Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo đặc trƣng thể loại là một vấn
đề không mới. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Những
năm đầu thập kỷ bẩy mƣơi của thế kỷ XX ta có thể nói đến cuốn sách “Vấn
đề giảng dạy tác phẩm văn học theo đặc trƣng loại thể” của GS Trần Thanh
Đạm chủ biên (NXB Giáo dục, H, 1971). Trong công trình này, những ngƣời
viết đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của từng loại thể và phƣơng pháp dạy
theo đặc trƣng loại thể. Đây là những đóng góp quan trọng trong công việc
định hƣớng dạy học tác phẩm văn chƣơng trong nhà trƣờng. Thế nhƣng ở
công trình này, các tác giả mới chỉ chú ý đến các thể loại văn học thành văn
còn các thể loại của văn học dân gian, trong đó có ca dao thì chƣa đƣợc quan
tâm đầy đủ. Mặc dù chúng ta đều biết rằng văn học dân gian cũng đƣợc phân
ra các thể loại (tự sự trữ tình, kịch). Dạy một tác phẩm văn học dân gian cũng
nhƣ dạy một tác phẩm văn chƣơng, nhƣng đây là một bộ phận có những đặc
điểm riêng. Cũng là thể loại trữ tình nhƣng ngoài những đặc điểm của trữ tình
nói chung thì trữ tình dân gian còn có những đặc điểm riêng. Vì vậy không
thể không bàn đến dạy học tác phẩm văn học dân gian theo thể loại. Các nhà
nghiên cứu đã bàn đến vấn đề dạy học tục ngữ, ca dao, truyện dân gian ở
trung học phổ thông (THPT). Song vấn đề dạy học ca dao trong sách giáo
khoa Ngữ văn 10 (xuất bản năm 2006) thì chƣa có một công trình nào đề cập
đến một cách công phu và có hệ thống. Đề tài này nhằm góp thêm một tiếng
nói vào lý luận về dạy học tác phẩm văn chƣơng theo đặc trƣng thể loại mà
những ngƣời đi trƣớc đã đặt ra.
101 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2529 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dạy - Học ca dao trong ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
----------- ------------
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHI
DẠY - HỌC CA DAO TRONG NGỮ VĂN 10
THEO HƯỚNG TÍCH HỢP VÀ TÍCH CỰC
Chuyên ngành: LÝ LUẬN PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC VĂN TIẾNG
VIỆT
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Hoàng Hữu Bội
THÁI NGUYÊN – 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
----------- ------------
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHI
DẠY - HỌC CA DAO TRONG NGỮ VĂN 10
THEO HƯỚNG TÍCH HỢP VÀ TÍCH CỰC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN – 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
NXB : Nhà xuất bản
SGK : Sách giáo khoa
PPGD : Phương pháp giảng dạy
THPT : Trung học phổ thông
THCS : Trung học cơ sở
Tr : Trang
VHDG : Văn học dân gian
VHV : Văn học viết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Mục lục
Mở đầu ...............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 11
4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 11
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 11
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 12
7. Giả thuyết của luận văn ............................................................................... 12
8. Bố cục của luận văn .................................................................................... 12
Nội dung ................................................................................................. 13
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc dạy - học ca dao theo hướng tích
hợp, tích cực ........................................................................................... 13
1.1. Dạy học ca dao theo cách tiếp cận từ đặc trưng của thể loại ca dao ........ 13
1.1.1. Vận dụng thi pháp ca dao vào dạy học ca dao ...................................... 13
1.1.2. Đổi mới phương pháp dạy - học ca dao ................................................ 26
1.1.3. Những ưu điểm của dạy học ca dao theo hướng thi pháp ..................... 34
1.1.4. Những hạn chế của dạy học ca dao theo hướng thi pháp ..................... 36
1.2. Quan điểm tích hợp và dạy - học ca dao theo hướng tích hợp ................ 37
1.2.1. Quan điểm tích hợp trong dạy - học Ngữ văn ....................................... 37
1.2.2. Nội dung tích hợp trong dạy - học Ngữ văn ở THPT ........................... 39
1.2.3. Vận dụng nội dung tích hợp trong dạy - học ca dao ở lớp 10 ............... 43
1.3. Quan điểm tích cực và nội dung dạy-học ca dao theo hướng tích cực .... 45
1.3.1. Quan điểm tích cực trong dạy - học Ngữ văn ....................................... 45
