Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp lâu đời với hai ngành truyền thống là trồng trọt và chăn nuôi. Sản lượng xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam luôn đứng hàng đầu thế giới.
Ngành chăn nuôi của Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ với số lượng và chất lượng cao, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc.
131 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2671 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá về thành phần loài, năng suất, chất lượng của tập đoàn cây thức ăn gia súc huyện Yên Sơn - Tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
MAI HOÀNG ĐẠT
ĐÁNH GIÁ VỀ THÀNH PHẦN LOÀI, NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG CỦA TẬP ĐOÀN CÂY THỨC ĂN GIA SÚC
HUYỆN YÊN SƠN - TỈNH TUYÊN QUANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Thái Nguyên – 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
MAI HOÀNG ĐẠT
ĐÁNH GIÁ VỀ THÀNH PHẦN LOÀI, NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG CỦA TẬP ĐOÀN CÂY THỨC ĂN GIA SÚC
HUYỆN YÊN SƠN TỈNH TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Sinh thái học
Mã số: 60-42-60
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HOÀNG CHUNG
Thái Nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Sản lượng VCK và chất lượng những loài cỏ trên vùng đất thấp
vào 45 ngày cắt.
Bảng 1.2. Sản lượng VCK của cỏ Ghinê tía cắt sau 30 ngày
Bảng 1.3. Năng suất của các giống cỏ hoà thảo (tấn/ha/năm)
Bảng 1.4. Giá trị dinh dưỡng của một số cây thức ăn chăn nuôi được phân
tích, đánh giá tại Việt Nam
Bảng 1.5. Những dạng sống chính của thực vật đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam
Bảng 1.6. Thành Phần hoá học và giá trị dưỡng của một số loài cỏ chính
Bảng 1.7. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ voi
Bảng 1.8. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của cỏ Ghinê
Bảng 1.9. Giá trị dinh dưỡng cỏ Stylo theo tháng tuổi
Bảng 1.10. Giá trị dinh dưỡng của ngô trong các giai đoạn khác nhau.
Bảng1.11. Giá trị dinh dưỡng một số cây thức ăn chăn nuôi cơ bản
Bảng 2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện
Bảng 4.1. Thành phần loài tại các điểm nghiên cứu
Bảng 4.2. Năng suất của các nhóm thực vật tại các điểm nghiên cứu
Bảng 4.3. Chất lượng của cỏ tại các điểm nghiên cứu
Bảng 4.4. Thành phần loài, năng suất, diện tích cỏ trồng trên địa bàn huyện
Bảng 4.5. Thống kê diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây trồng khác
có thể làm thức ăn gia súc năm 2008 của toàn huyện.
Bảng 4.6. Chất lượng cỏ Voi và cỏ VA 06 tại một số điểm nghiên cứu
Bảng 4.7. Giá trị dinh dưỡng đất tại các điểm nghiên cứu
Bảng 4.8. Giá trị dinh dưỡng đất tại các điểm nghiên cứu cỏ trồng
Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả điều tra mô hình chăn nuôi bò sữa tại Hoàng Khai
Bảng 4.10. Số lượng đàn và biến động số lượng qua các năm tại gia đình ông Hoàn
Bảng 4.11. Đàn trâu, bò của huyện Yên Sơn tính đến 1/10/2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Tình hình nghiên cứu về cây thức ăn gia súc trên thế giới và ở
Việt Nam
4
1.1.1. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới 5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc ở Việt Nam 9
1.2. Tình hình nghiên cứu về đồng cỏ tự nhiên 14
1.2.1. Vấn đề nguồn gốc và phân bố đồng cỏ trong đai nhiệt đới 14
1.2.2. Những nghiên cứu về khu hệ thực vật 15
1.2.3. Những nghiên cứu về dạng sống 17
1.2.4. Những nghiên cứu về năng suất 18
1.2.5. Giá trị chăn thả của tập đoàn cây cỏ trong đồng cỏ Bắc Việt
Nam
20
1.2.6. Vấn đề thoái hoá đồng cỏ do chăn thả 23
1.2.7. Những nghiên cứu về sử dụng đồng cỏ Việt Nam 25
1.3. Tình hình nghiên cứu về đồng cỏ trồng 26
