Luận văn Đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng và thái độ của cử nhân tốt nghiệp khoa giáo dục đặc biệt, trường đại học sư phạm Hà Nội đối với yêu cầu công việc của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn Hà Nội

Trong những năm gần đây, cùng với sựphát triển mạnh mẽcủa nền kinh tếxã hội, nền giáo dục nước ta đã có những chuyển biến và có những đóng góp tích cực trong sựphát triển đó. Trên bình diện chung của sựphát triển giáo dục, giáo dục đại học có lẽlà lĩnh vực phát triển nhanh nhất, các trường đại học mởrộng quy mô, mô hình đào tạo và loại hình đào tạo, bên cạnh đó, hàng loạt trường đại học mới ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu vềnhân lực ngày càng lớn của xã hội. Sựphát triển mạnh mẽvà rộng lớn của giáo dục đại học gắn liền yêu cầu vềviệc nâng cao chất lượng đào tạo. Chất lượng đào tạo đại học hiện nay chưa bao giờđược quan tâm nhiều đến thế, từđịnh hướng của Đảng, nhà nước cho tới toàn xã hội. Nhìn ởkhía cạnh nào đó, chất lượng đào tạo đại học được thểhiện qua trình độcủa người lao động đã được đào tạo trong trường đại học, họcó đáp ứng được các yêu cầu của các cơ sởnơi họlàm việc hay không. Vấn đềnày, trong suốt những năm qua, dù đã có những chuyển biến song trên thực tế, vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu vềnguồn nhân lực có năng lực cao nhằm phục vụsựphát triển của nền kinh tếxã hội hiện nay. Đáp ứng các yêu cầu bức thiết của việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học, BộGiáo dục đào tạo, các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ngoài việc tích cực đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng còn tập trung nghiên cứu và đánh giá chương trình đào tạo, quy trình đào tạo; trong đó, việc đánh giá chất lượng của sản phẩm đầu ra là các sinh viên tốt nghiệp và sựđáp ứng của những sinh viên tốt nghiệp đối với yêu cầu của các cơ sởlàm việc được đặc biệt coi trọng, nhất là mức độđáp ứng vềkiến thức, kỹnăng và thái độcủa sinh viên đã tốt nghiệp đối với yêu Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software cầu của thịtrường lao động. Qua đó, các đơn vịđào tạo có thểxây dựng và điều chỉnh các chương trình, quy trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tếhiện nay. Khoa Giáo dục Đặc biệt (GDĐB), trường Đại học Sư Phạm (ĐHSP) Hà Nội mới được thành lập từnăm 2000, dù đã có 5 khóa sinh viên tốt nghiệp song Khoa vẫn là một Khoa rất mới vềquy trình đào tạo và chương trình đào tạo. Khoa áp dụng các chương trình của các nước phát triển như Anh, Mỹvà Hà Lan là những nước có thếmạnh vềkiến thức, vềphương pháp, song tính phù hợp với thực tếnhu cầu của Việt Nam vẫn còn là vấn đềcần xem xét. Mặt khác, do là một khoa mới nên chưa có nhiều nghiên cứu, đánh giá vềquy trình và chất lượng đào tạo tại Khoa. Vì vậy, việc đánh giá mức độđáp ứng của sinh viên tốt nghiệp đối với yêu cầu của các nhà tuyển dụng họcó ý nghĩa vô cùng quan trọng với một khoa mới như khoa GDĐB. nó giúp khoa trảlời cho câu hỏi: chất lượng đào tạo sinh viên hiện nay của Khoa đã đáp ứng được yêu cầu công việc của các đơn vịtuyển dụng hay chưa? Chính vì vậy, tác giảchọn đềtài ”Đánh giá mức độđáp ứng vềkiến thức, kỹnăng và thái độcủa cửnhân tốt nghiệp khoa GDĐB, trường ĐHSP Hà Nội đối với yêu cầu công việc của các đơn vịsửdụng lao động trên địa bàn Hà nội”làm luận văn thạc sỹĐo lường và Đánh giá trong Giáo dục. Kết quảmà luận văn này muốn hướng tới chính là xem xét thực tếhiện nay, các cựu sinh viên của khoa GDĐB có đáp ứng được yêu cầu của các cơ quan mà họlàm việc hay không, hay nói cách khác đó là sựkỳvọng của chương trình đào tạo đối với sựthỏa mãn nhu cầu thực tếcông việc của xã hội; đểtừđó Khoa có những điều chỉnh nhằm đạt được hiệu quảcao nhất trong đào tạo, đáp ứng được nhu cầu của xã hội vềlao động trong ngành nghềnày.