1.3.2. Nội dung tích cực trong dạy - học Ngữ văn ở THPT ........................... 45
1.3.3. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy - học ca dao ở
lớp 10 .................................................................................................... 48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Chương 2: Tổ chức dạy - học ca dao ở lớp 10 theo hướng tích hợp,
tích cực .................................................................................................... 50
2.1. Việc thực thi chương trình và SGK Ngữ văn 10 ở phần ca dao .............. 50
2.1.1. Nhận thức của giáo viên về dạy học theo hướng tích hợp tích cực ...... 50
2.1.2. Việc thực thi của giáo viên ở giờ dạy ca dao ........................................ 53
2.2. Chương trình và SGK Ngữ văn 10........................................................... 56
2.2.1. Một số vấn đề chung về chương trình và SGK mới ............................. 56
2.2.2. Chương trình và SGK Ngữ văn 10........................................................ 58
2.3. Tổ chức dạy - học ca dao ở Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp, tích cực .. 59
2.3.1. Dạy ca dao theo hướng tích hợp ........................................................... 59
2.3.1.1. Tích hợp và Tập làm văn ................................................................... 59
2.3.1.2. Tích hợp với tiếng Việt ...................................................................... 60
2.3.2. Dạy học ca dao theo hướng tích cực .................................................... 60
Chương 3: Thiết kế thể nghiệm ............................................................ 68
3.1. Mục đích thể nghiệm ................................................................................ 68
3.2. Nội dung thể nghiệm ................................................................................ 68
3.3. Đối tượng thể nghiệm .............................................................................. 70
3.4. Thiết kế bài học ....................................................................................... 70
3.5. §¸nh gi¸ thiÕt kÕ thÓ nghiÖm .................................................................. 89
Kết luận .................................................................................................. 90
Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lời cảm ơn
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sÜ Hoàng Hữu Bội - người
thầy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn,
Phòng đào tạo - Nghiên cứu khoa học trường Đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn
1
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đề tài này được chọn từ yêu cầu giải quyết tiếp vấn đề dạy học tác
phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại
Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo đặc trƣng thể loại là một vấn
đề không mới. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Những
năm đầu thập kỷ bẩy mƣơi của thế kỷ XX ta có thể nói đến cuốn sách “Vấn
đề giảng dạy tác phẩm văn học theo đặc trƣng loại thể” của GS Trần Thanh
Đạm chủ biên (NXB Giáo dục, H, 1971). Trong công trình này, những ngƣời
viết đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của từng loại thể và phƣơng pháp dạy
theo đặc trƣng loại thể. Đây là những đóng góp quan trọng trong công việc
định hƣớng dạy học tác phẩm văn chƣơng trong nhà trƣờng. Thế nhƣng ở
công trình này, các tác giả mới chỉ chú ý đến các thể loại văn học thành văn
còn các thể loại của văn học dân gian, trong đó có ca dao thì chƣa đƣợc quan
tâm đầy đủ. Mặc dù chúng ta đều biết rằng văn học dân gian cũng đƣợc phân
ra các thể loại (tự sự trữ tình, kịch). Dạy một tác phẩm văn học dân gian cũng
nhƣ dạy một tác phẩm văn chƣơng, nhƣng đây là một bộ phận có những đặc
điểm riêng. Cũng là thể loại trữ tình nhƣng ngoài những đặc điểm của trữ tình
nói chung thì trữ tình dân gian còn có những đặc điểm riêng. Vì vậy không
thể không bàn đến dạy học tác phẩm văn học dân gian theo thể loại. Các nhà
nghiên cứu đã bàn đến vấn đề dạy học tục ngữ, ca dao, truyện dân gian ở
trung học phổ thông (THPT). Song vấn đề dạy học ca dao trong sách giáo
khoa Ngữ văn 10 (xuất bản năm 2006) thì chƣa có một công trình nào đề cập
đến một cách công phu và có hệ thống. Đề tài này nhằm góp thêm một tiếng
nói vào lý luận về dạy học tác phẩm văn chƣơng theo đặc trƣng thể loại mà
những ngƣời đi trƣớc đã đặt ra.