1.3.1. Tình hình phát triển đồng cỏ trên thế giới 26
1.3.2. Tình hình phát triển đồng cỏ ở Việt Nam 26
1.3.3. Đặc điểm thành phần dinh dưỡng của cỏ, cây trồng làm thức
ăn gia súc
28
1.4. Nhận xét chung 38
Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ XÃ HỘI
VÙNG NGHIÊN CỨU
39
2.1. Điều kiện tự nhiên 39
2.1.1. Vị trí địa lý 39
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.1.2. Địa hình, địa mạo 39
2.1.3. Khí hậu, thời tiết 40
2.1.4. Thuỷ văn 42
2.2. Các nguồn tài nguyên 43
2.2.1. Tài nguyên đất 43
2.2.2. Các loại tài nguyên khác 45
2.3. Thực trạng môi trường 47
2.4. Phát triển kinh tế nông nghiệp 48
2.5. Đánh giá chung 50
Chƣơng 3: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 51
3.1. Đối tượng nghiên cứu 51
3.2. Phương pháp nghiên cứu 51
3.2.1. Các phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên 51
3.2.2. Các phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 54
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 63
4.1. Tập đoàn cây cỏ tự nhiên là thức ăn gia súc huyện Yên Sơn
– Tuyên Quang
63
4.1.1. Thành phần loài cỏ tự nhiên 63
4.1.2. Năng suất, chất lượng của tập đoàn cây cỏ tự nhiên là
thức ăn gia súc huyện Yên Sơn – Tuyên Quang
71
4.2. Thành phần loài, năng suất cây và cỏ trồng làm thức ăn gia
súc
76
4.2.1. Thành phần loài, năng suất cỏ trồng 76
4.2.2. Thành phần loài, năng suất các loài cây trồng khác được
sử dụng làm thức ăn gia súc
81
4.2.3. Chất lượng của cỏ trồng làm thức ăn gia súc tại các điểm
4.3. Đánh giá chất lượng đất tại các điểm nghiên cứu 89
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4.3.1. Đánh giá chất lượng đất cỏ tự nhiên 89
4.3.2. Đánh giá chất lượng đất trồng cỏ 90
4.4. Đánh giá một số mô hình kinh tế chăn nuôi trong địa bàn
huyện
92
4.4.1. Mô hình trồng cỏ Voi thương phẩm 92
4.4.2. Mô hình chăn nuôi bò sữa tại trại bò Hoàng Khai – Xã
Hoàng Khai – Yên Sơn
93
4.4.3. Mô hình trồng cỏ voi, nuôi bò thịt 97
4.4.4. Mô hình trồng cỏ Voi, VA 06 thương phẩm 98
4.4.5. Mô hình kết hợp trồng cỏ giống và thương phẩm 101
4.4.6. Mô hình trồng cỏ, nuôi bò kết hợp chăn thả 103
4.5. Đề xuất mô hình chăn nuôi 106
4.5.1. Mô hình chăn nuôi hộ gia đình 108
4.5.2. Mô hình chăn nuôi trang trại nhỏ 109
4.5.3. Mô hình trồng cỏ, ngô thương phẩm 110
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 112
1. Kết luận 112
2. Đề nghị 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp lâu đời với hai ngành
truyền thống là trồng trọt và chăn nuôi. Sản lượng xuất khẩu các mặt hàng
nông sản của Việt Nam luôn đứng hàng đầu thế giới.
Ngành chăn nuôi của Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ với số
lượng và chất lượng cao, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc. Xác định tầm quan
trọng của vấn đề này, Bộ NN&PTNT cùng với Cục chăn nuôi đã tổ chức
nhiều hội nghị về đẩy mạnh sản xuất, chế biến, bảo quản thức ăn thô xanh,
phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ, trong đó nêu rõ:
- Chăn nuôi gia súc ăn cỏ là một trong những thế mạnh của Việt Nam,
góp phần quan trọng để chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, tạo việc
làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho nông dân.
- Phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ là một trong những định hướng ưu
tiên của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn từ nay đến 2015 và tầm
nhìn 2020 để đữa chăn nuôi lên quy mô trang trại sản xuất hàng hoá cung cấp
các sản phẩm chăn nuôi giá trị cao và an toàn vệ sinh cho nhu cầu của xã hội
- Muốn phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ có hiệu quả kinh tế cao cần
phát huy tiềm năng và thế mạnh các vùng sinh thái của các địa phương trong cả
nước, sử dụng hợp lý nguồn thức ăn thô xanh để phát triển chăn nuôi bền vững.
