Luận văn Đánh giá tác động của dự án trồng rừng nguyên liệu ván dăm tại công ty lâm nghiệp Thái Nguyên
Nước ta thuộc vùng khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và có gió mùa rất thuận lợi cho sự tăng trưởng của các loài cây trồng đặc biệt là cây lấy gỗ. ở vùng hàn đới muốn có cây gỗ đường kính 20 ư 25 cm phải trồng và chăm sóc hàng chục năm, nhưng ở nước ta chỉ cần 6 ư 8 năm. Sản lượng gỗ khai thác mỗi 1 luân kỳ (8 năm) trên1 ha rừng trồng bình quân cóthể đạt từ 60 ư 80 m 3 , những vùng đất tốt, kỹ thuật trồng cao có thể đạt trên 100m 3 lượng tăng trưởng hàng năm của cây gỗ càng lớn thì năng suất cây trồng càng cao, chu kỳ khai thác càng ngắn, thời gian thu hồi vốn càng nhanh, hiệu quả kinh tế càng lớn. Đây chính là một lợi thế của nước ta mà các nước hàn đới không có được [32]. Nhiều năm qua Đảng và Chính phủ đã rất quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, cộng đồng quốc tế cũng nhưnhiều nước, nhiều tổ chức phi chính phủ cũng đã cósự đóng góp, hỗ trợ trong các Dự án trồng rừng. Từ năm 1986 đến nay diện tích rừng nước ta tuy có tăng nhưng rất chậm, không bù đắp kịp diện tích rừng bị khai thác, lạm dụng và rừng bị đốt phá làm nương rẫy cùng với tốc độ tăng trưởng nhu cầu gỗ trong cơ chế thị trường. ởnhiều vùng dân cưnhất là vùng trung du, miền núi, vùng cao chưa có kế hoạch, quy hoạch cụ thể đểphát huy lợi thế nói trên. Chưa tập trung đầu tưvốn để phát triển kinhtế trồng rừng theo hướng sản xuất hàng hoá. Vì vậy mà hàng triệu người dân các vùng này vẫn tiếp tục phá rừng, đốt nương, làm rẫy để sản xuất lương thực tự túc, tự cấp. Bên cạnh đó công nghiệp chế biến gỗ nước ta trong những năm qua cũng chưa được đầu tưđổi mới thiết bị, công nghệ, nguyên liệu sản xuất vẫn dựa vào nguồn gỗ rừng tự nhiên là chính. Vì vậy đã làm cho diện tích rừng tự nhiên càng bị mất thêm. Theo số liệu thống kê năm 2000 cho thấy diện tích rừng nước ta chỉ còn 8 triệu ha độ che phủ là 28,5%.Năm 1943 diện tích rừng nước ta là 14 triệu ha với độ che phủ là 43%. Đâylà nguyên nhân gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng làm mất cân bằng sinh thái, đất bị xói mòn, bạc màu, lũ lụt, úng ngập lan tràn nhiều nơi ngay cả các tỉnh miền núi. Vì sự phát triển bền vững của đất nước, để nhanh chóng nâng cao độ che phủ giữ cân bằng sinh thái, từ năm 1947 Chính phủ đã đề ra chủ trương phát triển mạnh rừng trồng, phủ xanhđất trống, đồi núi trọc hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên. Trước bối cảnh đó công nghiệp chế biến gỗ nước ta cần nhanh chóng chuyển hướng từ sử dụng nguyên liệu gỗ rừngtự nhiên chuyển sang sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng và chế biến các sản phẩm tổng hợp, lợi dụng gỗ các sản phẩm bằng ván dăm nhân tạo thay cho vật liệu gỗ rừng tự nhiên. Ngành lâm nghiệp và chế biến lâm sản phải sớm có qui hoạch và kế hoạch đồng bộ để nâng cao năng suất và sản xuất các loại ván gỗ nhân tạo thích hợp với các loại nguyên liệu từ gỗ rừng trồng và các phế liệutrong chế biến nông lâm sản, đồng thời từ các loại ván gỗ nhân tạo chế biến ra các loại đồ mộc và vật liệu thay cho gỗ rừng tự nhiên đáp ứng mọi nhu cầu về gỗ ngày càng tăng của nền kinh tế nước ta. Đây là việc làm hết sức cấp thiết, phù hợp với xu thế phát triển công nghiệp chế biến gỗ trênthế giới và cũng làbiện pháp tích cực nhất để bảo vệ và phát triển vốn rừng tự nhiên, thúc đẩy nhanh sự nghiệp trồng rừng tập trung qui mô lớn, góp phần thực hiện côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Công ty lâm nghiệp TháiNguyên thuộc Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam đã được Chính phủ đầu tưDự án trồng rừng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy ván dăm Lưu Xá ư Thái Nguyên công suất 16.500m 3 /năm. Dự án đã triển khai từ năm 1999 giai đoạn thực hiện Dự án từ năm 1999 đến 2010. Khi Dự án đi vào hoạt động để đánh giá tác động các mặt của Dự án, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá tác động của Dự án trồng rừng nguyên liệu ván dăm tại Công ty lâm nghiệp Thái Nguyên "