2
1.2. Đề tài này còn được lựa chọn từ thực tiễn dạy học ca dao trong sách
Ngữ văn 10 hiện nay ở trường THPT theo yêu cầu đổi mới phương pháp
dạy học
Hiện nay nền giáo dục nƣớc ta đang thực thi việc đổi mới chƣơng trình,
SGK các cấp học. Năm học 2006 - 2007, SGK Ngữ văn 10 mới chính thức
đƣa vào dạy học đại trà trên toàn quốc. Trong cuốn SGK “Văn học 10, tập 1”
(Sách chỉnh lý hợp nhất) NXB Giáo dục, 2000 có hai chùm bài ca dao: Những
câu hát thân thân; Những câu hát tình nghĩa. Cho đến năm 2006 SGK “Ngữ
văn 10” (sách cơ bản) lại gộp hai chùm bài ca dao Những câu hát thân thân;
Những câu hát tình nghĩa thành chùm Ca dao than thân yêu thương, tình
nghĩa và có thêm một chùm Ca dao hài hước. Trong quá trình thực hiện
chƣơng trình SGK mới, giáo viên và học sinh không phải không gặp những
khó khăn nhất định.
Trong đợt thực tế sƣ phạm vừa qua, chúng tôi đã chú ý tìm hiểu việc
dạy học ca dao trong sách Ngữ văn 10 ở một số trƣờng phổ thông. Chúng tôi
nhận thấy, trên thực tế việc dạy ca dao trƣờng THPT đã có nhiều thuận lợi (đa
số học sinh yêu thích ca dao vì thể loại này có đặc điểm giản dị, dễ hiểu) song
điều đó không có nghĩa là việc dạy học ca dao đã đạt đƣợc hiệu quả nhƣ
mong muốn. Trong những giờ học đó vẫn có những bài học đƣợc khai thác
giống nhƣ bài học ở các thể văn học thành văn. Giáo viên chỉ phân tích một
cách cô lập trên văn bản ngôn từ mà không đặt tác phẩm vào môi trƣờng văn
học dân gian, thời điểm phát sinh… để khai thác. Hoặc có bài lại dạy theo
cách “diễn nôm ca dao”, làm phức tạp hoá sự giản dị dễ hiểu của ca dao. Vấn
đề dạy học ca dao theo hƣớng tích hợp và tích cực là vấn đề mới mẻ. Nhiều
giáo viên lúng túng khi thực thi điều này. Dạy học ca dao nhƣ thế nào để thực
hiện đƣợc nguyên tắc tích hợp và lôi cuốn đƣợc học sinh vào hoạt động liên
tƣởng, tƣởng tƣợng, sáng tạo? Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi chọn đề tài:
“Dạy - học ca dao trong Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực”,
nhằm góp một tiếng nói giải quyết khó khăn cho ngƣời đứng lớp trong đó có
chúng tôi.
3
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nâng cao hiệu quả dạy học văn nói chung, dạy học ca dao nói
riêng là công việc đầy khó khăn thử thách đối với không chỉ độ ngũ giáo viên
đứng lớp mà còn đối với các nhà chuyên môn, các nhà nghiên cứu.
Trong số những tài liệu chúng tôi có đƣợc, vấn đề phân tích, bình giảng
ca dao và dạy học ca dao đã đƣợc đặt ra và giải quyết ở những công trình sau:
* Cuốn sách “Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân
gian” của GS Đỗ Bình Trị, NXB Giáo dục, 1999 đề cập tới mục đích, ý nghĩa
của việc nghiên cứu thi pháp thể loại: “Thể loại đƣợc gọi là đơn vị cơ sở của
văn học dân gian và là điểm xuất phát tất yếu của công việc nghiên cứu văn
học dân gian. Và mỗi thể loại văn học dân gian có cách nói riêng của nó. Thi
pháp thể loại chính là cách nói riêng ấy. Có nắm đƣợc thi pháp thể loại mới có
kh¶ “giải mã” các tác phẩm thuộc thể loại”. Tác giả cũng chỉ rõ, trong nhà
trƣờng “việc nghiên cứu thi pháp thể loại giúp ngƣời giáo viên không những
có khả năng tự mình hiểu đúng, hiểu sâu hơn các tác phẩm văn học dân gian
trong chƣơng trình, mà có khả năng hoàn thiện hệ thống thao tác phân tích tác
phẩm nhằm luyện tập cho học sinh cách đọc - hiểu tác phẩm ngay chính trong
quá trình các em đƣợc hƣớng dẫn tìm hiểu tác phẩm”.
