Luận văn Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tếvà Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên

Hiện nay, chất lượng đang được quan tâm nhiều trên thếgiới. Mọi người bàn luận vềchất lượng trong mọi lĩnh vực của xã hội: trong các ngành công nghiệp, quản trịkinh doanh, dịch vụ.và trong lĩnh vực giáo dục. Chất lượng luôn là vấn đềquan trọng trong giáo dục đào tạo nói chung và trong các trường đại học nói riêng. Việc nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụquan trọng nhất của bất kỳcơsở đào tạo đại học nào, là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của các đơn vị đào tạo. Bên cạnh đó, xu thếtoàn cầu hóa đang ngày càng phát triển cảvềchiều rộng lẫn chiều sâu và xu thếtoàn cầu hóa giáo dục đại học cũng không nằm ngoài qui luật đó. Toàn cầu hóa giáo dục đại học là đặc điểm nổi bật của tiến trình phát triển giáo dục đại học thếkỉXXI. Tất cảcác nền đại học không phân biệt là nền đại học của nước phát triển đang phát triển đều nằm trong xu thếquốc tếhóa và toàn cầu hóa. Sởdĩcó hiện tượng nhưvậy là do giáo dục đang trởthành một ngành dịch vụ, dịch vụgiáo dục ngày càng lành mạnh và gia tăng theo chiều hướng thu hút của các nước giàu đối với các nước nghèo, của các nước phát triển đối với các nước đang phát triển. Trước bối cảnh trên cần xây dựng một nền dịch vụgiáo dục đại học Việt Nam bản lĩnh, truyền thống chủ động hội nhập với khu vực và thếgiới. Khi giáo dục đại học là một loại hình dịch vụ điều này đồng nghĩa các cơ sởgiáo dục đại học là đơn vịcung cấp dịch vụ. Đối tượng khách hàng chủ yếu của các cơsởgiáo dục đại học là người học, cụthể ở đây chính là sinh viên. Có thểnói sinh viên đóng nhiều vai trò trong dịch vụ đào tạo đại học, đây là khách hàng quan trọng vì tham gia trực tiếp vào toàn bộquá trình dịch vụvà cũng là sản phẩm của giáo dục đào tạo. 1 Trong những năm gần đây, hệthống giáo dục đại học nước ta không ngừng phát triển cảvềqui mô và chất lượng. Trong hệthống đại học công lập có: Đại học quốc gia, đại học vùng, trường đại học trọng điểm, đại học đa ngành, chuyên ngành, đại học mở, đại học cộng đồng. Trong mạng lưới đại học ngoài công lập có đại học bán công và dân lập. Nhiều trường đại học đang được hiện đại hóa từcơsởvật chất kĩthuật đến đội ngũcán bộ, giáo viên, nội dung chương trình đào tạo,v.v. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, giáo dục đại học nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo và việc nâng cao chất lượng đào tạo. Thách thức gay gắt nhất đối với giáo dục hiện nay là giữa yêu cầu phát triển quy mô và các điều kiện đảm bảo chất lượng. Thực tếcho thấy, do điều kiện kinh tếcòn khó khăn, ngân sách hàng năm đầu tưcho giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng còn thấp; không đủtrang trải cho những yêu cầu tối cần thiết vềcác điều kiện đảm bảo như: trường sở, thưviện, phòng thí nghiệm, nhà xưởng thực hành. Bên cạnh đó, yêu cầu nhanh chóng chuẩn hóa, hiện đại hóa, hội nhập giáo dục nước ta với các nước trong khu vực và trên thếgiới cũng nhưviệc đổi mới chương trình nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy đang đòi hỏi có những nỗlực và quyết tâm cao. Trong quản lý chất lượng hiện đại, triết lý hướng đến khách hàng đang đóng vai trò chủ đạo. Một trong những yếu tốquyết định cho sựtồn tại và phát triển của các đơn vịkinh doanh nói chung và các đơn vịtrong lĩnh vực giáo dục nói riêng là sựhài lòng của khách hàng vềchất lượng dịch vụ- sản phẩm mà đơn vịcung ứng. Chất lượng phải được đánh giá bởi chính những khách hàng đang sửdụng chứkhông phải bởi các đơn vị. Nhưvậy, trong lĩnh vực giáo dục việc đánh giá chất lượng dịch vụqua ý kiến của khách hàng, trong đó khách hàng trọng tâm - người học (sinh viên) đang trởlên hết sức 2 cần thiết. Qua đó, các đơn vị đào tạo nói chung và các trường đại học nói riêng có các nhìn nhận khách quan vềnhững gì mình đã cung cấp, những gì mình kỳvọng thay vì chỉquan tâm đến đầu tưcơsởvật chất, trình độ đầu vào - đầu ra và kết quảhọc tập của sinh viên và các yếu tốkhác trong quá trình đào tạo. Xuất phát từnhững cơsởlý luận và thực tiễn của chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng đào tạo nói riêng, tôi lựa chọn đềtài: “Đánh giá sự hài lòng của sinh viên vềchất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tếvà Quản trịkinh doanh – Đại học Thái Nguyên”

