Luận văn Đánh giá thực trạng đàn bò vàng, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu sind và bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống, sinh trưởng của đàn bê lai tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn

Bò là một loại gia súc có nhiều ưu thế, được nuôi ở hầu hết các vùng địa lý, vùng sinh thái khác nhau trên thế giới. Là động vật nhai lại nên bò có khả năng sử dụng các loại thức ăn xanh, thức ăn thô rẻ tiền chứa nhiều xơ như: Cỏ khô, rơm rạ, thân cây ngô và các phế phụphẩm nông, công nghiệp mà con người và các loại vật nuôi khác không sử dụng được để chuyển hóa thành các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị thương mại cao như:

pdf103 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1496 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá thực trạng đàn bò vàng, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu sind và bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống, sinh trưởng của đàn bê lai tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------  ------------ VŨ TRÍ QUÂN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÀN BÒ VÀNG, NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG BÒ ĐỰC GIỐNG 7/8 MÁU SIND VÀ BỔ SUNG THỨC ĂN TINH TỚI TỶ LỆ SỐNG, SINH TRƯỞNG CỦA ĐÀN BÊ LAI TẠI HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN – 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------  ------------ VŨ TRÍ QUÂN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐÀN BÒ VÀNG, NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG BÒ ĐỰC GIỐNG 7/8 MÁU SIND VÀ BỔ SUNG THỨC ĂN TINH TỚI TỶ LỆ SỐNG, SINH TRƯỞNG CỦA ĐÀN BÊ LAI TẠI HUYỆN CHỢ ĐỒN TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành : CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT NÔNG NGHIỆP Mã số : 60. 62. 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : 1. TS. Trần Trang Nhung 2. TS. Hoàng Toàn Thắng THÁI NGUYÊN – 2007 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan rằng, những số liệu đã được sử dụng trong bản luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Moị sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả Vũ Trí Quân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Lời cảm ơn Luận văn này của chúng tôi đã đề cập đến đánh giá thực trạng đàn bò vàng, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu Sind và bổ sung thức ăn tinh đến tỷ lệ sống, sinh trưởng của đàn bê lai tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn. Trong quá trình tiến hành đề tài và hoàn chỉnh luận văn, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nhân dịp hoàn thành bản luận văn này, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn sự tạo điều kiện, giúp đỡ của Đảng uỷ, Ban giám hiệu, Khoa sau Đại học, Phòng Đào tạo- Khoa học và Hợp tác quốc tế, các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi - Thú y Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của hai thầy cô giáo hướng dẫn: TS Trần Trang Nhung, TS Hoàng Toàn Thắng. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Sở Công Nghiệp – Khoa học & Công nghệ, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn, Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học & Công nghệ, Trung tâm nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Bắc Kạn. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới UBND huyện Chợ Đồn, Phòng Nông lâm nghiệp, Phòng Thống kê, Trạm Thú y, UBND các xã của huyện Chợ Đồn. Nhân dịp này tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bè bạn gần xa đã tạo điều kiện, khuyến khích, động viên giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề nghiên cứu. Tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các vị trong Hội đồng chấm luận văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất. Thái Nguyên ngày 4 tháng 11 năm 2007 Tác giả Vũ Trí Quân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 MỤC LỤC Nội dung Trang MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề. 1 2. Mục tiêu của đề tài 3 CHƢƠNG I – TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở lý luận 4 1.1.1. Cơ sở khoa học của ưu thế lai 4 1.1.2. Sự di truyền các tính trạng năng suất 6 1.1.3. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng 8 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng 12 1.1.5. Nguồn thức ăn nuôi bò 16 1.1.6. Cơ sở khoa học để bổ sung thức ăn tinh cho bê từ 6 đến 10 tháng tuổi 21 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 23 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 23 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 24 1.3. Giới thiệu về bò đực giống 7/8 máu Sind 31 1.4. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Chợ Đồn 32 CHƢƠNG II – NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu 34 2.2. Nội dung nghiên cứu 34 2.3. Phương pháp nghiên cứu 34 2.4. Các chỉ chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp xác định 40 2.5. Phương pháp xử lý số liệu 43 CHƢƠNG III- KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng đàn bò địa phương 45 3.1.1. Tình hình phát triển chăn nuôi bò của các xã điều tra 45 3.1.2. Khả năng sinh trưởng của đàn bò Chợ Đồn 50 3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng đực giống F3 (7/8 máu Sind) tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của bê lai 58 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 3.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của bê Lai Sind và bê địa phương 58 3.2.2. Sinh trưởng tích luỹ của bê Lai Sind và bê địa phương 60 3.2.3. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của bê Lai Sind và bê ĐP 65 3.2.4. Kích thước một số chiều đo của bê Lai Sind và bê địa phương 69 3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp bổ sung thức ăn tinh để nuôi bê Lai Sind sau cai sữa từ 6 đến 10 tháng tuổi 71 3.3.1. Tỷ lệ nuôi sống của bê Lai Sind thí nghiệm 71 3.3.2. Sinh trưởng tích lũy của bê Lai Sind thí nghiệm 72 3.3.3. Sinh trưởng tuyệt đối của bê Lai Sind thí nghiệm 74 3.3.4. Kết quả sinh trưởng tương đối của bê Lai Sind thí nghiệm 76 3.3.5. Kích thước một số chiều đo của đàn bê Lai Sind thí nghiệm 77 3.3.6. Sơ bộ hạch toán chi phí thức ăn cho bê thí nghiệm 79 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ I. Kết luận 82 II. Tồn tại 83 III. Đề nghị 84 Tài liệu tham khảo 85 Phụ lục 90 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Cs: Cộng sự CV: Cao vây CTV: Cộng tác viên DD: Dinh dưỡng DTC: Dài thân chéo ĐC: Đối chứng P: Khối lượng TA: Thức ăn TN: Thí nghiệm TT: Tháng tuổi TL: Tỷ lệ VCK: Vật chất khô VO: Vòng ống VN: Vòng ngực UBND: Uỷ ban nhân dân NLTĐ: Năng lượng trao đổi LS: Lai Sind ĐP: Địa phương SS: Sơ sinh Pr Protein ĐVTA Đơn vị thức ăn VSV Vi sinh vật Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU STT Tên bảng Trang Bảng 1.1 Thành phần hoá học một số cỏ tự nhiên và cỏ trồng 18 Bảng 1.2. Thành phần của 2 loại tảng liếm 29 Bảng 