Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn chương theo hướng tích hợp và tích cực là một vấn đề còn mới mặc dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Nhiều nhà khoa học và nhiều thầy cô giáo ở các trường phổ thông đã quan tâm và có những ý kiến đóng góp không nhỏ cho việc giảng dạy tác phẩm văn chương theo hướng tích hợp và tích cực.
141 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2212 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dạy - Học truyện cười trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
§¹I HäC TH¸I NGUY£N
TR¦êNG §¹I HäC S¦ PH¹M
NGUYỄN THỊ THANH TÂM
DẠY - HỌC TRUYỆN CƯỜI TRONG
SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 THEO
HƯỚNG TÍCH HỢP VÀ TÍCH CỰC
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
§¹I HäC TH¸I NGUY£N
TR¦êNG §¹I HäC S¦ PH¹M
NGUYỄN THỊ THANH TÂM
DẠY - HỌC TRUYỆN CƯỜi TRONG
SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 THEO
HƯỚNG TÍCH HỢP VÀ TÍCH CỰC
Chuyên ngành: LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC VĂN VÀ TIẾNG VIỆT
Mã số: 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HOÀNG HỮU BỘI
THÁI NGUYÊN - 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
A - PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Đề tài đƣợc lựa chọn từ yêu cầu giải quyết vấn đề dạy học tác
phẩm văn chƣơng theo hƣớng tích hợp và tích cực.
Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn chương theo hướng tích hợp và tích
cực là một vấn đề còn mới mặc dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về
vấn đề này. Nhiều nhà khoa học và nhiều thầy cô giáo ở các trường phổ thông
đã quan tâm và có những ý kiến đóng góp không nhỏ cho việc giảng dạy tác
phẩm văn chương theo hướng tích hợp và tích cực. Ngay từ thập niên chín
mươi ta có thể nói đến cuốn sách Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để
phát triển các năng lực ở nhà trường của tác giả Xavier Roegiers (Nxb Giáo
dục 1996 do Đào Trọng Quang và Nguyễn Ngọc Nhị dịch - trong khuôn khổ
dự án VNM 137-3000/94/096 - 01 của Liên hiệp Châu Âu). Trong công trình
này, người viết đã chỉ ra giá trị lý luận về nội dung và bản chất của tích hợp,
nêu bật những ảnh hưởng của khoa sư phạm tích hợp đối với chương trình
SGK cũng như kiến thức mà học sinh lĩnh hội được. Đây là những đóng góp
quan trọng trong việc định hướng dạy học tác phẩm văn chương trong nhà
trường hiện nay.
Thế nhưng ở công trình này, tác giả mới chỉ chú ý đến ảnh hưởng chung
của khoa sư phạm tích hợp với tất cả các vấn đề trong nhà trường, mà chưa đi
vào cụ thể việc dạy - học tác phẩm văn chương nhất là các thể loại văn học dân
gian (VHDG) đặc biệt là các thể loại tự sự (trong đó có truyện cười) thì chưa
được quan tâm đầy đủ. Mặc dù chúng ta đều biết rằng, dạy một tác phẩm VHDG
cũng là dạy một tác phẩm văn chương nhưng đây là một bộ phận có những đặc
điểm riêng. Cũng là loại hình tự sự nhưng ngoài những đặc điểm của loại hình tự
2
sự nói chung thì tự sự dân gian còn có những đặc điểm khác biệt, nhất là thể loại
truyện cười.
Truyện cười dân gian Việt Nam là thể loại tự sự chứa đựng cái hài,
dùng tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để thực hiện chức năng phê phán,
châm biếm, đả kích cái xấu và mua vui giải trí. Đây là loại truyện kể ngắn gọn
nhất (5-7 câu, dài 15 - 20) có mở đầu, diễn biến và kết thúc câu chuyện, có
nhân vật, phần lớn nhân vật có nét khó quên. Truyện cười là thể loại có những
đặc điểm riêng biệt như vậy cho nên việc dạy thể loại đó theo hướng tích hợp
và tích cực đối với các giáo viên bậc THPT hiện nay là một vấn đề hoàn toàn
mới. Hơn nữa, lý thuyết về tích hợp và tích cực cũng là vấn đề mới chưa hẳn
đã có những cách hiểu đầy đủ và nhất trí giữa những nhà nghiên cứu và
những người thực thi. Do đó mà chúng tôi chọn đề tài này để tìm hiểu thêm
về mặt lý thuyết nguyên tắc tích hợp và tích cực trong chương trình.