pdf78 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3475 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tếvà Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, chất lượng đang được quan tâm nhiều trên thế giới. Mọi người bàn luận về chất lượng trong mọi lĩnh vực của xã hội: trong các ngành công nghiệp, quản trị kinh doanh, dịch vụ...và trong lĩnh vực giáo dục. Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng trong giáo dục đào tạo nói chung và trong các trường đại học nói riêng. Việc nâng cao chất lượng đào tạo là nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ cơ sở đào tạo đại học nào, là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của các đơn vị đào tạo. Bên cạnh đó, xu thế toàn cầu hóa đang ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và xu thế toàn cầu hóa giáo dục đại học cũng không nằm ngoài qui luật đó. Toàn cầu hóa giáo dục đại học là đặc điểm nổi bật của tiến trình phát triển giáo dục đại học thế kỉ XXI. Tất cả các nền đại học không phân biệt là nền đại học của nước phát triển đang phát triển đều nằm trong xu thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa. Sở dĩ có hiện tượng như vậy là do giáo dục đang trở thành một ngành dịch vụ, dịch vụ giáo dục ngày càng lành mạnh và gia tăng theo chiều hướng thu hút của các nước giàu đối với các nước nghèo, của các nước phát triển đối với các nước đang phát triển. Trước bối cảnh trên cần xây dựng một nền dịch vụ giáo dục đại học Việt Nam bản lĩnh, truyền thống chủ động hội nhập với khu vực và thế giới. Khi giáo dục đại học là một loại hình dịch vụ điều này đồng nghĩa các cơ sở giáo dục đại học là đơn vị cung cấp dịch vụ. Đối tượng khách hàng chủ yếu của các cơ sở giáo dục đại học là người học, cụ thể ở đây chính là sinh viên. Có thể nói sinh viên đóng nhiều vai trò trong dịch vụ đào tạo đại học, đây là khách hàng quan trọng vì tham gia trực tiếp vào toàn bộ quá trình dịch vụ và cũng là sản phẩm của giáo dục đào tạo. 1 Trong những năm gần đây, hệ thống giáo dục đại học nước ta không ngừng phát triển cả về qui mô và chất lượng. Trong hệ thống đại học công lập có: Đại học quốc gia, đại học vùng, trường đại học trọng điểm, đại học đa ngành, chuyên ngành, đại học mở, đại học cộng đồng. Trong mạng lưới đại học ngoài công lập có đại học bán công và dân lập. Nhiều trường đại học đang được hiện đại hóa từ cơ sở vật chất kĩ thuật đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, nội dung chương trình đào tạo,v.v. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, giáo dục đại học nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo và việc nâng cao chất lượng đào tạo. Thách thức gay gắt nhất đối với giáo dục hiện nay là giữa yêu cầu phát triển quy mô và các điều kiện đảm bảo chất lượng. Thực tế cho thấy, do điều kiện kinh tế còn khó khăn, ngân sách hàng năm đầu tư cho giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng còn thấp; không đủ trang trải cho những yêu cầu tối cần thiết về các điều kiện đảm bảo như: trường sở, thư viện, phòng thí nghiệm, nhà xưởng thực hành... Bên cạnh đó, yêu cầu nhanh chóng chuẩn hóa, hiện đại hóa, hội nhập giáo dục nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới cũng như việc đổi mới chương trình nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy đang đòi hỏi có những nỗ lực và quyết tâm cao. Trong quản lý chất lượng hiện đại, triết lý hướng đến khách hàng đang đóng vai trò chủ đạo. Một trong những yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của các đơn vị kinh doanh nói chung và các đơn vị trong lĩnh vực giáo dục nói riêng là sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ - sản phẩm mà đơn vị cung ứng. Chất lượng phải được đánh giá bởi chính những khách hàng đang sử dụng chứ không phải bởi các đơn vị. Như vậy, trong lĩnh vực giáo dục việc đánh giá chất lượng dịch vụ qua ý kiến của khách hàng, trong đó khách hàng trọng tâm - người học (sinh viên) đang trở lên hết sức 2 cần thiết. Qua đó, các đơn vị đào tạo nói chung và các trường đại học nói riêng có các nhìn nhận khách quan về những gì mình đã cung cấp, những gì mình kỳ vọng thay vì chỉ quan tâm đến đầu tư cơ sở vật chất, trình độ đầu vào - đầu ra và kết quả học tập của sinh viên và các yếu tố khác trong quá trình đào tạo. