiện hoàn thành tốt đề tài này. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, các cơ quan, chính quyền địa phương, gia đình và người thân đã quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Nguyễn Văn Hưởng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Mục lục STT Nội dung Trang Mở đầu 1 1 Đặt vấn đề 1 2 Mục tiêu của đề tài 4 2.1 Mục tiêu tổng thể 4 2.2 Mục tiêu cụ thể 4 2.3 Ý nghĩa của đề tài 5 Chương 1: Tổng quan tài liệu 6 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài 6 1.2 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và ở Việt Nam 9 1.2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới 10 1.2.2 Tình hình sản xuất lúa tại Việt Nam 14 1.3 Tình hình nghiên cứu lúa trong và ngoài nước 17 1.3.1 Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới 17 1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 22 1.3.2.1 Tình hình nghiên cứu lúa ở Việt Nam 22 1.3.2.2 Tình hình nghiên cứu giống lúa chất lượng cao, giống đặc sản ở Việt nam 25 Chương 2: Đ ối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 28 2.1 Đối tượng, địa điểm nghiên cứu 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 2.2 Địa điểm, phạm vi và thời gian tiến hành nghiên cứu 32 2.2.1 Địa điểm tiến hành nghiên cứu 32 2.2.2 Thời gian tiến hành nghiên cứu 33 2.2.3 Bố trí thí nghiệm 33 2.3 Nội dung nghiên cứu 33 2.3.1 Điều tra thu thập thông tin 33 2.3.2 Các nội dung nghiên cứu 34 2.4 Phương pháp nghiên cứu 34 2.4.1 Đánh giá hiện trạng sản xuất lúa chất lượng tại TP Việt Trì 34 2.4.2 So sánh một số giống lúa chất lượng 35 2.4.2.1 Thí nghiệm vụ xuân 2007 35 2.4.2.2 Thí nghiệm vụ mùa 2007 37 2.4.3 Thử nghiệm trên đồng ruộng của nông dân 38 2.4.3.1 Lựa chọn các hộ nông dân tham gia thử nghiệm 38 2.4.3.2 Bố trí thí nghiệm 38 2.4.4 Phương pháp theo dõi, giám sát thí nghiệm 49 2.4.4.1 Nông dân tham gia quản lý theo dõi giám sát thí nghiệm 49 2.4.4.2 Nông dân tham gia thu hoạch đánh giá kết quả 50 2.4.5 Phương pháp sử lý số liệu 51 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Chương 3: Kết quả và thảo luận 52 3.1 Đặc điểm cơ bản của vùng nghiên cứu 52 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 52 3.1.2 Địa hình 52 3.2 Đặc điểm thời tiết khí hậu 53 3.2.1 Nhiệt độ 53 3.2.2 Lượng mưa 54 3.2.3 Số giờ nắng 54 3.2.4 Ẩm độ không khí 55 3.3 Tình hình sản xuất lúa tại địa phương 55 3.3.1 Điều tra, đánh giá tình hình sản xuất lúa và sử dụng đất đai của TP Việt trì 55 3.3.2 Kết quả điều tra thực trạng sản xuất và cơ cấu diện tích năng xuất lúa 58 3.4 Các chỉ tiêu theo dõi 64 3.4.1 Thời gian sinh trưởng phát triển của mạ 64 3.4.2 Thời gian sinh trưởng phát triển của từng giống lúa 66 3.4.3 Khả năng đẻ nhánh của từng giống lúa 67 3.4.4 Chiều cao cây của các giống lúa 69 3.4.5 Khả năng chống chịu sâu bệnh chính hại lúa 70 3.4.6 Đặc điểm sinh học của các giống thí nghiệm 72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 3.4.7 Một số đặc điểm hình thái 74 3.4.8 Chỉ số diện tích lá 75 3.4.9 Các yếu tố cấu thành năng suất lúa 78 3.4.10 Chỉ tiêu chất lượng gạo 83 3.4.11 Hiệu quả kinh tế của đề tài 86 3.5 Kết quả sản xuất thử nghiệm ở vụ Mùa 2007 88 3.5.1 Đánh giá năng suất thống kê các giống thí nghiệm 89 3.5.2 Đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh các giống thử nghiệm 90 3.5.3 Hiệu quả kinh tế của các giống thử nghiệm 91 Kết luận và đề nghị 92 1 Kết luận 92 2 Đề nghị 93 Tài liệu tham khảo 94 1 Tiếng việt 94 2 Tiếng anh 97 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CN và KN Công nghệ và khuyến nông TBKHKT Tiến bộ khoa học kỹ thuật KHCN Khoa học công nghệ PTNT Phát triển nông thôn Đ/C Đối chứng BVTV Bảo vệ thực vật ĐVT Đơn vị tính IRRI Viện nghiên cứu lúa quốc tế UBND Uỷ ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Danh mục các bảng biểu Bảng Nội dung Trang Bảng 1.