pdf131 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1528 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng và thái độ của cử nhân tốt nghiệp khoa giáo dục đặc biệt, trường đại học sư phạm Hà Nội đối với yêu cầu công việc của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ------------ ˜ ² ™ ------------ LUẬN VĂN THẠC SỸ (NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC) ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ CỦA CỬ NHÂN GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT-TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỐI VỚI YÊU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Học viên: Đỗ Nghiêm Thanh Phương Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Phương Nga Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong giáo dục Khoá: 1 Hà Nội, 2009 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này chưa được công bố ở các nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Đỗ Nghiêm Thanh Phương Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 3 LỜI CẢM ƠN Học viên xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn đối với PGS.TS. Nguyễn Phương Nga, Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục (CEQARD), Đại học Quốc gia Hà Nội – người đã định hướng và giúp đỡ học viên hoàn thành luận văn. Đồng thời học viên cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục (CEQARD), các giảng viên của Trung tâm đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để học viên thực hiện nghiên cứu, viết luận văn. Cảm ơn Ban chủ nhiêm khoa và cán bộ, giảng viên khoa GDĐB trường ĐHSP Hà Nội đã có những ý kiến đóng góp và tạo điều kiện thuận lợi để học viên nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sỹ Đo lường và Đánh giá trong Giáo dục. Cảm ơn các bạn học viên khóa 1, chương trình thạc sỹ Đo lường và Đánh giá trong giáo dục đã hỗ trợ học viên trong quá trình triển khai nghiên cứu. Học viên Đỗ Nghiêm Thanh Phương Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Nội dung Viết tắt 1 Đại học Quốc gia Hà Nội ĐHQGHN 2 Đại học Sư phạm Hà Nội ĐHSPHN 3 Giáo dục Đặc biệt GDĐB 4 Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục CEQARD 5 Chậm phát triển Trí tuệ CPTTT 6 Khó khăn về học LD 7 Tăng động giảm chú ý ADHD 8 Cao đẳng Sư phạm Trung ương CĐSPTƯ 9 Viện Khoa học Giáo dục VKHGD 10 Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ĐHKHXH&NV 11 Statistical Pruducts for Social Servises (Sản phẩm Thống kê cho các Dịch vụ Xã hội) SPSS Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 5 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 7 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 9 3. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 9 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 9 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 10 6. Phương pháp nghiên cứu 11 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 12 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước 12 1.2. Sự đáp ứng với công việc và mức độ đáp ứng về mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ của cử nhân GDĐB đối với yêu cầu của thị trường lao động 24 CHƯƠNG 2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA KHOA GDĐB , TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI VÀ CÁC CƠ SỞ LÀM VIỆC CỦA CỬ NHÂN GDĐB 26 2.1. Giới thiệu chung về chương trình đào tạo cử nhân GDĐB 26 2.2. Những kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp cần có của cử nhân GDĐB 28 2.3. Giới thiệu chung về các cơ sở làm việc của cử nhân GDĐB 32 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU 35 3.1. Khung lý thuyết của đề tài 35 3.2. Xây dựng công cụ đo lường 36 3.3. Mẫu nghiên cứu 37 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 6 3.4. Đánh giá độ hiệu lực và độ tin cậy của công cụ đo lường 38 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49 4.1. Mức độ đáp ứng về kiến thức chuyên môn của cử nhân GDĐB đối với yêu cầu thị trường lao động. 49 4.2. Mức độ đáp ứng về kỹ năng chuyên môn của cử nhân GDĐB đối với yêu cầu thị trường lao động 63 4.3. Mức độ đáp ứng thái độ nghề nghiệp của cử nhân GDĐB đối với yêu cầu của thị trường lao động 75 4.4. Khảo sát mối tương quan giữa mức độ đáp ứng kiến thức, kỹ năng, thái độ chuyên môn của cử nhân GDĐB đối với yêu cầu của thị trường lao động 86 CHƯƠNG 5. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG KIẾN THỨC, KỸ NĂNG VÀ THÁI ĐỘ CỦA CỬ NHÂN GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI YÊU CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG. 87 5.1. Các giải pháp đối với mục tiêu chương trình đào tạo cử nhân GDĐB của khoa GDĐB – ĐHSP Hà Nội 87 5.2. Các giải pháp đối với nội dung chương trình đào tạo cử nhân GDĐB của khoa GDĐB – ĐHSP Hà Nội 88 5.3. Các giải pháp đối với việc kiến tập và thực tập 94 5.4. Các giải pháp nhằm cải thiện công tác phục vụ học tập của sinh viên 96 PHẦN KẾT LUẬN 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC 109 Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội, nền giáo dục nước ta đã có những chuyển biến và có những đóng góp tích cực trong sự phát triển đó. Trên bình diện chung của sự phát triển giáo dục, giáo dục đại học có lẽ là lĩnh vực phát triển nhanh nhất, các trường đại học mở rộng quy mô, mô hình đào tạo và loại hình đào tạo, bên cạnh đó, hàng loạt trường đại học mới ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực ngày càng lớn của xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ và rộng lớn của giáo dục đại học gắn liền yêu cầu về việc nâng cao chất lượng đào tạo. Chất lượng đào tạo đại học hiện nay chưa bao giờ được quan tâm nhiều đến thế, từ định hướng của Đảng, nhà nước cho tới toàn xã hội. Nhìn ở khía cạnh nào đó, chất lượng đào tạo đại học được thể hiện qua trình độ của người lao động đã được đào tạo trong trường đại học, họ có đáp ứng được các yêu cầu của các cơ sở nơi họ làm việc hay không. Vấn đề này, trong suốt những năm qua, dù đã có những chuyển biến song trên thực tế, vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực có năng lực cao nhằm phục vụ sự phát triển của nền kinh tế xã hội hiện nay. Đáp ứng các yêu cầu bức thiết của việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học, Bộ Giáo dục đào tạo, các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ngoài việc tích cực đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng còn tập trung nghiên cứu và đánh giá chương trình đào tạo, quy trình đào tạo; trong đó, việc đánh giá chất lượng của sản phẩm đầu ra là các sinh viên tốt nghiệp và sự đáp ứng của những sinh viên tốt nghiệp đối với yêu cầu của các cơ sở làm việc được đặc biệt coi trọng, nhất là mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên đã tốt nghiệp đối với yêu Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 8 cầu của thị trường lao động. Qua đó, các đơn vị đào tạo có thể xây dựng và điều chỉnh các chương trình, quy trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu thực tế hiện nay. Khoa Giáo dục Đặc biệt (GDĐB), trường Đại học Sư Phạm (ĐHSP) Hà Nội mới được thành lập từ năm 2000, dù đã có 5 khóa sinh viên tốt nghiệp song Khoa vẫn là một Khoa rất mới về quy trình đào tạo và chương trình đào tạo. Khoa áp dụng các chương trình của các nước phát triển như Anh, Mỹ và Hà Lan là những nước có thế mạnh về kiến thức, về phương pháp, song tính phù hợp với thực tế nhu cầu của Việt Nam vẫn còn là vấn đề cần xem xét. Mặt khác, do là một khoa mới nên chưa có nhiều nghiên cứu, đánh giá về quy trình và chất lượng đào tạo tại Khoa. Vì vậy, việc đánh giá mức độ đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp đối với yêu cầu của các nhà tuyển dụng họ có ý nghĩa vô cùng quan trọng với một khoa mới như khoa GDĐB. nó giúp khoa trả lời cho câu hỏi: chất lượng đào tạo sinh viên hiện nay của Khoa đã đáp ứng được yêu cầu công việc của các đơn vị tuyển dụng hay chưa? Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài ”Đánh giá mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng và thái độ của cử nhân tốt nghiệp khoa GDĐB, trường ĐHSP Hà Nội đối với yêu cầu công việc của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn Hà nội” làm luận văn thạc sỹ Đo lường và Đánh giá trong Giáo dục. Kết quả mà luận văn này muốn hướng tới chính là xem xét thực tế hiện nay, các cựu sinh viên của khoa GDĐB có đáp ứng được yêu cầu của các cơ quan mà họ làm việc hay không, hay nói cách khác đó là sự kỳ vọng của chương trình đào tạo đối với sự thỏa mãn nhu cầu thực tế công việc của xã hội; để từ đó Khoa có những điều chỉnh nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong đào tạo, đáp ứng được nhu cầu của xã hội về lao động trong ngành nghề này. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 9 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá mức độ đáp ứng công việc của cử nhân GDĐB, trường ĐHSP Hà Nội đối với yêu cầu của thị trường lao động thông qua việc nghiên cứu đánh giá thực trạng về kiến thức, kỹ năng, thái độ của cử nhân GDĐB, để từ đó đưa ra những đề xuất và giải pháp nhằm điều chỉnh quy trình đào tạo, chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy tại khoa GDĐB, trường ĐHSP Hà Nội. 3. Giới hạn nghiên cứu Giới hạn về đối tượng nghiên cứu Đánh giá sản phẩm của đào tạo bao gồm rất nhiều mặt, trong khuôn khổ nghiên cứu, luận văn chỉ hướng tới việc đánh giá tìm hiểu mức độ đáp ứng công việc thông qua đánh giá về kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp của cử nhân GDĐB, chuyên ngành Giáo dục cho trẻ Chậm phát triển trí tuệ (CPTTT), tốt nghiệp ĐHSP Hà Nội khóa 51, 54 và 55 khoa GDĐB, trường ĐHSP Hà Nội. Giới hạn về khách thể và địa bàn nghiên cứu Tiến hành Khảo sát thu thập thông tin đối với sinh viên khoa GDĐB, chuyên ngành Giáo dục cho trẻ CPTTT, tốt nghiệp ĐHSP Hà Nội khóa 51, 54 và 55. Khảo sát thu thập thông tin đối với nhà tuyển dụng là các cán bộ quản lý các cấp đang công tác tại trường ĐHSP Hà Nội, Cao đẳng Sư phạm Trung ương (CĐSPTƯ), Viện Khoa học Giáo dục (KHGD) và các trường, trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật tại Hà Nội có cử nhân GDĐB hiện đang công tác. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 10 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu (1). Mức độ đáp ứng về kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp của cử nhân GDĐB đối với yêu cầu của thị trường lao động như thế nào? (2). Chương trình đào tạo của khoa GDĐB về đào tạo cử nhân GDĐB cần phải cải tiến như thế nào để đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động hiện nay? Giả thuyết nghiên cứu (1). Mức độ đáp ứng về mặt kiến thức và thái độ chuyên môn của cử nhân GDĐB là tốt song về mặt kỹ năng là chưa tốt (2). Chương trình đào tạo của khoa GDĐB hiện nay cần phải cải tiến theo hướng tăng cường nhiều khối lượng thực hành nhằm phát triển kỹ năng chuyên môn của sinh viên và bổ xung thêm một số nội dung chuyên sâu như giáo dục trẻ tự kỷ, tăng động giảm chú ý và khó khăn về học. 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu đánh giá về kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp của cử nhân GDĐB với mức độ đáp ứng công việc tại các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn Hà nội. Khách thể nghiên cứu Khảo sát 100 cử nhân GDĐB, hệ chính quy, chuyên ngành Giáo dục cho trẻ CPTTT, tốt nghiệp trường ĐHSP khóa 51, 54 và 55 đang làm việc tại các trường Đại học, cao đẳng viện khoa học giáo dục và các trường, trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật tại Hà Nội. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 11 Khảo sát 150 Cán bộ quản lý là các nhà tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp khoa GDĐB đang công tác tại trường ĐHSP Hà Nội, CĐSPTƯ, Viện KHGD và các trường, trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật tại Hà Nội. Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ tháng 03 năm 2009 đến tháng 12 năm 2009. 