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng của bê nuôi thịt ở giai đoạn 6-10 tháng tuổi và có mức tăng trọng là 500 gr/ngày 38 Bảng 2.2 Lượng thức ăn dinh dưỡng hàng ngày bê được cung cấp 39 Bảng 2.3 Công thức phối trộn và thành phần dinh dưỡng thức ăn hỗn hợp bổ sung cho bê thí nghiệm 40 Bảng 2.4 Dinh dưỡng cho bê thí nghiệm sau khi đã bổ sung thức ăn tinh hỗn hợp so với lô đối chứng và nhu cầu ăn 40 Bảng 3.1 Số lượng, phân bố và biến động của đàn bò 4 xã điều tra qua 3 năm gần đây 46 Bảng 3.2 Cơ cấu đàn bò ở các xã điều tra 47 Bảng 3.3 Quy mô đàn bò chăn nuôi trong nông hộ tại các xã điều tra 49 Bảng 3.4 Sinh trưởng tích luỹ của bò vàng địa phương từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi (kg) 50 Bảng 3.5 Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của bò vàng qua các giai đoạn 53 Bảng 3.6 Kích thước một số chiều đo chính của bò vàng (cm) 56 Bảng 3.7 Tỷ lệ nuôi sống của bê Lai Sind và bê địa phương 59 Bảng 3.8 Sinh trưởng tích luỹ của nhóm bê Lai Sind và bê ĐP(kg) 60 Bảng 3.9 So sánh khối lượng của bê Lai Sind với bê địa phương 62 Bảng 3.10 So sánh sinh trưởng tích luỹ của bê Lai Sind huyện Chợ Đồn với bê lai F1 (Bố Red Sindhi x mẹ đp) của các địa phương khác (kg) 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Bảng 3.11 Sinh trưởng tuyệt đối của của bê Lai Sind và bê địa phương (gr/con/ngày) 65 Bảng 3.12 Sinh trưởng tương đối của bê Lai Sind và bê địa phương (%) 68 Bảng 3.13 Một số chiều đo của bê địa phương và bê Lai Sind 69 Bảng 3.14 Tỷ lệ nuôi sống của bê qua các tháng thí nghiệm 71 Bảng 3.15 Sinh trưởng tích lũy của bê Lai Sind qua các tháng thí nghiệm (kg) 72 Bảng 3.16 Sinh trưởng tuyệt đối của bê Lai Sind qua các tháng thí nghiệm (g/con/ngày). 74 Bảng 3.17 Sinh trưởng tương đối của bê Lai Sind thí nghiệm và đối chứng(%/) 76 Bảng 3.18 Kích thước một số chiều đo của đàn bê Lai Sind qua các tháng thí nghiệm (cm). 78 Bảng 3.19 Hạch toán chi phí thức ăn tinh bổ sung của bê thí nghiệm. 82 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ thí nghiệm 1 Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu Sind tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của bê lai từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi 36 Sơ đồ thí nghiệm 2 Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của đàn bê lai từ 6 đến 10 tháng tuổi 37 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị 3.1 Sinh trưởng tích luỹ của bò vàng địa phương từ ss đến 36 tháng tuổi 52 Đồ thị 3.2 Sinh trưởng tương đối của bò vàng (%) 55 Đồ thị 3.3 Sinh trưởng tích luỹ của bê địa phương và bê Lai Sind 63 Đồ thị 3.4 Sinh trưởng tương đối của bê Lai Sind và bê địa phương (%) 68 Đồ thị 3.5 Đồ thị sinh trưởng tính lũy của đàn bê Lai Sind qua các tháng thí nghiệm 73 Đồ thị 3.6 Sinh trưởng tương đối của bê Lai Sind qua các tháng thí nghiệm 77 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ẢNH Biểu đồ 3.1 Sinh trưởng tuyệt đối của bò vàng tại các xã điều tra 54 Biểu đồ 3.2 Sinh trưởng tuyệt đối của bê Lai Sind và bê địa phương 67 Biểu đồ 3.3 Sinh trưởng tuyệt đối của bê Lai Sind thí nghiệm 75 Phụ lục Một số ảnh minh hoạ của đề tài 92 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bò là một loại gia súc có nhiều ưu thế, được nuôi ở hầu hết các vùng địa lý, vùng sinh thái khác nhau trên thế giới. Là động vật nhai lại nên bò có khả năng sử dụng các loại thức ăn xanh, thức ăn thô rẻ tiền chứa nhiều xơ như: Cỏ khô, rơm rạ, thân cây ngô và các phế phụ phẩm nông, công