(Hội nghị đẩy mạnh sản xuất, chế biến, bảo quản thức ăn thô xanh phát
triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ tháng 7 năm 2007)
Ngày 26 tháng 6 năm 2008, tại Hội nghị triển khai chiến lược phát triển
chăn nuôi năm 2020 tại các tỉnh phía Bắc do Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp
& PTNT tổ chức, Thủ tướng đã phê duyệt chiến lược, đến năm 2010, tỷ trọng
chăn nuôi sẽ chiếm khoảng 32%, đến 2015 là 38% và đạt trên 42% vào năm
2020. Như vậy, trong giai đoạn 2008-2010, ngành Chăn nuôi phải tăng bình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
quân 8%-9%/năm; giai đoạn 2010-2015 là 6% - 7%/năm và giai đoạn 2015-
2020 là 5% - 6%/năm.
Hình thức chăn thả tự nhiên theo cung cách truyền thống như trước ngày
nay không còn phổ biến. Ngày càng xuất hiện nhiều mô hình kinh tế đạt hiệu
quả cao với cách thức trồng cỏ và nuôi nhốt, mô hình chăn nuôi trang trại
ngày càng được nhân rộng và khuyến khích phát triển. Theo báo cáo của 64
tỉnh, thành phố (vào cuối năm 2006), toàn quốc có 17.721 trang trại chăn nuôi
(trong đó có 6.405 trang trại chăn nuôi bò), trong đó miền Bắc là 6.313 trang
trại , chiếm 35,6%; miền Nam là 11.408 trang trại, chiếm 64,4%. Theo báo
cáo của Tổng cục Thống kê năm 2001 toàn quốc có 1.761 trang trại chăn
nuôi, như vậy, sau 5 năm số lượng trang trại chăn nuôi tăng hơn 15.960 trang
trại, bình quân mỗi năm tăng 3.192 trang trại, tăng 58,7%/năm) [4].
Tuy nhiên, trong hình thức nuôi nhốt đại gia súc, nguồn thức ăn là một
vấn đề thiết yếu, quyết định tính thành hay bại của một mô hình.
Khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam là nơi có ngành chăn nuôi đại gia
súc phát triển mạnh, trong đó có tỉnh Tuyên Quang. Theo số liệu của Cục
Thống kê Tuyên Quang, tính đến thời điểm tháng 4/2009, toàn tỉnh
có đàn trâu 144.693 con, đàn bò 53.043 con. Đã có nhiều dự án lớn về chăn
nuôi đại gia súc được thực hiện tại Tuyên Quang, với trọng điểm là huyện
Yên Sơn. Trong đó có những mô hình thành công bước đầu, có mô hình gặp
phải thất bại. Một trong những nguyên nhân chính là do nguồn thức ăn không
đáp ứng đủ số lượng và chất lượng so với nhu cầu thực tế.
Với truyền thống làm nghề nông nghiệp lâu đời, nên huyện Yên Sơn –
Tuyên Quang vẫn rất trú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp, với mục tiêu cụ
thể đến năm 2009: Về trồng trọt: Sản lượng lương thực đạt trên 71.000 tấn,
năng suất lúa bình quân đạt trên 59 tạ/ha (năng suất lúa lai đạt trên 63 tạ/ha)
và trồng 2.468,3 ha ngô, năng suất bình quân đạt 45,9 tạ/ ha. Về chăn nuôi:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Tiếp tục phát triển đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn phấn đấu đạt kế hoạch
năm 2009; đàn trâu 29.691 con; đàn bò 15.440 con; đàn lợn 103.100 con; đàn
gia cầm 1.102.552 con. Tiếp tục thực hiện có hiệu quá chương trình cải tạo,
nâng cao thể trạng, chất lượng đàn bò vàng địa phương bằng phương pháp
truyền giống nhân tạo và phối giống trực tiếp cho bò cái bằng giống bò đực
lai Sind; chọn lọc những trâu đực giống đủ tiêu chuẩn đưa vào quản lý và luân
chuyển giữa các vùng để phục vụ tráng đàn trâu khu vực thượng huyện ATK.
Xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện các dự án, mô hình chăn nuôi
trên địa bàn huyện, khai thác thế mạnh của vùng quy hoạch tập trung chăn
nuôi, xây dựng các mô hình chăn nuôi và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ
thuật cho người chăn nuôi. [42]
Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về chăn nuôi và đồng cỏ
thực hiện tại Tuyên Quang, nhưng chưa có một công trình nào đánh giá một
cách đầy đủ về thực trạng tập đoàn cây thức ăn gia súc bao gồm cả cỏ trồng,
cỏ tự nhiên và những cây trồng khác tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Chính vì những lí do trên, chúng tôi chọn thực hiện đề tài:” Đánh giá về
thành phần loài, năng suất, chất lượng của tập đoàn cây thức ăn gia súc
huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu về cây thức ăn gia súc trên thế giới và ở Việt Nam
Cây thức ăn xanh bao gồm sản phẩm cây mùa vụ còn lại, cây cỏ hoà
thảo, cây đậu, cây thân thảo hay thân gỗ mà có thể được sử dụng là thức ăn
cho gia súc. Những cây này cũng có thể được sử dụng vào những mục đích
khác nhau như bảo vệ đất, chống xói mòn, làm tăng độ màu mỡ của đất và
hạn chế cỏ dại [1].
Hòa thảo là loại thức ăn chủ yếu của trâu bò, vì trong cỏ có đầy đủ chất
dinh dưỡng như bột, đường, đạm, khoáng, vitamin mà các loại gia súc nhai lại
có khả năng sử dụng và hấp thụ tốt. Mặt khác, các chất dinh dưỡng trong cỏ
không những rất cần thiết mà lại có tỉ lệ thích hợp đối với nhu cầu sinh lý của
trâu bò. Ví dụ: nếu tỉ lệ đường - đạm thích hợp nhất cho khẩu phần thức ăn
của bò sữa là 1:1 thì tỉ lệ đó trong cỏ non thay đổi từ 1:1 đến 1.4:1 [2]. Cỏ còn
là loại cây thức ăn dễ sản xuất, có năng suất cao, tương đối ổn định và là
nguồn thức ăn rẻ tiền góp phần làm giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi, chưa
kể ưu thế của các giống cỏ lâu năm là thường chỉ cần gieo trồng một lần mà
sử dụng được nhiều năm.
Họ Hoà thảo quan trọng không những vì nó phân bố rộng rãi chiếm tỉ lệ
cao trong số thực vật trên đồng cỏ, có giá trị dinh dưỡng cao, nhất là lượng
hyđratcacbon và đặc biệt là các chất đinh dưỡng được bảo tồn, ít hao hụt khi
thu hoạch. Các cây họ đậu tuy chiếm tỉ lệ ít hơn trong số cây cỏ làm thức ăn
gia súc nhưng có vai trò quan trọng vì giá trị dinh dưỡng cao, nhất là lượng
Protein và khoáng thích hợp cho việc chế biến thức ăn tinh bổ sung.
Ở bãi cỏ tự nhiên với điều kiện thổ nhưỡng tốt thì 1kg cỏ tươi cung cấp
được 16g protein tiêu hoá và 32g lipit, 8 kg loại cỏ này tương đương 1 đơn vị
thức ăn [38].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Theo Meilroy (1972) cần chọn cỏ để làm thức ăn gia súc là khi thu
hoạch dưới dạng này hay dạng khác phải đảm bảo các yêu cầu sau [52]:
- Cỏ phải có khả năng tái sinh mầm chồi còn lại sau mỗi lần thu hoạch.
- Các tế bào sinh trưởng phải tập trung phần lớn ở các gốc là nơi thu
hoạch ít bị ảnh hưởng tới.
- Cần sinh trưởng liên tục với khả năng chịu hạn và chịu lạnh cao.
- Cần có thân ngầm để tạo điều kiện phát triển cả trên và dưới mặt đất.
- Có hệ thống rễ phát triển để cho phép chịu đựng sự thu hoạch và đảm
bảo lấy được dinh dưỡng đã được giải phóng hay phân huỷ từ dưới.
Tuy nhiên, để chọn làm cỏ chăn thả hay thu cắt cần phải dựa vào các nhân
tố sau để xét duyệt và quyết định hướng sử dụng cho từng loại cỏ như: độ ngon
miệng cao, nhất là cỏ thu cắt; phải có giá trị dinh dưỡng cao để đáp ứng nhu cầu
gia súc về các mặt; có khả năng cạnh tranh điều kiện sinh tồn và khả năng được
trồng kết hợp; có khả năng chịu đựng sự dẫm đạp liên tục của gia súc và cỏ thu
cắt phải chịu được sự cắt và nén của máy thu hoạch; cỏ chăn và cỏ cắt đều phải
có năng suất cao để đạm bảo nhu cầu gia súc và giảm diện tích gieo trồng;...