6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là định tính và định lượng. Phương pháp định lượng sử dụng công cụ là phiếu thu thập thông tin và phương pháp định tính sử dụng công cụ là các phiếu phỏng vấn nhằm lấy ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý và lấy ý kiến của cử nhân GDĐB tự đánh giá mức độ đáp ứng đối với yêu cầu của thị trường lao động và những đóng góp của họ đối với chương trình đào tạo giáo viên GDĐB của khoa GDĐB, trường ĐHSP Hà Nội. Ngoài hai phuong pháp trên, luận văn cũng sử dụng phương pháp hồi cứu nhằm khái quát những vấn đề lý luận của đề tài và xây dựng những khái niệm công cụ cho đánh giá. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 12 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước 1.1.1. Trong nước Trong thời gian gần đây, đáp ứng các yêu cầu bức thiết của việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ngoài việc tích cực đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng còn tập trung nghiên cứu và đánh giá chương trình đào tạo, quy trình đào tạo, trong đó, việc đánh giá chất lượng của sản phẩm đầu ra là các sinh viên tốt nghiệp và sự đáp ứng của những sinh viên tốt nghiệp đối với yêu cầu của các cơ sở làm việc được đặc biệt coi trọng nhưng nói chung là còn rất sơ sài và chung chung, cũng như còn rất manh mún và tự phát. Mảng nghiên cứu thứ nhất liên quan đến vấn đề này là các nghiên cứu đánh giá chất lượng của chương trình đào tạo. Năm 2003, trong khuôn khổ Tiểu dự án giáo dục đại học mức A, Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá chương trình đào tạo chuyên ngành kinh tế ngoại thương”. Hầu hết các nghiên cứu trong Tiểu dự án này tập trung vào đánh giá mục tiêu, nội dung của chương trình đào tạo, số khác tập trung vào đánh giá công tác quản lý và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo chuyên ngành kinh tế ngoại thương. Phương pháp đánh giá là lấy ý kiến của sinh viên đang học, sinh viên đã tốt nghiệp, lấy ý kiến của cán bộ quản lý, các giảng viên và các nhà tuyển dụng về sự phù hợp của mục tiêu chương trình đào tạo, sự hợp lý của nội dung môn học và phương pháp tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trên thông qua phiếu trưng cầu ý kiến và phỏng vấn. Kết quả cho thấy mục tiêu của chương trình đào tạo là phù hợp với nhu cầu của xã hội và đặc điểm tình hình của khoa Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 13 Kinh tế ngoại thương, hình thức tổ chức thực hiện chương trình đào tạo hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập của sinh viên song nội dung chương trình còn phân bổ chưa hợp lý do nhiều môn nặng về lý luận kinh tế, không thiết thực như kinh tế chính trị và còn thiếu một số môn học mang tính hiện đại như các môn học về toàn cầu hóa...(Tài liệu tham khảo 9 – Kỷ yếu hội thảo “Đánh giá chương trình đào tạo chuyên ngành kinh tế ngoại thương”, Đại học Ngoại thương, 2003) Như vậy, đây là đề tài đánh giá về chương trình đào tạo của một chuyên ngành cụ thể là Kinh tế ngoại thương, các phương pháp nghiên cứu của đề tài rất gần với phương pháp nghiên cứu mà tác giả thực hiện trong luận văn này đó là lấy ý kiến của các nhà tuyển dụng và sinh viên tốt nghiệp về sự phù hợp của mục tiêu và sự hợp lý của nội dung chương trình đào tạo, với dự án trên là chương trình đào tạo Kinh tế ngoại thương còn với luận văn này chương trình đào tạo GDĐB. Năm 2005, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là cơ sở đào tạo đầu tiên ở Việt Nam thí điểm áp dụng Bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo trong khuôn khổ của Chương trình Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á – châu Âu (AUNP) để tổ chức cho 2 đơn vị trực thuộc viết báo cáo tự đánh giá về 4 chương trình đào tạo: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên tự đánh giá chất lượng 2 chương trình đào tạo ngành Toán học (chương trình chuẩn và chương trình dành cho sinh viên tài năng), Khoa Công nghệ tự đánh giá chất lượng 2 chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin (chương trình chuẩn và chương trình chất lượng cao). Trong 2 năm 2006-2007 các