nghiệp mà con người và các loại vật nuôi khác không sử dụng được để chuyển hóa thành các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng và giá trị thương mại cao như: Thịt, sữa... đồng thời còn cung cấp sức kéo cho sản xuất nông nghiệp. Năm 2006 thế giới thu được 657 triệu tấn sữa, trong đó có tới 80- 90% là sữa bò (Số liêụ của FAO tại trang web: www.vinanet.com.vn, ngày 10/10/2007)[12]; Sản lượng thịt bò thế giới năm 2006 đạt 53,8 triệu tấn (số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ tại trang web: www.xttm.agroviet.gov.vn, ngày 7/5/2007)[3]. Đây là một trong những nguồn thực phẩm quan trọng đối với đời sống con người. Chăn nuôi bò có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao do chi phí thức ăn thấp, công lao động chủ yếu là trẻ em, người già. Bò cũng là loài gia súc chịu kham khổ tốt, dễ nuôi và ít bệnh tật. Ngoài ra chăn nuôi bò còn cung cấp khối lượng phân hữu cơ đáng kể cho trồng trọt, đồng thời cung cấp nguyên liệu (da, lông, sừng, móng...) cho công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng. Vì lẽ đó, chăn nuôi bò cần được quan tâm phát triển nhằm mang lại lợi ích kinh tế. Việt Nam với 3/4 diện tích là đồi núi và vị trí địa lý nằm trong khu vực nhiệt đới nên quanh năm cây cỏ xanh tốt, có nhiều thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi đại gia súc, hơn nữa lại có nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp đáng kể là điều kiện thuận lợi để phát triển và mở rộng quy mô đàn gia súc ăn cỏ, đặc biệt là đàn bò. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 Năm 2004 tổng đàn bò của cả nước là 4,91 triệu con, năm 2005 tăng lên 5,54 triệu con, tốc độ tăng đàn là 12,85 %; Sản lượng thịt trâu bò năm 2004 là 177,24 ngàn tấn đến năm 2005 tăng lên 201,96 ngàn tấn, tốc độ phát triển đạt 13,94% (Báo cáo của Cục Chăn nuôi, tháng 6-2006) [6]. Bắc Kạn là một tỉnh nghèo nằm ở miền núi phía bắc có ngành công nghiệp kém phát triển, sản xuất nông lâm nghiệp được xác định là thế mạnh kinh tế của tỉnh, trong đó chăn nuôi trâu bò được ưu tiên phát triển, với mục tiêu là: “Phấn đấu đưa đàn trâu bò của tỉnh từ 121.000 con lên 300.000 con vào năm 2010” đã được đưa vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh. Thực hiện Nghị quyết của tỉnh, huyện Chợ Đồn đã có nhiều cố gắng để phát triển đàn bò địa phương, các dự án khoa học đã được triển khai, kỹ thuật chăn nuôi bò bán thâm canh được chuyển giao tới các hộ gia đình chăn nuôi bò ở huyện. Trong đó, bò đực giống Lai Sind được đưa vào để “Sind hóa” đàn bò địa phương, các giống cỏ năng suất cao được đưa vào trồng để cung cấp thức ăn xanh tại chỗ cho bò, kỹ thuật chăn nuôi bò được tập huấn cho nông dân. Để cung cấp thêm các thông tin tham khảo trong công tác nghiên cứu khoa học và tổng kết các mục tiêu của dự án, củng cố bài học thành công và có các căn cứ triển khai mở rộng dự án sang các huyện thị khác trong tỉnh, thực hiện thành công chủ trương của tỉnh trong việc chỉ đạo thực hiện đề án phát triển đàn bò. Chúng tôi tiến hành đề tài khoa học: "Đánh giá thực trạng đàn bò vàng, nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu Sind và bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống, sinh trưởng của đàn bê lai tại huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn " Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI: - Nắm bắt được thực trạng phát triển và tốc độ sinh trưởng của đàn bò vàng địa phương. - Đánh giá được ảnh hưởng của việc sử