Luận văn Đầu tư phát triển ngành công nghiệp điện tử Hà Nội. Thực trạng và giải pháp

Ngành CNĐT Việt Nam nói chung và ngành CNĐT Hà Nội nói riêng bắt đầu được xây dựng từ những năm 1960 nhưng chỉ sau khi thống nhất đất nước, đặc biệt là từ khi thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, ngành CNĐT mới phát triển nhanh chóng, góp phần không nhỏ vào những thành tựu chung của cả nước. Nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, tranh thủ đầu tư nước ngoài, chỉ trong một thời gian tương đối ngắn, chúng ta đã sản xuất được nhiều sản phẩm điện tử tin học- viễn thông phục vụ nhu cầu trong nước và bước đầu đã có xuất khẩu. Hiện nay, ngành CNĐT Việt Nam được đánh giá là ngành có tiềm năng phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế cùng cả nước. Thủ đô Hà Nội với vai trò là “ trái tim của cả nước, đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế” đã, đang và sẽ phải đi đầu trong sự nghiệp CNH – HĐH nên ngành CNĐT luôn được đặt trong số những ngành được ưu tiên phát triển. Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển ngành CNĐT Thủ Đô Hà Nội trong thời gian 2001- 2010 ghi rõ: “ Tiếp tục phát triển công nghiệp có chọn lọc, đột phá những ngành hàng, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao Trước mắt ưu tiên một số sản phẩm chủ lực thuộc các ngành điện - điện tử – tin học, cơ kim khí, dệt – may, da dày, chế biến thực phẩm và vật liệu mới”. Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII tiếp tục khẳng định: “ Các ngành công ngiệp chủ lực được xác định theo thứ tự: điện - điện tử – thông tin, cơ kim khí, dệt may da dày, chế biến thực phẩm, nguyên vật liệu”. Xu thế toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại và xu thế chuyển giao công nghệ nhanh dưới sức ép của tốc độ phát triển khoa học công nghệ hiện nay đã tác động mạnh đến sự phát triển của thị trường hàng điện tử ở mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Điều này vừa tạo thuận lợi, vừa gây khó khăn cho sự phát triển của ngành CNĐT Hà Nội. Một mặt Hà Nội có thể xây dựng chiến lược “đi tắt đón đầu” trong công nghệ để nhanh chóng xây dựng hàng điện tử vững mạnh, có sức cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Nhưng mặt khác, thị trường hàng điện tử Hà Nội còn non trẻ, các sản phẩm chưa có sức cạnh tranh cao, có nguy cơ bị thao túng bởi thị trường hàng điện tử nước ngoài. Đánh giá đúng thực trạng của ngành CNĐT Hà Nội để từ đó có những giải pháp đầu tư phát triển ngành là một vấn đề hết sức cần thiết. Vì vậy nên em chọn đề tài: “ Đầu tư phát triển ngành công nghiệp điện tử Hà Nội. Thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Đề tài được kết cấu gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề lý luận chung Chương II: Thực trạng tình hình đầu tư phát triển ngành CNĐT Hà Nội Chương III: Một số giải pháp đầu tư phát triển ngành CNĐT Hà Nội Do vấn đề đầu tư phát triển ngành CNĐT Hà Nội là một vấn đề mới và phức tạp, điều kiện về số liệu chưa được cung cấp một cách đầy đủ. Mặt khác, do trình độ và thời gian hạn chế nên đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ bao gồm: Đối tượng nghiên cứu: Là ngành CNĐT Hà Nội bao gồm các lĩnh vực sản xuất thiết bị (điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp và chuyên dụng, công nghệ thông tin và viễn thông), sản xuất vật liệu, linh phụ kiện điện tử, các sản phẩm phần mềm, các dịch vụ (tin học, điện tử công nghiệp và chuyên dụng, viễn thông). Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm: Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực điện tử – tin học – viễn thông thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn Hà Nội (các doanh nghiệp trung ương và địa phương). Do trình độ còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Kính mong được các thầy cô và các bạn góp ý để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Trong quá trình làm đề tài này, em đã được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong khoa và các cô chú ở Phòng Công nghiệp – Thương mại – Du lịch thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội. Em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo, Thạc sỹ Từ Quang Phương – Trưởng bộ môn kinh tế đầu tư và cô Vũ Thanh Hương, Chuyên viên thuộc phòng Công nghiệp – Thương mại – Du lịch đã trực tiếp hướng dẫn, giúp em hoàn thành chuyên đề này.