1.2. Đề tài còn đƣợc lựa chọn từ thực tiễn dạy học truyện cƣời trong
SGK Ngữ văn 10 hiện nay ở trƣờng THPT theo yêu cầu đổi mới phƣơng
pháp dạy học.
Hiện nay nhà trường Việt Nam đang thực hiện việc đổi mới chương
trình sách giáo khoa (SGK) các cấp học. Năm học 2006-2007, SGK Ngữ văn
10 mới chính thức được đưa vào dạy học đại trà trên toàn quốc. Có nhiều thể
loại văn học được đưa vào chương trình phổ thông. Trong cuốn SGK Văn học
10 tập 1 phần Văn học Việt Nam (sách chỉnh lý hợp nhất) Nxb Giáo dục 2000
không có thể loại truyện cười. Thể loại này đã có ở chương trình Văn 7 (SGK
chỉnh lý năm học 1995-1996). Với bốn truyện cười: Mất rồi, (Cháy !) ; Treo
biển, Lợn cưới, áo mới; Thà chết còn hơn. Năm 2000 SGK Ngữ văn 6 rút bớt
chỉ còn lại hai truyện: Treo biển và Lợn cưới, áo mới. Cho đến năm 2006 ở
bậc THPT SGK Ngữ văn 10 (Sách cơ bản và sách nâng cao) đều có thể loại
truyện cười với hai truyện: Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày.
3
Trong quá trình thực hiện chương trình SGK mới, với nhiều yêu cầu mới giáo
viên và học sinh không phải không gặp những khó khăn nhất định. Giáo viên
phải tìm ra cách tiếp cận phù hợp để hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, khám phá
tự chiếm lĩnh tri thức. Thực hiện được những yêu cầu đó không phải là điều dễ
dàng.
Trong đợt thực tế Sư phạm vừa qua, chúng tôi đã chú ý tìm hiểu việc
dạy học truyện cười trong SGK Ngữ văn 10 ở một số trường PT (Trường
THPT thực nghiệm Nguyễn Gia Thiều - Gia Lâm - Hà Nội), Trường PTTH số I
Lạng Giang - Bắc Giang; Trường THPT Yên Dũng số II Bắc Giang. Chúng tôi
nhận thấy, trên thực tế việc dạy - học truyện cười ở trường THPT có thuận lợi
(đa số HS yêu thích vì thể loại này rất giàu tính chất duy lý). Song, điều đó
không có nghĩa là việc dạy - học truyện cười đã đạt được hiệu quả như mong
muốn. Trong những giờ học đó vẫn có những bài học được khai thác giống
như bài học ở các thể văn học thành văn. GV chỉ phân tích một cách cô lập
trên văn bản ngôn từ mà không đặt tác phẩm vào môi trường VHDG, thời
điểm phát sinh...để khai thác hoặc có bài lại được dạy theo cách tầm chương
trích cú, nhấm nháp ngôn từ, hình ảnh, làm cho HS "thấy cây mà không thấy
rừng"; hoặc viện dẫn quá xa, luận bàn lan man ra ngoài tác phẩm. Vì thế trong
giờ học, tính tích cực chủ động của HS chưa được phát huy, HS còn thụ động
trong việc tiếp thu, lĩnh hội tác phẩm. Vậy dạy - học như thế nào để kích thích
được hứng thú và lôi cuốn được tất cả HS vào hoạt động liên tưởng, tưởng
tượng, tìm tòi, khám phá, sáng tạo?
Xuất phát từ những lý do nói trên, chúng tôi chọn đề tài này nhằm góp
một tiếng nói giải quyết khó khăn cho những người đứng lớp khi thực hiện
chương trình mới này trong đó có chúng tôi.
4
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Vấn đề tích hợp, tích cực trong môn Ngữ văn:
Vấn đề tích hợp và tích cực trong dạy - học Ngữ Văn là điểm mới và
hiện đại, thu hút không nhỏ sự quan tâm của các nhà phương pháp và những
người làm công tác giáo dục, trở thành nội dung của nhiều cuộc luận bàn, trao
đổi. Mặc dù có rất nhiều ý kiến, quan điểm bàn luận dưới những góc độ khác
nhau về vấn đề ấy nhưng cuối cùng các nhà giáo dục đều nhận thấy rõ hiệu
quả tích cực của vấn đề này, đặc biệt là bộ môn Ngữ Văn. Vì vậy, nhằm nâng
cao chất lượng và hiệu quả bộ môn Ngữ Văn trong nhà trường, SGK Ngữ
Văn đã được biên soạn theo hướng tích hợp và tích cực.