dụng bò đực giống 7/8 máu Sind đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của đàn bê Lai Sind. - Đánh giá được ảnh hưởng của việc bổ sung thức ăn tinh tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của đàn bê Lai Sind. - Rút ra bài học thực tế khuyến cáo phát triển chăn nuôi bò trong các địa phương khác của tỉnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Chương I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Cơ sở khoa học của ƣu thế lai Ưu thế lai là hiện tượng tăng thêm sinh lực ở đời con do sự giao phối giữa cá thể đực, cái khác loài, giống, dòng cũng như khác nhau về mặt di truyền, điều kiện sống và nuôi dưỡng, kết quả là đời con cho sức sinh trưởng, sức sản xuất và sức đề kháng cao hơn bố mẹ. Danh từ ưu thế lai (Heterosis) được dùng trong khoa học từ năm 1914 theo đề nghị của nhà di truyền học người Mỹ I.Shull. Theo Falconer, 1990, ưu thế lai là sự khác biệt giữa giá trị tính trạng của con lai so với bố mẹ, thường vượt lên trung bình của cả bố và mẹ (Trần Đình Miên, 1975) [15] X mẹ + X bố X con lai > ------------------------ 2 Thế hệ bố, mẹ càng khác nhau thì ưu thế lai càng cao. Nếu gọi ưu thế lai là H, ta có công thức tính ưu thế lai: X F1 – X bố mẹ H (%) = ----------------------- x 100. X bố mẹ Trong đó: - X F1 Là bình quân giá trị đời con. - X bố mẹ là bình quân giá trị tính trạng đời bố mẹ. Người ta thường sử dụng ưu thế lai để thay đổi đặc điểm di truyền của các giống vật nuôi đã có hoặc tạo một giống khác, thường được lợi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 nhuận cao hơn trong chăn nuôi. Vì vậy, khi lai giữa các giống khác nhau, thường xảy ra sự thay đổi về di truyền dẫn tới những thay đổi về thể hình, sinh lý con lai. Để nâng cao một bước về sức sản xuất của đàn bò địa phương, đồng thời xây dựng đàn bò nền phục vụ cho công tác lai tạo nâng cao sức sản xuất thịt, sữa; Các công trình nghiên cứu cho thấy phương hướng cải tạo đàn bò địa phương bằng con đường "Sind hóa" là hoàn toàn phù hợp và hiệu quả nhất. Ngoài sự kết hợp chung, các gen còn có khả năng kết hợp đặc biệt. Khả năng kết hợp chung thường là do hoạt động của gen trội, gen siêu trội, sự át gen có ảnh hưởng của sinh thái môi trường và có sự tương quan giữa môi trường và di truyền. Còn khả năng đặc biệt là do đặc tính của dòng, của cá thể được chọn lọc đã có từ trước. Bản chất của ưu thế lai trong di truyền học cho đến nay vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu. Để giải thích hiện tượng ưu thế lai (Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, 1997) [21] các nhà nghiên cứu đã đưa ra 3 giả thuyết, trong đó có hai giả thuyết chính đó là: Thuyết gen trội và thuyết gen siêu trội. Thường gọi tắt là thuyết trội và siêu trội - Thuyết gen trội: Những tính trạng như sức sống, khả năng sinh sản, sinh trưởng… nói chung là các tính trạng số lượng được nhiều gen điều khiển, cho nên rất hiếm có tổ hợp gen đồng hợp tử. Thế hệ con được tạo ra do lai giữa hai cá thể sẽ biểu hiện tất cả các gen trội. Trong đó một nửa thuộc gen trội đồng hợp tử của bố và mẹ và một nửa thuộc gen trội dị hợp tử. Khi thế hệ bố, mẹ có nguồn gốc xa nhau về huyết thống, thì số gen trội khác nhau tăng lên, đó là cơ sở dẫn tới ưu thế lai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Ví dụ: Đời bố mẹ AAbbCCdd x aaBBccDD Số lô cút mang gen trội 2 2 Đời con AaBbCcDd Số lô cút mang gen trội 4 Trong trường hợp này tất cả các gen lặn đều bị lấn át. - Thuyết siêu trội: Hiệu quả của