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn của chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng đào tạo nói riêng, tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích chung Trong giai đoạn xã hội hóa giáo dục, mở cửa và hội nhập, đào tạo đại học được gọi như là một dịch vụ và các đơn vị đào tạo là nhà cung cấp dịch vụ. Trong dịch vụ này, nổi bật vai trò của sinh viên như là một khách hàng sử dụng dịch vụ. Nghiên cứu của luận văn sẽ đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên về dịch vụ của Nhà trường. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho nhà trường, cán bộ quản lý và cán bộ giảng dạy nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo. 2.2. Mục đích cụ thể - Hệ thống hóa lý luận về chất lượng và chất lượng trong giáo dục đại học. - Hệ thống lý thuyết thang đo SERVQUAL - Đo lường chất lượng đào tạo thông qua sử dụng thang đo SERVQUAL. - Đo lường sự tác động của các yếu tố chất lượng đào tạo đến sự hài lòng của sinh viên. - Đo lường sự phân bố khác biệt của các yếu tố chất lượng đào tạo và đo lường sự hài lòng của sinh viên theo các yếu tố nhân khẩu học. 3 3. Những đóng góp mới của đề tài - Làm sáng tỏ cơ sở khoa học và lý luận của chất lượng và chất lượng giáo dục đào tạo. - Đo lường và đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo. Đo lường sự tác động của các yếu tố chất lượng đào tạo đến sự hài lòng của sinh viên. - Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thông qua sự hài lòng của sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài Căn cứ vào giới hạn về không gian và thời gian: nghiên cứu này tập trung nghiên cứu tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên. Giới hạn về khách thể trong khảo sát nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào sinh viên hệ đại học chính qui năm thứ 2, thứ 3 và năm thứ 4 đang học tập tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra khảo sát: nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước chính: nghiên cứu sơ bộ/nghiên cứu thử và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ thực hiện thông qua phương pháp định tính. Kỹ thuật thảo luận nhóm được sử dụng trong nghiên cứu này và nó được dùng để khám phá bổ sung mô hình... Nghiên cứu chính thức thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng, dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn sinh viên (phiếu điều tra). Mục đích nghiên cứu này là vừa để sàng lọc các biến quan sát, vừa để xác định thành phần cũng như giá trị và độ tin cậy của thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết. 4 Việc kiểm định thang đo cùng với cả lý thuyết đề ra bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA; phân tích tương quan, hồi qui.v.v. dựa trên kết quả xử lý số liệu thống kê qua phần mềm SPSS version 13.0 và Microsoft Office Excel 2007. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu nghiên cứu các văn bản, tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Phân tích, tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong giáo dục đại học nói chung và chất lượng đào tạo nói riêng. - Phương pháp thống kê toán học: Thu thập và sử lý số liệu trong quá trình nghiên cứu thông qua công cụ phân tích là phần mềm Microsoft Office Excel 2007 và SPSS version 13.0. 