Từ năm học 2002-2003 ở bậc THCS đã thực thi theo chương trình và
SGK mới, và đến năm 2006-2007 được thực thi ở bậc THPT.
Tích hợp và tích cực trong dạy - học Ngữ Văn nói chung và dạy -
truyện cười nói riêng đã được đặt ra và giải quyết trong một số công trình và
các bài báo sau:
2.1.1. Ở cuốn Ngữ Văn 6, ngay phần “Lời nói đầu” tổng chủ biên SGK
THCS Nguyễn Khắc Phi đã viết: “Bên cạnh những hướng cải tiến chung của
chương trình như: giảm tài, tăng thực hành, gắn đời sống, cải tiến nổi bật của
chương trình và SGK môn Ngữ văn là hướng tích hợp”. Điều này thể hiện rõ
ở sự thay đổi cấu trúc bài học trong SGK mục: “Kết quả cần đạt” đặt ở đầu
nêu mục tiêu mà HS cần đạt tới, ở mỗi bài gồm cả ba phần ứng với ba phân
môn, các văn bản được bố trí theo hệ thống thể loại và phần nào theo tiến
trình văn học lịch sử. Ngoài số lượng lớn văn bản được hướng dẫn tìm hiểu
tại lớp, còn một số văn bản tự học có hướng dẫn mang tính chất bắt buộc
nhằm hình thành phát triển thói quen và kỹ năng tự học, tự tìm tòi nghiên cứu.
Cũng trong cuốn sách này, phần “Một số vấn đề chung về chương trình
và SGK môn Ngữ văn THCS” có viết: “Chương trình đã khẳng định lấy quan
5
điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội dung chương trình, biên
soạn SGK và lựa chọn phương pháp giảng dạy”.
Ở mục “phương pháp”, quán triệt quan điểm tích cực như sau:
Phải phát huy tối đa tính tích cực, tính sáng tạo của HS, chủ thể học
tập ở tất cả mọi khâu: từ việc chuẩn bị bài, sưu tập tài liệu, phát biểu trong
tổ, nhóm, tự đánh giá và đánh giá bạn, tham quan, hoạt động thực tế theo đặc
trưng bộ môn, …
Cũng ở đây tác giả còn đề cập tới tích cực trong dạy tiếng Việt, Làm
văn, Ngữ văn … được biểu lộ ntn? Muốn phát huy tốt tính tích cực ta phải có
những hình thức học tập, cách kiểm tra đánh giá … ntn?
2.1.2. Trong cuốn sách Ngữ văn 10 tập 1 do GS Phan Trọng Luân
(Tổng chủ biên) phần “Lời nói đầu” đã nêu rõ mục tiêu và cấu trúc của SGK
THPT có sự kế thừa và phát triển vận dụng hướng tích hợp ở mức cao hơn,
phù hợp với trình độ tư duy của học sinh bậc THPT: “Học Ngữ văn là để trau
dồi tình cảm thẩm mỹ và nhân cách. Học Ngữ văn phải hướng vào cuộc sống
để vận dụng kiến thức và để sống đúng, sống đẹp”. Đặc biệt các tác giả khẳng
định: “Học Ngữ văn theo tinh thần tích hợp là một yêu cầu quan trọng đối với
mỗi HS”.
Về vấn đề tích cực, các tác giả cho rằng: “Điểm mới quan trọng của
SGK nhằm giúp HS tự học”. Vì vậy, các phần dẫn dắt HS trong mỗi bài đều
là những gợi ý giúp HS tự mình chiếm lĩnh TPVC hay một bài học cụ thể.
2.1.3. Người quan tâm đặc biệt đến vấn đề đọc - hiểu và vấn đề tích
hợp, tích cực là GS, TS Nguyễn Thanh Hùng. Trong bài Tích hợp trong dạy
học Ngữ văn đăng trên tạp chí Khoa học giáo dục (số 6 tháng 3 năm 2006)
viết: “Tích hợp là điểm nổi bật nhất của chương trình và SGK Ngữ văn mới,
đã chi phối cách xây dựng chương trình, chỉ đạo nội dung và phương pháp
dạy học Ngữ văn”. Một cách chung nhất có thể hiểu tích hợp (Integration) là
6
phương pháp phối hợp (Integrate) một cách tốt nhất các quá trình học tậpcủa
nhiều môn học cũng như các phân môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn trong một
môn Ngữ văn. Trên cơ sở phân tích nguồn gốc tư tưởng tích hợp tác giả nêu
bật ý nghĩa của vấn đề tích hợp: “Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp HS học
tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kỹ năng và phương pháp của
khối lượng tri thức toàn diện,... vào trong tình hình khác nhau và mới mẻ
trong cuộc sống hiện đại”.