chuyên gia của Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục thuộc ĐHQGHN dự thảo các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trong các trường đại Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 14 học thành viên và các khoa trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và ngày 30/11/2007 Giám đốc ĐHQGHN đã ký quyết định số 4447/QĐ-KĐCL ban hành bộ “Tiêu chuẩn kiểm định chương trình đào tạo” ở ĐHQGHN. Hiện đã có 4 đơn vị trong ĐHQGHN đăng ký đánh giá chương trình trong năm học 2008-2009 là Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đánh giá chương trình đào tạo tài năng ngành Vật lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đánh giá chương trình chất lượng cao ngành Ngôn ngữ Trường Đại học Ngoại ngữ đánh giá chương trình chất lượng cao ngành Tiếng Anh hệ Sư phạm và Trường Đại học Kinh tế đánh giá chương trình chất lượng cao ngành Kinh tế đối ngoại. Đồng thời, ĐHQGHN đã đăng ký kiểm định chất lượng theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) để lấy chứng chỉ quốc tế đối với chương trình đào tạo về Công nghệ thông tin của Trường Đại học Công nghệ. Có thể thấy, hầu hết các nghiên cứu đánh giá chương trình đào tạo trên đây thường đánh giá chương trình đào tạo trên cơ sở kiểm định chương trình đào tạo, xem xét chương trình đào tạo đó có đáp ứng được các tiêu chuẩn mà Bộ Giáo dục đào tao hay các cơ sở đào tạo xây dựng và các tiêu chuẩn có sẵn do các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đưa ra. Trong đánh giá về chương trình đào tạo của các nghiên cứu trên đây, có một phần khảo sát tình trạng việc làm và đi học tiếp sau khi tốt nghiệp, mức độ nhà tuyển dụng hài lòng với các phẩm chất của sinh viên tốt nghiệp để đánh giá chất lượng của chương trình đào tạo. Mức độ đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp tại cơ sở làm việc là một trong những tiêu chí nhằm đánh giá chất lượng đào tạo. Luận văn này không nhằm đánh giá tất cả các lĩnh vực trên mà chủ yếu đánh giá một lĩnh vực cụ thể là mức độ đáp ứng của sinh viên đã tốt nghiệp đối với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software For evaluation only. 15 Một loạt các nghiên cứu của các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam về đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện như nghiên cứu của GS.TS Phạm Phụ trong tác phẩm "Về khuôn mặt mới của giáo dục đại học Việt Nam” hay TS. Phạm Xuân Thanh với các nghiên cứu trong cuốn "Giáo dục đại học: Chất lượng và đánh giá", Đỗ Thiết Thạch với bài viết "Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng EFQM và sử dụng vào việc nâng cao chất lượng trường trung cấp chuyên nghiệp - dạy nghề, cao đẳng và đại học" và TS. Lê Đức Ngọc với bài viết "Bàn về nội hàm của chất lượng đào tạo đại học và sau đại học" cũng theo hướng này, tức là mức độ đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp đối với thị trường lao động là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng của các chương trình đào tạo. Theo TS. Phạm Xuân Thanh, để chất lượng đào tạo tại các trường được tốt, việc đánh giá và theo dõi chất lượng sinh viên tốt nghiệp là một yêu cầu bắt buộc và đã đưa ra một số tiêu chí để đánh giá tình trạng việc làm sau khi tốt nghiệp, các phẩm chất sinh viên cần có để đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động (tính sáng tạo, tự tin, có kiến thức sâu rộng…), khả năng tiếp tục học cao hơn của sinh viên tốt nghiệp, sự hài lòng của sinh viên với chất lượng giáo dục của nhà trường, sự hài lòng của các nhà tuyển dụng lao động với chất lượng giáo dục của nhà trường. Cụ thể hơn các nghiên cứu trên đây, trong đề tài “Các Giải pháp Cơ bản nâng cao Chất lượng Giáo dục Đại học” do Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện năm 2007 nhằm thu thập các ý kiến về chất lượng của giáo dục đại học Việt Nam, các nhà khoa học đã tập trung lấy ý kiến của các nhà giáo dục, các tổ chức sử dụng lao động và ý kiến của sinh viên tốt nghiệp về
Tài liệu liên quan