Nhƣ vậy ở đây một lần nữa tác giả lại nhấn mạnh tới vai trò của thi
pháp thể loại, coi nó là chìa khoá giúp cho ngƣời giáo viên mở cánh cửa văn
học dân gian trong nhà trƣờng. Cũng xuất phát từ đó khi đề cập đến những
đÆc điểm thi pháp của ca dao tác giả cho rằng: sự tổng hoà của những đặc
điểm thi pháp những nhân vật trữ tình, những hoàn cảnh điển hình trong ca
dao, kết cấu ca dao, hệ thống hình ảnh và ngôn ngữ, thể thơ và sự vận dụng
các thể thơ trong ca dao đã tạo nên một phong cách chung bền vững của ca
dao truyền thống.
4
* Cuốn “Bình giảng ca dao” của nhà nghiên cứu VHDG Hoàng Tiến
Tựu (NXB Giáo dục 1992) có nói về “Công việc bình giảng ca dao” nhƣ sau:
- Một bài ca dao đƣợc chọn để bình giảng phải có ít nhất ba điều kiện
sau đây: Thứ nhất, phải là một bài ca dao hay, có giá trị thực sự về nội dung
và nghệ thuật, đồng thời phải có vấn đề, có chỗ để bình giảng, đánh bình
giảng. Thứ hai, phù hợp với khả năng và sở trƣờng của ngƣời bình giảng. Thứ
ba, phù hợp với nhu cầu thị hiếu ngƣời nghe, ngƣời đọc (tr.15).
- Mục đích của việc bình giảng ca dao nói riêng cũng nhƣ việc nghiên cứu
văn học dân gian nói chung, không phải chủ yếu là chứng minh cho cái chung và
sự giống nhau. Càng không phải chỉ là nhƣ thế (mặc dù điều này cũng cần thiết),
mà chủ yếu là tìm tòi, phát hiện và lý giải những cái riêng, những nét đặc thù,
độc đáo, trong sáng tác dân gian của từng dân tộc, từng địa phƣơng, từng thời kỳ
lịch sử, cũng nhƣ cái riêng của từng tác phẩm cụ thể (tr.9).
- Ngƣời làm ca dao cũng nhƣ ngƣời làm thơ, biến ý thành tứ ngƣời bình
giảng ca dao và thơ phải dựa vào tứ mà tìm ra ý, và khi đã hiểu rõ và nắm
vững đƣợc chủ ý (hay chủ đề) của tác giả rồi, ngƣời bình giảng mới có điều
kiện và cơ sở chắc chắn để tiến hành công việc bình giảng và bình luận, khen
chê bài ca dao hay bài thơ một cách kỹ càng, chính xác và tinh tế (tr.28).
- Trong ca dao, ngoài mối quan hệ giữa ý và tứ, còn mối quan hệ giữa
tình và tứ, sự và tình, đều là mối quan hệ quan trọng mà ngƣời bình giảng
không thể quan tâm chú ý (tr.30).
- Muốn hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu sâu sắc và thấu đáo một bài ca dao phải
bám sát vào từ ngữ của nó, thông qua từ ngữ để tìm ra ý, tứ, sự, tình ở trong
đó. Và sau khi nắm đƣợc ý, tứ, sự, tình của toàn bài mới có điều kiện đầy đủ
và chắc chắn để nhận rõ ý nghĩa đích thực (nghĩa trong bài) của các từ ngữ đã
đƣợc tác giả sử dụng. Hiện tƣợng “ý tại ngôn ngoại” ở trong ca dao không
phải là hiếm (tr.34).
5
Tác giả đã vận dụng lý thuyết trên vào bình giảng một số bài ca dao
hay trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam. Trong tổng số 48 bài ca dao
tuyển chọn, có 8 bài đƣợc dạy trong chƣơng trình THCS, THPT.