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích khá sâu sắc có sở lý luận và
hiệu quả thực tế của quan điểm tích hợp. Tác giả chỉ rõ: “Mục đích bao quát
của nguyên tắc tích hợp trong chương trình và SGK Ngữ văn là điều kiện
giáo dục phù hợp, khả thi, PPDH mới có hiệu quả và cơ sở lý luận tích hợp
một cách khoa học cùng với cách thức và mô hình tích hợp đa dạng đã hình
thành và phát triển năng lực đọc hiểu TPVC kết hợp với việc nâng cao dần kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết trong văn hoá giao tiếp cho HS”.
Rõ ràng là, bài viết giải thích rất nhiều khía cạnh của vấn đề tích hợp
như: Vì sao tích hợp lại là điểm mới, nổi bật của chương trình SGK mới, lý
luận, kỹ năng và hiệu quả thực tế của quan điểm này trong dạy học Ngữ văn
như thế nào? Xét về mặt phương pháp tư tưởng tích hợp bao gồm những gì?
…
Có thể coi, đây là những tri thức quý báu giúp chúng tôi hiểu sâu hơn
về vấn đề tích hợp khi vận dụng vào đề tài nghiên cứu của mình.
2.1.4. TS Nguyễn Văn Đường trong báo cáo khoa học Tích hợp trong
dạy học Ngữ văn bậc THCS bài Về dạy học văn lớp 6 THCS theo hướng tích
hợp ( tạp chí Giáo dục số 10 tháng 8/2001) cũng đã đề cập đến một số cơ sở
lý luận và thực tiễn, bản chất của tích hợp và đề ra những phương hướng thực
hiện tích hợp trong bài học Ngữ văn, song mới chỉ dừng lại trong việc ứng
dụng cho THCS.
7
2.1.5. TS Nguyễn Trọng Hoàn trong bài Tích hợp và liên hội hướng
tới kết nối trong dạy học Ngữ văn (Tạp chí Giáo dục số 22, năm 2002) xác
nhận: “Những tri thức riêng lẻ, tri thức bộ phận khi dạy học tích hợp sẽ được
tiếp cận một cách có định hướng trong mối quan hệ đồng bộ của một bài học
hoàn chỉnh và nhất quán theo đặc trưng bộ môn. Nói cách khác, dạy học theo
hướng tích hợp có thể giúp HS vừa nắm được kiến thức cơ bản, vừa hình
thành được các thái độ, năng lực và kỹ năng thực tiễn mà môn học đặt ra. Đó
cũng chính là rèn luyện cho HS tư duy tổng hợp”.
Cũng theo TS việc dạy học tích hợp “Được nhìn nhận như là quá trình
GV tổ chức và hướng dẫn người học tiếp nhận và chuyển hoá kiến thức từ thể
tiềm năng sang khả năng thực hiện”.
Trên đây là một số cuốn sách bàn về tích hợp, tích cực trong dạy học
Ngữ văn mà người làm luận văn hệ thống được.
Ngoài ra còn một số sách tham khảo, các bài báo, luận văn viết về tích
hợp, tích cực trong dạy học. Rõ ràng là, đề cập tới vấn đề tích hợp, tích cực
chúng ta có thể thấy rằng, ở mỗi công trình nghiên cứu có thể bàn đến một
góc độ khác nhau của vấn đề. Nhưng nhìn chung, các tác giả đều khẳng định
vai trò quan trọng và tính tất yếu, khách quan của quan điểm dạy học này.
Tuy nhiên, những công trình đó mới chỉ có tính khái quát, chưa bàn cụ
thể tới vấn đề dạy học loại thể truyện cười cho HS lớp 10 theo hướng tích
hợp, tích cực.
2.2. Về vấn đề dạy - học truyện cƣời trong SGK Ngữ văn 10 theo
hƣớng tích hợp, tích cực.
Đối với thể loại truyện cười ở chương trình SGK Ngữ văn lớp 10 do
yêu cầu đổi mới phương pháp tuân thủ theo quan điểm tích hợp và tích cực
nên nội dung, phương hướng bài dạy cũng có nhiều thay đổi.