6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu của đề tài Yếu tố nào trong quá trình đào tạo khiến sinh viên hài lòng hơn các yếu tố khác? Giả thuyết nghiên cứu Nhóm giả thuyết về quan hệ giữa các thành phần chất lượng của hoạt động đào tạo đối với sự hài lòng: H1: Cơ sở vật chất quan hệ dương với sự hài lòng H2: Khả năng thực hiện cam kết quan hệ dương với sự hài lòng H3: Sự nhiệt tình của cán bộ và giảng viên quan hệ dương với sự hài lòng H4: Đội ngũ giảng viên quan hệ dương với sự hài lòng H5: Sự quan tâm của Nhà trường tới sinh viên quan hệ dương với sự hài lòng. 5 Nhóm giả thuyết về sự khác biệt trong đánh gía chất lượng đào tạo và sự hài lòng theo các biến nhân khẩu học và đặc trưng cá nhân của sinh viên như: Khoa, Năm học, Học lực, Giới tính. H6: Có sự khác biệt về đánh giá chất lượng theo Khoa. H7: Có sự khác biệt về đánh giá chất lượng theo Năm học. H8: Có sự khác biệt về đánh giá chất lượng theo Học lực. H9: Có sự khác biệt về đánh giá chất lượng theo Giới tính. Giả thuyết H6; H7; H8; H9 gồm có giả thuyết nhánh tương ứng việc kiểm định sự khác biệt của 5 thành phần chất lượng đào tạo: H10: Có sự khác biệt về mức độ hài lòng theo Khoa. H11: Có sự khác biệt về mức độ hài lòng theo Năm học. H12: Có sự khác biệt về mức độ hài lòng theo Học lực. H13: Có sự khác biệt về mức độ hài lòng theo Giới tính 7. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đánh giá chất lượng đào tạo của trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh thông qua sự hài lòng của sinh viên. Khách thể nghiên cứu: Sinh viên đại học hệ chính qui trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Nghiên cứu lựa chọn trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh là nơi nghiên cứu chính thức cho luận văn, đây là nơi mà học viên cao học đang công tác. Bên cạnh đó, trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh là đơn vị đào tạo phục vụ chủ yếu cho phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh trung du, miền núi Bắc bộ - một trong những vùng nghèo nhất cả nước nhưng lại giữ một vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng, về chính trị-xã hội, về kinh tế và môi trường đối với sự phát triển bền vững của đất nước 8. Kết cấu của luận văn Luận văn kết cấu gồm các phần: 6 Mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Bối cảnh nghiên cứu và Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Kết luận và Giải pháp Tài liệu tham khảo Phụ lục 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng và chất lượng trong GDĐH 1.1.1.1.Các quan điểm về chất lượng Khái niệm chất lượng đã xuất hiện từ rất lâu, ngày nay được sử dụng phổ biến và rất thông dụng hàng ngày trong cuộc sống cũng như trong sách báo. Bất cứ ở đâu hay trong tài liệu nào, chúng ta đều thấy xuất hiện thật ngữ chất lượng. Tuy nhiên, hiểu thế nào là chất lượng lại là vấn đề không đơn giản. Chất lượng là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kinh tế, kĩ thuật và xã hội. Do tính phức tạp đó nên hiện này có rất nhiều khái niệm khác nhau về chất lượng. Mỗi khái niệm đều có cơ sở khoa học nhằm giải quyết mục tiêu, nhiệm vụ nhất định trong thực tế. Dưới đây là một số cách hiểu về khái niệm “chất lượng”. Theo Juran “Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu” [18]. Theo Feigenbaum “Chất lượng là quyết định của khách hàng dựa trên kinh nghiệm thực tế đối với sản phẩm hoặc dịch vụ, được đo lường dựa trên những yêu cầu của khách hàng, những yêu cầu này có thể được nêu ra hoặc không được nêu ra, được ý thức hoặc đơn giản chỉ là cảm nhận, hoàn toàn chủ quan hoặc mang tính chuyên môn và luôn đại diện cho mục tiêu động trong một thị trường cạnh tranh” [15]. Theo Russell “Chất lượng thể hiện sự vượt trội của hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt đạt đến mức độ mà người ta có thể thỏa mãn mọi nhu cầu và làm hài lòng khách hàng” [22]. Theo Ishikawa (Nhật Bản) “Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu thị trường” [9]. 8 Theo Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) – ISO 9000:2000 “Chất lượng là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu” [12]. 