một cặp gen lặn ở trạng thái dị hợp tử thường khác với hiệu quả của từng alen biểu hiện trong trạng thái đồng hợp tử. Cho nên cá thể có tính trạng ở trạng thái dị hợp tử sẽ vượt bất kỳ cá thể có tính trạng ở dạng nào khác. Hiện tượng này có thể do ở cơ thể dị hợp tử, sự tương tác giữa các alen dẫn đến hiệu quả tác động lên kiểu hình. Trong phần lớn các trường hợp alen trội thắng thế, nhưng trong nhiều trường hợp không phải như vậy và tính trạng thắng thế lại thuộc về bên không trội. Nếu cả 2 lôcút Aa và Bb tương tác với nhau không trên cùng một locut sẽ có 4 cặp Ab. Do đó trạng thái hoạt động của dị hợp tử sẽ tăng lên. Kết hợp cả 2 giả thuyết trên là quan niệm cho rằng: Thay đổi về trạng thái của các hoạt động hoá sinh của hệ thống enzym trong cơ thể tạo nên ưu thế lai. Đó chính là dị hợp tử của cơ thể mới và cũng chính là nguyên nhân làm tăng khả năng sản xuất của con lai trong điều kiện được nuôi dưỡng thoả đáng. 1.1.2. Sự di truyền các tính trạng năng suất Trong di truyền học động vật có hai loại tính trạng, đó là: Tính trạng số lượng (Quantitative Character) và tính trạng chất lượng. Trong chăn nuôi các tính trạng số lượng quyết định năng suất của vật nuôi, nên người ta đặc biệt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 quan tâm tới các tính trạng này (Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khánh Quắc, 1998) [22]. Tính trạng số lượng (Quantitative Character) là những tính trạng do nhiều gen quy định. Giá trị kiểu hình (Phenotyp -P) của cá thể do giá trị kiểu gen (Genotype - G) và sai lệch môi trường (Environment - E) tạo nên. Nói cách khác: Cấu trúc di truyền quy định tiềm năng về năng suất của vật nuôi và ngoại cảnh là điều kiện thể hiện tiềm năng đó. Mối quan hệ này được biểu hiện như sau: Kiểu hình = Kiểu di truyền + Ngoại cảnh P = G + E Giá trị kiểu gen G = A + D + I Trong đó: + A : Là sự đóng góp của từng gen vào tính trạng (Giá trị cộng gộp - additive value ) cố định không thay đổi, có thể di truyền được và là cơ sở di truyền của việc chọn giống. + D: Tính trội (Dominance) là sự sai lệch tương tác giữa hai gen trên cùng một lôcut + I: Át gen là sự sai lệch tương tác giữa các gen ở các lôcut khác nhau. D và I còn được gọi là những sai lệch không cộng gộp, chúng không cố định. - Sai lệch môi trường : E = EG+ES Trong đó: + EG là môi trường chung (General Environment) ảnh hưởng tới tất cả các con vật trong quần thể như: Khí hậu, thời tiết, khả năng cung cấp thức ăn… + ES: Là môi trường riêng, môi trường đặc biệt (Special Environment) ảnh hưởng đến cá thể con vật. Do đó giá trị kiểu hình của con vật sẽ là: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 P = A + D + I + EG + ES Từ công thức trên cho thấy: Muốn cải tiến nâng cao giá trị kiểu hình P (Phenotype) thì phải cải tiến các yếu tố cấu thành. Có thể tác động về mặt di truyền theo các phương thức tác động vào A bằng cách chọn lọc, vào hiệu ứng (D) và Át gen (I) bằng cách giao phối tạp giao. Khi các giá trị A + D + I được nâng lên thì tiến bộ di truyền được cải thiện, thông qua công tác lai tạo và chọn lọc. Môi trường E cũng là yếu tố tác động mạnh mẽ đến năng suất vật nuôi. Các giá trị EG +ES được cải thiện thông qua việc cải thiện các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý. Tính trạng số lượng thường thay đổi liên tục dưới tác động của môi trường. Để đánh giá tính trạng số lượng, người ta sử dụng các tham số thống kê. Mỗi tính trạng số lượng đều có một
Tài liệu liên quan