8
Gần đây khi SGK Ngữ văn 10 được thực hiện trong nhà trường, có
nhiều cuốn sách tham khảo được xuất bản, nội dung phần nhiều theo hướng
tích hợp và tích cực. Sách tham khảo dạy học Ngữ văn 10 được chia làm hai
loại: Loại sách phân tích, bình giảng các tác phẩm có trong Ngữ văn 10; Loại
sách gợi ý về phương pháp dạy học.
Chúng tôi xin đề cấp tới vấn đề dạy - học truyện cười ở một số công
trình sau:
2.2.1. Cuốn Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10 do TS Nguyễn Trọng Hoàn
(Chủ biên) Nxb Giáo dục, 2006. Ở thể loại truyện cười với hai tác phẩm cụ
thể: Tam đại con gà và Nhưng nó phải bằng hai mày, các tác giả đưa ra cách
chiếm lĩnh tác phẩm theo ba bước:
a) Gợi dẫn: Ở bước này tác giả cung cấp cho người đọc những tri thức
đọc - hiểu cụ thể về thể loại truyện cười, khái niệm, đặc điểm, mục đích, …
Nghĩa là những kiến thức về thể loại.
b) Kiến thức cơ bản: Bước này các tác giả ứng dụng tri thức phần gợi
dẫn trên để khai thác tác phẩm. Đặc biệt khi đọc tác phẩm Tam đại con gà
cần chú ý nhấn giọng ở câu “Dù dỉ là con dù dì”. Khi đọc (hoặc kể) cần chú ý
nhấn giọng ở các chữ: “năm đồng”,”mười đồng”, “một chục, “năm ngón”.
Câu cuối đọc chậm và nhấn giọng.
c) Liên hệ: Bước này các tác giả bình giảng dựa theo tài liệu (Hoàng
Tiên Tựu, “Bình giảng truyện dân gian” Nxb Giáo dục, Hà Nội 2001).
Như vậy, thể loại truyên cười trong SGK Ngữ văn 10 được các tác giả
cuốn sách khai thác đã có sự tuân thủ theo nguyên tắc tích cực giúp người đọc
nắm được khai thác truyện cười luôn gắn với đặc trưng thể loại. Tuy nhiên,
vấn đề tích hợp các tác giả có đề cập tới, song vẫn chưa thật rõ.
2.2.2. Cuốn SGV Ngữ văn 10 tập một do GS Phan Trọng Luận (Tổng
chủ biên), Nxb Giáo dục, 2006. Để giúp HS chiếm lĩnh phần nội dung và
9
trọng tâm bài học đã được xác định, GV sẽ nêu ra những câu hỏi để HS tự
phân tích, cách khai thác truyện cười trong cuốn này cũng đi theo hướng thể
loại. Thế nhưng chưa thực sự tích cực bởi trong quá trình dẫn dắt cũng chưa
thật triệt để, sâu sắc giúp HS nắm rõ được những đặc điểm riêng biệt của thể
loại truyện cười. Nói một cách khác, cách khai thác ấy sẽ làm giảm yếu tố tích
cực của HS, đồng thời vấn đề tích hợp cũng chưa thật triệt để.
2.2.3. Cuốn Phân tích tác phẩm Ngữ văn 10, Trần Nho Thìn (Chủ
biên) Nxb Giáo dục, 2006. Trong bài truyện cười Tam đại con gà và Nhưng
nó phải bằng hai mày. So với những cuốn kể trên dường như cách thức đã
tuân thủ nguyên tắc tích hợp, tích cực triệt để hơn cả. Tác giả cung cấp cho
người đọc một số tri thức bổ trợ và một số điều cần lưu ý về thể loại truyện
cười như: “Cái cười”; “Cái đáng cười”; “Tiếng cười hài hước và tiếng cười
phê phán”, … Tác giả còn nêu rõ: “Căn cứ vào ý nghĩa và chức năng của cái
cưòi và cái đáng cười nêu trên” mà có thể phân loại truyên cười.
Đến phần “Một số điểm cần lưu ý”, tác giả tiếp tục giúp người đọc nắm
rõ hơn về thể loại này với những thông tin về: nhân vật truyện cười, nghệ
thuật truyện cười, kết cấu truyện cười, ngôn ngữ truyện cười… Từ đó tiến
hành phân tích hai tác phẩm nhằm làm sáng tỏ những vấn đề cần khai thác
trong tác phẩm.