doc110 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đầu tư phát triển ngành công nghiệp điện tử Hà Nội. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Ngành CNĐT Việt Nam nói chung và ngành CNĐT Hà Nội nói riêng bắt đầu được xây dựng từ những năm 1960 nhưng chỉ sau khi thống nhất đất nước, đặc biệt là từ khi thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, ngành CNĐT mới phát triển nhanh chóng, góp phần không nhỏ vào những thành tựu chung của cả nước. Nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, tranh thủ đầu tư nước ngoài, chỉ trong một thời gian tương đối ngắn, chúng ta đã sản xuất được nhiều sản phẩm điện tử tin học- viễn thông phục vụ nhu cầu trong nước và bước đầu đã có xuất khẩu. Hiện nay, ngành CNĐT Việt Nam được đánh giá là ngành có tiềm năng phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế cùng cả nước. Thủ đô Hà Nội với vai trò là “ trái tim của cả nước, đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế” đã, đang và sẽ phải đi đầu trong sự nghiệp CNH – HĐH nên ngành CNĐT luôn được đặt trong số những ngành được ưu tiên phát triển. Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển ngành CNĐT Thủ Đô Hà Nội trong thời gian 2001- 2010 ghi rõ: “ Tiếp tục phát triển công nghiệp có chọn lọc, đột phá những ngành hàng, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao…Trước mắt ưu tiên một số sản phẩm chủ lực thuộc các ngành điện - điện tử – tin học, cơ kim khí, dệt – may, da dày, chế biến thực phẩm và vật liệu mới”. Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII tiếp tục khẳng định: “ Các ngành công ngiệp chủ lực được xác định theo thứ tự: điện - điện tử – thông tin, cơ kim khí, dệt may da dày, chế biến thực phẩm, nguyên vật liệu”. Xu thế toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại và xu thế chuyển giao công nghệ nhanh dưới sức ép của tốc độ phát triển khoa học công nghệ hiện nay đã tác động mạnh đến sự phát triển của thị trường hàng điện tử ở mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Điều này vừa tạo thuận lợi, vừa gây khó khăn cho sự phát triển của ngành CNĐT Hà Nội. Một mặt Hà Nội có thể xây dựng chiến lược “đi tắt đón đầu” trong công nghệ để nhanh chóng xây dựng hàng điện tử vững mạnh, có sức cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Nhưng mặt khác, thị trường hàng điện tử Hà Nội còn non trẻ, các sản phẩm chưa có sức cạnh tranh cao, có nguy cơ bị thao túng bởi thị trường hàng điện tử nước ngoài. Đánh giá đúng thực trạng của ngành CNĐT Hà Nội để từ đó có những giải pháp đầu tư phát triển ngành là một vấn đề hết sức cần thiết. Vì vậy nên em chọn đề tài: “ Đầu tư phát triển ngành công nghiệp điện tử Hà Nội. Thực trạng và giải pháp” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Đề tài được kết cấu gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề lý luận chung Chương II: Thực trạng tình hình đầu tư phát triển ngành CNĐT Hà Nội Chương III: Một số giải pháp đầu tư phát triển ngành CNĐT Hà Nội Do vấn đề đầu tư phát triển ngành CNĐT Hà Nội là một vấn đề mới và phức tạp, điều kiện về số liệu chưa được cung cấp một cách đầy đủ. Mặt khác, do trình độ và thời gian hạn chế nên đối tượng phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ bao gồm: Đối tượng nghiên cứu: Là ngành CNĐT Hà Nội bao gồm các lĩnh vực sản xuất thiết bị (điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp và chuyên dụng, công nghệ thông tin và viễn thông), sản xuất vật liệu, linh phụ kiện điện tử, các sản phẩm phần mềm, các dịch vụ (tin học, điện tử công nghiệp và chuyên dụng, viễn thông). Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm: Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực điện tử – tin học – viễn thông thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn Hà Nội (các doanh nghiệp trung ương và địa phương). Do trình độ còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Kính mong được các thầy cô và các bạn góp ý để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Trong quá trình làm đề tài này, em đã được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong khoa và các cô chú ở Phòng Công nghiệp – Thương mại – Du lịch thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư Hà Nội. Em xin đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo, Thạc sỹ Từ Quang Phương – Trưởng bộ môn kinh tế đầu tư và cô Vũ Thanh Hương, Chuyên viên thuộc phòng Công nghiệp – Thương mại – Du lịch đã trực tiếp hướng dẫn, giúp em hoàn thành chuyên đề này. Chương I Những vấn đề lý luận chung I- Cơ Sở lý luận chung về đầu tư 1- Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, chúng ta có thể có các cách hiểu khác nhau về đầu tư (còn gọi là hoạt động đầu tư). Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đó có thể là sự gia tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (Nhà máy, đường xá…) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội. Trong các kết quả đạt được trên đây, những kết quả là tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc, mọi nơi, không chỉ đối với người bỏ vốn mà còn đối với cả nền kinh tế. Những kết quả này không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế đều được thụ hưởng. Theo nghĩa hẹp thì đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Như vậy, nếu xem xét trong phạm vi một quốc gia thì chỉ có các hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất, nguồn nhân lực và tài sản trí tuệ hoặc duy trì hoạt động của các tài sản và nguồn nhân lực sẵn có thuộc phạm trù đầu tư phát triển. Từ đây, ta có định nghĩa về đầu tư phát triển như sau: Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, lao động và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. 2- Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển Hoạt động đầu tư phát triển có các đặc điểm khác biệt với các loại hình đầu tư khác là Thứ nhất: Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một số vốn lớn và nằm khê động trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Tiền, vật tư, lao động cần huy động cho một công cuộc đầu tư là rất lớn và phải sau một thời gian khá dài thực hiện đầu tư chúng mới phát huy tác dụng. Thứ hai: Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra. Thứ ba: Thời gian cần hoạt động để có thể thu hồi đủ vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thường đòi hỏi nhiều năm tháng và do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị, kinh tế. Thứ tư: Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài, nhiều năm tháng, có khi hàng ngàn năm và thậm chí tồn tại vĩnh viễn như các công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới như kim tự tháp Ai Cập, Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc, Ăngco Vat ở Campuchia… Điều này nói lên giá trị to lớn của các thành quả đầu tư phát triển Thứ năm: Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ngay tại nơi nó được tạo dựng nên. Do đó các điều kiện về địa hình, thời tiết tại đó có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư cũng như tác dụng sau này của các kết quả đầu tư. Thí dụ: Quy mô đầu tư để xây dựng nhà máy sàng tuyển than ở khu vực có mỏ than tuỳ thuộc rất nhiều vào trữ lượng than của mỏ. Nếu trữ lượng than của mỏ ít thì quy mô nhà máy sàng tuyển than cũng không nên lớn để đảm bảo cho nhà máy hàng năm hoạt động hết công suất với số năm tồn tại của nhà máy theo dự kiến trong dự án. Đối với nhà máy thuỷ điện, công suất phát điện tuỳ thuộc nhiều vào nguồn nước nơi xây dựng công trình. Sự cung cấp điện đều đặn, thường xuyên phụ thuộc nhiều vào tính ổn định của nguồn nước. Không thể di chuyển nhà máy thuỷ điện như di chuyển những máy tháo rời do các nhà máy sản xuất ra từ địa điểm này đến địa điểm khác. Việc xây dựng các nhà máy ở nơi địa chất không ổn định sẽ không đảm bảo an toàn cho quá trình hoạt