* Cuốn “Thi pháp ca dao” của nhà nghiên cứu văn học dân gian
Nguyễn Xuân Kính (NXB Giáo dục KHXH - Hà Nội 1992), là công trình
nghiên cứu về đặc điểm thi pháp ca dao cổ truyền của ngƣời Việt.
Tác giả đã khái quát đặc điểm thi pháp ca dao nhƣ sau: “Xét về mặt thi
pháp, bên cạnh những điểm giống thơ của các tác giả thuộc dòng văn học viết,
những nét giống vè (một thể loại văn học dân gian), ca dao có những đặc
điểm riêng biệt: Ngôn ngữ ca dao là sự kết hợp giữa ngôn ngữ thơ và ngôn
ngữ đời thƣờng. Đa số các lời ca dao trữ tình là những văn bản biểu hiện.
Cách sử dụng tên riêng chỉ địa điểm trong ca dao về cơ bản khác với cách
dùng loại từ này trong thơ bác học. Về thể thơ, 95% ca dao cổ truyền đƣợc
sáng tác theo thể thơ lục bát. Các tác giả văn học dân gian khác các tác giả
văn học viết ở chỗ họ không chịu khuôn sáng tác vào những luật lệ có sẵn, do
đó thơ ca dân gian có phần hồn nhiên mộc mạc hơn. Mặt khác, hiện tƣợng đó
lại chứng tỏ ngƣời bình dân ít có khả năng tung hoành sáng tạo trong khuôn
khổ nghiêm ngặt của luật thơ. Sự ngắn gọn của các tác phẩm ca dao, phản ánh
đặc điểm, hoàn cảnh; điều kiện sáng tác và sinh hoạt văn hoá văn nghệ dân
gian; mặt khác tính chất này cũng cho thấy tác giả dân gian chƣa có khả năng
xây dựng những tác phẩm thơ với quy mô đồ sộ. Kết cấu một số vế có phần
vần, kết cấu hai tƣơng hợp, kết cấu hai vế đối lập và trong khi sáng tạo lời
mới một dòng hoặc nhiều dòng ca dao có sẵn có thể đƣợc sử dụng… Là
những dạng kết cấu độc đáo và là đặc điểm của ca dao. Thời gian nghệ thuật
trong ca dao là thời gian hiện tại, thời gian diễn xƣớng. Không ít trƣờng hợp
trong đó thời gian miêu tả có tính chất công thức, ƣớc lệ. Không gian nghệ
thuật trong ca dao chủ yếu là không gian trần thế, đời thƣờng, bình dị, phiếm
6
chỉ với những nhân vật chƣa đƣợc cá thể hoá, mang tâm trạng, tình cảm
chung của nhiều ngƣời. Tuy cùng xây dựng các biểu tƣợng trên cơ sở là hiện
thực khách quan, nhƣng nhiều ý nghĩa của các biểu tƣợng trong ca dao khác
hẳn với thơ bác học… Các đặc điểm thi pháp vừa nêu tạo thành một thẻ loại
riêng trong lịch sử văn học Việt Nam: “Thể ca dao” (tr. 233 - 234).
* Cuốn “Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy - nghiên cứu văn học
dân gian” của GS Hoàng Tiến Tựu (NXB Giáo dục 1993) đã khẳng định sự
cần thiết xây dựng những quy phạm riêng cho việc dạy học văn học dân gian
ở trƣờng phổ thông. Tác giả đã đề cập đến các phƣơng pháp nghiên cứu văn
học dân gian, làm sáng tỏ vấn đề giảng dạy văn học dân gian theo đặc trƣng
thể loại nhƣ: Dạy truyện dân gian, tục ngữ, ca dao…
Trong chƣơng IV “Mấy vấn đề cụ thể nghiên cứu và giảng dạy ca dao”
(35 trang), tác giả đã chỉ ra một số cách dạy ca dao phổ biến hiện nay và nêu
lên những khó khăn đối với việc tìm hiểu một bài ca dao cổ. Theo ông “Quá
trình lĩnh hội và phân tích, lý giải một bài ca dao cổ gồm nhiều khâu, nhiều
bƣớc cụ thể khác nhau”. Những khâu, những bƣớc chủ yếu và quan trọng có
thể đƣợc tóm tắt dƣới dạng những câu hỏi sau:
1. Bài ca dao ra đời trong hoàn cảnh và trƣờng hợp nào? (Vấn đề xác
định đƣợc hoàn cảnh lịch sử, cái “khung” thời gian của tác phẩm).