1.1.1. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới
1.1.1.1. Tình hình phát triển
Trên thế giới, ở các nước có nền chăn nuôi đại gia súc phát triển, vấn đề
thức ăn rất được quan tâm và đầu tư nghiên cứu như: Úc, Mỹ, Brazin,...chăn
nuôi là một bộ phận quan trọng trong hệ thống sản xuất vùng đồi núi ở vùng
Đông Nam Á, nên cũng đã có những quan tâm đầu tư cho lĩnh vực này.
- Ở Inđonexia, trong tình hình thức ăn của trâu, bò chiếm 56% là cỏ tự
nhiên, 21% là rơm, 16% là cây khác và 7% là phụ phẩm thì trong 4 giải pháp
để giải quyết thức ăn là thâm canh, trồng giống cỏ tốt (cỏ Voi và cây Đậu)
[30]. Ngoài ra còn có các chương trình về giống cây thức ăn với CIAT và
CSIRO để tìm ra những giống cây thích hợp với đất có độ PH thấp trong thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
trạng đa dạng các điều kiện canh tác nông hộ, 36 giống cây thức ăn từ úc
(CSIRO), Columbia (CIAT) và Philipin được đưa vào trồng ở vùng Cast
Kalimantan (Ibrahim 1994): Nhiều giống thể hiện thích hợp ở khu vực trong
đó có 18 giống cây đậu và 9 giống cỏ hoà thảo.
- Ở Thái Lan: Với 70% dân liên quan đến sản phẩm nông nghiệp, sản
phẩm trồng trọt có giá trị thấp, thịt bò và sữa dê chưa cung cấp được theo nhu
cầu tiêu dùng. Năm 1992 sản phẩm sữa nhập vào Thái Lan 114.012 tấn, chi
phí mất 2.222.81 triệu USD (nguồn: tài liệu thống kê nông nghiệp Thái Lan
1992 –1993). Chính phủ Thái Lan có chủ trương tăng thu nhập của người
nông dân bằng giải pháp: Giảm trồng lúa, sắn và đẩy mạnh phát triển chăn
nuôi đặc biệt là gia súc nhai lại. Nông dân nuôi bò trong dự án được cấp giống
cỏ để trồng. Thái Lan đã sản xuất được 418 tấn hạt cỏ (1991) và 1.336 tấn
(1994). Trong điều kiện d iện tích chăn thả hẹp, mùa khô kéo dài, đất dinh
dưỡng kém, chua, mặn, ngập nước, dự án cây nhập nội đã đánh giá: ở Khon
Kean 37 giống cây thức ăn trồng để chọn giống thích hợp với đất cát khô, đã
chọn được mười giống cây cỏ họ Đậu và Hoà thảo thích hợp thuộc chi
Andropogon, Brachiaria, Paspalum, Stylo, Leucoena. Ở Marathiwat với mục
đích chọn cây thức ăn chịu đất chua đã xác định được 8 giống cỏ triển vọng
trong số 26 giống nhập nội (Báo cáo dự án trồng cỏ Thái Lan-1994).
Nghiên cứu 19 giống của chi Brachiria thuộc bốn loài (Brachiaria
decubens, Brachiaria brizontha, Brachiria humidicola, Brachiria fubata) đã
xác định được bảy giống có năng suất hạt và năng suất chất xanh ở mùa khô
khá. Những giống này được tiếp tục khảo nghiệm và nhân ra diện rộng.
Giống Paspalum atratum nhập vào Thái Lan năm 1995 được đánh giá
trong mục tiêu là cây thức ăn cho đất thấp nó đã thể hiện là giống tốt, chịu đất
chua, ngập nước, sản xuất chất xanh và khả năng sản xuất hạt cao (Chaing
sang Phai Keow, 1999)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
- Ở Philippiin, với 90% gia súc nhai lại nuôi tại vườn nhà hoặc ở các
trang trại nhỏ được trồng các giống Stylo 184, Panicum maxinum, Paspalum
atratum...đều phát triển tốt cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc. Ngoài ra, các
giống cỏ trên còn được trồng theo đường đồng mức ở đất dốc, cải tạo đất
trống đồi núi trọc, trồng dưới tán cây ăn quả. Hằng năm sản xuất được trên 1
tấn hạt cỏ (E.F.Lating, F.Gagunada, 1995).