động sau này, thậm chí cả trong quá trình xây dựng công trình. Thứ sáu: Mọi thành quả và hậu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian. Do đó, để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế- xã hội cao đòi hỏi phải làm tốt công tác chuẩn bị. II- đầu tư phát triển ngành Công nghiệp điện tử 1.Khái quát về ngành CNĐT 1.1– Khái niệm công nghiệp điện tử Điện tử – viễn thông – công nghệ thông tin là 3 lĩnh vực công nghiệp riêng biệt nhưng lại có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau và thường được nghiên cứu, đánh giá dưới góc độ như một ngành công nghiệp chung – công nghiệp điện tử. Như vậy, công nghiệp điện tử được xác định là ngành công nghiệp sản xuất thiết bị (điện dân dụng, điện tử công nghiệp và chuyên dụng, công nghệ thông tin, viễn thông); sản xuất vật liệu, linh phụ kiện điện tử, các sản phẩm phần mềm; các dịch vụ (tin học, điện tử công nghiệp và chuyên dụng, viễn thông). 1.2- Đặc điểm của ngành CNĐT Đặc điểm về công nghệ: CNĐT là ngành có công nghệ phát triển với tốc độ rất nhanh. Công nghệ điện tử là động lực thúc đẩy và phát huy tác dụng của nhiều công nghệ khác, kéo theo những biến đổi mang tính dây chuyền, vì vậy được coi là công nghệ cơ sở của xã hội hiện đại. Không có công nghệ điện tử sẽ không có công nghiệp hoá ở trình độ hiện nay. CNĐT luôn gắn liền với cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao. Ngành công nghiệp này cần lượng vốn rất lớn để đầu tư cho các lĩnh vực sản xuất, thiết kế sản phẩm, nghiên cứu – triển khai và đổi mới công nghệ nên hầu hết các sản phẩm điện tử nổi tiếng trên thế giới đều thuộc về các công ty, tập đoàn sản xuất mạnh về công nghệ (Sony, LG, Fujitsu, Toshiba, Masushita…). Đặc điểm về sản phẩm: Sản phẩm của ngành CNĐT có hàm lượng chất xám cao, cơ cấu sản phẩm luôn thay đổi, giá trị phần mềm và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao. Chu kỳ sống của sản phẩm CNĐT ngày càng rút ngắn do tốc độ phát triển của công nghệ. Đặc điểm về thị trường: Các tập đoàn, các hãng điện tử lớn luôn cạnh tranh gay gắt trong việc chiếm lĩnh thị trường, đồng thời lại phải liên kết, hợp tác với nhau để lập nên mạng lưới sản xuất, kinh doanh trên phạm vi thế giới. 1.3 – Phân loại sản phẩm công nghiệp điện tử Các sản phẩm CNĐT được phân loại theo nhiều cách khác nhau, thông thường chúng được phân thành: Thiết bị điện tử dân dụng: Là các thiết bị điện tử được sử dụng trong đời sống sinh hoạt gia đình như: radio, máy thu hình, radio cassette, đầu video, đầu CD, VCD, DVD… Thiết bị điện tử công nghiệp và chuyên dụng: Là các thiết bị điện tử dùng cho các ngành công nghiệp, giao thông – vận tải, y tế, hải quan, văn hoá, giáo dục, an ninh quốc phòng, nghiên cứu khoa học… Thiết bị công nghệ thông tin (CNTT): Bao gồm các loại máy tính, thiết bị mạng, thiết bị ngoại vi… Thiết bị viễn thông: Là tất cả các thiết bị điện tử dùng để phục vụ liên lạc, trao đổi, truyền tin… Phần mềm: Bao gồm tất cả các loại phần mềm hệ thống, phần mềm nhúng, phần mềm ứng dụng…sử dụng trong các loại máy tính, máy móc chuyên dụng, thiết bị viễn thông, thiết bị điện tử dân dụng… Thiết bị công nghệ CNĐT thuộc công nghiệp chế tạo máy công cụ cho CNĐT Ngoài ra, theo giác độ của các nhà sản xuất còn có thể phân loại như sau: Vật liệu điện tử: Gồm vật liệu bán dẫn, vật liệu quang tử, vật liệu gốm, vật liệu kim loại hay hợp kim, vật liệu polyme, vật liệu hữu cơ.. Linh kiện và cấu kiện điện tử: Gồm linh kiện thụ động, linh kiện tích cực, các loại mạch tích hợp (IC), linh phụ kiện có liên quan nhiều đến cơ khí, nhựa và các ngành công nghiệp khác, đèn hình, các bộ hiển thị, các bảng mạch điện tử… Các thiết bị phần cứng điện tử, tin học viễn thông. Các phần mềm bao gồm phần mềm nhúng, phần mềm hỗ trợ thiết kế, phần mềm hỗ trợ quản lý, các phần mềm tiện ích, các phần mềm giải trí, phần mềm hỗ trợ giáo dục, đào tạo, y tế… 2. Đặc thù của hoạt động đầu tư