Như vậy, ở đây qua những tri thức cụ thể về thể loại truyện cười HS có
thể tự tổng hợp rồi chiếm lĩnh tác phẩm. Nói khác đi cách khai thác này sẽ
giúp các em nắm vững thể loại và nội dung tác phẩm đồng thời biết só sánh
với các thể loại khác đã học và sẽ học để hiểu rõ hơn dụng ý của tác giả dân
gian khi xây dựng tác phẩm.
Bên cạnh đó việc cho HS tập kể truyện cười một cách nghệ thuật, giải
nghĩa từ, … Nghĩa là giúp HS tích hợp với Tiếng Việt, Làm văn,… để hiểu rõ
hơn về thể loại.
10
Cách khai thác này của tác giả sẽ là những gợi ý quý báu giúp chúng tôi
trong quá trình nghiên cứu đề tài.
2.2.4. Cuốn Thiết kế bài học ngữ văn 10, Phan Trọng Luân (Chủ biên)
Nxb Giáo dục 2006. Ở thể loại này với hai tác phẩm đã nêu, tác giả thiết kế
tiến hành các bước hết sức chặt chẽ.
a) Tìm hiểu phần tiểu dẫn:
Khơi gợi HS bằng câu hỏi
b) Học văn bản:
- Đọc: GV yêu cầu HS đọc, nhận xét giọng đọc, kể hoặc diễn hoạt
cảnh, … Tính tích cực được cụ thể hoá từ cách đọc – giúp HS dễ nhận thấy
vấn đề cần khai thác HS được sống với thế giới trong truyện (nếu được diễn
hoạt cảnh, …).
- Tìm hiểu mâu thuẫn trong tình huống gây cười.
HS nắm vấn đề theo câu hỏi của GV dẫn dắt theo vấn đề của tác phẩm,
kích thích HS suy nghĩ, khái quát nội dung phát biểu và lập bảng hệ thống so
sánh …
c) Tổng kết:
Nêu những vấn đề cho HS tổng kết nhất là về nghệ thuật truyện cười.
Mô hình thiết kê bài học của tác giả khá cụ thể, chi tiết. Nguyên tắc tích
hợp, tích cực được bám sát. Do vậy mà mọi vấn đề trong tác phẩm sáng rõ
hơn. Qua đó HS sẽ nắm chắc hơn về thể loại này. Hướng dạy - học này sẽ là
một gợi ý giúp chúng tôi trong qúa trình nghiên cứu đề tài.
Tóm lại, đề tài nghiên cứu Dạy - học truyện cười trong SGK Ngữ văn
10 theo hướng tích hợp và tích cực của chúng tôi nhằm tổng kết, hệ thống lại
những thành tựu của những người đi trước và vận dụng một cách sáng tạo vào
11
việc đề xuất một phương án dạy học cụ thể cho những truyện cười trong SGK
Ngữ văn 10 hiện đang được giảng dạy.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài của chúng tôi có mục đích: Tìm một phương án dạy - học có
hiệu quả các tác phẩm truyện cười trong SGK Ngữ văn 10 theo yêu cầu đổi
mới của chương trình: tích hợp và tích cực.
4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Cách dạy - học truyện cười trong SGK ngữ văn 10 theo hướng tích hợp
và tích cực. Cụ thể là: Hoạt động của GV và HS trong giờ học phần truyện
cười ở lớp 10 THPT.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu trên bình diện lý thuyết về truyện cười: tìm hiểu khái
niệm về truyện cười, đặc điểm thi pháp truyện cười, cách tiếp cận truyện cười.
5.2. Nghiên cứu trên bình diện lý thuyết về đổi mới phương pháp dạy -
học Văn theo hướng tích hợp, tích cực.
5.3. Tìm hiểu thực tiễn dạy - học phần truyện cười trong SGK Ngữ văn
10 trường phổ thông trong năm đầu tiên thực thi (chú trong nghiên cứu giờ
học).
5.4. Đề xuất một phương án có tính khả thi, nhằm nâng cao giờ học
truyện cười theo hướng tích hợp và tích cực (thể hiện qua thiết kế hai bài học
truyện cười trong SGK Ngữ văn 10).
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp nghiên cứu tổng hợp lí luận: Tổng hợp các bài viết,
các công trình nghiên cứu về truyện cười, về phương pháp dạy - học truyện
cười trong SGK Ngữ văn 10.
6.2. Phương pháp khảo sát:
12
Khảo sát các giờ dạy - học truyện cười ở lớp 10 THPT ở hai trường
THPT Yên Dũng số II và trường THPT Lạng Giang số I - Bắc Giang để tìm
ra vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao hiệu q