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới vài thập kỷ gần đây 11 Bảng 1.2 Tình hình sản xuất lúa gạo của 10 nước đứng đầu thế giới năm 2004 13 Bảng 1.3 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam 14 Bảng 3.1 Thời tiết khí hậu năm 2007 ở Việt Trì 53 Bảng 3.2 Tình hình sử dụng đất đai của thành phố Việt Trì 56 Bảng 3.3 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa giai đoạn 2001-2007 57 Bảng 3.4 Cơ cấu giống lúa vụ xuân của thành phố Việt Trì 59 Bảng 3.5 Cơ cấu giống lúa vụ mùa của Thành phố Việt Trì 61 Bảng 3.6 Kết quả điều tra tình hình sản xuất các giống chủ yếu tại địa phương 63 Bảng 3.7 Sinh trưởng phát triển của mạ 65 Bảng 3.8 Thời gian sinh trưởng của các giống thí nghiệm 66 Bảng 3.9 Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa 68 Bảng 3.10 Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống thí nghiệm 70 Bảng 3.11 Tình hình sâu bệnh chính hại lúa 72 Bảng 3.12 Một số đặc điểm nông học của các giống lúa thí nghiệm 73 Bảng 3.13 Các đặc điểm hình thái 74 Bảng 3.14 Chỉ số diện tích lá ở các thời kỳ sinh trưởng phát triển 76 Bảng 3.15 Các yếu tố cấu thành năng suất 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 Bảng 3.16 Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu 82 Bảng 3.17 Chỉ tiêu quan sát chất lượng gạo 84 Bảng 3.18 Đánh giá chất lượng bằng nấu ăn thử và cho điểm 85 Bảng 3.19 Các chỉ tiêu phân tích chất lượng gạo 86 Bảng 3.20 Hoạch toán kinh tế cho 1 ha 87 Bảng 3.21 Lượng phân bón và năng suất lúa 89 Bảng 3.22 Tình hình sâu, bệnh chính hại lúa vụ mùa 2007 91 Bảng 3.23 Hoạch toán kinh tế cho 1 ha vụ mùa 91 Biểu đồ 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của thành phố Việt Trì 56 Biểu đồ 3.2 Diện tích, năng suất, sản lượng lúa giai đoạn 2001 – 2007 57 Biểu đồ 3.3 Cơ cấu giống lúa vụ xuân năm 2007 của thành phố Việt Trì 60 Biểu đồ 3.4 Cơ cấu giống lúa vụ mùa năm 2007 của thành phố Việt Trì. 62 Biểu đồ 3.5 Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu 83 Biểu đồ 3.6 Hiệu quả kinh tế của đề tài 88 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cây lúa (Oryza sativa L) là cây trồng có từ lâu đời và gắn liền với quá trình phát triển của loài người. Từ buổi đầu của nền văn minh, cây lúa là cây trồng được gắn liền với quá trình phát triển của loài người và đã trở thành cây lương thực chính của Châu Á nói chung, người Việt Nam ta nói riêng và có vai trò quan trọng trong nét văn hoá ẩm thực của dân tộc ta. Khi xã hội càng phát triển, nhu cầu ăn ngon của người dân ngày càng tăng vì vậy lúa chất lượng đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của người dân trong và ngoài nước. Diện tích trồng lúa trên thế giới không ngừng tăng, hiện nay có khoảng gần 154 triệu ha. Tổng sản lượng lúa gạo đạt trên 615 triệu tấn, cung cấp cho cả dân số thế giới (Theo thông báo của tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên Hiệp Quốc). Tại Việt Nam từ khi giành được độc lập (1945) đến nay, diện tích trồng lúa gạo không ngừng được mở rộng, năng suất ngày một tăng, nhân dân ta có truyền thống cần cù trong lao động, thông minh sáng tạo trong thực tiễn lao động sản xuất, biết vận dụng và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (TBKHKT) vào sản xuất để không ngừng nâng cao năng suất của lúa gạo. Từ những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước (1986) chúng ta vẫn nằm trong danh sách các nước thiếu lương thực trầm trọng, song với đường lối đổi mới của Đảng ngành nông nghiệp đã có bước khởi sắc, chúng ta từ một nước nhập khẩu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu lúa gạo đứng thứ 2 trên thế giới (sau Thái Lan). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 Thành phố Việt Trì là đô thị loại 2, là trung tâm chính trị, kinh tế của tỉnh Phú Thọ. Trong tương lai gần Việt Trì hướng tới là trung tâm vùng của các tỉnh miền núi phía Tây Bắc. Việt Trì có dân số 172.454 người, đời sống vật chất không ngừng được nâng cao, nhu cầu lương thực ngày càng tăng theo xu hướng sử dụng gạo có chất lượng trong bữa ăn hàng ngày của người dân đô thị. Nhưng hiện tại mới có 1 vài nơi gieo trồng lúa chất lượng cao với quy mô nhỏ hẹp với tổng diện tích ước khoảng gần 100 ha, số lượng này chỉ đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ từ 5 – 10%, còn lại toàn bộ lượng thiếu hụt phải nhập từ các tỉnh lân cận khác. Trong khi đó đất đai Việt Trì màu mỡ, lao động dư thừa, khí hậu ôn hoà phù hợp cho mở rộng, phát triển diện tích lúa chất lượng. Sở dĩ chúng ta chưa khai thác lợi thế về tiềm năng và thị trường tiêu thụ bởi những năm qua chúng ta chưa có đề tài nghiên cứu và ứng dụng đưa các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích. Người dân chủ yếu trồng lúa bằng các giống lúa thuần, theo tính chất tự phát, thiếu bộ giống tốt, thiếu kỹ thuật, thiếu định hướng từ các cơ quan quản lý và các nhà chuyên môn, do đó diện tích lúa chất lượng tại Việt Trì còn ít, năng suất thấp và vì vậy hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Cơ cấu giống lúa nhất là các giống chất lượng có giá thành cao, có hiệu quả kinh tế tại địa bàn Thành phố Việt Trì còn đơn điệu, chưa có nhiều giống có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, ổn định và có thể sản xuất bền vững, đảm bảo đáp ứng được mục tiêu chung của xã hội. Thành phố Việt Trì có diện tích đất tự nhiên 10.636,94 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 5.581,46 ha chiếm 52,5% diện tích đất tự nhiên, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 đất 2 vụ lúa có 1.500 ha chiếm 26,9% diện tích đất nông nghiệp. Như vậy chúng ta thấy rằng diện tích đất 2 vụ chiếm một phần khá lớn trong tổng diện tích đất nông nghiệp. Hàng năm diện tích đất 2 vụ ở Việt Trì thường được trồng 2 vụ lúa nước vào vụ Xuân và vụ Mùa. Việc khai thác sử dụng đất 2 vụ trong vụ Xuân và vụ Mùa hiện nay ở Việt Trì đang được thúc đẩy theo hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế góp phần không nhỏ trong công cuộc xoá đói giảm nghèo của Thành phố, giải quyết vấn đề lương thực nhất là gạo có chất lượng cho người dân đô thị, tận dụng nguồn lao động nông nhàn sẵn có, ngoài ra khai thác đất 2 vụ gieo trồng bằng các giống lúa chất lượng cũng là góp phần làm thay đổi tập quán, phương thức sản xuất tự cung, tự cấp, chuyển sang sản xuất hàng hoá của một bộ phận nông dân nông thôn, đó là những mặt tích cực mà việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nhất là chuyển dịch cơ cấu giống lúa trong nông nghiệp đem lại cho nông dân. Tuy nhiên do bước đầu triển khai thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhất là giống lúa chất lượng còn gặp phảI khó khăn đó là thay đổi tập quán lâu đời của người dân khi họ chỉ biết sản xuất ra các sản phẩm tự cung, tự cấp, họ ít quan tâm đến sản xuất hàng hoá vì vậy người dân còn đang lúng túng chưa tìm ra một loại giống lúa chất lượng có giá trị kinh tế vào sản xuất. Mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới là góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân trên một đơn vị diện tích, thực hiện thành công chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong vụ Xuân, vụ Mùa tiến tới khai thác các cây trồng vụ Đông, xây dựng thành công mô hình những cánh đồng đạt và vượt 50 triệu đồng trên 1 ha theo phong trào thi đua mà ngành nông nghiệp phát động. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 Để thực hiện chủ trương của Thành uỷ, uỷ ban nhân dân (UBND) Thành phố Việt Trì về việc thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng mở rộng diện tích gieo cấy lúa chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, góp phần cung cấp lượng lúa gạo chất lượng phục vụ cho tiêu dùng tại chỗ, theo hướng đó Việt Trì cũng cần có vùng chuyên canh gieo cấy lúa chất lượng, không những đủ thoả mãn cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ mà còn cung cấp cho 1 số tỉnh bạn, Hà Nội và có thể tham gia vào chương trình xuất khẩu chung của toàn ngành. Tuy nhiên muốn làm được điều đó, trước hết cần phải có những nghiên cứu thử nghiệm ban đầu để làm mô hình khuyến cáo mở rộng. Xuất phát từ tình hình trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lúa chất lượng tại Thành phố Việt Trì- Tỉnh Phú Thọ”. 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng thể: - Đánh giá kh ả năng thích ứng của một số giống lúa chất lượng trong sản xuất. - So sánh và lựa chọn ra những giống lúa có thể đưa vào sản xuất trên quy mô lớn hơn ở vụ Mùa. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá kh ả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống lúa chất lượng. - Đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh của các giống lúa chất lượng. - Đánh giá khả năng cho năng suất của các giống thí nghiệm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 - Tính hiệu quả kinh tế của lúa chất lượng so với giống đối chứng gieo cấy đại trà tại địa phương. - Đánh giá chất lượng gạo bằng phương pháp phân tích hàm lượng Amiloza, Protein và kết hợp với các chỉ tiêu quan sát. - Từ kết quả của vụ Xuân, kết luận sơ bộ được giống nào phù hợp với điều kiện địa phương, được sự chấp nhận của nông dân tại địa bàn Thành phố Việt Trì để mở rộng diện tích gieo cấy từ 2-3 giống có triển vọng với quy mô phù hợp (khoảng 2-3 ha) vào vụ Mùa năm 2007. 2.3. Ý nghĩa của đề tài: *Ý nghĩa khoa học: - Nghiên cứu xác định được thời gian sinh trưởng, phát triển, khả năng thích ứng, năng suất của các giống lúa chất lượng. - Là cơ sở cho việc đề xuất hướng chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá. * Ý nghĩa thực tiễn: - Lựa chọn được một vài giống lúa có chất lượng, có hiệu quả kinh tế cao, khuyến cáo nhân rộng mô hình với qui mô hợp lý. - Góp phần định hướng cho nông dân chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá. - Đa dạng hoá thêm bộ giống lúa chất lượng tại địa phương. - Đề tài mang tính ứng dụng cao, được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất góp phần làm thay đổi tập quán sản xuất tự cung, tự cấp, chuyển sang sản xuất hàng hoá của nông dân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Mỗi vùng, mỗi điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng cần có giống cây trồng tốt phù hợp với điều kiện canh tác. Vì vậy một trong những biện pháp kinh tế kỹ thuật nhằm tận dụng các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội là bố trí cơ cấu cây trồng cho phù hợp với một vùng hay một đơn vị sản xuất nông nghiệp. Trong việc xác định giống cây trồng hợp lý đạt hiệu