phát triển ngành CNĐT Từ đặc điểm ngành CNĐT đã nêu ở trên, chúng ta có đặc thù của hoạt động đầu tư phát triển ngành CNĐT như sau: Thứ nhất: Vốn đầu tư cho phát triển ngành CNĐT thường rất lớn, tỷ lệ lãi cao, thời gian thu hồi vốn nhanh và không bị hạn chế phát triển như một số ngành khác. Do vậy, đầu tư phát triển ngành CNĐT là hoạt động đầu tư trọng điểm của hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển. Thứ hai: Tốc độ các hoạt động đầu tư trong ngành CNĐT thường thường diễn ra rất nhanh chóng. Điều này là do cơ cấu sản phẩm CNĐT luôn thay đổi và chu kỳ sống của các sản phẩm CNĐT ngày càng rút ngắn. Thứ ba: Trong cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển ngành CNĐT thì vốn đầu tư cho thiết bị công nghệ thường chiếm một tỷ lệ rất lớn, khoảng từ 50-60% tổng vốn đầu tư dành cho phát triển ngành. Thứ tư: Song song với việc đầu tư phát triển sản xuất sản phẩm CNĐT, phải tiến hành đầu tư phát triển các ngành sản xuất phụ trợ như sản xuất nhựa, xốp… Thứ năm: Vốn đầu tư dành cho hoạt động thu hút, đào tạo và nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động, cho thiết kế sản phẩm, nghiên cứu triển khai… thường chiếm một phần đáng kể trong vốn đầu tư phát triển ngành. 3.Sự cần thiết phải đầu tư phát triển ngành CNĐT CNĐT là ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân của nhiều nước trên thế giới. CNĐT đặc biệt là CNTT đang thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, trở thành cơ sở nền tảng trong các lĩnh vực kinh tế – an ninh – quốc phòng của mọi quốc gia. CNĐT được coi là một trong những ngành công nghiệp có tính cạnh tranh cao và góp phần rất lớn vào sự tăng trưởng kinh tế. Nó ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế toàn cầu, tác động mạnh đến nhiều lĩnh vực như sản xuất chế tạo, tài chính ngân hàng, thương mại, dịch vụ, y tế, giáo dục, vận tải, môi trường…Có thể coi CNĐT và CNTT là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai và mang tính toàn cầu hoá. Do vậy, hầu hết các nước công nghiệp phát triển và phần lớn những nước đang phát triển đều có những chính sách quốc gia nhằm phát triển CNĐT; trong đó phải kể đến các nước đi đầu như Mỹ, EU, Nhật Bản và những nước áp dụng thành công như NiCs, ASEAN, Trung Quốc, ấn Độ… Ngành CNĐT đóng vai trò quan trọng vào tăng trưởng kinh tế; tiếp thu nhanh những tiến bộ trong khoa học – công nghệ – kỹ thuật; hiệu quả mang lại cao, giá trị gia tăng lớn và không bị hạn chế phát triển như một số ngành khác. Sự phát triển của CNĐT thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ khác, tạo cơ sở thu hút lao động, giải quyết việc làm. Theo đánh giá chung về 20 nhóm ngành công nghiệp trên thế giới thì CNĐT đứng đầu về thu hút lao động, đứng thứ hai về doanh thu trên vốn (sau ngành luyện kim), đứng thứ ba về doanh thu tuyệt đối (sau ngành lọc dầu và ô tô). Ngoài ra, CNĐT cũng chính là ngành tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển kinh tế tri thức, đồng thời là một ngành sản xuất chủ lực trong nền kinh tế tri thức. Sự phát triển của ngành CNĐT ở các nước còn góp phần quan trọng trong GDP và tổng sản lượng của ngành chế tạo. Điều này thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Tỷ lệ sản phẩm điện tử trong tổng sản lượng ngành chế tạo và GDP của một số nước (%) Nước Trong tổng sản lượng ngành chế tạo Trong GDP 1975 1990 2001 1975 1990 2002 Nhật Bản 9,3 17,5 22,0 2,3 6,2 7,0 Hàn Quốc 9,7 12,0 25,0 2,1 3,0 7,0 Đài Loan 11,6 14,6 20,0 2,1 6,2 7,0 Đức 11,0 13,7 15,0 3,7 4,5 5,0 Mỹ 8,1 11,1 15,0 1,8 2,5 3,3 Anh 8,3 9,9 12,0 2,2 2,2 2,9 Pháp 8,0 7,6 11,0 2,1 2,0 2,8 Italia 8,9 9,7 11,0 2,5 2,6 2,9 Nguồn : The World Bank, 2002 So sánh năm 2002 với năm 1975, tỷ lệ sản phẩm điện tử trong công nghiệp chế tạo ở Mỹ tăng từ 8,1% lên 15%, Nhật Bản từ 9,3% lên 22%, Hàn Quốc từ 9,7 lên 25%, Đài Loan từ 11% lên 20%. Ngày nay, Mỹ đang dẫn đầu thế giới trong việc sử