2. Bài ca dao đƣợc lƣu hành sớm nhất và nhiều nhất ở vùng nào? (Vấn
đề xác định quê hƣơng gốc và địa bàn lƣu hành chủ yếu của tác phẩm).
3. Bài ca dao thuộc thể loại nào? (Vấn đề xác định đặc trƣng thể loại và
tiểu thể loại của nó).
4. Chủ thể và nhân vật trữ tình của bài ca dao là gì? Hay là bài ca dao
của ai? Ngƣời ấy nhƣ thế nào? (Vấn đề xác định chủ thể và nhân vật trữ tình
trong phần lời và trong sự biểu diễn, sử dụng thực tế của bài ca dao).
7
5. Đối tƣợng trữ tình của bài ca dao là gì? Hay là bài ca dao là lời trao
đổi bày tỏ với ai? Ngƣời ấy nhƣ thế nào? (Vấn đề xác định đối tƣợng trữ tình
trực tiếp hay gián tiếp, chung hoặc riêng của mỗi bài ca dao).
6. Nội dung của bài ca dao là gì? (Hay là bài ca dao nói về những điều
gì?). Vấn đề xác định nội dung truyền đạt, phô diễn của bài ca dao.
7. Chủ thể bài ca dao là gì? (Hay vấn đề chủ yếu của bài ca dao muốn
nói gì? Vấn đề phân tích chủ đề bài ca dao thƣờng phải tìm hiểu đầy đủ các
tác phẩm mới xác định đúng đƣợc).
8. Hình thức nghệ thuật bài ca dao nhƣ thế nào? Hay bài ca dao phô
diễn tâm tƣ, tình cảm bằng những phƣơng pháp, phƣơng tiện và thủ thuật nhƣ
thế nào? (Vấn đề phân tích lý giải hình thức nghệ thuật của tác phẩm thƣờng
chỉ có thể nhận thức đƣợc rõ khi đã nắm chắc nội dung và chủ thể của nó).
9. Bài ca dao còn có liên hệ gì với cuộc sống và tâm tƣ tình cảm của
nhân dân hiện nay và mai sau không? Mối liên hệ ấy nhƣ thế nào? Vấn đề ý
nghĩa và giá trị hiện đại của bài ca dao cổ về mặt nội dung cũng nhƣ mặt nghệ
thuật (tr. 134 - 135).
Bên cạnh các công trình chúng tôi nêu trên còn rất nhiều công trình quý
báu giúp chúng tôi hoàn thành luận văn nhƣ cuốn “Văn học Việt Nam - Văn
học dân gian, những công trình nghiên cứu” (của nhiều tác giả, do GS Bùi
Mạnh Nhị chủ biên, NXB Giáo dục, tái bản 2000); cuốn “Giảng văn văn học
dân gian Việt Nam” của hai tác giả Vũ Anh Tuấn và Nguyễn Xuân Lạc -
NXB Giáo dục 1993; Luận án tiến sỹ của Nguyễn Xuân Lạc “Quan điểm tiếp
cận và phương pháp dạy học ca dao ở THPT” (1996); cuốn “Phương pháp
dạy học tác phẩm văn chương” (theo thể loại) của Tiến sỹ Nguyễn Viết Chữ,
NXB ĐHSP, 2005.
Gần đây khi SGK Ngữ văn 10 đã đƣợc thực thi trong nhà trƣờng, có
nhiều cuốn sách tham khảo đã đƣợc xuất bản. Sách tham khảo dạy học Ngữ
8
văn 10 chia làm hai loại: loại sách phân tích, bình giảng các tác phẩm có trong
Ngữ văn 10; loại sách gợi ý về phƣơng pháp dạy học nhƣ cuốn Thiết kế bài
giảng Ngữ văn 10 của TS. Hoàng Hữu Bội, Thiết kế bài học Ngữ văn 10 do
GS. Phan Trọng Luận chủ biên…
2.2. Ca dao là mảnh đất nuôi dƣỡng và lƣu giữ đời sống tinh thần của
nhân dân lao động, vì thế, ca dao từ lâu không chỉ trở thành đối tƣợng ng