Luận văn Dạy học kịch bản văn học ở trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại
Giáo dục hiện nay luôn được quan tâm hàng đầu. Việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông trong đó có đổi mới phương pháp dạy học văn theo tinh thần khoa học hiện đại đã, đang diễn ra sôi động và thu được nhiều kết quả đáng mừng.Việc chúng tôi chọn đề tài này xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đã được quy định tại Luật giáo dục của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005 ở Khoản 2 Điều 5: “ Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lê n”. Với yêu cầu đổi mới, phương pháp giáo dục đã đánh giá lại vai trò của học sinh, coi học sinh là chủ thể tiếp nhận, là trung tâ m của quá trình tiếp nhận và là bạn đọc sáng tạo trong quá trình dạy học văn. Nó không chỉ đòi hỏi kiến thức mà còn cả tài năng nghệ thuật sư phạm của người giáo viên. Thày giáo giống như kiến trúc sư trước mỗi công trình nghệ thuật. Dưới bàn tay của nhà chạm khắc, nó mang dấu ấn cảm thụ riêng hàm chứa tầng sâu ý nghĩa. Đứng trước một tác phẩm văn chương nói chung, giáo viên thật khó định ra một cách dạy chung bởi mỗi bài, mỗi tác phẩm có những nét đặc thù riêng của loại thể. Chính vì vậy, nó càng đòi hỏi người thầy phải xác định được loại thể của từng tác phẩm, từ đó xác định cho mình một phương pháp, biện pháp dạy học phù hợp. Trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, văn bản kịch chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn so với văn bản văn học khác. Tâm lý phổ biến của đời sống văn học nhà trường là ít quan tâm đến kịch bản vă n học. Kinh nghiệm thưởng thức kịch hạn chế, tài liệu viết về kịch không nhiều, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên văn bản kịch là loại văn bản có những nét đặc thù riêng. Như chúng ta đã biết, kịch được giảng dạy trong nhà trường không phải với tính chất là một loại hình nghệ thuật. Chúng ta giảng dạy kịch trên phương diện văn học, nhưng kịch không đơn thuần giống như tự sự bởi nó là môn nghệ thuật tổng hợp, nó có mối quan hệ với sân khấu như hình với bóng. Việc thưởng thức một tác phẩm thuộc thể loại kịch không giống với mọi tác phẩm văn học khác. Do vậy, việc dạy học kịch bản văn học quả là một việc làm không dễ đối với cả giáo viên và học sinh. Sách giáo khoa Ngữ văn cấp THPT hiện nay đưa vào chương trình những kịch bản văn học rất hay, có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học nhưng không phải dễ giảng dạy. Đến với đề tài: “Dạy học kịch bản văn học ở Trung học phổ thông theo đặc trƣng thể loại”, chúng tôi muốn đưa ra một biện pháp thích hợp nhằm khắc phục được những tồn tại khi dạy học tác phẩm kịch trong nhà trường phổ thông nói chung, văn bản kịch: “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” trích “Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng và “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” (trích) của Lưu Quang Vũ nói riêng.