quả kinh tế cao, đất đai là một trong những căn cứ quan trọng sau điều kiện khí hậu, cho nên cần phải nắm vững được mối quan hệ giữa một giống cây trồng với đặc điểm đất đai thì mới xác định được cơ cấu cây trồng hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao. Việc xác định đưa cơ cấu giống lúa chất lượng vào sản xuất ở mỗi vùng, mỗi khu vực sản xuất nhằm bảo đảm tính hợp lý, phù hợp của từng giống lúa đó với điều kiện cụ thể của nơi sản xuất, thì ngoài việc giải quyết các mối liên hệ giữa cơ cấu giống lúa đó với điều kiện đất đai, với tập quán canh tác, còn phải quan tâm tới phương thức sản xuất ở vùng, khu vực đó. Trong lịch sử phát triển lâu đời của sản xuất nông nghiệp các giống lúa được con người tạo ra sau có tính ưu việt hơn giống trước đó và được thay thế cho nhau. Có những giống mới đưa vào sản xuất nhưng do môi trường sản xuất không thích hợp nên phải nhường chỗ cho các giống khác. Hiện nay các giống lúa này tồn tại xen kẽ nhau và thích hợp với từng điều kiện của mỗi địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 Các giống lúa khác nhau có khả năng thích ứng với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng ở mỗi vùng khác nhau. Để xác định được giống tốt cho một vùng sản xuất nào đó cần phải tiến hành khảo nghiệm, gieo cấy thử nghiệm qua một vài vụ sản xuất để đánh giá khả năng thích ứng của giống đó. Do đó việc xác định tính thích nghi của giống nào đó trước khi đưa ra sản xuất trên diện rộng phải tiến hành bố trí gieo trồng tại nhiều vùng có đặc điểm sinh thái khác nhau nhằm đánh giá khả năng thích ứng, độ đồng đều, tính ổn định, khả năng chống chịu sâu, bệnh, mức độ chịu đất chua mặn, khả năng cho năng suất, hiệu quả kinh tế của giống đó so với các giống đang gieo trồng đại trà hiện có tại một khu vực hoặc một địa phương nào đó. Sản xuất của người nông dân phần lớn là sản xuất nông nghiệp. Trong lĩnh vực trồng trọt đối tượng cần nghiên cứu là giống cây trồng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của nó như nước, phân bón, thời tiết, khí h ậu v.v. Năng suất cây trồng nói chung và lúa nói riêng chịu tác động của các yếu tố tự nhiên như đất, nước, dinh dưỡng, khí hậu, thời tiết đồng thời nó cũng chịu tác động trực tiếp của các yếu tố kinh tế - xã hội như trình độ canh tác, khả năng đầu tư, thâm canh... * Những căn cứ để xây dựng đề tài: + Đảng và nhà nước ta có quan điểm coi trọng thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đưa sản xuất nông nghiệp lên sản xuất hàng hoá lớn, đồng thời đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu vật nuôi cây trồng, gắn sản xuất với thị trường, sản xuất theo yêu cầu của thị trường nhằm nâng cao giá trị kinh tế, giá trị thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 + Đảm bảo được mục tiêu về an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống, từng bước cải thiện chất lượng bữa ăn, chuyển nhu cầu từ ăn no sang ăn ngon. + Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (PTNT), các Viện nghiên cứu nông nghiệp trung ương, các viện nghiên cứu vùng, các Sở nông nghiệp và PTNT các Tỉnh, các Trung tâm giốn g trực thuộc các Sở nông nghiệp và PTNT, đã rất quan tâm đến công tác phục tráng giống đặc sản, giống nhập nội và chọn tạo các giống lúa chất lượng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. + Căn cứ vào những tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) để phát triển nông nghiệp hàng hoá đa dạng, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng. Vì vậy cần bố trí những vùng trồng lúa chất lượng chuyên can
Tài liệu liên quan