1.1.1.2. Chất lượng trong giáo dục đại học Khái niệm “chất lượng giáo dục đại học” hay “chất lượng trong giáo dục đại học” có nhiều cách hiểu khác nhau, nguyên nhân là do cách tiếp cận vấn đề của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, theo định nghĩa của Green và Harvey (1993) được đánh giá có tính khái quát và hệ thống [17]. Green & Harvey đã đề cập đến năm khía cạnh của chất lượng giáo dục đại học: chất lượng là sự vượt trội (hay sự xuất sắc); là sự hoàn hảo (kết quả hoàn thiện, không sai sót); là sự phù hợp với mục tiêu (đáp ứng nhu cầu của khách hàng); là sự đáng giá về đồng tiền (trên khía cạnh đánh giá để đầu tư); là sự chuyển đổi (sự chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác). Trong số các định nghĩa trên, định nghĩa: “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” đang được sử dụng bởi nhiều cơ quan đảm bảo chất lượng trên thế giới như: Hoa Kỳ, Anh Quốc và các nước Đông Nam Á,v.v. [23]. Theo cách tiếp cận về chất lượng trong giáo dục đại học, Glen A.J đã đưa ra khái nhiệm về chất lượng giáo dục [16]. a. Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu vào” Một số nước phương Tây có quan điểm cho rằng “Chất lượng một trường đại học phụ thuộc vào chất lượng hay số lượng đầu vào của trường đó”. Quan điểm này được gọi là “quan điểm nguồn lực” có nghĩa là: nguồn lực bằng chất lượng. Theo quan điểm này, một trường đại học tuyển được SV giỏi, có đội ngũ cán bộ giảng dạy uy tín, có nguồn tài chính cần thiết để trang bị các phòng thí nghiệm, giảng đường, các thiết bị tốt nhất được xem là sẽ có chất lượng cao. Quan điểm này đã bỏ qua sự tác động của quá trình đào tạo diễn ra rất đa 9 một chương trình đào tạo hiệu quả. b. Chất lượng được đánh giá bằng “Đầu ra” Một quan điểm khác về chất lượng GD ĐH cho rằng “đầu ra” của GD ĐH có tầm quan trọng hơn nhiều so với “đầu vào” của quá trình đào tạo. “Đầu ra” chính là sản phẩm của GD ĐH được thể hiện bằng mức độ hoàn thành công việc của SV tốt nghiệp hay khả năng cung cấp các hoạt động đào tạo của trường đó. Có 2 vấn đề cơ bản có liên quan đến cách tiếp cận chất lượng GD ĐH này: Thứ nhất, mối liên hệ giữa “đầu vào” và “đầu ra” không được xem xét đúng mức. Trong thực tế mối liên hệ này có thực cho dù đó không phải là quan hệ nhân quả. Một trường có thể tiếp nhận những SV xuất sắc, không có nghĩa là SV của họ sẽ tốt nghiệp loại xuất sắc. Thứ hai, cách đánh giá “đầu ra” của các trường rất khác nhau. c. Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị gia tăng” Quan điểm này cho rằng một trường đại học có tác động tích cực tới SV khi nó tạo ra được sự khác biệt trong sự phát triển trí tuệ và cá nhân của SV. “Giá trị gia tăng” được xác định bằng giá trị của “đầu ra” trừ đi giá trị của “đầu vào”, kết quả thu được mà trường đại học đã đem lại cho SV được đánh giá là CLGD ĐH. Nếu quan điểm về CLDG ĐH như vậy thì khó có thể thiết kế một thước đo thống nhất để đánh giá chất lượng “đầu vào” và “đầu ra” để tìm ra hiệu số của chúng và đánh giá chất lượng của trường đó. Thêm vào đó, 10 d. Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị học thuật” Đây là quan điểm truyền thống của nhiều trường đại học phương Tây, chủ yếu dựa vào sự đánh giá của các chuyên gia về năng lực học thuật của đội ngũ cán bộ giảng dạy trong từng trường trong quá trình thẩm định công nhận chất lượng đào tạo đại học. Điều này có nghĩa là trường đại học nào có đội ngũ giáo sư, tiến sĩ đông, có uy tín khoa học cao thì được xem là trường có chất lượng cao. Điểm yếu của cách tiếp cận này là ở chỗ, cho dù năng lực học thuật có thể được đánh giá một cách khách quan, thì cũng khó có thể đánh giá những cuộc cạnh tranh của các trường đại học để nhận tài trợ cho các công trình nghiên cứu trong môi trường bị chính trị hóa. Hơn nữa, liệu có thể đánh giá được năng lực chất xám của đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khi xu hướng chuyên ngành hóa ngày càng sâu, phương pháp luận ngày càng đa dạng. e. Chất lượng được đánh giá bằng “Văn hóa tổ chức riêng” Quan điểm này dựa trên nguyên tắc các trường đại học phải tạo ra được “Văn hóa tổ chức riêng” hỗ trợ cho quá trình cải tiến liên tục chất lượng. Vì vậy, một trường được đánh