dụng máy tính các nhân với tỷ lệ 37,6% dân số, trong khi Nhật Bản là 7,26% và Đức là 5,26%. Điều đó cho thấy các nước đều nhận thức CNĐT là một ngành công nghiệp chiến lược trong sự nghiệp phát triển kinh tế của mình. Riêng đối với các nước đang phát triển, sự phát triển của ngành CNĐT có một vai trò rất quan trọng bởi vì: Góp phần thúc đẩy sự tham gia của các nước này vào quá trình toàn cầu hoá sản xuất và thương mại. Nó góp phần làm tăng dung lượng thông tin trong các hoạt động kinh tế, linh hoạt hoá các giao dịch kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, nâng cao hiệu quả trong quản lý sản xuất, kinh doanh, tạo nên sự chuyên môn hoá và mở rộng quy mô kinh tế; Làm tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc chuyển đổi các ngành công nghiệp sản xuất hàng hoá thông thường sang sản xuất các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng chất xám cao. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, giảm những tác động xấu đến môi trường trong quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá. 4– Nội dung đầu tư phát triển ngành CNĐT 4.1 - Đầu tư vào máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, cơ sở hạ tầng Đầu tư vào tài sản cố định đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động của các ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp điện tử nói riêng bởi hai lý do sau: Thứ nhất, chi phí cho các hạng mục chiếm tỷ lệ cao trong tổng số vốn đầu tư. Thứ hai, nó là bộ phận cơ bản tạo ra sản phẩm – hoạt động chính của mỗi ngành. Như vậy, hoạt động đầu tư vào tài sản cố định đóng vai trò cực kỳ quan trọng nếu không nói là quyết định đối với phần lợi nhuận thu được của ngành. Các hãng thường tăng cường thêm tài sản cố định khi họ thấy trước được những cơ hội có lợi để mở rộng sản xuất, hoặc vì họ có thể giảm bớt chi phí bằng cách chuyển sang những phương pháp sản xuất dùng nhiều vốn hơn. Ta đi xem xét đầu tư vào cơ sở hạ tầng xây dựng. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là một trong những hoạt động được thực hiện đầu tiên của mỗi công cuộc đầu tư (trừ trường hợp đầu tư chiều sâu). Hoạt động đó bao gồm các hạng mục xây dựng nhằm tạo điều kiện và đảm bảo cho dây chuyền thiết bị sản xuất, công nhân hoạt động được thuận lợi an toàn. Để thực hiện tốt các hạng mục này, trước tiên phải tính đến các điều kiện thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lý, địa hình, địa chất…đồng thời phải căn cứ vào yêu cầu về đặc tính kỹ thuật của máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất, cách tổ chức điều hành, nhu cầu dự trữ, số lượng công nhân…Các hạng mục được chia thành các nhóm cơ bản sau: Các phân xưởng sản xuất chính, phụ. Hệ thống điện. Hệ thống nước Hệ thống giao thông, bến đỗ, bốc dỡ hàng Hệ thống thắp sáng, điều hoà không khí Văn phòng, phòng học, tường rào Nhà ăn, khu giải trí, vệ sinh Hệ thống sử lý chất thải và bảo vệ môi trường Hệ thống thông tin liên lạc Đối với mỗi hạng mục công trình, phải xem xét, cân nhắc và quyết định : diện tích xây dựng, đặc điểm kiến trúc (bê tông cốt thép, gạch, khung thép…), kích thước và chi phí… Về mặt chi phí: thông thường để tính toán chi phí xây dựng, người ta dựa trên chi phí một đơn vị xây dựng, từ đó tính cho toàn bộ diện tích của hạng mục. CFi = Pi * Si Trong đó: CFi là chi phí xây dựng của hạng mục i Pi là giá thành một đơn vị diện tích của hạng mục i Si là diện tích xây dựng của hạng mục i Khi đó, tổng chi phí toàn bộ hạng mục xây dựng là: CF = ồ CFi, i = 1,n Riêng hệ thống điện nước và các bộ phận khác có tỷ lệ máy móc thiết bị lớn thì tính theo giá thành của máy móc thiết bị cùng với các chi phí phụ khác. Cùng với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, ngành CNĐT còn phải dành một số lượng vốn cực lớn cho đầu tư vào máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ. Trong điều kiện ngày nay với sự phát triển
Tài liệu liên quan