Một số nước khác như Malaysia, Lào,...cũng đã chú trọng đầu tư phát
triển cây thức ăn cho gia súc từ những năm 1985. Cho đến nay một số giống
cỏ Hoà thảo và cỏ họ Đậu được chọn lọc, đang phát huy hiệu quả cao trong
sản xuất. Hằng năm sản xuất được 2 -3 tấn hạt cỏ các loại. Như vậy, phong
trào trồng cây thức ăn xanh để chăn nuôi gia súc đang được nhiều nước quan
tâm. Nó thực sự là động lực thúc đẩy ngành chăn nuôi đại gia súc phát triển.
1.1.1.2. Những kết quả nghiên cứu về nâng cao năng suất cây thức ăn gia
súc trên thế giới
Trên thế giới hiện nay ngoài việc tuyển chọn, lai tạo, di nhập các giống
cỏ tốt từ vùng này sang vùng khác, người ta còn tập trung giải quyết vấn đề
năng suất, chất lượng cỏ.
Tại Thái Lan, sản lượng vật chất khô của các giống cỏ Digitaria
decumbens, Paspalum atratum, Brachiaria mutica và Paspalum plicatulum
khoảng từ 15 – 20, 18 – 25, 9 – 15 và 6 – 10 tấn/ha (bảng 1.1).
B¶ng 1.1: S¶n l•îng VCK vµ chÊt l•îng nh÷ng loµi cá trªn vïng ®Êt
thÊp vµo 45 ngµy c¾t.
Tên khoa học Tên Việt Nam Năng suất (tấn/ha) Prôtêin (%)
Brachiaria mutica Cỏ lông Para 9 – 15 6 – 10
Digitaria decumbens Pangola 15 – 20 7 -11
Paspalum atratum Cỏ đắng 18 – 25 6 -7
Paspalum plicatulum 6 -10 5 - 6
Nguồn: Division of Animal Nutrition, Anon (2000) [46]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Ngoài ra, hai giống cỏ là cỏ đắng (Paspalum atratum) và Paspalum
plicatulum là những loài cho sản lượng hạt giống lớn, có thể tới trên
600kg/ha/ Do vậy, hai giống này đã được phân bố rộng rãi ở Thái Lan.
Tại Trung tâm nghiên cứu nuôi dưỡng động vật tỉnh Petchaburi (Thái
Lan) cỏ Ghinê tía được trồng và cắt 30 ngày một lần, với mật độ trồng là 50x
50cm và được bón phân hỗn hợp (15–15–15) trước khi trồng ở mức 300kg/ha
tương đương 18 tấn phân bón/1ha. Lượng cỏ thu hoạch khoảng 8,9 tấn/ha ở
lứa đầu (70 ngày sau trồng) và khoảng 2,6 tấn đến 7,1 tấn/ha cắt sau 30 ngày
[47]. Sản lượng này được thể hiện ở bẳng 1.2.
B¶ng 1.2. S¶n l•îng VCK cña cá Ghinª tÝa c¾t sau 30 ngµy
Thời gian cắt Năng suất VCK (tấn/ha)
11/8/2000 8,9
11/9/2000 7,1
11/10/2000 6,9
11/11/2000 6,8
11/12/2000 4,6
11/01/2001 2,6
11/02/2001 4,1
11/03/2001 4,3
11/04/2001 5,8
11/05/2001 3,7
Nguồn: Annual Report on Animal Nutrition Division (2001) [47]
Theo Quilichao (Colombia CIAT, 19780 [48], giống Brachiaria
decumbens có thể đạt năng suất chất khô trên 42.000 kg/ha/năm với thí
nghiệm không bón phân đạm nhưng bón đủ lân và nó là một giống cỏ tốt nhất
trong điều kiện bón lân và đạm thích hợp. Thí nghiệm cắt hàng năm cho năng
suất chất khô đạt 36.700 kg/ha, kết quả này cao hơn so với cỏ Pangola
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
(Digitaria decumbens), Para(Brachiaria mutica) và Ghinê (Panicum
maximum) (Barnard, 1969) [48].
Tại Purertorico, Vieente- Chandler Silva và Figarella (1959) [57] thông
báo nă