giá là có chất lượng khi nó có được “Văn hóa tổ chức riêng” với nét đặc trưng quan trọng là không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Quan điểm này bao hàm cả các giả thiết về bản chất của chất lượng và bản chất của tổ chức. Quan điểm này được mượn từ lĩnh vực công nghiệp và thương mại nên khó có thể áp dụng trong lĩnh vực GD ĐH. 11 g. Chất lượng được đánh giá bằng “Kiểm toán” Quan điểm này về CLGD ĐH xem trọng quá trình bên trong trường đại học và nguồn thông tin cung cấp cho việc ra quyết định. Nếu kiểm toán tài chính xem xét các tổ chức có duy trì chế độ sổ sách tài chính hợp lí không, thì kiểm toán chất lượng quan tâm xem các trường đại học có thu thập đủ thông tin phù hợp và những người ra quyết định có đủ thông tin cần thiết hay không, quá trình thực hiện các quyết định về chất lượng có hợp lí và hiệu quả không. Quan điểm này cho rằng nếu một cá nhân có đủ thông tin cần thiết thì có thể có được các quyết định chính xác, và chất lượng GD ĐH được đánh giá qua quá trình thực hiện, còn “đầu vào” và “đầu ra” chỉ là các yếu tố phụ. Điểm yếu của các đánh giá này là sẽ khó lí giải những trường hợp khi một cơ sở đại học có đầy đủ phương tiện thu thập thông tin, song vẫn có thể có những quyết định chưa phải là tối ưu. Theo cách tiếp cận của Tổ chức Đảm bảo chất lượng Giáo dục Đại học quốc tế [5]. Tổ chức Đảm bảo chất lượng GD ĐH quốc tế (INQAHE – International Network of Quality Assurance in Higher Education) đã đưa ra 2 định nghĩa về chất lượng giáo dục đại học là: (i) Tuân theo các chuẩn qui định; (ii) Đạt được các mục tiêu đề ra. Theo định nghĩa thứ nhất, cần có Bộ tiêu chí chuẩn cho GD ĐH về tất cả các lĩnh vực và việc kiểm định chất lượng một trường đại học sẽ dựa vào Bộ tiêu chí chuẩn đó. Theo định nghĩa thứ hai, khi không có bộ tiêu chí chuẩn việc thẩm định chất lượng GD ĐH sẽ được dựa trên mục tiêu của từng lĩnh vực để đánh giá. Những mục tiêu này sẽ được xác lập trên cơ sở trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và những điều kiện đặc thù của trường đó. Như vậy, để đánh giá chất lượng đào tạo của một trường cần dùng Bộ tiêu chí có sẵn; hoặc dùng các chuẩn đã qui định; hoặc đánh giá mức độ thực 12 Một số cách tiếp cận khác về chất lượng trong giáo dục đại học a. Chất lượng được hiểu theo quan niệm truyền thống Một sản phẩm có chất lượng là sản phẩm được làm ra và hoàn thiện bằng các vật liệu quý hiếm và đắt tiền. Sản phẩm đó nổi tiếng và tôn vinh thêm cho người sở hữu nó. Với khái niệm về chất lượng như vậy khó có thể dùng để đánh giá chất lượng giảng dạy đại học nói riêng và toàn bộ hệ thống giáo dục đào tạo nói chung. Chất lượng với nghĩa này có thể tương đồng với chất lượng đào tạo của các trường đại học danh tiếng thế giới như Harvard, Oxford, Cambridge. Nếu mỗi trường đại học được đánh giá bằng các tiêu chuẩn như đã sử dụng cho các trường trên thì đa số các trường đại học còn lại đều là những trường chất lượng kém. b. Chất lượng là sự phù hợp giữa các tiêu chuẩn (thông số kỹ thuật) Cách tiếp cận này xuất phát từ thực tế kiểm soát chất lượng trong các ngành sản xuất dịch vụ. Trong bối cảnh này tiêu chuẩn được xem như là công cụ đo lường hoặc bộ thước đo, một phương tiện trung gian để miêu tả đặc tính cần có của một sản phẩm hay dịch vụ. Trong GD ĐH cách tiếp cận này tạo cơ hội cho các trường đại học muốn nâng cao chất lượng đào tạo có thể đề ra các tiêu chuẩn nhất định về các lĩnh vực trong quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học và phấn đấu theo các tiêu chuẩn đó. Nhược điểm của cách tiếp cận này là không nêu rõ các tiêu chuẩn được xây dựng trên cơ sở nào. Trong một số trường hợp tiêu chuẩn trong GD ĐH được hiểu là những thành tựu của SV khi tốt nghiệp là chất lượng trong GD ĐH. Tức là được sử dụng để nói đến đầu ra của GD ĐH với ý nghĩa là trình độ, kiến thức, kỹ năng đạt được của 13 c. Chất lượng là sự đáp ứng nhu cầu của k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuan van Tran Xuan Kien DLDG2006.pdf
  • pdfAbstract of Thesis Kien DLDG06.pdf
Tài liệu liên quan